WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ tham nhũng RBA: chuyện dài nhiều tập

Lê Ðức Thúy từng là Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước VN, nay đã mất chức vì vụ in tiền polymer. (Hình: Getty Images)

Tiếp theo loạt phóng sự điều tra vụ tham nhũng có liên quan đến Ngân Hàng Dự trữ Trung ương Úc (Reserve Bank of Australia – RBA), hôm nay trong một bài báo trên tờ The Age, hai phóng viên Richard Baker và Nick McKenzie đã tiết lộ thêm một chi tiết mới: RBA chi tiền để nhờ người trung gian và một số cán bộ ngân hàng của Việt Nam bay sang tận Venezuela để giúp Úc thuyết phục các viên chức của nước này chuyển đổi sang công nghệ in ấn tiền nhựa Polymer. Ngoài việc được chu cấp đi lại, ăn ở, các quan chức này còn được RBA cung phụng đầy đủ cho các khoản nhu cầu “giải trí” trong các chuyến công tác này.

Sở dĩ có chuyện tréo cẳng ngỗng này là vì tổng thống Hugo Chavez của Venezuala là một người theo chủ nghĩa Marxist, tức là cũng tương đồng “anh em xã hội chủ nghĩa” với Việt Nam, cho nên các quan chức của công ty Securency tin rằng đầu nậu trung gian Lương Ngọc Anh cũng như các quan chức ngân hàng Việt Nam có thể giúp Úc thương thuyết trong các phi vụ in ấn tiền nhựa polymer tại đây.

Động cơ thúc đẩy các quan chức Việt Nam “hăng hái” giúp “mai mối” công ty Securency với chính phủ thân cộng sản của Venezuela chính là các khoản “lại quả” béo bở có được sau khi Việt Nam hoàn tất việc chuyển đổi tiền giấy sang tiền nhựa vào năm 2004.

Về phía Úc, nhân vật chủ chốt trong việc sắp xếp, móc nối các quan chức ngân hàng Việt Nam và Venezuela là Paul Martins, một Giám đốc của Securency đặc trách khu vực Trung Mỹ và Châu Mỹ La-Tinh trong khoảng từ 2007 đến 2009. Ngoài ra ông ta còn trực tiếp gặp gỡ với đại diện của chính phủ Venezuela để bàn về việc in ấn tiền nhựa Polymer. Tuy nhiên cho đến nay, việc thương lượng với chính phủ Venezuela chưa đi đến đâu thì phải dừng lại vì cuộc điều trần của RBA và công ty Securency tại quốc hội Úc.

Công việc của Paul Martins trong thời gian tại đây là tìm thuê, chỉ định các trung gian người bản xử để giúp Securency kiếm hợp đồng. Trước đó, ông từng là đại diện trưởng cơ quan thương mại Úc (AusTrade) tại Mễ Tây Cơ.

Trong hai năm làm việc cho Securency, Paul Martins cũng đã từng thành công trong việc giúp công ty kiếm được hợp đồng in tiền cho Guatemala và Nicaragua.

Cuộc điều tra hiện nay của Cảnh sát Liên bang Úc vẫn đặt trọng tâm vào cung cách làm ăn của Securency với 3 quốc gia Việt Nam, Nigeria và Mã Lai, bởi vì số tiền mà Securency hối lộ quan chức ngân hàng 3 quốc gia này đã lên đến 20 triệu, và gần 2/3 số tiền này được chi cho Lương Ngọc Anh và các quan chức ngân hàng Việt Nam.

Manh mối từ các nhân chứng cho thấy cơ quan thương mại AusTrade Úc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ Securency lùng tìm những kẻ làm trung gian người địa phương tại các quốc gia, kể cả Việt Nam. Trong hai năm 2007 và 2008, theo yêu cầu của RBA, cơ quan Austrade đã giúp điều tra, rà soát lại hồ sơ cá nhân của những kẻ làm trung gian người địa phương. Theo đó, AusTrade phát hiện ra một số kẻ trung gian là thành phần bất hảo, lừa đảo hoặc là nhân viên của chính phủ trong đó có một trường hợp đặc biệt là Lương Ngọc Anh của Việt Nam. Cuộc điều tra này phát hiện Lương Ngọc Anh là người của Bộ Công An Việt Nam và ngay lập tức cơ quan Austrade có đưa ra lời cảnh báo nhưng dường như các quan chức của công ty Securency đã phớt lờ cảnh báo này.

Mặc dầu thừa nhận có giúp công ty Securency trong việc tìm kiếm người trung gian và các hợp đồng làm ăn, nhưng cơ quan Austrade luôn chối bỏ việc can dự vào các hoạt động hối lộ phi pháp của Securency.

Ngoài Việt nam, Mã Lai và Nigeria là 3 quốc gia được nêu tên trong cuộc điều tra chính hiện nay của Cảnh sát Liên Bang Úc, thì trung tâm điểm cuộc điều tra cũng sẽ xoáy vào việc hối lộ các quan chức ngân hàng Nam Dương (Indonesia). Có ít nhất 2 viên chức cao cấp của Ngân hàng Trung ương Nam Dương đã dính líu vào phi vụ làm ăn này và đã nhận US$1.3 triệu từ công ty Securency, trong khi Christanto, là một kẻ trung gian đã nhận một khoản tiền “huê hồng” lên đến US$3.65 triệu.

Việt Nam vẫn là quốc gia “nổi bật đình đám” nhất trong vụ tham nhũng RBA này, bởi vì không chỉ các quan chức ngân hàng Việt Nam lúc đó, mà đứng đầu là Thống đốc Lê Đức Thúy, là những kẻ những kẻ ăn “lại quả” đậm nhất, mà bản thân của Lương Ngọc Anh cũng đặc biệt hơn tất cả các tay trung gian khác: bởi vì Lương Ngọc Anh là người của Bộ Công An, và cũng là người có mối quan hệ sâu rộng nhất.

Với bộ luật hình sự của Úc được bổ sung vào năm 1999, theo đó cho phép truy tố các cá nhân, công ty Úc tội hối lộ khi làm ăn tại hải ngoại. Các cá nhân công ty Úc nếu bị phát hiện dùng tiền mua chuộc, tranh giành ảnh hưởng để có được các hợp đồng làm ăn với các đối tác ở hải ngoại đều bị truy tố tội hối lộ trước pháp luật Úc.

Kể từ đó cho đến nay, thì vụ đổ bể đầu tiên là vụ Hiệp hội Xuất khẩu Lúa Mì Úc (AWB – Australian Wheat Board) đã vi phạm nguyên tắc “cấm vận” của Liên Hiệp Quốc. Để có được hợp đồng cung cấp lúa mì cho Iraq khi đó thông qua chương trình nhân đạo “Đổi dầu hỏa để lấy thực phẩm” (“Food for Oil”), AWB đã chấp thuận khấu trừ lần vào tiền dầu hỏa để chi trả US$290 triệu tiền “chi phí chuyên chở” cho chế độ Saddam Hussein. Số tiền này được bỏ vào một tài khoản ở nước thứ ba rồi lại chạy về Iraq. Vụ này đã gặp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế cũng như dư luận Úc.

Nay vụ RBA liên quan đến đồng bạc nhựa Polymer, niềm tự hào của Úc, cũng đang được công luận và chính giới Úc chiếu cố tận tình. Tuy trong thời gian vừa qua có dấu hiệu hai chính đảng đã phớt lờ chuyện này ít nhất là hai lần, nhưng Đảng Xanh, một lực lượng mạnh thứ ba đang ngoi lên trên chính trường Úc, đang yêu cầu đưa vụ này ra ánh sáng.

Cuộc điều tra của Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) đang tiến triển tốt đẹp, mỗi lúc có thêm nhiều chi tiết mới. Một khi cuộc điều tra kết thúc thì việc nêu tên quan chức của các quốc gia đã nhận hối lộ trong các cuộc đối chứng trước tòa là điều tất yếu. Các quan chức Việt Nam có dính líu cũng nên chuẩn bị tinh thần để được … xướng danh.

© Lê Minh

Ghi chú: Bà Vi Lê, một phụ nữ Úc gốc Việt, từng là đại diện trưởng cho cơ quan Austrade tại Tòa Đại Sứ Úc ở Hà Nội (6/1996 – 7/1999). Bà cũng là phu nhân của Pete Peterson, cựu đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam (1997 – 2001).

Bài liên quan

Vụ tham nhũng RBA: Những đồng tiền dơ bẩn

1 Phản hồi cho “Vụ tham nhũng RBA: chuyện dài nhiều tập”

  1. Vũ Duy Giang says:

    Trước vụ RBA,Lê đức Thúy đã nổi tiếng”tham lam” khi sửa nhà công vụ lớn hơn,để xin mua làm nhà riêng!Mặt khác hắn củng xây 1 dinh thự hoàng tráng.Sau đó thì hắn nổi tiếng”tham nhũng”vì vụ RBA, nên phải”dàn xếp”(arrangement)với Trung ương đảng(quản lý hắn),và thủ tường NT.Dũng để trao lại chức thống đốc ngân hàng nhà nước cho Nguyễn văn Giầu(!làm”nghèo”dự trữ ngoại tệ năm 2007,và gây lạm phát từ 2008.Nhưng đổ tội cho khủng khoảng Sub-prime của Mỹ.và Thúy!).Nhưng ngay sau đó Dũng cho Thúy làm CT.Ủy ban giám sát tài chính,ngang chức bộ trưởng(cũng như thống đốc!)để tiếp tục tham dự phiên họp của chính phủ!Như vậy số tiền(14 triệu đô la Úc?)mà Securency hối lộ cho các quan chức VN thì có lẽ cũng được Thúy”chia”cho cả tt.Nguyễn tấn Dũng nữa?Thật đúng là.”Úm ba la,chúng ta cùng…tham nhũng” !

Phản hồi