WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đi tìm mặt thật của chứng tích da cam

7 tây tháng Sáu

Trong Thung Lũng A-Lưới: Những bộ mặt thật của Chứng Tích Da Cam

Lê văn bắc, 24 tuổi, với người mẹ bị ung thư tử cung. Cha anh và hai người anh đều qua đời vì bịnh ung thư. Mẹ và cha là Việt Cộng chiến đấu trong thung lũng A-Luoi trong thời chiến.

Sau khi đi thăm dăm bảy đứa trẻ bị dị dạng có lẽ do bị nhiễm Chất độc Da cam trong thung lũng này, tôi đi qua sạp bán thịt ngay giữa chợ nằm trong trung tâm Thung Lũng A-Lưới vào buổi chiều để kết thúc chuyến đi. Tôi nhìn một người phụ nữ bán hàng có vẻ an nhiên và thầm lặng. Một điều gì khiến tôi bắt chuyện với cô ta. Tôi chào và cô trả lễ bằng một nụ cười thân mật, thật to. Tôi bắt đầu hỏi. Về kinh tế, mức sống, nguồn thịt mà cô bán, dân tình và đời sống của cô nói chung.

Rồi tôi hỏi, “Chị ơi, chị có nghe nói đến chất độc da Cam không?” Cô ta ngồi thẳng dậy. “Dĩ nhiên là có. Chúng tôi đang sống ngay trong vấn nạn này đây. “Cá nhân chị có biết những ai là nạn nhân không?” “Có chứ, đó, đó!” Cô ta vừa nói vừa trỏ những người đàn bà bán hàng trong khu thịt cá, hết người đàn bà này đến người đàn bà khác. Trong lúc chúng tôi bắt đầu nói chuyện thì đám đông hiếu kỳ cũng bắt đầu tụ tập. Một thiếu nữ la tôi, “Chất Da Cam hả, tôi sẽ chỉ cho chú những người bị khuyết tật trong khu này!” Nhiều người khác đến nghe. Hầu hết là đàn bà. Họ bao chung quanh tôi. Đám đông bỗng nhiên bắt đầu kéo tới.

Sự hồ hởi nổi lên sau những khuôn mặt dày dạn nắng mưa – làm như họ ngạc nhiên, hả dạ phần nào đã được một người quan tâm, sẵn sàng nghe những câu chuyện của họ. Nhiều người lớn tiếng kể kinh nghiệm chiến tranh, những nỗi khổ mà họ đã kinh qua. Đây là những nhân chứng của một câu chuyện đã trở thành cước chú cho cuộc chiến Việt Nam, chuyện mà mọi người muốn quên đi. Tôi bị bao trùm trong nguồn tâm sự và nỗi đau của họ. Họ không nói theo một kịch bản được người khác viết. Những người đàn bà này, những người dày dạn trong vai trò những bà mẹ, kể lại, và nói lên câu chuyện cuộc đời họ, phát xuất từ những tâm tư đích thực của con người họ.

Một người đàn bà nắm lấy tay tôi, “Chú ơi, đây là một nạn nhân.” Tôi nhìn qua phía trái của cô. Thiếu phụ bồng một đứa bé con, đứa bé rõ ràng bị dị tật, đang nằm trong vòng tay mẹ nó. Cô ta nhìn tôi với đôi mắt buồn man mác, làm như cô muốn nói với tôi điều gì nhưng không thốt nên lời. Đám đông bắt đầu lặng thinh. Người khác hỏi tôi có muốn đi thăm một gia đình sống gần đó không.

Trước khi đi với họ qua căn nhà phía bên kia đường, tôi nhìn đám đông rồi hỏi một câu chắn nịch: “Làm sao các chị biết chắc được họ là nạn nhân của chất độc Da cam?” Đám đông trở nên phẫn nộ. “Nếu vậy, nói cho chúng tôi nghe coi, không phải Da cam thì là cái gì? Chúng tôi chẳng bao giờ có những chứng bịnh này, những vấn nạn này trước khi chiến tranh. Ai nấy cũng bị chung một căn bệnh. Chú nghĩ họ là ai?” Tôi trả lời họ, “Tôi không biết! Tôi chỉ muốn hỏi các chị. Xin cho tôi biết những điều các chị biết.”

Trong căn nhà đó, người đàn bà ôm một đứa bé bị khuyết tật khác, người cháu của bà, ra chào tôi. Tôi ngồi xuống với họ và bắt đầu chuyện “phỏng vấn” của mình. Tôi cảm thấy mình có vẻ hơi thô lỗ với bà. Nhưng khi tôi hỏi bà muốn gì cho đứa cháu, bà bật khóc. Bà nói đứa cháu bà không nhận được giúp đỡ gì hết từ chính quyền. Nhưng đó không phải chuyện chính, bà vừa nói vừa sụt sùi khóc. Tương lai của cháu bà ra sao à? Bà chỉ muốn cho nó có cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác trong xóm. Nhìn những đứa trẻ nô đùa, bà không kềm được nỗi đau khi nhìn lại cháu mình. “Tôi muốn nó đứng dậy và đi lại được. Nhưng đó là một giấc mơ xa xôi khó khi nào có thể thành sự thật . Vì sao?” Bà khóc thẳng thừng. Tôi cầm lấy ly nước trên bàn và hướng mắt về phía khác. Bà lại nhìn tôi và hỏi “Tại sao?” lần nữa.

Khi tôi nhìn về hướng Tây, hướng Nam và hướng Bắc, đường mòn Hồ Chí Minh bây giờ là một xa lộ trải thẳng tắp với những cột đèn và bảng hiệu giao thông. Phong cảnh trông thật hữu tình trong ánh nắng của buổi chiều tà rực rỡ. Những đỉnh núi kia, vâng, một trong những đỉnh đồi đó là “Hamburger Hill.” Cánh rừng phô trương tất cả vẻ đẹp của nó – xanh um và tươi mát, sống động với nhiều sinh vật. Những đồng lúa, những bãi trực thăng cũ, căn cứ đại bác. Tất cả đều được cây cỏ mọc trùm lên, phủ kín. Tôi không nhìn thấy dấu tích chiến tranh, giết chóc, và không nghe tí nào âm thanh độc đáo của những chiếc trực thăng Huey những năm xưa.

Nhưng tôi có nghe, rõ ràng và lớn tiếng, một điều. Tàn tích cuộc chiến mà mọi người chúng ta đều muốn quên còn ở đây với chúng ta, giữa những quang cảnh trữ tình của Thung lũng A Luoi. Câu chuyện thật chưa bao giờ được kể bởi những con người đau khổ này. Bây giờ đã đến phiên họ. Họ phải cho chúng ta biết chuyện gì đã xảy ra. Và chúng ta, thế giới, lần này cần phải lắng nghe.

(Cám ơn Hồng, Thu Hà và Joy đã có mặt cùng tôi, chứng kiến mọi chuyện.)

5 tây tháng Sáu, 2010

Trong buổi lễ khai mạc Liên hoan Huế, giây phút pháo bông bắt đầu đánh dấu giờ khai trương lễ hội lớn thì cơn mưa đổ ào xuống, ầm ầm như tiếng nổ động thiên đình của buổi đêm.

Lời bàn Mao Tôn Cương của người dịch. Một thằng Quảng Trị, một thằng Huế. Quảng Trị đi công tác, Huế ở nhà. Người đi chơi viết blog bằng tiếng Anh, bạn hắn ở nhà phải nặn óc nghĩ xem nếu câu này, Liêm Quảng Trị nói tiếng Huế thì phải dịch ra sao cho đúng với văn phong của hắn. Chợt Huế hình dung đến bộ mặt say sưa của Quảng Trị, không biết phải thèm khát hay thương hại cho hoàn cảnh của hắn so với hoàn cảnh của mình. Dù sao Quảng Trị cũng còn chất thơ trong hắn, Huế (lai Hà Nội, sinh trưởng ở Sàigòn) nghĩ vậy, nên chợt đọc ra mấy câu thơ của Hàn Mặc Tử trong bài Thôn Vĩ Dạ tặng bạn.

4 tây tháng Sáu

Một thẩm phán, hai nhà báo, và cả trăm câu hỏi

Thuyền ai đậu bến sông trăng nớ
Có chở trăng (Liêm) về kịp tối nay?

(Hàn Mặc Tử)

Tối qua tôi trở về nhà say túy lúy — sau một ngày làm phóng viên đầy hứng thú và lạ lẫm. Tôi đi thăm một trường trung học và bàn chuyện học vấn với ông hiệu trưởng và học sinh, mới trở về sau khi đi thi trung học toàn quốc. Thời tiết gần như hoàn hảo — mây giăng phủ và mát mẻ cả ngày. Ly café double expresso ở tiệm Mojo Café ngon hơn dự tính. Những tia nắng vàng le lói xuyên qua những cành lá…

Buổi chiều, tôi đến nhà hàng hải sản lớn của một người bạn nằm bên bờ sông Sàigòn. Tôi yêu cầu anh ta mời vị quan tòa chủ trì phiên xử Lê Công Định đến ăn với chúng tôi. Đi cùng với tôi là Huy Đức, nhà báo đối kháng nổi tiếng ở Việt Nam ngày nay.

Thẩm phán Nguyễn đức Sáu đến và tôi kéo ông vào ngay câu chuyện. Ông yêu cầu chủ nhân rót Cognac thay vì rượu chát Cabernet của Úc mà chúng tôi đang uống. Ông ta trạc tuổi tôi nhưng trông có vẻ trẻ hơn hôm tôi gặp ông ta ở phiên tòa xử Lê Công Định mấy tháng trước đây. Ông ta thẳng thắn, cởi mở, cứ ép tôi “nốc cạn ly” Chivas Regal, được các cô chiêu đãi viên mỹ miều vận áo dài rót ra. Mỗi lần tôi hỏi ông một câu hóc búa, nhạy cảm, ông cười và nhắc tôi: “Anh Liêm ơi, bây giờ là lúc nhậu, OK?” Rồi ông bắt đầu trả lời câu hỏi tôi. Một “shot” (cốc nhỏ để đong rượu mạnh) nốc cạn đáy là một câu hỏi. Chuyện này tiếp tục trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Tôi hỏi ông ta ít ra cũng 100 câu. Bạn thử suy luận thử.

Chúng tôi thỏa thuận với nhau chuyện nói thẳng “của rượu” (Cognac) là không chính thức, không được nhắc lại. Nhưng hãy tin tôi, tôi hỏi ông ta hầu hết những câu cần phải hỏi.

Bạn hỏi tôi uống bao nhiêu à? Tôi không nhớ rõ, chỉ biết tôi vẫn còn say sau một đêm ngủ ngon. Không bị triệu chứng nhức đầu, khó chịu vào ngày hôm sau (hangover). Huyền diệu! Lạ lùng!

Tuy nhiên, ông triết gia Hegel ưa chuộng của tôi đến và thủ thỉ bên tai trái của tôi, “Mày biết không Liêm, sự thật là một tên Bacharian tìm thú vui chơi khi không còn ai tỉnh táo!” Thưa ông, đúng vậy, tôi biết. Tối qua tôi nghe những thố lộ thật tình trong một cuộc nhậu dài hơi. Tôi nghĩ rằng tôi có thể đương đầu với sự thật. Thắc mắc của tôi hiện giờ là: “Ai đã chở tui về túi (tối) qua?”

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo ‘anh’ trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Khéo trách tình ta quá đậm đà”
Có chở Liêm về kịp tối nay…

3 tây tháng Sáu

Sàigòn lúc nào cũng mưa

Thành phố Hồ chí Minh (Sàigòn) 5 giờ chiều thứ Năm — Vừa mới đáp xuống thành phố Hồ chí Minh sau 20 tiếng bay từ San Francisco. Mệt, buồn ngủ, nhưng háo hức. Trời rất oi bức khi tôi bước ra khỏi phi trường Tân Sân Nhất. Gọi chiếc Taxi của công ty Petrolimex. Người tài xế trông có vẻ bất cần. Anh ta tiếp tục hút điếu thuốc lá cho đến khi tôi bảo anh dụi tắt nó đi. Khi vào bên trong xe, tôi tìm công-tơ tính tiền. Nhưng anh ta đã dán tấm danh thiếp che mất cửa sổ giá biểu.

Tôi bảo anh ta gỡ ra cho tôi thấy là công-tơ hợp pháp, chính thức và chính xác. Anh ta nói tôi trả cho anh $200,000 đồng thay vì dùng công-tơ tính tiền. Với bộ mặt nghiêm nghị, tôi cảnh cáo anh phải theo đúng thể lệ. Nhìn gương mặt lạnh như tiền và sẵn sàng ‘đánh nhau’, và một giọng Quảng Trị đặc sệt của tôi, anh ta miễn cưỡng nghe lời.

Trời bắt đầu mưa khi tôi đến khách sạn. Mưa như thác đổ. Tôi bị ướt mưa ở giữa đại lộ Nguyễn Huệ. Mọi người chạy tìm chỗ trú mưa.

Giờ này là 5 giờ chiều. Cơn mưa rào đã giúp sức. Hơi nóng và ẩm lúc này được làn gió mát thổi qua làm dịu đi. Tôi uống ly bia đầu mùa ở Việt Nam. Nhìn ra từ tiệm café, nước mưa trút xuống khắp mọi nẽo. Không có sấm – chưa!

Tôi sẽ ra Huế thứ Bảy này. Mọi vé máy bay đi Huế đều bán sạch – vì Lễ Hội Huế. Tôi phải đến Đà Nẵng và đón taxi đi Huế.

Hiện nay, mọi món hàng ở Sàigòn đều lên giá. Một đôla bây giờ trị giá $18.500 đồng Việt Nam. Một tô phở: $45.000 đồng. Một lon bia như Heineken tốn $25.000 ở café vỉa hè, khoảng $1.50 Mỹ kim . Dân Sàigòn nổi tiếng thân thiện. Nhưng coi chừng những người bán hàng rong, họ thích lợi dụng khách du lịch nhẹ dạ, dễ tin. Nhưng ngược lại họ thích tếu và nhiều lúc ồn ào.

OK, đây là ghi chú đầu tiên của tôi ở Việt Nam. Tôi dùng máy vi tính Dell xách tay, 10 inch. Nó nhẹ nhưng quá nhỏ để gõ chữ. Đừng kỳ vọng văn chương báo chí hạng nhất của tôi, ít ra không đúng văn phạm.

29 tây tháng Năm 2010

Chuẩn bị cuộc hành trình trở về quê tôi: Quảng Trị

Đối với tôi không có gì thích thú hơn ngồi café vỉa hè ở Sàigòn nhìn trời đen đổ mưa như trút nước, thỉnh thoảng có tiếng sấm sét nổ kinh hồn đi theo. Kinh nghiệm này làm tôi nhớ đến chuyện chiến tranh ở tỉnh lỵ tôi ở hơn 35 năm trước đây – thuở tôi hay trèo lên cành mít để nhìn B-52 rải bom cách đó khoảng 10 dặm về phía Bắc trong vùng phi quân sự.

Sấm sét và bom B-52, theo tôi, có tiếng nổ giống nhau. Chúng làm tôi thấy sống dậy với nỗi khiếp sợ và cảm giác sức mạnh kinh hồn của tiếng nổ. Đúng vậy, khi còn trai trẻ, tôi thích nhìn B-52 bỏ bom.

Lần này, tôi dự định sẽ về đến chính nơi chốn B-52 đã dội bom, kể cả căn nhà của thời niên thiếu – ngày hôm nay chỉ là hố trũng lớn ở giữa vườn khoai lang. Người ta không thể sống quá tiếng thời gian của tuổi trẻ – tôi có thể nói như vậy. Và tiếng bom B-52 lúc nào cũng sống trong tôi. Một điều chắc chắn: Chiến tranh là chuyện không tẻ nhạt!

(Còn tiếp)

© Nguyễn Hữu Liêm

© Đàn Chim Việt

27 Phản hồi cho “Đi tìm mặt thật của chứng tích da cam”

  1. Danny Khanh says:

    “Cách đây hơn 35 năm Ông Liêm đã trèo lên cành mít đề nhìn B.52 rải bom….? thật Ông là đại siêu nhân. Mỹ thả bom B.52 khoảng 1968 đến 1971, lúc đó thì Ông đang là 1 trung-sĩ không quân tại Cần thơ, vậy chắc Ông là siêu nhân người dơi nên đã mọc cánh bay về Q.Trị và ngự lên cành mít ngắm B.52, cái xạo và láo của Ông chỉ có con nít hỉ mũi chưa sạch chúng nó tin, chứ những người cỡ lục tuần trở lên như tụi tôi thấy những bài Ông viết sao mà muốn ói, Ông càng viết nhiều thì thấy càng mâu thuẩn, vì tháng tư 75 Ông đã đeo càng trực thăng tại phi trường Trà-Nóc để ra hạm đội 7 đi qua Mỹ thì làm gì lúc đó Ông còn là”thuở nhỏ”…? mà trèo…? hèn gì người Việt mình thường liệt những kẻ nói láo là “VẸM” thì đúng là hết ý.

  2. Cái gì đã gọi là chất độc thì không có lơị cho sức khoẻ. Ngay như Vitamin là chất bổ nhưng dùng quá liều hay không đúng thì cũng có tác dụng ngược. Nước dùng hàng ngày từ vòi nếu không đun sôi cũng
    có thể gây bệnh đường ruột, tiêu hoá. Đề tài chất độc màu gia cam đã cũ như trái đất và csvn khai thác nó phần nhiều vì mục đich chính trị hơn là Nhân đạo. Như tác giả đã đề cập có nhiều trẻ em bị dị tật nhưng chính quyền csvn không công nhận và trợ cấp: có thể bố, mẹ hay ông bà các em không phải là lính Bắc việt mà thuộc chính quyền VNCH. Rõ ràng cs không quan tâm đến tính mạnh của các em vô tội
    này mà chỉ tìm cách đưa chính phủ Hoa kỳ vào bẫy. Toà án TP New York đã phán rằng chính quyền csvn không có đủ chứng cứ khoa học để kết luận những nạn nhân đó là do chất độc da cam và csvn đã kiện không đúng đối tượng: đi kiện kẻ sản xuất con dao chứ không đi kiện kẻ cầm dao gây án.Vì sao cs không kiện chính phủ Hoa kỳ mà lại đi kiện… các công ty sản xuất chất độc?? Mục đích chính trị cũng là rõ ràng.
    Tác giả đã có công đi ngược dòng lịch sử để tìm hiểu vấn đề này để với mục đích gì??
    Trước hết xin hỏi tác giả rằng tác giả đã tìm hiểu xem địa điểm A Lưới có nằm trong hành trình rải chất độc hay không? Những người dân mà tác giả đã gặp có phải là dân bản địa sinh sống trong thời chiến tranh hay là dân di cư, đặc biệt là dân miền Bắc? Thực tế miền Bắc chưa bao giờ bị lãnh chất độc Da cam nhưng hiện tại Miền Bắc đã xuất hiện nhiều làng Ung thư mà hậu quả là việc sử dụng tràn lan, vô tội vạ loại thuốc trừ sâu DDT, độc hại gấp trăm lần chất độc Da cam mà ở miền Bắc trong khoảng thập kỷ 60,70 cho đến những năm đầu thập kỷ 80. Hồi đó bất cứ Hợp tác xã nào cũng có cái trạm gọi là Trạm thuốc trừ sâu, có khi rất gần nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp đống thời là nước tiêu dùng cho những gia đình sống cuối nguồn kênh, mương. Người dân miền Bắc đã sống chung với chất độc vì đã không có đủ thông tin hay rất coi thường tác hại lâu dài của nó. Một số nhà máy như Phân đạm Lâm thao tỉnh Phú thọ là thủ phạm triệt hạ toàn bộ làng, xã cùng các loại cây cỏ trong vùng và để lại hàng trăm nạn nhân mang chứng Ung thư cho đến tận ngày hôm nay.. mà chính quyền cs không thèm quan tâm và tìm mọi cách che đậy sự thật. Ngày hôm nay việc sử dụng chất độc hoá học để bảo vệ hoa màu thực vật và chất hoá học để bảo quản thực phẩm không được kiểm tra, giới hạn cũng là nguyên nhân gây nên bệnh dị tật.
    Nếu tác giả cố tình đi tìm chân lý cho các nạn nhân của chất độc màu Da cam thì trước hết nói về mặt Pháp lý: những người lính miền Bắc vượt vĩ tuyến 17, xâm nhập miền Nam là vi phạm Hiệp định Giơ ne vơ 1954, và chính quyền cs miền Bắc luôn Phủ nhận là không có lính Bắc việt tham chiến mà chỉ có lính của MTDTGPMNVN đó sao. Nếu theo quan điểm của tác giả là có tính Pháp lý, nghĩa là các nạn nhân của chất độc này là nạn nhân gián tiếp vì bố hay mẹ hay ông bà họ tham chiến ở vùng bị nhiễm chất độc Da cam và họ có quyền được bồi thường. Vậy theo lo gich trên những đứa con mồ côi bố hay mẹ. những phụ nữ có chồng chết hay mất tích ở chiến trường miền Nam hay những bố, mẹ có con cái thiệt mạng cũng là nạn nhân gián tiếp của cuộc chiến tranh cũng phải có quyền được bồi thường và chính quyền cs phải có “trách nhiệm” đi kiện các công ty sản xuất vũ khí Hoa kỳ. Cũng dựa trên Lo gích đó thì nạn nhân là công dân nước CHVN cũng rất có quyền chính đáng (vì họ là nạn nhân của cuộc xâm lược, cưỡng chiếm. Nhớ rằng trước năm 1975 số nước công nhận CHVN là 75 và chỉ có trên 50 nước công nhận chính phủ cs miền Bắc) đi kiện chính phủ cs độc tài Tàu cọng và Nga xô đã tiếp tay, vũ khí
    cho cs bắc việt tàn sát dân lành như vụ pháo kích vào trường tiểu học Cai lậy giết hai hơn 100 trẻ thơ hay vụ tàn sát hơn 6000 dân vô tội Mậu thân 68 ở Huế, vụ pháo kích giết hàng ngàn dân chạy nạn trên Đại lộ kinh hoàng 1975, vô vàn vụ việt công gài mìn, liệng lựu đạn vào phòng chiếu phim, rạp hát ở các thành phố lớn miền Nam hay chính sách khủng bố của cs miền Bắc trả thù, thủ tiêu những ai không chịu cộng tác với cs ở những vùng nông thôn, hẻo lánh miền Nam v.v….
    Trong khi cùng sống chung với một cộng đồng hơn 1 triệu người việt, trong đó có hàng vạn quân nhân miền Nam tham gia trực tiếp chiến tranh VN mà tác giả cũng không chịu tìm hiểu xem trong số con cháu họ có bi nhiễm chất độc Da cam hay không lại “mất công” bỏ việc đi tìm tòi “sự thật” đã cũ như giọt nước trên trái đất này. Phải chăng đây là đơn đặt hàng mà csvn mà ông đã cam kết với chính quyền csvn?? Có điều chắc chắn là bố, mẹ ông chưa bao giờ trực tiếp tham chiến vào cuộc chiến đẫm máu và tàn bạo ở miền Nam vn. Việc ông sinh trưởng và thành đạt ở đất nước Tự do Hoa kỳ có lẽ là nhờ Ăn Ké!!!

  3. linhhuong says:

    Chac chan chat da cam la chat doc moi lam rung la cay duoc.Vi mot cay co la sum sue dung phoi nang ca ngay ma van xanh tuoi.Nen toi nghi rang chat da cam la mot chat doc hai.Con kien cao thi o My nay nhu chung ta da biet ai nhieu tien thi thang kien. The thoi.

    • noileo says:

      Chắc chắn chó cắn là phải chảy máu rách quần, vấn đề là ông Liêm phải chứng minh đuọc là vết thương của ông ta, cái quần của ông ta bị rách, là do bị con chó của bạn linhhuong cắn, có như thế thì ông Liêm & toà án mới có thể đòi hỏi bạn linhhuong bồi thường cho ông Liêm.

      “Chac chan chat da cam la chat doc moi lam rung la cay duoc” (linhhuong), đúng vậy, vấn đề là bạn linhhuong phải chứng minh duoc rằng những gì gọi là thương tật trên người bạn đúng là do chất da cam gây ra, thì bạn mới có thể ra toà, tìm đuọc một thắng lợi ở toà, bắt cái kẻ nào đó đã rắc chất độc da cam lên người bạn, bồi thường cho bạn.

      “Con kien cao thi o My nay nhu chung ta da biet ai nhieu tien thi thang kien.” (linhhuong)
      Chi phí thưa kiện tố tụng thầy cãi ở Mỹ rất cao, nhưng điều ấy không hoàn toàn có nghĩa là cứ ai có tiền thì thắng.

      Bởi, rõ ràng là, cứ nhìn vào hệ thống toà án & cán cân công lý ở Việt nam xã nghĩa bị đồng bạc & thế thần trong bóng tối làm nghiêng ngả, khiến Việt nam xã nghĩa thua kém tụt hâu thế nào so với lân bang & thế giới…
      thì, nếu quả thật “tiền & kẻ có tiền” là thần công lý ở Mỹ, chắc chắn nước Mỹ, một xứ sở đầy cạnh tranh trên mọi mặt của cuộc sống, đã chẳng đuọc như nuớc Mỹ ngày nay!

      Mặt khác, đối với những vụ kiện “nổi cộm” như “vụ kiện da cam” này, (mà gọi là gì đi nữa, thì cũng đầy tính “chính trị” do những âm mưu của nhà cầm quyền Việt cộng), thì “tiền”, hiểu theo nghĩa dùng tiền bạc để chi phối, làm nghiêng ngả cán cân công lý, là điều hòan toàn bất khả, nghĩ đến nó là một điều ngớ ngẩn… Chưa kể trong thế giới nhũng luật sư mỹ & tây phương chắc chắn sẵn sàng có hơn một người sắn sàng đứng về phe VC nếu họ thấy có khả năng thắng kiện, để nhập cuộc, để chỉ lấy tiếng thôi, chứ không cần trả tiền công gì…

      Còn nếu hiểu “tiền” theo nghĩa chi phí thông thường, thì, người ta thừa biết nhà cầm quyền Việt cộng đã có sẵn, và sẵn sàng bỏ ra bạc chục triệu, bạc trăm triệu đô la xanh để theo đuổi “cuộc chơi” này mà, Việt cộng đâu có chịu thua ai về “tiền” trong vụ này!

    • noileo says:

      Người ta còn nhớ là, trong phiên toà truớc, truớc câu hỏi: “chất da cam” (chất mà theo nạn nhân đã gây thuong tật trên người nạn nhân) có màu gì? thì “nạn nhân” đã trả lời là “màu da cam”!

      Như vậy rõ ràng là trật chìa, là không những không chứng minh đuọc gì có lợi, ủng hộ cho kiện cáo của mìmh, mà còn chứng minh điều nguợc lại, cho thấy cái chất “không màu sắc, chứa trong cái thùng có sơn một vạch màu da cam (không phải chất trong thùng ấy có màu da cam)”, hoàn toàn không phải là tác nhân gây nên thương tật ở nạn nhân, vì theo nạn nhân, chất gây thương tật đó là một chất “có màu da cam”!

  4. Van says:

    So sánh thì quả thật hơi quá . Chọn lựa thì đúng hơn .

    Mấy ông trí thức XHCN thì phần đông đều bẻ cong ngòi bút, hoặc ngậm miệng để bảo vệ cho mình và cho gia đình. NHChi , so với đa số trí ngủ XHCN, thì can đảm hơn … một chút .
    NHLiêm nhà ta thì tưởng rằng mình khôn khi nói theo ý của nhà nước, mong sẽ được lại được đi xe có còi hụ hay được “mời” như chứng nhân quảng cáo cho nhà nước . Hai bên cùng lợi , cho đến khi con bài này không dùng được nữa vì hết thời hay vì một lý do khác rất cổ điển .

  5. Le Quoc Trinh says:

    Ông Liêm mới viết xong một phần của bài “Đi tìm mặt thật của chứng tích da cam”, ông chưa chấm dứt mà mọi người đã ào ào lên tiếng rồi, làm cho ông cụt hứng chăng ?

    Vậy thì tôi đề nghị các bác, các anh chị nên kiên nhẫn giữ yên lặng, tôi xin đãi ông Liêm một tách trà nóng hổi ướp hoa sen để thấm giọng.

    Đề nghị ông Liêm viết tiếp cho mọi người thấy “mặt thật” của chứng tích da cam ra làm sao.

    Cám ơn ông,

  6. KENNY says:

    TIN MỪNG : CHỐNG CỘNG NHƯ CHỐNG TỘI ÁC

    Một điều thật đáng mừng là những tiếng nói thân cộng không những bị chống trả quyết liệt mà còn có tìính l6i cuốn quan tâm cuả đông nguời .
    Điễn hình là truờng hợp cuả ông bạn có tên Liêm này . Tai sao vậy ?

    Có thể còn nhiều nguời không đồng ý , nhưng với thân phận cuả một sinh viên trẻ thời đó như nguời góp ý này , những điều sau này là sự thưc .
    Ngaỳ xưa , tình trạng tham nhũng và chia rẽ , ai chết mặc ai tại miền Nam trong hai nền Cọng Hoà một và hai ( hồi ký cuả sử gia , nhà báo, chính tri gia Việt Mỹ đều xác nhận điều này.)
    đã khiến nhiều trí thức miền Nam cã tuổi trẻ có luơng tri và tâm huyết với nhân dân đã ngày càng tìm tới Cọng sãn Việt Nam với uớc vọng có một xã hội công bằng . Những trí thức ấy
    cãm thấy mãn nguyện với luơng tâm mình , lại còn đuợc tiếng tốt là trí thức “yêu nuớc tiến bộ.” Thời gian và lịch sữ đã báo cho hầu hết giác ngộ ra mình đã lầm đuờng . Điều này giãi
    thích cho mọi nguời thấy không chĩ họ có trách nhiệm cho sự lưạ cho lầm6 đuờng mà chính cã các chế độ cọng hoà miền Nam cũng phải chia xẽ trách nhiệm đó với họ.
    Nhưng điều đáng quan tâm là cái bóng đen vô trách nhiệm đó vẫn còn lẽo đẽo theo chân cho tới hôm nay. Phần lớn những kẻ nay tự xưng là Chống cộng như một loại chống cộng bẫm sinh
    thực chất vốn là những thanh niên tìm kiếm một nghề (trong các chính quyền chống Cọng sãn -lẽ tất nhiên) vì lý do cá nhân hay nghề nghiệp . Bên cạnh những thói hư tật xấu cố hưũ cuả nguời Việt, tình trạng này mong mõi đuợc vuợt lên trên bản thân và phân tích chân thành để đạt cùng một quan điểm gần gũi thuận lợi cho việc đoàn kết chống cộng như chống một tội ác tồn tại dai dẵng trên quê huơng.
    Ngày nay, tuổi trẻ có nhiều may mắn hơn cha anh vì vô số những trải nghiệm cuã những nguời lầm đuờng cho đến cuối đời mới ngộ ra. Như LS Nguyễn Hưũ Thọ , Truơng Như Tãng như BS Duơng Quỳnh Hoa, BS Nguyễn Khắc Viện , Tr T Trần Độ, cụ Hoàng Minh Chính, Đt Phạm Quế Duơng, Ts Nguyên Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, Duơng Thu Huơng… Những kẻ giác ngộ khi còn trẻ như LS Nguyễn Mạnh Tuờng bị hành hạ , đày đoạ cã gia đình một cách hèn hạ cuả loại tiễu nhân; Như nhà văn Vũ Anh Khanh bỏ trốn chạy thì bị thủ tiêu .

    Đã may mắn thưà huỡng kinh nghiệm cuả cha anh , đã thấy rõ truớc măt và cùng đồng bào từ già đến trẻ liều chết bỏ nhà cưả quê huơng trốn chạy , đã thấy rõ các chế độ cọng sãn mất sinh khí và sụp đỗ tận sào huyệt , tan rã gần hết , đã biết rõ cã một lục điạ văn minh Châu âu đầu năm 2006 lên án và định nghiã Cong sãn( trong đó có CSVN) là tội ác chống nhân loại , một con nguời còn nhân tính không thể biện bạch bất ký một lý do gì còn bảo không hiễu rõ Cọng sãn VN để chống đỡ cho Cộng sãn Việt nam như là rõ ràng là chống đỡ cho Tội Ác. Hiễn nhiên có một lý do mờ ám khác đó là VÌ TIỀN do mất nhân tính.
    Cũng không phải tranh luận dai dẵng phải trái với với những chủ truơng tội ác đã bĩ đào thãi như Nazy mà chính vì chống lại cộng sãn như chống Tội Ác, chống Ác mà mọi nguời phãi chống . Bỡi vì chống Ác là bổn phận cuả nguời Thiện . Ngày càng đông những nguời huớng Thiện, bảo vệ
    Thiện nên các luận điệu thiên Cộng tức thiên Ác cuả ông bạn có tên Liêm này càng không thể bỏ qua.
    Đó là một TIN MỪNG . Đó là một dấu hiệu LẠC QUAN cho tuơng lai đất nuớc Việt nam.

  7. Hoang Thang says:

    NH Liêm, tôi thương ông vì ông ngây ngô, nhẹ dạ, nếu là con gái ông phải đi nạo thai hàng tháng. Trong xã hội CSVN này thì bịa đặt, nói dối, vu cáo…. để bôi nhọ những chế độ đa đảng là nghĩa vụ của nhà cầm quyền và những kẻ bất lương khác. Họ còn muốn tống tiền. Khi có tiền thì như dân chúng bảo là những người da cam không được gì cả, chỉ có da đỏ là được.( có nghĩa là CS)

  8. Di Linh says:

    LÀM MỘT BỘ PHẬN trg CHIẾN DỊCH TUYÊN TRUYỀN CUẢ HÀ NỘI VÌ TIÈN ?

    Ben Stocking , The Associated Press viết :
    “Một bản tin nội bộ của tòa đại sứ Hoa Kỳ viết năm 2003 bị rò rĩ ra ngoài cho thấy sự cay đắng và ngờ vực của cả hai phía trong chuyện này.”
    “Những yêu sách về Chất Da cam của Việt Nam được “phóng đại vô lý và không dựa vào bất kỳ cơ sở khách quan nào,” bản tin nội bộ cho hay, gạt bỏ mối quan tâm của Việt Nam như là một
    “chiến dịch tuyên truyền” để buộc tội chính phủ Hoa Kỳ về phương diện đạo đức và hòng có được sự bồi thường tiền bạc.”
    “Bản tin nội bộ này, được lưu hành ở Hà Nội bởi một nhân viên tòa đại sứ, đã bị loại đi từ một hồ sơ dài hơn 100 trang mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã giao cho thông tấn xã The Associated Press
    khi hãng thông tấn này yêu cầu cung cấp tin tức cho họ dựa vào Đạo luật Tự do Tin tức (Freedom of Information Act) năm rồi. Những tài liệu này đã được hiệu đính cặn kẽ, cho thấy Hoa Kỳ đã
    rất hoài nghi về sự khẳng định của Việt Nam về Chất Da cam. ”
    Hai phiá Washington và Hànội không tin nhau.

    Tất cã nguời Việt tị nạn CSVN vốn là nạn nhân lừà đão cuả CSVN lại càng không tin Hànôi . Không tin Hà nộ mà vẫn làm một bộ phận trong Chiến dịch tuyên tryền cuả Hà nội ?
    Câu trả lời là : Có thể VÌ TIỀN . Dieu le sait !

  9. D.Nhật Lệ says:

    Thắc mắc làm gì Anh Nguyên ơi !
    Ông này có bệnh…bẩm sinh di truyền về huênh hoang khoác lác mà ?
    Chỉ có ai ngây thơ mới tin vào NHL.Chán trí…ngủ này qúa !

  10. Anh Nguyen says:

    Theo Ông Nguyễn Hữu Liêm là “hơn 35 năm trước đây – thuở tôi hay trèo lên cành mít để nhìn B-52 rải bom cách đó khoảng 10 dặm về phía Bắc trong vùng phi quân sự.”

    Ông cường điệu hay xạo hỡi Ông Liêm, làm sao Ông biết lúc nào B52 thả bom để Ông leo lên cây mít quan sát bom nổ cách Ông 20 cây số ( 10 miles).

Leave a Reply to Anh Nguyen