Vụ ám sát Kennedy
« Nếu một ai đó muốn ám sát một tổng thống Mỹ, anh ta chỉ cần tìm một ngôi nhà cao và một khẩu súng có kính ngắm. » John Fizgerald Kennedy (9 giờ 40, ngày 22 tháng 11 năm 1963).
Thứ sáu, ngày 22/11/1963, lúc 11 giờ 40, chiếc máy bay của tổng thống Không Lực Một hạ cánh xuống sân bay Love Field, Dallas, nơi trước đó không bỏ phiếu cho Kennedy năm 1960, đã chuẩn bị một chuyến diễu hành thăm thành phố và một bữa điểm tâm, kéo dài 45 phút. Với bộ váy mầu hồng, bà Jackie Kennedy, phu nhân tổng thống, nhận một bó hoa hồng màu đỏ, ngay chân cầu thang máy bay. Tổng thống trèo lên từ phía sau chiếc xe chuyên dành cho tổng thống, một chiếc Lincoln màu xanh biển, mui trần. Nắng mặt trời lóa mắt. Bà Jackie ngồi vào bên trái, bó hoa hồng đặt giữa hai người. Thống đốc Connally và phu nhân ngồi trên băng ghế phụ, ngay phía trước vợ chồng tổng thống.
Ác mộng trên đường phố Elm.
Vào 11 giờ 50, đoàn xe rời sân bay. Cảnh sát trưởng Dallas, Jesse Curry dẫn đầu, tiếp đến là chiếc limousine của tổng thống. Nhân viên mật vụ William Greer là người lái, bên cạnh là nhân viên an ninh Nhà trắng Roy Kellerman. Bốn chiếc xe mô tô quây bọc hai phía xe của tổng thống. Tiếp đến là chiếc xe của Mật vụ ( hai người đứng trên bậc xe và bốn người ngồi trên xe), chiếc xe mui trần chở phó tổng thống Lyndon Johnson, một xe cảnh sát, một xe nhà báo, và cuối cùng là tháp tùng của đoàn xe.
Thống đốc Connally chưa từng bao giờ thấy : 250 000 người chen chật các sân nhà và hoan hô tổng thống. Đến gần Dealey Plaza, đoàn xe rời đường phố chính và đi chậm lại để quành sang bên phải vào đường Houston. Chiếc xe phải gần như dừng để vào đường quành gấp 120° trên đường Elm. Tốc độ lúc này vào khoảng 18km/giờ, ngược với mọi quy tắc an ninh hiện hành của Mật vụ mà William Greer vẫn còn phanh.
Giữa chỗ giao nhau của đường Elm và Houston là ngôi nhà 6 tầng, xây gạch đỏ, đó là Kho sách giáo khoa của Texas.
Bà Connally quay về phía Tổng thống , nói với ông, với một giọng vui vẻ : « không thể nói rằng Dallas không yêu ngài, thưa Tổng thống ».
Kennedy mỉm cười thừa nhận. Lúc đó chính xác là 12h30. Tiếng súng nổ. Tổng thống giơ tay lên cổ và kêu lên : – Trời, tôi bị bắn rồi.
Ông ngã ra phía trước. Thống đốc Connally quay đầu về bên trái, rồi sang bên phải và cảm thấy một cú xốc đột ngột : ông bị một viên đạn vào lưng và đổ xuống người vợ ông. Một viên đạn cuối cùng bắn đúng đầu tổng thống, đẩy ông về phía sau. Óc văng lên người Jackie, vẩy đầy máu.. Bà hét lên :
- Trời ơi, chúng giết chồng tôi rồi !
Nhân viên bảo vệ tổng thống, những người đã uống rượu suốt đêm trước đó, tại một hộp đêm, mà chủ quán là bạn của Jack Ruby, không hề có phản ứng gì. Chỉ có Clint Hill, một nhân viên từ xe sau nhảy lên bậc xe để nhảy lên xe Lincoln. Jackie nhoài người trên thùng đồ, trong cơn hoảng loạn, vơ lại một phần óc vương vãi của chồng bà. Cuối cùng, tài xế xe quyết định tăng tốc và đến bệnh viên Parland Memorial trong 10 phút.
Mặc dù có cố gắng của 14 bác sĩ, cái chết của tổng thống Kennedy được công bố vào lúc 13h, chính vào lúc thống đốc bang Connally được đưa vào phòng mổ.
Hoảng sợ, phó tổng thống Johnson tin rằng đây chỉ là bắt đầu của cuộc tấn công hạt nhân của Liên xô, vì vậy, trong suốt con đường từ bệnh viện tới sân bay, ông ta nằm úp sấp xuống gối ở phía sau của chiếc limousine, sau khi ra lệnh cho một sĩ quan nằm đè lên người ông .
Bà Jackie cùng quan tài chồng bà cũng kịp lên chiếc máy bay Không Lực Một vài phút sau đó.
14h 38 phút, Lyndon Jonhson tuyên thệ và trở thành tổng thống thứ 36 của nước Mỹ.
Tại Dallas, lúc 14h, một nhân viên của Kho sách giáo khoa, Lee Harvey Oswald, bị bắt trong một rạp chiếu phim. Tên này vừa bắn chết một nhân viên cảnh sát. Vào 14h 30, cuộc thẩm vấn đầu tiên với tên này bắt đầu.
Ban đầu chỉ bị buộc tội giết chết Tippitt, Lee bị buộc tội ám sát tổng thống lúc 1h30 sáng hôm sau. Không một ai biết cảnh sát Dallas đã bắt được thủ phạm.
Nhưng, chủ nhật, ngày 24/11,vào lúc 11h20, khi Oswald được chuyển nhà giam, chủ hộp đêm Dallas, Jack Ruby, đã bắn chết tên này bằng một viên đạn, giữa vòng vây của 70 cảnh sát, ngay trên hành lang của tòa chánh cảnh sát thành phố.
Vào 13h07, Lee Harvey Oswald chết trong phòng cấp cứu của bệnh viện Parkland Memorial, nơi tổng thống Kennedy chết hai hôm trước.
Bí ẩn Kennedy bắt đầu ngày chủ nhật hôm đó. Nhân chứng chính chết, điều đó có nghĩa là không có tòa án nào đưa được bằng chứng để chứng minh Lee Harvey Oswald là người giết chết tổng thống Kennedy, ngay cả khi viên cảnh sát trưởng Dallas tuyên bố rằng chính ông đang giữ những bằng chứng không thể chối cãi, rằng « Oswald là người đã giết Kennedy ». Đến tận hôm nay, điều đó vẫn chưa được chứng minh.
Trong những giờ tiếp theo của vụ ám sát, rất nhiều người bắt đầu suy diễn một lý thuyết cho rằng tồn tại một âm mưu ám sát tổng thống Kennedy. Tất cả đều được những người nhiệt tâm ủng hộ khai thác những thông tin không công bố và những căn cứ điều tra không chắc chắn, để tạo ra sự tin cậy cho lý thuyết đó. Hiện đã có tới hơn 600 cuốn sách được xuất bản liên quan tới vu ám sát tổng thống kennedy.
Người ta biết gì về vụ ám sát ?
Có 9 bộ phim được quay ngày hôm đó tại Dealey Plaza. Hai trong số nổi tiếng nhất, là bộ phim của Abraham Zapruder và cuả Orville Nix.
Khi quay phim, Abraham Zapruder đứng trên bệ một tượng đài bằng bê tông gần gò đất trồng cỏ. Ông quay liên tục theo dần từng phát súng và chính tai nghe những tiếng nổ từ phía sau lưng. Ông bán phim của ông cho Tạp chí Life, mặc dù ngay sau đó một thời gian, CIA đã chiếm quyền sở hữu.
Cuốn phim này cho thấy tổng thống đưa tay lên đỡ cổ ngay lần đụng đầu tiên của viên đạn, đầu tổng thống bị hất mạnh về phía sau bởi viên đạn cuối, máu và những mẩu sọ lẫn óc bắn về phía sau của xe.
Cuốn phim của Abraham Zapruder có lẽ là cuốn phim được nghiên cứu và phân tích cẩn thận nhất từ trước tới nay.
Orville Nix là một trong những người làm phim vào đúng lúc vụ ám sát xảy ra. Từ phía ngược lại của đường phố, đối diện với gò đất trồng cỏ, phim của ông cho thấy rõ Abraham Zapruder đang quay và đèn phanh của chiếc Limousine chiếu sáng cho đến tận lúc viên đạn định mệnh và đầu tổng thống bị hất mạnh về phía sau.
Ở phía sâu đằng sau, người ta thấy hình như có một người đang ngắm bắn vào đoàn xe, đứng trên chiếc xe đỗ sau một thanh chắn ngang phía trên bãi cỏ và một cột khói mỏng, như nhiều nhân chứng mô tả sau này.
Hơn 400 người có mặt tại Dealey Plaza và các vùng lân cận vào lúc đoàn xe tổng thống đi qua. Không phải tất cả đều làm chứng cho vụ ám sát, nhưng tất cả những người nhậ làm chứng vụ án đều không nói những gì họ nhìn thấy.
Trong thời gian 3 năm sau khi xảy ra vụ ám sát Kennedy và Oswald, 18 người làm chứng chính bị mất tích : 6 người bị bắn, 3 người bị tai nạn ô tô, 2 người tự tử, một người bị bóp cổ, một người bị đập chết vào gáy, 3 người bị nhồi máu cơ tim, và chỉ có hai người chết vì nguyên nhân tự nhiên.
Ủy ban điều tra cắm đầu trên các câu hỏi và không kết luận được gì…
Pages: 1 2
VẤN NẠN VỀ CỐ T.TH. J.F.KENNEDY
“Truth lies at the bottom of a well.” -English Proverb
Tổng Thống Kennedy (35th US President, 1961-1963) đã bị sát hại cách nay gần nửa thế kỷ mà thế lực chủ mưu và kẻ sát nhân vẫn còn giữ BÍ MẬT; mặc dầu có trường đại học lớn và thư viện lớn mang tên Ông, trường JFK UMass ở thành phố Boston, Massachusetts, etc. Có thơ rằng:
Có nhiều sự thật,
Vẫn còn giữ bí mật;
Mà chúng ta,
Không dám nói ra !?
cf. Smokescreens by Jack T. Chick, ISBN 0-937958-14-X
Hwy Tse, S&FR,…