WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xây đường sắt cao tốc hay đánh bạc?

Tầu cao tốc. Ảnh photo.com

Đường sắt cao tốc (ĐSCT) là chủ đề “hot” nhất trong những ngày qua, có lẽ chỉ tạm bị xoán ngôi khi World Cup Nam Phi khai mạc. Người ta bàn về nó từ  trong nước tới nước ngoài, từ thường dân tới đại biểu quốc hội, từ báo lề phải tới lề trái, người chống, kẻ ủng hộ… thôi thì, cả ngàn ý kiến. Đây là một dự án với số tiền 56 tỉ đô la, tương đương với hơn 50% tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam hiện nay. Nhiều người dự tính rằng, trong quá trình thực hiện, trượt giá cộng với các khoản “chi phí phát sinh”, dự án có thể lên tới 100 tỉ Mỹ kim.

Tôi đã định không viết gì về ĐSCT. Đơn giản, vì đã có hàng chục bài báo của các cây bút lão luyện rồi, mình có bàn thêm nữa, cũng bằng thừa,. Nhưng nghe mấy ông đại biểu quốc hội phát biểu, bỗng thấy “khó ở” trong người, nên viết vài dòng.

Câu chuyện IQ

Phóng viên Vietnamnet, trong một bài báo liên quan tới những ý kiến của các đại biểu Quốc hội (QH) bàn thảo xung quang việc xây hay không xây ĐSCT, với nhan đề “Các nước có IQ cao đều làm đường sắt cao tốc“, đã làm cho không ít người giật thót mình bởi phát biểu của một ông đại biểu QH.

Ông nghị TTC: "Các nước có IQ cao đều làm ĐSCT". Ảnh VNN

Ông Trần Tiến Cảnh, đại biểu Hà Nam nói: “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm… Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây”.

Chỉ số thông minh, hay còn gọi là IQ (intelligence quotient) do một nhà Tâm lý học người Pháp đưa ra lần đầu vào năm 1905, dùng để định lượng sự thông minh của trẻ em. Sau này, người ta có rất nhiều test IQ dùng cho tất cả mọi người, bất kỳ ai muốn, đều có thể tự kiểm tra mức độ thông minh của mình.

IQ trên 148 là loại rất cao, tức rất thông minh; từ 133- 148 là cao, 117- 132 vào loại khá, 84- 116 là trung bình, tử 83 trở xuống bị coi là thấp, còn dưới 70 bị cho là đần.v.v. Chỉ số thông minh của mỗi người cũng thay đổi theo độ tuổi. Mỗi dân tộc, tất nhiên,  có chỉ số thông minh khác nhau nhưng chưa có một thống kê cụ thể nào cho biết, những dân tộc nào có IQ cao nhất và càng chẳng có chuyện liên hệ giữa IQ và đường sắt cao tốc.

Với Việt Nam, chuyện thông minh (hơn người) lại càng tù mù. Người ta luôn rao giảng cho học sinh  trong các trường học rằng, dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh, nhưng không ai có thể lý giải được, tại sao trong 4000 năm, dân tộc ta không phát minh ra được cái gì, chỉ bắt chước cũng không xong? Tại sao ta vừa thông minh vừa cần cù lại nghèo khổ?

Trở lại chuyện ĐSCT, trên thế giới, số nước có tầu cao tốc, chạy với tốc độ 300 km/ giờ như Việt Nam đang dự định xây dựng, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Rất nhiều nước ở châu Âu, vừa có khả năng kỹ thuật, vừa có tiền, nhưng họ vẫn không xây ĐSCT. Ngược lại, đường sắt thường của họ chằng chịt như màng nhện và có thể chạy tới tốc độ 160- 200 km/ giờ, ngoài ra hệ thống giao thông đường bộ, metro, auoto bus và các dịch vụ chuyên chở công cộng khác đều rất phát triển.

Vậy phải chăng IQ của họ thấp, thưa ông nghị tỉnh Hà Nam? Ở đây không phải chuyện IQ cao hay “lùn” mà người tính tới hiệu quả kinh tế. ĐSCT thuộc loại đầu tư lớn, đắt tiền, giá vé gần tương đương với hàng không giá rẻ, không phải là loại hình giao thông phục vụ cho đại bộ phận dân chúng, không phải ai cũng cần tới nó, nhất là khi mỗi gia đình ở châu Âu đều có 1 vài cái ô tô riêng, đi đâu xa hơn thì trèo lên máy bay.

Cứ theo “lý thuyết” của ông nghị Hà Nam thì Ba Lan, nơi tôi sống gần 20 năm nay cũng thuộc vào loại IQ “lùn” vì không có ĐSCT, dù nước này đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho nhân loại như nhà soạn nhạc Chopin, nhà toán học và thiên văn học Copernik, nhà vật lý và hóa học Marie Curie, hay những nhân vật chính trị lỗi lạc trong lịch sử cận đại, Lech Walesa, Giáo hoàng Joan Paul II.v.v.

Chừng ấy năm ở châu Âu tôi cũng chưa một lần bước chân lên tầu hỏa cao tốc. Có lần, khi sang Pháp, chúng tôi đã định đi, nhưng nghĩ, cả nhóm cùng đi ô tô vừa rẻ lại tiện hơn, chơi, thăm quan được nhiều chỗ, thích đâu nghỉ đó. Có lẽ mình cũng thuộc loại IQ “lùn” chăng?

Chuyện “trẻ em đi học” hay “bà mẹ đi làm” bằng đường sắt cao tốc như ông nghị nọ nói là chuyện ngây ngô, ngớ ngẩn mà người ta cần phải xét tới IQ của chính người phát ngôn. Trẻ em ở các nước tiên tiến, có bao nhiêu phương tiện rẻ và cực kỳ tiện lợi để đi học như tầu điện, ô tô bus, metro, xe của trường (School bus) hoặc đi bộ (nếu gần) hay bố mẹ đưa đón bằng xe hơi riêng, điên gì lại nhẩy lên ĐSCT? Chắc ông nghị (nghe nói đã ra nước ngoài) không biết rằng, tầu cao tốc chạy liền một mạch vài trăm cây số mới đỗ một lần, trong khi trẻ em đến trường, chỉ một vài cây số?

Riêng chuyện “quyết tâm chính trị” có lẽ là “đặc sản” của Việt Nam và mấy nước độc tài mà người viết chẳng thiết bàn. Nó cũng giống như chuyện “đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”, sặc mùi duy ý chí của một nhóm người dường như bị văng ra khỏi vòng quay của nhân loại trong sự phát triển.

Và những con cua trong lỗ

Vẫn tiếp tục câu chuyện “nên làm” và “phải làm”, phó Thủ tướng (PTT) thường trực chính phủ, cựu bộ trưởng Tài chính, ông Nguyễn Sinh Hùng đã thuyết phục các đại biểu quốc hội bằng cách đưa ra một loạt các con số về thu nhập quốc dân của Việt Nam trong vài chục năm tới.

Ông phó thủ tướng nói: “Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm nay ước đạt 106 tỷ USD. Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay“.

Người Việt, có lẽ ai cũng mong đất nước ngày một phát triển, đời sống nhân dân ngày một một ấm no và đều mong rằng những con số của ông PTT là chính xác. Cá nhân tôi, còn có một ước mong khác, thôi thì, mình chưa đi tầu cao tốc ở châu Âu, nay mai về Việt Nam đi luôn thể! Nhưng chắc chắn nhiều người không khỏi hoài nghi  khi “lời vàng ý ngọc” của ông PTT khác hẳn với dự đoán không mấy lạc quan của Ngân hàng Thế giới (WB)  trước đó.

Cuối năm 2008, WB dự đoán rằng, dù phát triển khá nhanh, nền kinh tế Việt Nam mất 95 năm nữa mới bằng Thái Lan, 51 năm để bắt kịp Indonesia và mất gần 2 thế kỉ mới có thể sánh vai với Singapore.

Việc ông phó Thủ tướng đếm “cua trong lỗ” trước quốc hội một cách “ngon ăn” như vậy, không biết ông đã tính toán “hết nhẽ” hay chưa? Hay đây chỉ là một cách phù phép những con số để thuyết phục các ông nghị vốn đã quen gật hơn là lắc.

Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao có nhiều việc nhỏ hơn mà đáng ra phải làm cho tốt trước khi tính chuyện xây những dự án lớn như: Giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, phố xá thành sông sau một trận mưa, làm sao để dân khỏi bị cắt điện luân phiên giữa mùa hè nóng nực, xây những cây cầu nhỏ để trẻ em khỏi phải đu dây tới trường, làm sao để chấm dứt tình trạng chìm đò chết thảm khi các em đi học, các bà mẹ đi làm, hay tăng vận tốc tầu hỏa hiện nay vân vân và vân vân.

Tại sao cái nhỏ, cái dễ làm chưa xong mà muốn xây ngay cái lớn, cái khó? Câu trả lời có thể có nhiều. Nhưng nói như một người bạn tôi, một tay có máu mặt trong giới làm ăn ở Hà Nội hiện nay thì, “làm quan thời nay mà không nghĩ ra dự án thì đừng làm quan nữa”. Vì dự án là ăn chia, là lại quả, là phần trăm.v.v. Anh bạn cho biết, “10% bây giờ lạc hậu rồi, chúng nó chia nhau 30%”, rồi còn rơi chỗ nọ, vãi chỗ kia, “có chưa tới 70% là thực sự được đầu tư thôi”!

Thảo nào mà người ta giầu lên nhanh thế, quan chức ai nấy đều khư khư giữ lấy ghế, rồi những tin đồn mua chức nọ, chức kia hết bao nhiêu tỉ. Hóa ra buôn quan, bán chức là thứ buôn bán lãi nhất!

56 tỉ mà tính theo tỉ lệ ăn – chia kia, thì ai mà chẳng muốn làm. Không phải ngẫu nhiên mà những quan chức cấp cao chính phủ và những quan chức ở các địa phương nơi có ĐSCT đi qua lại thể hiện quyết tâm cao đến thế.

Chưa có nước nào trên thế giới dám quyết một dự án lớn tới hơn 50% tổng thu nhập quốc dân, nhất là từ nguồn vốn vay, vì như thế khác nào đánh bạc, nhưng ĐCS Việt Nam dám làm điều đó.

Họ đang đem sinh mệnh đất nước ra để đánh một canh bạc lớn. Canh bạc mà bao giờ họ cũng thắng, chỉ có nhân dân có thể thua.

Cứ nghĩ tới các em nhỏ con cái nông dân, trong đó có em bé đang đu dây đi học kia, ngày mai sẽ là chủ nhân của món nợ kếch xù, dù không biết có bao giờ đủ tiền để trèo lên cái tầu cao tốc đó hay không, lòng tôi bỗng thắt lại.

Warsaw, 13/6/2010

© Mạc Việt Hồng

© Đàn Chim Việt

35 Phản hồi cho “Xây đường sắt cao tốc hay đánh bạc?”

  1. ky nguyen says:

    “nối vòng tay lớn”

    Việt Nam chúng ta đang đi qua những mốc son lịch sử của dân tộc mình.

    Âm hưởng của đêm nhạc “Hòa giải Yêu thương” đã đưa chúng ta trở về với niềm vui của 35 năm trước, cả dân tộc “nối vòng tay lớn”, cả giang sơn thống nhất “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay” và “biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh”.

    Những khúc ca hùng tráng “Điều còn mãi” giữa Mùa Thu Tháng Tám vừa thức dậy trong ký ức mỗi người Việt Nam Ngày Độc lập của 65 năm trước, từ đó “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.

    Sắc màu rực rỡ của đất trời và phố phường Hà Nội những ngày này cũng đang hướng con tim của 80 triệu người con giòng giống Lạc Hồng từ nhiều miền đất nước và nhiều phương trời xa trên trái đất về ngày Đại Lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thu hút sự quan tâm của thế giới về một dân tộc với bề dày 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước và đang xây dựng, tô điểm cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn.

    Sự phân cách giữa đông đảo nhân dân với một số quan chức chưa làm tròn vai trò “đầy tớ nhân dân”.

    Sống trong niềm tự hào đó, đứng trong ánh vinh quang này, mọi người Việt Nam không thể không nhìn thấy bao chông gai, thử thách đang ở phía trước, không thể không biết đất nước ta đang ở bậc thang phát triển nào ở khu vực này, trên thế giới này.

    Nước ta chưa vượt ra khỏi danh sách những nước đang phát triển, nền kinh tế vẫn ở vị trí khá thấp trong bảng xếp hạng quốc tế. Việt Nam lại là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề và phải sẵn sàng đối phó với mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

    Thế giới quanh ta cũng đầy những bất ổn. Biển Đông ẩn chứa những cơn sóng ngầm và sự toàn vẹn bờ cõi nước ta chưa bao giờ hết những mối đe dọa. Các lò lửa chiến tranh vẫn âm ĩ cháy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn diễn ra ở Đông Á, Nam Á và đặc biệt ở Trung Cận Đông. Một số quốc gia lớn nhỏ vẫn cố sống cố chết để có trong tay những vũ khí giết người hàng loạt. Các siêu cường còn chất đầy kho hàng ngàn quả bom nguyên tử và khinh khí, đang đua nhau phát triển các loại máy bay tên lửa hiện đại nhất…

    - Bài hát “Nối vòng tay lớn” được phổ biến rộng rãi ở miền Nam trong phong trào HSSV năm 1960.

    - Khoảng 3g chiều 30-4-1975, trên Đài phát thanh Sài Gòn đột nhiên có tiếng của Trịnh Công Sơn: “Tôi là Trịnh Công Sơn…”, rồi cất tiếng hát bài Nối vòng tay lớn.

    Chừng nào sự nghi ngờ và lòng hận thù giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo không được xóa bỏ thì nhân loại chưa thoát khỏi mối đe dọa của gây cấn, chiến tranh và hủy diệt.

    Sống trong một thế giới như vậy, “Hòa giải và Yêu thương” giữa con người và con người, giữa các tín ngưỡng gia và các quốc gia đã trở thành thông điệp khẩn thiết. Đó cũng là thông điệp mang tính sống còn cho mỗi dân tộc, mỗi đất nước chậm phát triển đang hướng đến một nền kinh tế, một xã hội phát triển và văn minh, trong đó có Việt Nam.

    Riêng đối với Việt Nam chúng ta, cuộc chiến tranh 30 năm đã để lại những hệ lụy, không chỉ với vật chất, mà cả về tinh thần không dễ dàng hàn gắn. Tâm lý mặc cảm hoặc ngược lại là thành kiến còn tồn đọng trong một số bộ phận dân tộc, ở trong và ngoài nước.

    Mối bất hòa giữa các tôn giáo tín ngưỡng nặng nề ở một số quốc gia trên thế giới cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến nước ta. Và cả những bất đồng giữa các quyền lợi cục bộ giữa một số bộ phận với quốc gia có nguồn gốc từ thời quá khứ.

    Sự khác nhau trong nhận thức và quan điểm về đường lối phát triển và hội nhập đất nước trong các cấp. Sự phân cách giữa đông đảo nhân dân với một số quan chức chưa làm tròn vai trò “đầy tớ nhân dân”.

    Những bất hòa, bất đồng và trái ngược đó ảnh hưởng to lớn đến ước mong xây dựng một xã hội lành mạnh, hài hòa và văn minh, cản trở lớn sự nghiệp phát triển đất nước sớm tiến gần với các nước khác trong khu vực và thế giới.

    Hy vọng, những tồn đọng nói trên sẽ dần dần được hóa giải trong tinh thần “Hòa giải và Yêu thương”:

    “Giòng máu nối con tim đồng loại

    Dựng tình người trong ngày mới

    Thành phố nối thôn xa vời vợi

    Người chết nối linh thiêng vào đời

    Và nụ cười nối trên môi”

    để đất nước thân yêu sớm thực sự là một nước Việt Nam Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ và Giàu mạnh.

  2. Lê văn Ty says:

    Vũ Thiện Tâm (17/06/2010 at 11:05 pm) says:
    “Xây ĐSCT xong thì người dân đen bán nhà, bán đất, bán ruộng đi mua vé ‘cao tốc’. Những nhà lãnh đạo của XHCN VN ‘óc toàn bùn’ nên mới nghĩ đến những công trình ‘văn minh, hiện đại’ để bòn rút của công”.
    Không dám “những nhà lãnh đạo của XHCNVN toàn bùn” đâu!
    “Óc toàn bùn” là đám người Việt hải ngoại về VN du lịch mua vé tàu cao tốc, gởi tiền về cho thân nhân mua vé tàu cao tốc… Nên tàu cao tốc rồi đây sẽ sống mãi trong sự nghiệp của con cháu Chú Hồ! Để coi óc ai bùn hơn ai?

  3. Vũ Thiện Tâm says:

    Xây ĐSCT xong thì người dân đen bán nhà, bán đất, bán ruộng đi mua vé ‘cao tốc’. Những nhà lãnh đạo của XHCN VN ‘óc toàn bùn’ nên mới nghĩ đến những công trình ‘văn minh, hiện đại’ để bòn rút của công.
    Một tổ chức ‘tráo bài ba lá’ đang đánh lừa người dân đen bằng những công trình xây dựng mà trình độ của ngưòi dân chưa thấy được. Đất nước ta ba đời sau sẽ khổ. Đúng là thời mạt vận.

  4. vu says:

    Dung day, cai nay do BCTCSVN duyet roi, dua ra chinh phu va quoc hoi la tro he lua dao du luan trong nuoc va the gioi thoi, ma dac biet lua ca ong Nhat bon, chuyen nay thi nuoc VN con lac chau hong bi dat coc de di vay tien cho bon no an tieu roi.

  5. xitin says:

    Cac bac oi, cac bac khoi can phai ban tam gi den Quoc Hoi “bam nut” cho xay DSCT. hom thang 4 vua roi toi da thay anh du kich Nguyen Tan Dung xuong Long Thanh de lam le khoi cong – dong tho xay dung roi. bay gio thi “van da dong thuyen roi” can gi phai cho den QH nua … nguoi ta dang lam cong truong am am len kia …
    Neu khong muon xay nua thi cu di kiem thang du kich NTD ma danh bo me no di …

  6. KENNY says:

    DỰ ÁN CHĨ LÀ THỦ ĐOẠN RÚT TIỀN NUÔI VÀ BẢO VỆ ĐÃNG

    Các Dự Án lớn nhỏ từ trung uơng đến các tỉnh thành đều do BCT /CSVN đề xuớng. Mặt trái các Dự Án (kể cã Dự Án Bauxit )là mục đích ” RÚT TIỀN NUÔI VÀ BẢO VỆ ĐÃNG “. Với ngân quỹ kếch sù hàng răm tỹ đôla , Đãng CSVN tha hồ thuê muớn côn đồ , tiếp máu công an trấn áp các phong trào dân chủ tiến bộ để tồn tại hàng trăm năm nưã !.
    Hàng ngũ trí thức , tim óc cuả nhân dân hãy mau chóng giác ngô và phối hợp quân đội sớm giãi quyết tình trang nguy ngập cuả đất nuớc hiện nay. Không còn cách nào khác.

  7. yeunuoc says:

    Điện còn không có cho nhân dân sử dụng, thế mà còn mơ tàu cao tốc, chắc bắt 86 triệu dân bện dây thừng để kéo tàu cho oai phong. họ quen kiểu “đem bèo hoa dâu lên vũ trụ của Phạm Tuân năm 1980″ để nghiên cứu và lãng quên luôn, mà cũng không biết là tốn kém đến chừng nào. Tay nghị xôi thịt “Hà lam” kia cứ nghĩ là thế giới cho không kiểu như Phạm Tuân leo lên tàu vũ trụ không mất xu nào, và “tôi đề nghị xây”, hỏi tay nghị đó là bản thân ông có xây được một cái chuồng lợn kiểu châu Âu hay không và hót như con vẹt bị cúm H5N1 kia.

Leave a Reply to Vũ Thiện Tâm