WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sắc lệnh di trú của Donald Trump bị đánh tơi tả

The Huffington Post 02/06/2017 02:06 pm

Thạch Đạt Lang lược dịch

donald-trump

Một nhóm người bao gồm các cựu viên chức cao cấp trong chính phủ, gần 100 chủ tịch các tập đoàn công nghệ (Techs CEO) cùng nhiều chính quyền tiểu bang đã liên kết với nhau tạo thành một mặt trận hợp pháp để chống lại sắc lệnh di trú của tổng thống Donald Trump. Họ giải thích rằng sắc lệnh đó làm nguy hại nền an ninh quốc gia và hủy diệt kinh tế.

Bản điều trần mới nhất do bà cựu ngoại trưởng Madeline Albright (thời tổng thống Bill Clinton) và John Kerry cùng đứng tên với hàng trăm cựu nhân viên an ninh quốc gia đã được nộp cho tòa phúc thẩm khu vực 9 (9th Circuit Court), yêu cầu tái xem xét sắc lệnh.

Trong bản điều trần này họ bày tỏ sự ủng hộ phán quyết của một chánh án liên bang ở Seattle, giới hạn lệnh cấm hoàn toàn người nhập cư của Donald Trump ở Syria cũng như hoãn sự nhập cảnh người của 6 nước khác là Somali, Soudan, Yemen, Libya, Iraq, Iran trong 90 ngày cho dù những người này có Visa hoặc thẻ thường trú (green card) trước đó. Phán quyết của chánh án James Robart ở Seatlle cho phép những người đã có visa hoặc thẻ thường trú được tiếp tục vào Mỹ

Bản điều trần nói rõ ràng rằng sắc lệnh về nhập cảnh vào nước Mỹ gây ra nguy hiểm cho các sở tình báo , các đơn vị của quân đội Mỹ đóng quân ở các nước bị cấm trong danh sách, sắc lệnh đó phá hủy những hoạt động chống khủng bố và ngoại giao, gây ra sự xa cách, lạnh nhạt của người Mỹ gốc Hồi giáo, những người có thể giúp đỡ Mỹ trong việc xác minh những kẻ cuồng tín. Nó cũng tác động, gây ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề nhân đạo, làm thiệt hại nền kinh tế của Mỹ. Hơn thế nữa nó còn được diễn giải rằng Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh với Hồi Giáo, từ đó ISIL và các tổ chức khủng bố cực đoan khác sẽ dễ dàng tuyển mộ thêm chiến binh.

Lá thư điều trần được đồng ký tên bởi những cựu viên chức chính quyền như Leon Panetta, cựu bộ trưởng quốc phòng, Janet Napolitano, cựu bộ trưởng nội an, cựu gián đốc CIA Michael Hayden, cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice…

Theo sau bản điều trần là một lá thư ủng hộ của gần 100 lãnh đạo các công ty lớn có ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Mỹ như Apple, Facebook, Google, Netflix, Twitter und Microsoft… được gửi đến tòa phúc thẩm số 9 chủ nhật tuần trước.

Thư này viết rằng: -Trong số những thương gia, chính trị gia hàng đầu, nghệ sĩ nổi tiếng, những nhà hảo tâm…có rất nhiều di dân. Kinh nghiệm và năng lượng của những người đến mảnh đất này để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ và con cháu – Một giấc mơ Mỹ – đã đan, dệt thành một nền tảng chính trị, kinh tế cho quốc gia.

Sắc lệnh di dân vừa được ký đã gây ra nhiều khó khăn, trở ngại, tốn kém hơn cho các doanh nghiệp để tuyển mộ, thuê mướn hay giữ lại những cộng tác viên giỏi nhất, hậu quả là công nhân Mỹ và nền kinh tế sẽ bị thiệt hại.

Bản điều trần cùng với lá thư của các doanh nghiệp còn nhận được sự ủng hộ bởi một khiếu nại của tiểu bang Washington, sau đó tiểu bang Minesota cũng nhập cuọc vào thứ sáu vừa qua. Tất cả những cố gắng này đã đưa đến một chiến thắng bước đầu, sắc lệnh di dân của Trump bị tạm hoãn trên toàn quốc, chờ xét xử, đánh giá lại.

Hawaii sau đó cũng tham gia vụ kiện cùng với 2 tiểu bang khác nhưng nộp đơn riêng, khiếu nại về lệnh cấm nhập cư một vài tiếng đồng hồ trước khi sắc lệnh của Trump bị đình hoãn trên khắp nước. Tham gia sự khiếu nại lệnh cấm, Hawaii muốn bảo vệ quyền lợi thiết thực đặc biệt của tiểu bang.

Đơn khiếu nại của Hawaii nói rõ rằng Hawaii là một quốc đảo, kinh tế của tiểu bang lệ thuộc nặng nề vào du lịch. Sắc lệnh giới hạn nhập cảnh của Donald Trump sẽ tác động, gây thiệt hại ngay lập tức kinh tế của tiểu bang. Giao thông giữa các hòn đảo cũng như cư dân Hawaii hoàn toàn trông cậy vào đường hàng không để đi và về.

Những tiểu bang khác cũng đang cân nhắc việc chống lại lệnh cấm nhập cư trước khi tòa số 9 bắt đầu xét xử. Một liên minh gồm 15 tiểu bang, dẫn đầu bởi New York và quận Columbia (Columbia District), Liên Minh Dân Sự Tự Do Mỹ, Korematsu Center, một tổ chức phi lợi nhuận đã yêu cầu tòa án hiểu rằng lịch sử và gốc rễ của sự phân biệt đối xử là nhắm vào các chủng tộc thiểu số.

Tòa phúc thẩm số 9 đã bác bỏ đòi hỏi của bộ tư pháp yêu cầu phải áp dụng lệnh cấm trở lại tức khắc. Tuy nhiên tòa án sẽ sớm có quyết định đóng băng sắc lệnh đó hay không, trong lúc các tiểu bang có thể tiếp tục kháng cáo ở các tòa sơ thẩm (District Court).

Trong một trường hợp riêng biệt khác ở miền Đông, một liên minh 4 tiểu bang, thường được gọi là Commonweaths Virginia gồm có Kentucky, Massachusetts, Pennsylvania và Virginia đã yêu cầu một chánh án liên bang bắt buộc Trump cùng các viên chức cao cấp của chính quyền, sở quan thuế và kiểm soát biên giới phải cho biết lý do, tại sao họ không bị bắt giữ khi vi phạm, không tuân theo án lệnh của tòa là cho phép các luật sư được quyền xem xét hồ sơ của những thường trú nhân hợp pháp bị bắt giữ tại phi trường quốc tế Dulles như là hậu quả của lệnh cấm nhập cư.

Đầu tuần này, thượng viện tiểu bang California đã thông qua một quyết định, lên án sắc lệnh nhập cư, cho rằng sắc lệnh này đã bôi nhọ giá trị của người Mỹ, tạo điều kiện cho sự sợ hãi, làm mất đi bản năng sinh tồn của con người.

Song song với diễn tiến của phiên tòa chống lại sắc lệnh nhập cư của Donald Trump, nhiều chủ nhân các tập đoàn kinh doanh lớn như Starbucks, Goldman Sachs, Ford, Netflix, Airbnb, Lyft und Nike cùng với nhiều nhân vật, vận động viên nổi tiếng cũng lên tiếng phản đối sắc lệnh này.

Sau hai tuần lễ ban hành, sắc lệnh di trú giới hạn nhập cư công dân 7 nước Hồi giáo của tân tổng thống Donald Trump đã gặp một sự chống đối dữ dội trên toàn nước Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Hậu quả của sắc lệnh này ra sao, có thiệt hại về kinh tế, an ninh của Mỹ không? Sắc lệnh có bị vô hiệu hóa hay sẽ có hiệu lực trở lại vẫn còn đang chờ phán quyết của tòa án.

Tuy nhiên điều trước mắt cho thấy rõ là tình hình chính trị của nước Mỹ trong những ngày sắp tới chắc chắn sẽ không yên ổn, xã hội sẽ bị chia rẽ nặng nề.

Thạch Đạt Lang

15 Phản hồi cho “Sắc lệnh di trú của Donald Trump bị đánh tơi tả”

  1. Hoạn Lợn says:

    Mỹ đổi chính sách đ/v di dân tỵ nạn, khó khăn hơn trước, họ cũng cắt giảm trợ cấp vì nay nợ công của chính phủ quá cao
    Quốc hội Mỹ đang soạn thảo luật hạn chế di dân xuống còn 50% (hiện là 500 ngàn người), họ nói là để giữ việc làm cho ngưởi Mỹ không bị cạnh tranh, họ bảo vệ quyền lợi cho người Mỹ
    Nay cảnh sát bắt nhiều người di dân lậu và đang tiến hành trục xuất
    Tình hình khó khăn cho người di dân, tỵ nạn, thiểu số, người Việt cũng sẽ bị ảnh hưởng vì họ sẽ giới hạn việc bảo lãnh
    Biểu tình chống đối, chỉ trích cũng vô ích, người mình nên theo dõi tình hình để ứng phó

  2. Thien La says:

    Bai` viet’ nay` khong^ khoi? na*m`ngoai` khoi^’ media ,Wall street ma`Vo* chong^ `Clinton mua chuoc^ba*ng` tien^`.Trump tha*ng’ cu*? la` dieu` ma` ong ^ ta cung~ cong^ nhan^ la` ngoai` su*c’ tuo*ng? tuo*ng.

Leave a Reply to Hoạn Lợn