WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam: Viễn tượng dân chủ hoá

LTS: Dưới đây là bản dịch bài mở đầu bằng Anh ngữ cho Nhóm thảo luận về “Triển vọng cho Xã hội Công dân” tại cuộc Hội luận về Việt Nam năm 2005: Tương lai Phát triển và Hội nhập Toàn cầu, tổ chức tại Đại học St. Thomas, Houston, Texas, ngày 12-13 tháng Mười Một, 2004.

Giáo sư Lê Xuân Khoa

Dân chủ dưới hình thức chính quyền chưa bao giờ được nghĩ đến ở Việt Nam trước khi xứ sở hoàn toàn bị người Pháp đô hộ vào những năm đầu của thế kỷ 20. Trong vòng kiểm soát chặt chẽ của một đế quốc thực dân hùng mạnh, các sĩ phu Việt Nam yêu nước nhận thấy không thể nào giải phóng dân tộc bằng võ lực, nhất là trong khi đất nước còn bị cô lập và lạc hậu dưới một chính thể quân chủ đã lỗi thời. Họ bắt đầu thiết lập những chiến lược lâu dài nhằm đào tạo một thế hệ những người làm cách mạng hết lòng chiến đấu cho một nước Việt Nam không những tự do mà còn canh tân hóa. Mô hình của nền quân chủ sáng suốt ở Nhật bản do Phan Bội Châu cổ võ năm 1904 chẳng bao lâu bị thay thế bởi một loạt những khái niệm chính trị mới do ảnh hưởng của Tây phương. Trào lưu canh tân và dân chủ hóa mới mẻ này được Phan Chu Trinh khởi xướng khi ông cùng với Phan văn Trường, một luật sư ở Paris, thành lập “Hội Người Việt Nam Ái Quốc” vào khoảng năm 1913. Trong số những thành viên danh tiếng của hội này có Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc chọn đường đi riêng bằng cách gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.

Mặc dù dân chủ như một định chế chính trị là một sản phẩm của Tây phương, yếu tố cốt lõi của nó, tức là “vì dân”, đã được giảng dạy ở Trung Hoa và Việt Nam thời cổ như một thiên chức của nhà vua. Theo Mạnh Tử, một triết gia chính trị nổi tiếng của Nho giáo, “vua” đứng hàng thứ ba sau “dân” và “nước” (dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Theo quan niệm này, một vị minh quân có lòng “thương dân như con đẻ” sẽ được nhân dân tôn kính và tuân lệnh; trái lại, một nhà vua độc tài tàn bạo không quan tâm đến trách nhiệm của mình và “coi dân như cỏ rác” sẽ bị nhân dân coi như kẻ thù cần phải lật đổ. Ở thôn quê Việt Nam, có những tập tục trong làng xã mà ngay cả luật lệ của vua chúa cũng không thể thay đổi được, do đó có câu “Phép vua thua lệ làng”.

Những trở ngại của Dân chủ hoá

Điểm tương đồng này –“vì dân”– giữa chính thể dân chủ thật sự và nền quân chủ lý tưởng đã bị chế độ Cộng sản gạt bỏ cho đến khi Đảng bắt buộc phải chuyển hướng bốn mươi năm sau. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Đảng vẫn luôn luôn tuyên dương nhãn hiệu dân chủ. Quốc hiệu “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” được duy trì trong ba mươi năm cho đến khi được đổi thành “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” năm 1976 sau khi thống nhất đất nước. Sau đó, Đảng nói nhiều hơn đến quyền lực của nhân dân, nhấn mạnh rằng dưới chế độ cộng sản, nhân dân làm chủ đất nước, ban hành và thực thi các chính sách. Đây là định nghĩa của “dân chủ nhân dân” hay “dân chủ xã hội chủ nghĩa” vì nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trên thực tế, nhân dân không có quyền hành gì và tám chục triệu người dân Việt Nam đã bị một bộ máy của chưa đầy ba triệu đảng viên cộng sản quản lý và khai thác. Nhờ hào quang chiến thắng được “kẻ thù mạnh mẽ nhất, nguy hiểm nhất và tàn sát nhiều nhất” (tức là nước Mỹ) và sự kiểm soát toàn bộ đời sống của nhân dân, đảng Cộng sản đã duy trì được chế độ độc tài toàn trị cho đến khi Đế quốc Sô-viết bị tan rã vào cuối thập kỷ 1980.

Theo gương Mikhail Gorbachev trong chính sách “mở cửa” (glasnost) và “tái cấu trúc” (perestroika), Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “Đổi mới hay là chết” và bắt đầu một chương trình cải tổ gồm có những nỗ lực tiến đến một nền kinh tế thị trường và một chính sách cởi mở về tự do ngôn luận mệnh danh là “cởi trói văn nghệ sĩ”. Năm 1990, trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị, đã thẳng thắn nhìn nhận rằng “những thành quả ban đầu trong chính sách đổi mới của chúng tôi đã cho thấy rõ những sai lầm cơ bản. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một xã hội vì dân nhưng sai lầm là ở chỗ, trên thực tế, đây là một xã hội của nhà nước và bởi nhà nước.” Tiếp đó, ông Thạch long trọng tuyên bố rằng “việc xây dựng một xã hội của dân, bởi dân và vì dân đòi hỏi phải đổi mới không chỉ về kinh tế mà cả về mọi mặt bao gồm kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Song song với công cuộc đổi mới và tái cấu trúc kinh tế, Việt Nam đang thực hiện một tiến trình đổi mới từng bước vững chắc về chính trị.”(1) Thật chẳng đáng ngạc nhiên, khi trở về Hà Nội sau phiên họp ở Liên Hiệp Quốc và một chuyến ghé thăm ngắn thủ đô Washington D.C., ông Thạch đã bị các đồng nghiệp bảo thủ cực đoan thân (hay sợ) Trung Quốc chỉ trích kịch liệt và buộc phải từ chức vài tháng sau đó.

Vì quá lo ngại sau khi khối Sô-viết hoàn toàn sụp đổ năm 1991, các nhà cầm quyền Việt Nam đã lập tức bãi bỏ tình trạng tự do ngôn luận có giới hạn và đưa ra những lời cảnh giác mạnh mẽ chống lại “âm mưu diễn biến hòa bình do các thế lực thù địch.” Việt Nam vội vàng nối lại các quan hệ bình thường với Trung Quốc và cố gắng theo sau nước đồng minh gần nhất và mạnh nhất này trong những toan tính thực hiện một nền “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng như những phương cách đối phó với áp lực của quốc tế về các vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, vốn là một nước nhỏ không có thế lực mặc cả như Trung Quốc, Việt Nam phải vất vả hơn nhiều trong những cuộc đàm phán với Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới để có thể được đối xử bình đẳng như những quốc gia không cộng sản. Trong tiến trình này, Việt Nam khó có thể cưỡng lại các biện pháp cải tổ về chính trị.

Những biện pháp nửa vời

Vấn đề đặt ra là các nhà lãnh đạo ở Việt Nam, muốn cho các nỗ lực hội nhập đất nước với cộng đồng thế giới được thành công, có ý định tiến đến một nền dân chủ thực sự hay không. Ta hãy xem xét phản ứng của nhà nước cộng sản Việt Nam đối với áp lực ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ, Cộng đồng Âu châu, Tổ chức Thương mại Quốc tế, các quốc gia và cơ quan viện trợ, và các tổ chức nhân quyền trên thế giới.

Năm 2000, từ ngữ “dân chủ” lại nổi bật trong ngôn ngữ chính thức ở Việt Nam. Trong một chuyến viếng thăm Washington D.C. vào tháng Chín năm đó, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, lúc ấy còn là Chủ tịch Quốc hội, loan báo rằng “Chúng tôi vừa quyết định thêm “dân chủ” vào những mục tiêu nhà nước cần thực hiện là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Quyết định nhấn mạnh lại vào mục tiêu dân chủ có vẻ cho thấy ý muốn tiến hành đổi mới chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, bốn năm đã trôi qua và dân chủ vẫn chỉ là một lời hứa xuông. Giới lãnh đạo chính trị ở Việt Nam vẫn chú trọng vào việc “ổn định chính trị và xã hội” như điều kiện tất yếu trong “bước quá độ đến dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Vấn đề là ở chỗ không biết thời gian bao lâu mới có được sự ổn định về chính trị và xã hội để đạt tới “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, một mục tiêu đã bị Khối Sô-viết và các nước Đông Âu loại bỏ từ lâu. Mặc dù đổi mới kinh tế đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện, chẳng hạn việc bãi bỏ chính sách “hộ khẩu”, việc đi lại và du lịch và việc làm ăn của tư nhân được tự do hơn, những vi phạm trắng trợn về nhân quyền vẫn xảy ra khiến cho các quan sát viên quốc tế phải lên tiếng tố giác mạnh mẽ. Gần đây, theo khuyến nghị của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới, Bộ Ngoại giao Mỹ đã qui định Việt Nam là “một nước cần đặc biệt quan tâm”.

Nhằm đáp lại áp lực của quốc tế, Việt Nam đã thả một số người chống đối và giảm án tù cho một số người khác như một hành động thiện chí. Pháp lệnh Tôn giáo ban hành ngày 18 tháng Sáu, 2004, xác nhận công dân có quyền theo bất cứ tôn giáo nào mà mình lựa chọn, nhưng trên thực tế quyền tự do này mới chỉ được giới hạn vào tự do thờ phụng chứ chưa phải là tự do tôn giáo. Mọi cố gắng của chính quyền nới lỏng sự kìm hãm các quyền tự do của công dân đều chỉ là những biện pháp nửa chừng để cho sự an toàn của chế độ vẫn được bảo vệ. Dù sao chăng nữa, tình hình chung đã được cải thiện và tiến trình dân chủ, dù khó khăn và chậm chạp, hiển nhiên là một tiến trình không thể đảo ngược.
Trong khi dò dẫm trên bước đường cải tổ chính trị, chính quyền Việt Nam đã chấp nhận những thay đổi mới trong xã hội do những cuộc tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua sự hợp tác và giúp đỡ của quốc tế và những phương tiện truyền thông điện tử tân kỳ. Những tác nhân làm thay đổi xã hội là những nguời làm kinh doanh, chuyên viên của các tổ chức quốc tế, văn nghệ sĩ trong các chương trình trao đổi văn hóa, sinh viên du học trở về nước sau khi tốt nghiệp, người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương, và nhất là hàng trăm tổ chức quốc tế phi chính phủ đang thực hiện những chương trình nhân đạo và phát triển ở khắp nơi trên toàn quốc. Qua những cuộc giao tiếp này, các điều kiện thuận lợi cho một xã hội công dân được nảy nở và mở đường cho sự thành lập một chính quyền dân chủ. (Ông Nông Duy Trường sẽ thuyết trình về vấn đề này và nhấn mạnh đến vai trò của các tổ chức phi chính phủ và công cuộc toàn cầu hóa.) Ngòai ra, cũng cần ghi nhận rằng đa số dân chúng Việt Nam ở trong nước, ước định khoảng 60 phần trăm, là những người sinh sau năm 1975. Chắc chắn là thế hệ trẻ và năng động này rất tha thiết với công cuộc hiện đại hóa và dân chủ hóa Việt Nam. (Bà Ông Thụy Như Ngọc sẽ thảo luận kỹ vấn đề này trong một bài nghiên cứu công phu về những điểm khác biệt giữa các địa phương và các thế hệ người Việt đối với các giá trị về chính trị).

Một đường lối thực tế

Dân chủ là một mục tiêu mà Việt Nam đang phấn đấu để đạt tới. Tuy nhiên, tiến trình dân chủ không thể nào hoàn tất được chừng nào mà chính quyền hiện nay còn cảm thấy sự tồn tại của mình bị đe dọa. Cũng như ở Trung Quốc, sự giằng co giữa hai khuynh hướng bảo thủ và tiến bộ có thể biến tiến trình dân chủ hóa thành một vòng lẩn quẩn cho đến khi chính quyền và nhân dân đạt được sự đồng thuận. Vấn đề là làm thế nào để có được sự đồng thuận giữa đảng cầm quyền và dân chúng? Mao Vu Thức, chủ tịch Hội đồng Quản trị của Viện Nghiên cứu Kinh tế “Thiên Tắc”, một cơ quan tư duy độc lập về kinh tế và chính trị ở Bắc Kinh, dường như có câu giải đáp thích hợp cho Trung Quốc, và giải đáp này, trong một mức độ lớn, cũng có thể áp dụng vào tình trạng của Việt Nam.

Trong một bài báo đăng trên nguyệt san China Review tháng Chín, 2003(2) Mao Vu Thức (không có quan hệ với Mao Trạch Đông) thảo luận về tiến trình đổi mới kinh tế và chính trị ở Trung Quốc từ giữa thập kỷ 1980 và nhận xét rằng “mặc dù môi trường chính trị ngày nay tốt hơn nhiều so với 25 năm về trước, vẫn chưa có sự cải tổ thiết yếu trong hệ thống chính trị và không có điều gì có thể tiên đoán được. Không ai biết là cần phải đi và sẽ đi về đâu. Bước đi nào là khả thi và an toàn cho mọi phía?” Tiếp đó, họ Mao nhấn mạnh rằng điều kiện tiên quyết cho nhân dân và chính phủ đạt được đồng thuận là sự nhìn nhận lẫn nhau và thái độ khoan dung đối với nhau. Nhân dân cần phải nhìn nhận tính cách chính đáng của chính phủ vì không thể có lãnh đạo hữu hiệu nếu không có thẩm quyền và ổn định xã hội. Để đổi lại, chính phủ phải chấp nhận sự tham gia của những công dân không phải là đảng viên, không chỉ trong những cuộc thảo luận xây dựng mà còn cả trong vấn đề điều hành việc nước, từ các hội đồng ở cấp xã lên đến cơ quan chính quyền trung ương. Mao phàn nàn rằng “Hiện nay, tỉ lệ những người ngoài đảng trong các chức vụ bộ trưởng và thứ trưởng còn ít hơn cả dưới thời Mao Trạch Đông. Đất nước được quản lý giống như đảng cộng sản. Đó là điều bất bình thường. Nếu chúng ta không qua được trạm kiểm soát thì vấn đề dân chủ và pháp trị chỉ là những lời nói rỗng tuếch.”

Về vấn đề khoan dung, Mao yêu cầu bộ tuyên truyền đình chỉ lề lối độc quyền việc nước để cho những ý kiến độc lập có thể được phát biểu. Ông nói: “Nếu những ý kiến dù hay hay dở đều bị cấm xuất bản, nếu mọi cuộc thảo luận đều bị chiếm độc quyền thì làm sao chúng ta có thể nhận diện đây (Trung Quốc) là một xã hội dân chủ?” Ông còn đề nghị rằng các tù nhân lương tâm phải được đối xử tử tế hơn vì “trên nguyên tắc, những tội phạm chính trị không thể bị trừng phạt.” Ông còn mạnh bạo hơn khi lý luận: “Nếu đảng Cộng sản tuyên bố ân xá các phạm nhân chính trị thì tính cách chính đáng của Đảng sẽ lập tức được mở rộng và địa vị quốc tế sẽ được nâng cao. Đặc biệt sẽ có một không khí khoan hoà cho những cuộc thảo luận về chính trị.” Mặt khác, theo Mao, những ý kiến khác biệt cần phải được phát biểu bằng lý trí chứ không bằng cảm tính, bằng lịch sự chứ không bằng xúc phạm. Mao cảnh giác rằng: “Sự chỉ trích cần phải xuất phát từ những ý định tốt để được bên kia vui lòng chấp nhận…. Những điều chúng ta đọc thấy trên mạng thông tin hầu hết là than phiền và ngay cả xỉ vả… Bày tỏ lòng bất mãn có thể chấp nhận được, nhưng nếu hầu hết mọi người đều thảo luận với thái độ (chỉ trích) như thế, cuộc thảo luận sẽ trở nên gay go và sẽ phải gián đoạn nửa chừng.”

Từ ngày Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền, Trung Quốc đã tiến lên chậm chạp nhưng vững chãi trên con đường dân chủ hoá, dù cho mục tiêu chưa được xác định rõ và không biết chắc bao giờ mới đạt được. Theo ý kiến họ Mao, tiến trình này có thể lâu từ ba tới bốn chục năm, và ông yêu cầu mọi người chớ nên vội vã vì đa số dân Trung Quốc vốn nghèo và thất học. “(Họ) không coi dân chủ thời hiện đại là chính trị tốt, họ chỉ mong có được một chính phủ nhân đức do một vị minh quân cầm đầu.” Ông quả quyết rằng dân chủ hoá “không phải là một tiến trình thông suốt… Đây là một quá trình một bước lùi, hai bước tiến.” (3)

Đề nghị của Mao Vu Thức về sự nhìn nhận lẫn nhau và khoan dung đối với nhau có thể thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay còn lê bước ở đàng sau Trung Quốc về đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị. Đã đến lúc Việt Nam cần cho phép những nhà trí thức có tâm huyết thành lập một cơ quan nghiên cứu tư nhân tương tự như Viện Kinh tế “Thiên Tắc”(4) ở Bắc Kinh. Viện này được thành lập năm 1993, lúc đầu chuyên nghiên cứu về kinh tế nhưng từ ngày cải tổ cơ cấu năm 1999 thì mở rộng sứ mệnh, từ “những cuộc nghiên cứu hàn lâm về kinh tế và các khoa học xã hội khác” đã trở thành một diễn đàn “tôn trọng ý kiến độc lập, tự do tìm tòi và thảo luận công khai. Qui chế mới của Viện với tư cách một tổ chức nghiên cứu vô vị lợi cũng làm cho Viện có thể mở rôïng cho công chúng thực sự tham gia vào các hoạt động của Viện.”(5) Một thí dụ khác về tính công khai này là bản phúc trình về phiên hội luận thứ 234 (hai tuần một lần) của Viện. Bản phúc trình này dẫn lời Cai Decheng (Thái Đắc Sanh ?), một tham luận viên chống đối mạnh mẽ tiến trình dân chủ hoá chậm chạp bằng việc nhắc đến trường hợpï Đài Loan. Ông nói: “Khi Tưởng Kinh Quốc bãi bỏ hai điều ngăn cấm thì dư luận chống đối ồn ào trong nội bộ Quốc Dân Đảng. Họ cho rằng dân chúng Đài Loan còn thấp kém không đủ trình độ dân chủ hoá. Nhưng các sự kiện sau đó đã chứng tỏ là họ sai lầm. Vì thế, chúng ta phải tin tưởng rằng người dân Trung Quốc cũng có đủ điều kiện dân chủ hóa.”(6)

Trong trường hợp Việt Nam, vấn đề nhìn nhận lẫn nhau và khoan dung với nhau không phải chỉ đặt ra giữa chính quyền và nhân dân trong nước. Nó còn là vấn đề giữa chính quyền trong nước và một cộng đồng hải ngoại ngày càng lớn mạnh về tiền bạc, trí tuệ và ảnh hưởng chính trị. Trong trường hợp này, chính quyền trong nước cần phải đi bước trước và chứng tỏ thiện chí một cách cụ thể hơn, nhất là những cử chỉ hòa giải với các nạn nhân của những chính sách học tập cải tạo và vùng kinh tế mới, để có được sự đáp ứng tích cực của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp cần phải được thảo luận riêng biệt trong một dịp khác.

Giáo sư Lê Xuân Khoa là cựu Chủ tịch Trung Tâm Tác Vụ Đông Nam Á (SEARAC) và là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, D.C. Ông là tác giả của nhiều bài viết về vấn đề tị nạn và về quan hệ giữa cộng đồng người Việt hải ngoại và Việt Nam. Cuốn sách của ông mới xuất bản gần đây “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử” đã gâyï được sự chú ý đặc biệt trong dư luận.Email: khoa.le2@verizon.net

Chú thích:
1 Diễn văn đọc tại phiên họp thứ 45 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York, 4 tháng Mười, 1990.

2 Bài báo nhan đề “Con Đường Dân chủ hóa ở Trung Quốc” (The Road of Democratization in China) được in trên ấn bản Anh ngữ của nguyệt san China Review, tháng Chín 2003, do Unirule Institute of Economics xuất bản ở Bắc Kinh. Tất cả những lời của Mao Vu Thức (Mao Yushi) trích dẫn trong bài này, trừ chú thích số 3 dưới đây, đều được dịch lại từ bản dịch tiếng Anh của Wang Hongchang.

3 Riêng câu này của Mao Vu Thức là do Jim Yardley trích dẫn trong bài báo “Democracy: Chinese Style: Two Steps Forward, One Step Back” (New York Times, December 21, 2003).

4 Viện này được đặt tên là ”Thiên Tắc” (qui luật thiên nhiên) để xác định rằng mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và xã hội đều phải tuân theo qui luật của vũ trụ chứ không thể theo những qui luật hoàn toàn do ý muốn của con người. Vì ý nghĩa đó, Viện Kinh tế Thiên Tắc được dịch sang Anh văn là “Unirule Institute of Economics” (Unirule là cách gọi tắt Universal Rules). Tr. 1, đoạn thứ nhất.

5 như trên, tr. 1, đoạn “Mission”.

6 Bản phúc trình này nhan đề là “Mục tiêu của Hiện đại hoá Trung Quốc là Dân chủ” (The Goal of Chinese Modernization is Democracy), trong China Review, March 11, 2004.

7 Phản hồi cho “Việt Nam: Viễn tượng dân chủ hoá”

  1. vohoan says:

    Dân chủ tự do là đối tượng mà các nước trên thế giới đang trên đà tiến tới trong đó có Việt Nam. Nhưng thực hiện dân chủ tự do không thể đạt được chừng nào nhửng người cộng sản VN cổi bỏ cái ý thức hệ chủ nghiả cộng sản lổi thời như đả xảy ra ở Liên sô và Đông Âu. Nhà nước CSVN nói ” dân giàu nước mạnh xả hội công bằng, dân chủ văn minh ” và ” thực hiện dân chủ xả hội chủ nghỉa “. Hiện tại ở VN thì có đúng như vậy không ?. ” Dân chủ xả hội chủ nghỉa ” là gì ? Con nòng nọc theo quá trình tiến hóa thì nó phải đức đuôi. Nhưng con nòng nọc VN nầy lại không chịu đứt đuôi. Nó là xả hội chủ nghỉa định hường theo kinh tế thị trường. Xả Hội Chủ Nghỉa = Xạo Hết Chổ Nói

  2. Hoa Le says:

    Thua giao su Khoa su hoa giai nhu giao su quan niem thi mo ho lam, thuc te Chinh quyen CS sao khong hoa giai voi nhung dong bao trong nuoc ? Nhung chien si dan chu dau tranh bang con tim yeu nuoc yeu dan toc va CS da doi xu voi ho nhu the nao? dan ap, khung bo, vu khong tham chi dung nhung tro de hen do ban de boi nho vu cao nhung chien si dau tranh dan chu?
    Cai tro bip bom keu goi hoa giai CS dang lua bip vai nguoi My, ngoai quoc hoac vai tri thuc nhe da chu khong lua duoc ai dau!
    Nhung tri thuc tre nhu Nguyen T Trung, Le T C Nhan, Le Cong Dinh v.v…. Va con nhieu lam sao khong hoa giai trung dung ho ma bay tro lua dao keu goi tri thuc tre nuoc ngoai ve dong gop dat nuoc. Tro bip lo bich khong ai tin, chi co ke chua chin chan nhe da moi mat muu CS.

  3. Di Linh says:

    CSVN BỊP QUÁ LÀM SAO”NHÌN NHẬN” hay là
    TS LÊ XUÂN KHOA THỬ TRUỚC…

    Có lẽ thấy khẩu hiệu “Hoà hợp hoà giãi ” không còn ăn khách ,nay ông Lê Xuân Khoa sáng chế “…nhìn nhận lẫn nhau và khoan dung với nhau ..” để thay thế chăng ?. Nó cũng giống như ‘ Nhà nuớc Vô sãn cuả ta ” chiếm nhà chiếm đất nhân dân bán cho ngoai bang thì truơng ra khẫu hiệu “giãi phóng mặt bằng ” vậy mà .
    Ai cũng đều biết CSVN chĩ có một chiêu . Đó là chiêu Lưà bịp và Khũng bố. Cái chiêu này để lại vô vàn nạn nhân thân tàn ma dại trong đó có vua Bảo Đại, LS Nguyễn Mạnh Tuờng , Triết gia Trần Đức Thảo,
    LS Nguyễn Hưũ Thọ, Ks Truơng Như Tãng, BS Duơng Quỳnh Hoa….kể cã anh Trần C Thành , Lê Diễn Đứcvà nguờ chủ xuớng Diễn đàn này…
    Ngày nay , không một mống nguời nào còn tin Đãng và Nhà nuớc Cọng sãn đễ bàn thảo, nói chuyện , làm việc bất cứ một việc gì kể cã việc nhằm ” nhìn nhận lẫn nhau và khoan dung với nhau ” dù Tập đoàn Cong sãn đó có “đi bước trước và chứng tỏ thiện chí một cách cụ thể hơn… ” hay không . Có đúng thế không nào ?
    Sao không làm thử một cuộc trắc nghiệm để đánh bại lời cảnh báo cuả TT Yelsin : “Cọng sãn chĩ thay thế chứ không thể thay đỗi.”
    Đề nghị ông Lê Xuân Khoa cùng một ít bạn đồng chí huớng đưa gia đình về trong nuớc tiên phong một thời gian vài năm hay vài chực năm truớc đi rồi công bố kết quả sống còn cụ thể khi đó bà con hãi ngoại sẽ tính tới . Chắc cũng không muộn !

  4. D.Nhật Lệ says:

    Hoà giải khởi đầu từ sự thành thật của người có quyền hành.Đó là điều kiện tiên
    quyết và chủ yếu.Điều này không hề có qua kinh nghiệm sống với CSVN.Như vậy
    thì ai giám sát sự thành thật của VC.để bảo đảm hoà giải có thể thành công ?
    Quan trọng nhất là ở chổ này.Nếu chưa tìm ra thì không nên nói làm gì vô ích !
    Một ý nhỏ là gs.Khoa không biết dựa vào đâu mà bảo VC.bãi bỏ “hộ khẩu” nhỉ ?
    Không đúng chút nào,thưa giáo sư !

  5. Vũ Duy Giang says:

    Đúng là hiện nay VK và CSVN chỉ có thể đồng thuận về vấn đề Biển Đông (bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa),mà 3 VK ở Mỹ,Úc,New-Zealand đã khởi đầu cuộc tranh đấu với tạp chí Mỹ National Geographic phải sửa đổi tên TQ”Nam Sa”trở lại tên Spraleys và Paracels,cũng như 1 VK(duy nhất)từ Thụy Sĩ đã chỉ nhận lời phát biểu tại 1 hội thảo Pháp về Biển Đông,sau khi tên của hội thảo được đổi từ Nam Hải(South China Sea) sang Biển Đông(East Sea)theo yêu cầu của ông. Nhưng hội thảo này đã bị hõan lại(theo Viện tổ chức Gabriel Perri),do Tầu phản đối vì VN đã gửi 1 đoàn tham dự(trong khi Tầu không được mời,vì hội thảo chỉ mời các nhà khảo cứu,sử gia,từ Âu Mỹ,Úc,và Ấn độ)do bà Nguyễn thị Bình cầm đầu!Đây mới chỉ là sự đồng thuận”mềm”(solf)giữa VK và CSVN để tranh đấu bảo vệ đất nước của Tổ Tiên Lạc Việt,nhưng đảng CS cầm quyền ở VN vẫn cần(theo đề nghị của Trung Hoàng) Vinh Danh các chiến sĩ VNCH và VN Dân Chủ CH đã bỏ mình trong 2 cuộc hải chiến chống”Tầu lạ” tại Hoàng Sa và Trường Sa để ra dấu hiệu đồng thuận thực sự giữ người Việt ở trong và ngoài nước,thay vì run sợ”Tầu lạ”nên rút Luật Biển”ra khỏi chương trình làm luật của Quốc hội,cùng với Luật Tiếp cân thông tin,Luật Báo chí,Luật Thủ đô,Luật công đoàn và Luật Lao Động(mà đại biểu Hưng Yên đi giám sát doanh nghiệp may mặc có vốn nước ngoài ở VN thì thấy”một ngày,cả nhóm thợ chỉ được cho mấy phiếu đi vệ sinh!Quyền con người bị xâm phạm nghiêm xúc”theo Vietnamnet 5.6.2010) .Những luật này đã bị rút ra chỉ vì lý do”nhậy cảm”!?!?

  6. KENNY says:

    Lê Xuân Khoa : ” Nhà cầm quyền ÐCSVN phải có được những hành động đồng thuận, chẳngnhững với người dân trong nước mà cả với người Việt ở hải ngoại ”

    Đôi khi lời góp ý đọc nghe có thể là không vui nhưng là sự thực và sự thực này chĩ xứng đáng
    nêu lên truớc cái monitor mà thôi.

    Có những kẻ thời trẻ luồng lách tránh quân dịch , chạy chọt kiếm chỗ nhãy ra ngoại quốc đề về làm tay khoa bãng sống duới ánh đèn màu.. Chiến tranh chống Cộng hay không là chuyện cuả bọn lao động chân tay, cuả bọn con cái nhà ngheò. Khi về già , Có những kẻđi tu học tìm điạ chĩ mới ở niết bàn ở bên kia thế giới, nguời lưu danh bằng thứ lý luận suông làm nữ trang cho đôi mép .
    Thục sự nói cho cùng thì những ai đã liều mạng bỏ nuớc ra đi ,may mắn sống bình yên hạnh phúc trong thế giới công bình bác aí như Âu Mỹ thì những kẻ đó không cần cái gọi là Hoà hợp hoà giãi với ai .
    Hoà hợp hoà giãi chĩ là nhu cầu cho những kẽ thuôc tầng lớp trí thức từng khôn vặt cấu kết bọn bán máu chuyên nghiệp truớc kia cuả cã hai phiá nay về già như tự thấy mặc cãm tội lỗi dày vò .

    Hoà hợp hoà giãi cũng không phải là nhu cầu cuả Hà nội. Họ biết rõ có Hoà hợp hoà giãi hay không thì mỗi năm gần 10 tỹ đô nắm trong tay không hề gay cấn vì Việt hãi ngoại đã học thuộc bài học cuả quí vi trí thức từ lâu “Bản thân và gia đình trên hết ” Với Hà nội ,

    Hoà hợp hoà giãi chỉ là một chiêu bài giả vờ cho bộ mặt hiền hoà cuả con quái vật nhiều tội ác nhằm dụ dỗ những kẽ có mặc cãm phạm tội và thèm khát một môi truờng cho bả thân mình ,
    mặc khác nó là một thứ hoả mù trong cam kết mật với Hoa kỳ mà thôi. Tư nhân hoá quốc doanh đã gần 20 năm như đã hưá chưa nhúc nhích thì nay mới bắt đầu đưa lên mặt bàn cái gọi là ” Hoà hợp hoà giãi ” nếu có thực thì đợi đến bao giờ ?
    ” Hoà hợp hoà giãi ” chĩ là màn ru ngủ cuả kẻ bị măc cãm phạm tội hành hạ .

  7. Trung Hoàng says:

    SỰ ÐỒNG THUẬN

    Sự đồng thuận giưả nhà cầm quyền và người dân là cánh cưả dẩn lối vào con đường dân chủ hoá, một phần chính yếu cuả cái then chốt chặt cánh cưả đó luôn luôn nằm trong tay cuả nhà cầm quyền, khoá chặt hay mở rộng không ít thì nhiều đều do đường lối có tính quyết dịnh nơi nhà đương quyền hơn là người dân.

    Người dân đấu tranh cho dân chủ một cách ôn hoà hay bạo động, một phần từ những tác động cuả nhà cầm quyền, phong cách cư xử cuả nhà cầm quyền với những người tranh đấu, sẽ tạo ra nguồn gốc hay nguyên nhân cho những bạo động, hoặc có thể ngồi lại đối thoại được trong ôn hoà là đều từ nhà cầm quyền. Con đường dân chủ hoá cho Việt Nam hiện nay luôn vẫn là như thế chẳng khác, sự quyết định nhanh hay chậm cuả nó luôn nằm về phiá nhà cầm quyền ÐCSVN.

    Hay nói khác đi quả bóng trong sân đang nằm về phiá nhà đương cuộc, người dân tranh lại bóng trong ôn hoà theo luật cho phép, hay phải vi phạm luật để tranh cướp bóng một cách thô bạo về chân mình. Những sự việc đó nó cũng sẽ phải xảy ra, nên sự đồng thuận được xem như cả hai bên phải có tính tôn trọng lẫn nhau, cũng như là phải tranh cướp bóng đúng theo luật cho phép. Sự tôn trọng tối thiểu trong cuộc chơi trên sân bóng, với những cầu thủ có kỹ thuật cao cuả thời đại mới hôm nay. Tôn trọng và bảo vệ sụ toàn vẹn cho nhau, sự bảo vệ rất cần thiết cho một tồn tại chung với cả hai, tránh mọi tổn thất không đáng khi phải nhận lảnh thẻ đỏ và bị đuổi ra khỏi sân chơi.

    Nếu không có sự đồng thuận, tính bạo động sẽ trổi dậy là điều khó tránh khỏi trong dân chúng, nhất là sự toàn trị nghiệt ngã luôn đè nặng trên dân chúng, tạo một áp lực tâm lý luôn bị dồn nén cực điểm, sự bộc phát bùng nổ mãnh liệt sẽ rất bất ngờ xảy ra. Những bàn tay đen lông lá phiá sau lúc nào cũng đẩy mạnh cho sự bùng nổ nầy, những đoàn kỳ binh ẩn phục khó thấy được hết.

    Mà qua biến cố bạo động ở Thái Lan, có thể người dân Việt và nhà cầm quyền ÐCSVN đã được ít nhiều trải nghiệm nó. Tranh giành ảnh hưởng giưả các thế lực trên thế giới, đó là việc sẽ luôn phải xảy ra, bất kỳ ở đâu hay một khu vực nào, đoàn kỳ binh đó cũng đã có và luôn sẽ có mặt, khắp nơi hang cùng ngỏ hẹp trên trái đất nầy. Nhất là ở Việt Nam, đoàn kỳ binh đã trải đều khắp cả đất nước từ Bắc chí Nam, như Vòng Kim Cô Cương Toả xiết chặt trên đầu người dân Việt, cũng như kềm chặt tay chân cuả nhà cầm quyền CSVN.

    Sự đồng thuận để bảo vệ nhau trong khôn ngoan, nên bất bạo động để ổn định xã hội là để lóng trong giòng nước đụt, giòng nước đã bị ô nhiểm tự trên nguồn từ lâu, lóng trong lại trong tỉnh lặng là điều tốt cần phải như vậy. Ðấu tranh trong ôn hoà là để bảo vệ tiềm năng tiềm lực dân tộc về lâu về dài, bởi vì sau lưng dân tộc ta lúc nào cũng có những bóng đen vĩ đại phủ lên, chia cắt và phân hoá người Việt rất khó thấy được, bằng quyền lợi làm mờ mắt qua những chủ thuyết hoang tưởng cuồng nhiệt, bị vong thân trong mê muội khó thoát ra.

    Nhà cầm quyền ÐCSVN phải có được những hành động đồng thuận, chẳngnhững với người dân trong nước mà cả với người Việt ở hải ngoại. Sự đồng thuận khôn ngoan để cùng tồn tại, nó không riêng cho ÐCSVN mà cho cả dân tộc và đất nước Việt Nam, khi mà sự bá quyền bành trướng đến từ phương Bắc này càng gia tăng không ngừng, ngăn chận nó không phải là điều dể dàng, mà phải cần sự đồng lòng chung cuả toàn dân Việt trong và ngoài nước.

    Ðồng lòng tương thuận trong khôn ngoan, dung hoà để tồn tại cho dân tộc và đất nước là CON ÐƯỜNG ÐẠI NGHĨA chung cho toàn dân Việt.

    Cái chốt then trên tay nhà cầm quyền CSVN để đi đến sự đồng thuận, đó là cần phải vinh danh cả hai chiến binh chết trên Hoàng Sa và Trường Sa như nhau, khi đó không cần nói hoà hợp hoà giải mà sự hoà hợp hoà giả từ đó sẽ đến. Chính đó mới là một dấu hiệu đáng tin cho sự đồng thuận thực sự. Không cần nói nhiều, mà chỉ cần hành động.

    Xin trân trọng.

Leave a Reply to Vũ Duy Giang