WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Làm chó cũng khó

 

Vi nhân nan.
Khổng Tử
Nguyễn Đình Thi qua đời cũng đã khá lâu. Những câu thơ của ông trước lúc lìa trần, tuy thế, vẫn cứ còn vương vất “chút” mùi vị “đắng cay” trong lòng người đọc:

Anh chắt cuộc đời anh chắt mãi
Chút ngọt bùi chút đắng cay
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình…
Thôi,xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Vâng, nghĩa tử là nghĩa tận. Ai mà không có những lỗi lầm và (đôi lần) dối lừa khoác lác: “Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Đảng!”

Đảng vốn rất đa nghi và rất hẹp hòi nên chưa bao giờ đánh giá nhà văn/nhà thơ (nói riêng) và cả giới trí thức (nói chung) cao qúi thế đâu. Họ chỉ được xem như đám gia nô, hay tử tế (và khi cao hứng) lắm thì là đám con cháu trong nhài. Khối kẻ cũng chỉ mong được thế:

Bà Hồng Ngát. Ảnh giadinh.net

Bà Hồng Ngát. Ảnh giadinh.net

Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, nhà biên kịch, nguyên là lãnh đạo quản lý ngành điện ảnh VN, Giám đốc HondaFilm, tác giả tứ thơ Trái Mùa “Cây đổ lâu rồi, gió vẫn reo”, tác giả kịch bản phim truyện Canh Bạc…, trong 1 cuộc phỏng vấn của phóng viên Evan Williams đài truyền hình ABC bên Úc (lúc đó Hồng Ngát còn đương chức Cục phó Cục Điện ảnh VN), đã nêu bật một quan niệm chính quy về tương quan dân-đảng là: “Con cái không chê cha mẹ khó…” (cho nên không được hỗn hào phản biện?!)

Trương Ngọc Ninh, nhạc sĩ, tác giả Lời Ru Chia Đôi và Biển Khát, Phó Giám đốc sở VH-TT Hà Nội, vẫn thường xuyên lặp lại trong các hội nghị về văn hóa câu châm ngôn hải đăng của Bộ VH-TT (tiền thân của TT-TT): “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!”

Bà Tôn Nữ Thị Ninh

Bà Tôn Nữ Thị Ninh

Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của VN tại Liên hiệp Châu Âu (EU), Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ba Đình, Ủy viên TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, rằng: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.
(Đinh Tấn Lực. “Mối Tương Quan Mất Dậy” – Dân Luận 24/10/2009).

Bẩy năm sau, độc giả báo Tuổi Trẻ (số ra ngày 3 tháng 10 năm 2016) lại có dịp xem qua về “mối tương quan mất dậy” trong việc việc xin (cho) đại học được tự chủ:

Mới đây, trong hội nghị về tự chủ ĐH, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính – chủ tịch hội đồng quản trị của trường ĐH tư đầu tiên ở VN- đã dùng hình ảnh về quản trị gia đình thông qua câu chuyện mẹ – con để nói vế vấn đề này.
GS.TSKH Hoàng Xuân Sính nói ví von: con gái đến tuổi trưởng thành, người mẹ muốn dạy con biết quán xuyến việc nhà nên giao phần chi tiêu cơm nước cho con.

Mẹ cho con quyết định mọi thứ, chỉ có yêu cầu duy nhất: dinh dưỡng đảm bảo cho cả già lẫn trẻ. Cũng việc ấy, nhưng người mẹ khác đòi hỏi khắt khe, can thiệp vào việc của con, chắc chắn con trẻ sẽ khó khăn.

Mẹ muốn con quán xuyến thì phải chia sẻ kinh nghiệm, hạn chế áp đặt…

Dù đã có 14 trường ĐH được thí điểm hoạt động theo hướng tự chủ nhưng tự chủ ĐH vẫn còn xa vời vợi ở phía trước.

TS Hoàng Xuân Sính

TS Hoàng Xuân Sính. Ảnh Việt Dũng

Ở một xứ sở mà nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng, thánh thất, và cả những viện mồ côi hay viện phong cùi mà những viện đại học lại “xin được tự chủ” thì đây rõ ràng là một sự cầu xin có hơi … quá đáng, nếu chưa muốn nói quá quắt!

Giới truyền thông, xem ra, có vẻ thực tiễn hơn nhiều. Không ai dám ước mơ đến những chuyện “còn xa vời vợi” như thế. Dù thỉnh thoảng vẫn bị đôi xử vô cùng thô bạo nhưng phần lớn những người làm báo quốc doanh vẫn bằng lòng và cam chịu với hoàn cảnh, cùng thân phận của mình – theo như cách nói ví von (“Nghề Phóng Viên Là Phải Như Con Chó  Ấy”) của nhà báo Như Phong:

Cựu TBT Nguyễn Như Phong. Ảnh Dân Việt

Cựu TBT Nguyễn Như Phong. Ảnh Dân Việt

Sau hơn 35 năm làm báo, tôi càng ngẫm, càng thấy sao mà chí lý thế.

Trở lại chuyện ví nhà báo với con chó, thì trước hết phải nói đến những phẩm chất cao quý của con chó.

Trong các loài vật, có lẽ không có loài nào gắn bó với con người hơn con chó.

Chó trung thành với chủ, gần như tuyệt đối.

Chó tôn thờ chủ, yêu chủ bằng một tình cảm trong sáng, vô tư không bao giờ có tính hai mặt.

Chó biết vui cùng chủ và cũng biết buồn cùng chủ.

Đã có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động rơi nước mắt về những chú chó nhịn đói ngồi chết bên mộ chủ; những chú chó lăn xả vào hiểm nguy để cứu chủ; những chú chó sẵn sàng tấn công lại kẻ địch để bảo vệ chủ. Và những chú chó sẵn sàng chờ đợi chủ về ngày này qua tháng khác ở một sân ga, hay một bến tàu. Rồi chó giúp đỡ những người tàn tật trong cuộc sống thường ngày, kể cả chuyện đi chợ cho chủ, đưa chủ đi chơi…

Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về.

Thế mới có câu “khuyển mã chi tình” và câu “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”.

Điều không may là “chủ” của Nguyễn Như Phong không những đã “nghèo” mà còn “khó” nữa. Báo Người Việt, số ra ngày 3 tháng 10 năm 2016, vừa (ái ngại) loan tin:

Không chỉ giới truyền thông chính thống mà ngay cả công chúng cũng sửng sốt khi ông Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập PetroTimes, bị cách chức và tờ báo điện tử này bị đình bản trong ba tháng.

PetroTimes là báo điện tử của tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN). Còn ông Phong từng là đại tá công an, phó tổng biên tập tờ Công An Nhân Dân được PVN mời về làm tổng biên tập khi PVN có giấy phép xuất bản báo điện tử.

Tuy thuộc PVN, một tập đoàn nhà nước, song dưới sự điều hành của một cựu đại tá công an, PetroTimes đã tự lãnh nhận vai trò “xung kích trên mặt trận truyền thông,” cùng các tờ Nhân Dân (của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN), Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân “tả xung hữu đột” để bảo vệ chính quyền CSVN.

PetroTimes là tờ báo duy nhất tự hạch toán (tự thu chi, không ngửa tay nhận ngân sách để duy trì hoạt động như Nhân Dân Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân) nhưng luôn luôn tiên phong trong việc chỉ trích, bôi nhọ các cá nhân, các hoạt động đòi tự do, dân chủ và cũng vì vậy mà mức độ chỉ trích PetroTimes trên mạng xã hội còn lớn hơn những cơ quan truyền thông “ăn cơm chúa, múa tối ngày.”

Mức độ “trâng tráo, nhâng nháo” của PetroTimes được xem là lên tới đỉnh khi tháng 6 vừa qua, nhân “Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam,” PetroTimes giới thiệu bài “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” của ông Nguyễn Như Phong. Trong bài viết này, ông Phong khuyến cáo các đồng nghiệp bắt chước chó (trung thành, tôn thờ, yêu, vui buồn cùng chủ, bảo vệ chủ) vì “chó khôn nhờ chủ, nhà báo giỏi cũng nhờ chủ!”

Dẫu liên tục “đăng ký lập trường” theo kiểu như thế nhưng ngày 3 tháng 10 vừa qua, ông Phong vẫn bị cách chức, thu hồi thẻ nhà báo (một kiểu giấy phép hành nghề). PetroTimes thì bị tạm đình bản trong ba tháng.

Trong thông báo chính thức về sự kiện gây ngỡ ngàng ấy, Bộ Thông tin – Truyền thông của chính quyền Việt Nam cho biết lý do là vì PetroTimes có “sai phạm trong hoạt động báo chí” và cơ quan chủ quản đề nghị như vậy.

Vi nhân nan. Làm người quả khó, đã đành; làm chó (ở nước ta) xem ra cũng không dễ dàng chi!

© Tưởng Năng Tiến

15 Phản hồi cho “Làm chó cũng khó”

  1. Lên Đời says:

    Lên Xuống viết : “Cái hãnh diện và đáng phục là những kẻ xuống chó thấy càng ngày mình càng người hơn, càng Thiện Mỹ hơn.”
    Ậy, Ngô Đình Diệm lên ngôi cao, nhưng gốc là chó săn tam đại việt gian nên không thể gột rửa sạch được bản chất “chó đẻ”. Nên đã bị TT Kennedy nguyền rủa là “bọn chó đẻ” (Đánh nguyên hàng chữ này trên google là sẽ ra bài này).
    Nhưng từ vị trí lên voi, Ngô Đình Diệm rơi xuống vị trí “chó đẻ” (Chữ của TT Kennedy). Xong lại còn chui tọt vô săng với thảm cảnh ô nhục ngàn đời (Chữ của Conchiênchienđẻ Nguyễn Văn Lục : TT Ngô Đình Diệm bị chết một cách thảm hại, ô nhục) :
    Hai tay bị trói giật cánh khủy ra sau như một tên tôi phạm kinh tởm, thân thể bị đâm nhiều nhát lê một cách tàn bạo, do bởi đã hành ác tạo nhiều qủa xấu, đầu máu chảy ròng ròng gục vào một cái chậu sắt, như để cho giòng máu phản quốc, hại dân, nô lệ phịa thần quyền khỏi lênh láng?
    Cái chết của chúng rõ ràng là cái chết của những tên hành ác, đền những tôi lỗi của chính bàn tay mình đã gây ra.
    Nhưng chó đẻ là ở chỗ này : Bọn Conchiênchienđẻ tàn dư, nay lại dựng lại những xấu xa của những con chó Diệm Nhu, bất chấp những sự thật đã trưng dẫn, bất chấp những cảnh cáo của siêu nhiên, (Tượng chúa lừa của chúng đã bị ông Giời VN đốt ra tro,đã nhiều lần trưng dẫn) và vẫn ngoan cố bôi bác những sự kiện bi tráng, đẹp đẽ của dân tộc.
    Đọc giả hãy tìm đọc bài : “Nước Bại Theo Một Người” của tác giả Hồ Sỹ Khuê, một mưu sĩ của Ngô Đình Nhu. Để thấy từ đang “khỏe mạnh bỗng chuyển sang từ trần” của chế độ nhà Ngô như thế nào?
    Và bài :”Mùa Phật Đản Đẫm Máu” của T/S Sử Vũ Ngự Chiêu. Đọc kỹ 2 tài liệu này, đọc giả sẽ hiểu vì sao MTGPMN lớn mạnh, vì sao lại có vụ chống đối của Phật Giáo với chế đô.
    Trong đó tác giả đã cho thấy, trước năm 1963 CS miền Bắc đã không hề lợi dung được Phật Giáo và Phật Tử. Những biến động và khuynh loát chỉ xẩy ra, sau những chính sách, đối sách ngu đần của Diệm và nhu với tình hình chung của Miên Nam.
    Càng đọc càng ngậm ngùi, càng căm ghét những liếng láo, ngoan cố ngu dốt của bọn “Chó Đẻ” tàn dư trên cái diễn đàn này.
    Người đời thuờng mỉa mai, hay nói : “Theo Voi hít bã mía” : Tức là dở đuôi Voi lên, rồi gục mặt vào đít nó mà hít bã mía. làm sao mà tìm được bã mía tàn dư? Chỉ còn có xú uế của loài Voi.
    Bọn conchiênchienđẻ Tàn dư trên diễn đàn này : Ca tụng Diệm, Nhu đề được: “Theo Nhu hít sái nhất”???!!!
    Thiệt lờ : “thởm hợi”. Tạm dịch : Thật là thảm hại.

  2. Nguyễn Kim Nên says:

    Cụ Phan Khôi đã từng viết bài “Cỏ cộng sản”. Cụ nói :”Cỏ cộng sản có nơi gọi là cỏ bù xít, có nơi còn gọi là cỏ chó đẻ”. Thì người ta cũng gọi cán bộ văn nô cs, dư luận viên cs (công khai hay lén lút du kích) là thứ bù xít, thứ chó đẻ, người không ra người . Hahahah !

  3. tt says:

    Ông Nguyễn Như Phong ví von “Nghề Phóng Viên Là Phải Như Con Chó ” nhưng ông Phòng lại là con chó của Nguyễn Tấn Dũng, thời Nguyễn Tấn Dũng còn làm thủ tướng ông Phong đã bênh vực ông Dũng và chửi rủa những người đã kích ông Dũng trong đó có Nguyện Phú Trọng, nay ông Dũng bị Trọng chờ về vườn nên Nguyễn Phú Trọng ( tự lật lọng) đã cho ông Phong nghỉ việc để trả mối thù cũ!

  4. Lan says:

    Cha mẹ Phong lúc sinh ra Phong phần chắc cũng mong Phong lớn lên làm người (tử tế). Nhưng Phong lại chỉ muốn làm chó. Phong thật là khiêm tốn quá sức! (Còn bác nhà báo TNT này không biết bỏ cái hình chị Thị Ninh vào làm chi, hại nhau quá, nhìn thấy ớn thịt mỡ.)

  5. Tudo.com says:

    Từ xưa ông bà mình có câu “làm người khó làm chó dễ”.
    Bây giờ ông nhà báo Như Phong than “làm chó xhcn cũng khó” làm cho mọi người hơi. . .”bức xúc”.

    Nhưng theo tôi nghĩ thì ông cựu đại uý công an Như Phong nầy chọn không đúng. . .nghiệp dzụ.

    Nếu ông ấy chuyển qua nghề. . .dư luận viên thì chẵn những không bị coi, bị đuổi như. . . chó mà còn lên lương lên chức nữa là khác.
    Bằng cớ là nhiều cựu sĩ quan. . .đặc công, bộ đội trên online rình rình coi ai. . . tè vô mặt đảng và nhà nước ta là nhào ra. . . sủa đỡ ngăn chận, thậm chí nhăn răng. . .táp tới tấp làm “kẻ xấu” kéo quần lên không kịp kk.

    Nghề rình rập để bảo vệ đảng đã vậy, nhưng đôi khi còn hả họng sủa thêm “Hồ chủ tịt muôn năm! Trọng Lú muôn năm. . .không cần lãnh overtime!

    Thử hỏi làm sao mà bị đối xử như. . .chó cho được?

    • Kẻ Xấu says:

      Trời đất! Không phải chó mà Sủa với Táp cả overtime không lương nữa?
      Cha nội Tudo nầy chửi kiểu nầy mấy em DLV là sao hả mồm đây?

    • tonydo says:

      Thưa:
      Em tuổi Chó, quan bác bảo em là Chó thì đúng quá rồi còn cãi vào đâu?
      Cái đáng qúi của quan bác ở chỗ:

      Khi người ta lên Voi, người ta to, ai cũng thấy.
      Nhưng khi xuống Chó, lại Chó cút, Chó đói, nằm bẹp xuống đất, mấy ai nhìn.

      Bố nó! Thời nào, người ta cũng rứa, bác ạ!
      Kính!

      • BUILAN says:

        “Khôn 3 năm dại 1 giờ , “tự nhiên đưa cái đầu ra đở đạn K59 !
        Đọc ít hiểu nhiêu ” bao nhiêu khôn cộng dồn thanh dại “!
        Tự thú vụng về !!

      • Lên xuống says:

        Cái hãnh diện và đáng phục là những kẻ xuống chó thấy càng ngày mình càng người hơn, càng Thiện Mỹ hơn.
        Trong khi đó kẻ lên voi cs càng ngày càng bộc lộ mình loại chó đẻ hơn chó má.
        Đời chó đẻ thành ra chó má là ở chổ rứa!

      • tonydo says:

        Kính bác BUILAN!
        Thưa, đàn anh vẫn khoẻ.
        Thật thà là cha qủy quái. Mình đần, cứ có sao nói vậy, may ra Trời lại thương, đàn anh nhỉ?
        Kính đại huynh!

  6. Ý NGÀN says:

    KHÁI NIỆM CHÓ TRONG TIẾNG VIỆT

    Khái niệm chó trong tiếng Việt rất phong phú. Có khi nó giưa nguyên là danh từ. Có khí nó chỉ nói lên một tính chất hay thuộc tính nào đó của chó. Nói chung khi nói đến chó, người ta thường nghĩ đến các đặc điểm như : trung thành, hùa bầy, ăn tạp, sủa càn, cắn càn, đối khi bị nhiễm bệnh độc thì thành chó dại.

    Nói chung chó thì không thể so với người. Vì người là nhân văn còn chó là loài vật. Người mà giống chó thì không còn người nữa. Còn chó mà giống người là điều không bao giờ có. Bởi vậy đức trung thành đối với chủ đó không phải đức của người mà là đức của chó. Vì con người chỉ trung thành với điều đúng, với sự thật, với chân lý, với ý nghĩa đạo đức, không phải trung thành vô điều kiện hoặc mù quáng như kiểu con chó. Bởi sự khác nhau là con người có lý trí nhận thức, còn chó chỉ có thói quen bản năng.

    Ngay cả từ đời xưa, loại hiểu biết mà không có đạo đức, chuyên nói càn nói bậy, chuyên ăn nói bịp bợm và ngụy biện người ta gọi là thứ “khuyển nho”, tức loại trí thức nhà Nho như kiểu chó. Ở phương Tây ý niệm khuyển Nho cũng được hiểu tương tự mà người ở đó họ gọi bằng danh từ hay tính từ cynique, tức kiểu khuyển ưng, là tầm thường, thấp kém, xấu xa và bậy bạ.

    Nói chung lại, trong tiếng Việt, từ ngữ “chó” không bao giờ tốt. Nghĩa bóng nói nói lên các hạng người bất chất điều tốt mà chỉ làm điều xấu vì miếng cơm manh áo, được sử dụng trong các chỉ định từ như chó săn, chó má, chó đẻ, chó hùa, chó dại v.v… Nên nói khác, khái niệm “chó” là chỉ loài vật mà không phải chỉ loài người. Bởi ý nghĩa và giá trị cao nhất của con người chính là đầu óc mà không phải thân xác.

    Con người tiêu biểu nhất là con người có hiểu biết, tức có nhận thức độc lập hay suy nghĩ độc lập tức tư duy độc lập. Bởi có như thế mới luôn phân biệt được giữa cái đúng và cái sai, mới tự do tự giác theo cái đúng mà không phải cái sai, mà có đầu óc tự chủ độc lập thì mới đích thực là con người tự do độc lập thật sự. Và nếu xã hội mà mọi người đều hiểu biết và tự do độc lập thật sự, đó mới là xã hội nhân văn, phát triển, tiến bộ, tốt đẹp thật sự. Bởi vì không còn kiểu chó bầy hay chó bị xích lại để chỉ cụp đuôi và ngoan ngoãn bị dắt theo chủ trong bất cứ trường hợp nào. Khái niệm tự do dân chủ chỉ thật sự có với loài người mà không thể nào có với loài chó nói chung là như thế. Bởi chỉ con người đúng nghĩa mới hiểu được ý nghĩa và ích lợi của điều này còn loài sinh vật như chó thì chẳng khi nào có thể hiểu được.

    TRÍ NGÀN
    (10/10/16)

  7. says:

    “20 tuổi mà không biết yêu Chủ nghĩa Xã hội là không có trái tim,
    Đến 40 tuổi mà không nhận ra được Xã hội Chũ nghĩa là không có cái đầu”.
    Câu này nghe chí lý. Dường như ông Nguyễn như Phong là con chó độ tuần 60 tuổi mới nhận ra Xã hội Chủ nghĩa thì con chó này hơi chậm khôn ngoan. Dẫu sao, cựu đại tá công an cũng che đậy sự thông minh là chuyện bình thường. Mong rằng ông phải nhìn ra đâu là chính nghĩa, đâu thật sự là dân tộc. Tệ hại hơn, XHCNVN có những con chó khoác lát như Tông nữ thị Ninh, đến giờ phút này vẫn còn hung hăn như con chó dại sủa văng cả nước dãi ” Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”. Một đất nước nghèo lạc hậu, một kẻ nhược tiểu hung hăng dạy cường quốc số 1 thế giới khi họ muốn hỏi về nhân quyền. Hóa ra lòi cái vô lương tri vô giáo dục của mình. Nến nói dạy con cái trong nhà ai lại nói trừng trị con cái như một tay đồ tể, du đảng đầu đường khu xóm.
    Hóa ra, XHCNVN chẳng có nhân quyền. Nói cách khác, nhân quyền là từ dị ứng đối với XHCNVN.
    Có lẽ bà Tôn nữ thị Ninh quên rằng khi có hàng xóm cướp nhà chúng tôi, chúng tôi tự xử hàng xóm khốn kiếp gian tham ấy. Hàng xóm khác không được xen vào. Vì vậy Việt Nam không kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế là vậy? Không lẽ, từ lãnh đạo đến cán bộ quân cán đảng viên toàn là những con chó của Trung quốc? Hay cả bọn toàn là loại người không có đầu óc khi đến tuổi 40?

  8. Hòa says:

    Làm người đã khó, nhưng làm chó như ông Phong cũng không dễ, vậy ông Phong thật sự là con gì? con cộng sản?

Leave a Reply to Lan