WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cái lon, chiếc nón & nùi giẻ rách

Cổ lai chính chiến kỷ nhân hồi? (Vương Hàn)

Bây giờ, trừ cái labtop, tôi rất ít để ý đến những vật dụng khác quanh mình. Sau tháng 4 năm 1975 – có lúc – tôi cũng không bận tâm đến bất cứ một thứ gì, ngoài cái lon Guigoz.

Tôi bắt đầu làm quen với nó vào mùa mưa năm 1975, trong trại cải tạo. Chịu đói là bài học đầu tiên mà chúng tôi được học, và đây cũng là bài học kéo dài suốt khóa.

Ở vào hoàn cảnh này mà vớ được mấy củ khoai đào sót, một con ếch chậm chân, một nắm rau rừng cấu vội, hay một vốc gạo thừa – vét được sau những lần tạp dịch dọn kho – mà có sẵn cái lon Guigoz bên mình thì tiện lắm. Cất dấu tang vật rất dễ, và chỉ cần rất ít nhiên liệu trong việc nấu nướng.

Hằng đêm chúng tôi đều được nghe giảng dậy về một cuộc sống mới không giai cấp, không còn cảnh người bóc lột người, mọi sản phẩm đều là của chung, làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu… Chúng tôi cũng được động viên cứ yên tâm học tập, không phải bận tâm gì về thân nhân hay gia quyến. Cả nước đang đi từ giai đoạn ăn no mặc ấm, sang ăn sang mặc đẹp. Còn cả thế giới thì đang chuẩn bị bước vào thế giới đại đồng.

Chúng tôi tiếp thu tốt, thảo luận tốt, viết thu hoạch tốt, nhất trí rất cao về tất cả mọi vấn đề. Sau đó – sau giờ học tập – mọi người lại lục đục mang tất cả những thứ “cải thiện” được trong ngày, bỏ vào lon Guigoz, lúi húi tìm một góc riêng đun nấu, để “sột sệt” cho đỡ đói.

Ảnh: Facebook.com/trac.lengoc

Ảnh: Facebook.com/trac.lengoc

Cái lon Guigoz đối với chúng tôi (những kẻ thuộc bên thua cuộc) không chỉ là một vật dụng thiết thân mà còn trở thành một kỷ vật, với những kỷ niệm rất buồn. Điều tôi không ngờ là nó cũng rất thân thiết, và cũng là một kỷ vật buồn (không kém) đối với những người thuộc bên thắng cuộc:

Nhớ thằng bạn cùng đơn vị xưa kia kể lại, bà mẹ của cậu ta cứ nắc nỏm ao ước tìm đâu ra một chiếc hộp sắt để đựng kim chỉ khâu hay đựng thuốc cảm cúm, nhức đầu… Tìm đâu ra vài chiếc bình, chiếc chai thật đẹp để tích lạc, đựng vừng phòng ngày mưa gió, lụt lội. Vừa khô ráo, vừa tiện lợi, bày biện chỗ nào cũng sáng cả một góc nhà. Bà mẹ tơ tưởng vậy thôi, chứ đang thời bom rơi đạn nổ, mọi người chỉ sống nhờ vào mấy chiếc tem đậu phụ, tem thịt, vào những viên gạch xếp hàng giữ chỗ thay người trước một xe bán  rau,  trước cửa hàng bán nước mắm mậu dịch…, bới đâu ra chiếc hộp, chiếc chai bà ưng ý?

Ấy vậy mà hôm tiễn thằng bạn tôi vào chiến trường, không hiểu bằng cách nào, bà mẹ đã tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz đặt vào một bên túi cóc của cậu con trai. Nhờ cái vỏ hộp sữa ấy – chống được ẩm mốc, mưa nắng – cái ba lô lính của thằng bạn tôi thực sự trở thành một cái chạn di động. Không gặp thì chớ, hễ gặp nhau y như rằng nó sẵn sàng khoản đãi tôi đủ thứ “cao lương mỹ vị”: thịt nai sấy khô, mắm ruốc cá, thịt cheo sào gừng, sả… Tất cả chứa trong chiếc hộp sữa Guigoz đó!

Bạn tôi hy sinh ở Bàu Bàng cuối năm 1969. Nhận được giấy báo tử người con trai đâu đó chín tháng hay một năm, bà mẹ ngã bệnh qua đời. Mãi hơn hai mươi năm sau, những đội viên Hội Chữ thập Đỏ phường Mã Mây mới tìm ra nơi chôn cất thằng bạn tôi. Họ kể lại, di vật của người hy sinh đã ẩm mục, rã rữa hết, chỉ còn tìm được chiếc vỏ hộp sữa Guigoz. Hôm đưa hài cốt bạn tôi về với bà mẹ cậu ta ở một khu phố cổ Hà Nội, người ta đã đặt chiếc vỏ hộp sữa bên cạnh bó hài cốt bạn tôi trước bàn thờ bà mẹ. Đủ lệ bộ ngay ngắn, họ mới thắp hương báo với bà con trai bà đã về. (“Nỗi Buồn Lâu Qua” – Tô Hoàng).

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Ngày trở về của chiếc nón cối thì ồn ào, và hoành tráng hơn nhiều:

Năm 1968, người lính trẻ Hoa Kỳ là John Wast, khi lục soát trận địa tìm vũ khí, tài liệu, bất chợt trông thấy một chiếc nón cối có vết đạn, vẽ hình con chim bồ câu. Anh ta buộc chiếc nón vô ba-lô, và khi hồi hương vào năm tháng sau đó, anh ta mang theo làm kỷ niệm chiến tranh và đặt trên cái giá sách trong phòng.

Có một cựu chiến binh làm công tác từ thiện đến gặp anh lính cũ và hỏi anh ta có muốn trả lại chiếc nón về nơi cũ chăng, bởi vì năm tháng qua đi, cũng chẳng còn khơi lại những đau thương nhức nhối nữa. Một phái đoàn có tên là “Đoàn phát triển kinh phí thiện nguyện tại Việt Nam” tìm ra gia đình anh bộ đội Bùi Đức Hùng, bị tử thương, nhưng hài cốt không bao giờ được thu hồi.

Vào ngày Thứ Ba, bốn cựu chiến binh Hoa Kỳ mang hoàn trả chiếc nón cối cho gia đình anh Hùng qua một nghi lễ tại một ngôi làng cách Hà Nội 70 cây số; với nghĩa cử đề cao nhu cầu hòa bình và hòa giải.

Ông Bùi Đức Dục, 52 tuổi, là cháu của liệt sĩ Hùng phát biểu, “Đây thật là giây phút thiêng liêng đối với gia quyến chúng tôi.”

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Ông Dục bật khóc khi chiến nón cối được mang đặt lên bàn thờ gia tộc, trước sự chiêm bái của những cựu chiến binh Hoa Kỳ, khoảng 100 dân làng và viên chức xã có mặt. Trong căn phòng cũng đặt một bức tượng ông Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo cuộc chiến tranh thắng lợi.

 Ông Dục ngỏ lời “Chúng tôi coi chiếc mũ này như chính một phần thân thể chú tôi, và sẽ bảo tồn nó để nhắc nhở cho thế hệ tiếp nối của gia tộc chúng tôi.”

Hơn ba triệu người Việt Nam đã chết trong chiến tranh qua thời gian Hoa Kỳ phải hành động để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản tại Đông Nam Á. Ông Wast, nay đã 67 tuổi, là người dân vùng Toledo, bang Ohio, chưa từng du lịch Việt Nam. Lời nói của ông ta đã ghi và phát lại qua buổi lễ cho biết rằng liệt sĩ Hùng đã chiến đấu thành thạo và ngoan cường… (“46 years on, Vietnamese helmet returned.” Tran Van Minh. AP. Trans Y.Y).

"Liệt sỹ" Nguyễn Chánh Nhường trở về sau 40 năm báo tử. Ảnh và chú thích: Lao Động

“Liệt sỹ” Nguyễn Chánh Nhường trở về sau 40 năm báo tử. Ảnh và chú thích: Lao Động

Trường hợp của ông Nguyễn Chánh Nhường thì hơi khác, theo bản tin (“Sau 40 năm, liệt sỹ trở về thành hộ nghèo”) của báo Lao Động, số ra ngày 1 tháng 2 năm 2015:

Một sự kiện hy hữu vừa diễn ra tại xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) khi ông Nguyễn Chánh Nhường, đã có giấy báo tử và được công nhận Liệt sỹ tròn 40 năm bỗng trở về trước sự ngỡ ngàng của người thân và bà con xóm giềng. Ông Nhường hiện trí nhớ suy giảm, sức khỏe yếu được chính quyền địa phương xếp vào diện hộ nghèo.

Vào ngày 10.4.2014, gia đình ông Nguyễn Chánh An, xóm 19 xã Quỳnh Lâm hết sức ngỡ ngàng khi thấy một người đàn ông ăn mặc rách rưới, dáng vẻ tiều tụy, khắc khổ xuất hiện trước cửa nhà. Sau phút định thần, gia đình ông An bàng hoàng nhận ra đây là ông Nguyễn Chánh Nhường, người anh em ruột của gia đình, đi bộ đội và được báo tử, truy điệu Liệt sỹ vào năm 1974, vừa tròn 40 năm.

Ông Nguyễn Chánh Nhường sinh năm 1949, quê quán xã Quỳnh Lâm, lớn lên theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông xung phong lên đường nhập ngũ. Sau một thời gian bặt tin tức, vào năm 1974, cả gia đình ông chết lặng khi nhận được giấy báo tử của đơn vị gửi về, thông báo ông đã hi sinh ngày 6.4.1973. Địa phương và các tổ chức đoàn thể đến thăm hỏi, động viên gia đình và tổ chức lễ truy điệu. Gia đình ông được phát bằng Tổ quốc ghi công số DE 145, được lưu giữ trang trọng tại nhà ông anh cả Nguyễn Chánh Nghiệm…

Bà Bùi Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm cho biết: “Sau khi nghe tin có ông Nhường trở về, chúng tôi đã thành lập đoàn xác minh thông tin. Kết quả cho thấy người trở về chính là ông Nguyễn Chánh Nhường, đã được công nhận Liệt sỹ cách đây 40 năm. Ông Nhường không có giấy tờ gì, trí nhớ cũng không còn minh mẫn, ngay cả nói cũng không mạch lạc…

Bà Hường nói:“Chúng tôi chưa thăm, tặng quà ông Nhường, nhưng đã có kế hoạch tặng quà và đề xuất UBND huyện tặng quà cho ông trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi. Đây là một trường hợp hết sức hi hữu, mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xem xét giải quyết chế độ phù hợp cho một người đã từng đi bộ đội, tham gia chiến đấu và được công nhận là Liệt sỹ.”

Ông Nhường trở về ngày 18 tháng 3 năm 2014, gần một năm sau (hôm 1 tháng 2 năm 2015) bà Phó Chủ Tịch UBND xã Quỳnh Lâm tuy vẫn chưa đến thăm nhưng đã có “kế hoạch” và “đề xuất UBND huyện tặng quà” rồi. Chả biết “đề xuất” này có được chấp thuận hay không nhưng (“tiếng chào cao hơn mâm cỗ”) thế cũng qúi hoá lắm rồi.

Nếu ông Nguyễn Chánh Nhường đi luôn, và chỉ có cái lon Guigoz hay chiếc nón cối trở về (thôi) thì việc tiếp đón – chắc chắn – sẽ long trọng và đình đám hơn nhiều. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Đã đi chinh chiến mà còn (ráng) trở về làm chi nữa, cho nó thêm rách việc!

9 Phản hồi cho “Cái lon, chiếc nón & nùi giẻ rách”

  1. Nguyễn Văn says:

    Bà Hường, phó chủ tịch ủy xã chưa tới thăm, cũng chưa dám tặng quà mà chỉ đề xuất lên huyện đợi…tặng quà. Nhưng bà cũng không biết có được chấp thuận hay không, bà nói: “thế cũng quí hóa lắm rồi”“Chúng tôi chưa thăm, tặng quà ông Nhường, nhưng đã có kế hoạch tặng quà và đề xuất UBND huyện tặng quà cho ông trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.” Vậy đó! Bà không dám đối diện chào mừng người sống trở về, không dám thăm, không dám quyết định mà phải báo cáo lên cấp cao. Có còn gì cay đắng hơn?

    Đúng là trở về làm gì cho rách việc nhà nước như tác giả nói. Nhưng người ta có chết đâu mà không cho trở về? Thật là đắng cay cho thân phận chiến sĩ “bộ đội cụ Hồ”. Sống thì bị tuyên truyền để phục vụ quyền lợi bác và đảng để bác và đảng bán nước phục vụ quyền lợi ngoại bang; điều này chính Lê Duẩn đã xác nhận sau khi chiếm được Miền Nam Việt Nam: “Ta đánh đây là đánh cho Trung Quốc và Liên Xô“. Có phải sự hy sinh của các anh chỉ để cho đảng để đảng thêm vững mạnh tiếp tục đưa dân tộc vào vòng nô lệ? Nó có thật quý báu, có được đền bù hay đã bị đảng lợi dụng và các anh vô tình tiếp tay tận diệt giống nòi? Còn sống, chết, hay mất tích, thì chỉ một tờ giấy báo tử hay vài lời ban khen để chứng nhận là đủ để phủi đi tất cả máu xương của người bộ đội. Cái nón cối của người chết quay trở về còn có giá trị trăm ngàn lần tấm thân người bộ đội còn sống, nó có giá trị để tuyên truyền; còn người sống trở về, nó có còn giá trị để lợi dụng hay gây khó và là một gánh nặng cho đảng? Nhìn sự tiếp nhận cái nón cối và anh bộ đội Nhường, anh còn sống trở về, hoặc nếu là liệt sĩ như bao liệt sĩ khác… Cứ nhìn đảng tiếp nhận và trả ơn các liệt sĩ Gạc Mạ thì đủ hiểu, nó hoành tráng hay vô thừa nhận là vậy.

    Tác giả viết: “Cái lon Guigoz đối với chúng tôi (những kẻ thuộc bên thua cuộc) không chỉ là một vật dụng thiết thân mà còn trở thành một kỷ vật, với những kỷ niệm rất buồn. Điều tôi không ngờ là nó cũng rất thân thiết, và cũng là một kỷ vật buồn (không kém) đối với những người thuộc bên thắng cuộc…”
    Bên thua thì bị gọi là “kẻ”; bên thắng thì được làm “người”, cứ như bên thua là kẻ phạm tội còn bên thắng là anh hùng chánh nghĩa. Cũng đáng buồn.

    nv

  2. tonydo says:

    Ơ…cái ông nhà văn nhớn này kể cũng lạ!
    Văn chương nổi như thế, ai ai cũng nghe tiếng. Lại còn là một sĩ quan quân đội hào hùng, luôn mang bên mình bốn chữ; Tổ Quốc, Danh Dự.

    Thiếu gì đề tài để viết, thiếu gì người để chụp. Đàn anh nhà văn có súng bên hông lại mang một chiến binh cùng máu mủ, mất trí, gầy tong teo, bệnh hoạn ra giễu?

    Ừ, bảo rằng thì là theo lời ông Dũng copy của Trần Bình Minh; “cố sống làm người tử tế” ở Việt Nam ta thì còn hiểu được. “Vì ở cái xứ đó nó khó quá”.

    Thế nhưng trên mảnh đất văn minh, dẫn đầu thế giới về Dân Chủ-Nhân Quyền, nhưng “làm người tử tế qủa cũng không dễ”.
    Buồn cho cái tài của người khác!

  3. Tudo.com says:

    Trích: (Ông Nhường trở về ngày 18 tháng 3 năm 2014, gần một năm sau (hôm 1 tháng 2 năm 2015) bà Phó Chủ Tịch UBND xã Quỳnh Lâm tuy vẫn chưa đến thăm nhưng đã có “kế hoạch” và “đề xuất UBND huyện tặng quà” rồi. Chả biết “đề xuất” này có được chấp thuận hay không nhưng (“tiếng chào cao hơn mâm cỗ”) thế cũng qúi hoá lắm rồi.)

    Tội nghiệp ông Nhường vì trí nhớ không “ổn” nên ông ấy về lộn. . .chổ!
    Chứ nếu còn bình thường, ông ấy sẽ về đúng nơi đúng chốn như mấy anh. . .”Đù”, và đã gởi quà chiến lợi phẩm ngược về từ xứ sở của bọn “xâm lược” rồi chứ đâu phải làm bận tâm bà Phó chủ tịt phải lên hết “kế hoạch” nầy rồi “đề xuất” nọ.

    Nhưng không sao, “còn người còn của”, một ngày nào đó “bác” sẽ mời cơm thân mật và sẵn dịp đó bác sẽ “hạ huyết tâm”. . . Tặng quà cho ông Nhường cũng không muộn mà.

    Tưởng tượng tới cảnh đó mà cảm động muốn rơi. . .”cái đứt” luôn, phải không mấy anh. . .”Đù”?

    • tonydo says:

      Dạ thưa đàn anh, đúng ạ!
      Giày dép còn có số, huống hồ con người.

      Tuy nhiên, đời sống có được bao nhiêu.
      Nếu phải “giễu” xin đàn anh giễu những thằng lớn ăn hại, cõng vợ, địu con bỏ đàn em đằng sau khói lửa, tụt quần chạy trước.

      Sao lại giễu cái thằng lính mất trí, khốn khổ, ốm tong, ốm teo, người chẳng ra người?
      Ông nhà văn nhớn họ Tưởng muốn “giễu”:
      (Lính Ma, lính kiểng, hay đơn vị trưởng lãnh lương thay chúng nó?)

      Người có học, có tư cách, khi viết, ngoài khối óc to đùng, cần phải có cái Tim nữa.
      Em Đù chúc sức khỏe đàn anh Tudo.com!

      • Tudo.com says:

        Cũng dạ thưa khổ quá. . .thủ trưởng ơi!
        Đồng ý ông Nhường là nhân vật chính trong bài, nhưng tôi thấy phần tôi trích của ông Tiến, cũng như ý của tôi là “giễu” cái. . .đễu của Bác và Đảng kia mà. Đọc lại đi.
        Còn chuyện mấy thằng “thua” bỏ chạy mà đi chế giễu nó là mình hèn giống chúng nó sao?
        Giễu là phải . . . Dgiiễễu những thằng chiến thắng “anh hùng” mà. . .Hèn hạ trả thù kẻ thua cuộc, bỏ đói những kẻ té ngựa trong tù cải tạo cho đến chết!

        Giễu là giễu cái Thằng sách động dân tộc chém giết nhau với chiêu bài giải phóng miền Nam, nhưng thật sự nó là tên Việt gian bán nước để mà làm vua, thật sự nó xúi đám lâu la đàn em vào để cướp của dân lành, thật sự “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”.

        Giễu là giễu cái tên Thái thú đầu đàn rưng rưng nước mắt, rồi rung rung mở miệng ra nói, tui thật “không ngờ” được bầu làm. . . Thằng Ba Trợn.

        Nói tóm lại tui cũng là dân chơi “bạc giả” như lời thầy Cường nói, nhưng chơi là chơi với những tên. . .”Láo” vừa kể ở trên chớ nhất định không. . .hèn với ông Nhường là nạn nhân của những thằng “thắng cuộc” đâu!

        Không tin hả?
        Hỏi sư Lão Ngoan Đồng, ông ấy sẽ giảng Moral cho nghe mà. . .phê luôn.

        Chúc khoẻ nhiều để thấy quê hương chìm đắm vào những cơn mê mới trong những ngày tới.

      • noileo says:

        Tonydo: ” Sao lại giễu cái thằng lính mất trí, khốn khổ, ốm tong, ốm teo, người chẳng ra người?

        Tonydo lại tuyên truyền xuyên tạc như đám trí thức cộng sản lao động Tàu đẻ chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyện nghề làm chứng gian

        Đưa lên báo chí hình ảnh, câu chuyện của người Do thái trong trại tập trung của Đức quốc xã, là giễu cợt người Do thái à?

        Đưa lên báo chí câu chuyện người phụ nữ VN, dưới chế độ cộng sản Hồ chí Minh tội ác, đi biểu tình ủng hộ dân chủ tự do nhân quyền, bị bọn cong an Hồ chí Minh & bọn công an cs Lê thanh Hải bắt giam, nhục hình, xúc phạm thân thể, là giễu cợt người phụ nữ à?

        Viết, đưa lên báo chí hình ảnh, câu chuyện của người Do thái trong trại tập trung của Đức quốc xã, là có ý chia sẻ, bênh vực nạn nhân, tố cáo & lên án tội ác diệt chủng, không phải là giễu cợt nạn nhân.

        Viết, phổ biến câu chuyện người lính cộng sản Nguyễn Chánh Nhường là có ý chia sẻ, bênh vực nạn nhân, tố cáo & lên án thái độ độc ác, bất nhân, bất nghĩa, đạo đức giả của cộng sản, không phải là giễu cợt nạn nhân.

        Với cái mũ vô tri giác của người lính đã chết, thì bọn cộng sản bày đặt đón rước cúng bái linh đình, với người lính, con người thật còn sống, đã từng hy sinh cho cộng sản thì bọn cộng sản tội ác bỏ bê lạnh nhat.

  4. tt says:

    Nhìn hình “liệt sĩ” Nguyễn Chánh Nhường sau 40 năm chiến đấu trở về giống như môt thây ma, và hình ông Nguyễn Phú Trọng ( tự lật lọng) nay là tổng bí thư đảng ( không biết ông chiến đấu được bao nhiêu năm cho tổ quốc) thì người dân thường cũng thấy ” KHÁC BIỆT ĐẾN THẾ LÀ CÙNG” !!!
    Người mưu mô, lật lọng như bác thì đứng đầu một nước, còn người phải nghe theo lệnh của đảng đi vào chỗ chết, khi trở về đói nghèo cùng cực mà lại còn mất trí nhớ !

  5. Austin Pham says:

    Mấy mươi năm qua gia đình nhờ vào cái bằng liệt sĩ để mần ăn. Ai ngờ ông Nhường lại trở về bình an, chỉ đứt sợi dây…nhớ. Thiệt là số trời. Phải chi ổng còn minh mẫn thì chắc đã nhờ Nguyễn Phương Hùng hay Nguyễn Ngọc Lập xỏ đôi dép râu về làng rồi. Đụng chuyện mới thấy, đâu phải ai cũng được dùng cơm thân mật với “bác” chớ. Thôi, để tui-bên thua cuộc chúc người anh em của phe thắng bạc sớm lãnh được “quà” từ…má thằng Huy. Có…chết liền!

  6. Quang Phan says:

    ( Tóm tắt) Cựu đại tá Bùi Tín : Sỹ quan phi công Hoa Kỳ bị bắt, họ còn mang theo cả thư, ảnh vợ con, bố mẹ nhận được trước đó vài hôm từ Mỹ gửi sang Thái Lan hay Hạm đội 7. Họ chiến đấu ở xa hàng ngàn dặm mà mối quan hệ tình cảm được đều đặn.

    Quân nhân của chế độ Cộng sản miền Bắc nước ta chiến đấu trên đất nước mình mà cứ như bị tha hương, đến một tinh cầu nào xa lạ, không một lá thư nào, một hình ảnh nào.

    Bao nhiêu bà mẹ, ông bố, người vợ đêm nằm thương nhớ khôn nguôi người con, người chồng yêu quý của mình, thế rồi chỉ còn có cách nuốt nước mắt vào lòng, cầu Trời khấn Phật cho người thân «biệt vô tăm tích» của mình sống sót trở về.

    Các ông cha bà mẹ, người vợ ấy càng chua xót, đau đớn vì cái tỷ lệ sống sót trở về ngày càng hiếm hoi, «sinh Bắc tử Nam» đã thành số phận gần như thiên định, do cuộc chiến ở miền Nam hết sức ác liệt.
    Nếu như đảng CS Việt Nam để cho quân nhân mình được phép liên lạc với gia đình, tổ chức ngành bưu điện quân sự tỏa rộng vào các chiến trường, theo tôi nghĩ, bộ mặt cuộc chiến đã khác hẳn. Nếu như thư từ thông suốt, các trận đánh thua tơi bời, chết và bị thương như ngả rạ, người bị thương không được cứu chữa, người chết chôn vội rồi đơn vị di chuyển, nếu như cả xã hội được thông tin từ chiến trận, biết rõ những thất bại chồng chất khi ấy thì hậu phương sẽ không cho phép đảng đem con em mình vào lò thiêu sống như thế. Ở Hoa Kỳ khi các trận đánh qua màn TV đi vào phòng ngủ người dân, số tử vong lính Mỹ lên đến 50 ngàn trong 5 năm là toàn xã hội lên tiếng đòi chấm dứt chiến tranh.

    Thời gian «biệt vô tăm tích» người thân của mỗi gia đình một khác, có khi 2, 3 năm, có khi 5, 6 năm, nhiều khi trên 10 năm, tùy chiến trưòng Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ, hay chiến trường Lào, Miên. Không ai biết rõ con em mình ở nơi nào. Rất hiếm khi có những tin tức của bạn bè, đồng hương bị thương trở ra, được biết là người thân ở Khu 5 hay Nam Bộ, hay Tây Nguyên, còn sống, vắn tắt, sơ sài thế thôi. Những quân nhân tử trận được báo tử rất chậm, chậm 1 năm được coi là bình thường, có khi chậm đến 2, 3 năm, do các đơn vị di chuyển sâu, sổ sách luộm thuộm mất mát, các đơn vị chia ra, nhập vào, thay phiên hiệu, cán bộ tử thương. Vì lẽ ấy mà đến nay QĐND miền Bắc có đến 300 ngàn trường hợp quân nhân mất tích, không biết bị tử trận ngày nào, ở đâu.

    Có thể nói chính sách «biệt vô tăm tích» là quốc sách rất thâm và cực kỳ độc ác, phi nhân có tính toán của đảng CS trong thời chiến.

Leave a Reply to Quang Phan