WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam ở vị trí nào trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ?

Đây là lần đầu tiên bà Clinton đến Việt Nam với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, để tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, thảo luận các vấn đề song phương giữa hai nước cũng như tham dự lễ kỷ niệm mười lăm năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam ông Phạm Gia Khiêm tại Hà Nội ngày 22/7/2010.

Nhân dịp này, chúng tôi xin điểm qua một số sự kiện có liên quan đến quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ, để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về vị trí của Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ cũng như ở khu vực Đông Nam Á.

Quan hệ Việt – Mỹ sau chiến tranh

Quan hệ Việt – Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975 đã bị đóng băng trong thời gian gần hai mươi năm. Trong thời gian đó, Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Đó là vào thời điểm năm 1977, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, có nhiều bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam.

Có lẽ do lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, nên Mỹ đã thay đổi thái độ cũng như quan điểm đối với Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Ông Andrew Young, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ đã nói rõ lập trường của Mỹ đối với Việt Nam hồi đầu năm 1977 như sau: “Chúng tôi xem Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam hùng mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ.”

Tháng 3 năm 1977, Hoa Kỳ đã nới lỏng lệnh cấm vận đối với Việt Nam như, cho phép tàu bè và máy bay của các nước khác chở hàng sang Việt Nam được phép ghé các cảng và sân bay của Hoa Kỳ để tiếp nhiên liệu. Cũng trong thời gian này, Hoa Kỳ đã cho phép công dân Mỹ đến thăm Việt Nam.

Song song với việc nới lỏng lệnh cấm vận, phía Mỹ cũng đã cử ông Leonard Woodcock, là đặc phái viên của Tổng thống Jimmy Carter cùng các thành viên, trong đó có Thượng nghị sĩ Mansfield, đến thăm Việt Nam. Và Hoa Kỳ cũng đã không còn chống đối Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc và cam kết sẽ chấm dứt lệnh cấm vận thương mại một khi quan hệ ngoại giao được thiết lập.

Phía Việt Nam cũng có dấu hiệu cho thấy hai nước sớm bình thường hóa, chẳng hạn như chương trình phát thanh của Đài Phát thanh Hà Nội lúc đó cũng cho thấy, Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị cho người dân trong việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã hứa sẽ cung cấp thêm các chi tiết về người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).

Việt Nam bỏ lỡ cơ hội

Sau chuyến thăm Việt Nam của ông Woodcock, hai nước đã có cuộc đàm phán đầu tiên hồi tháng 5 năm 1977 tại Paris. Thế nhưng, có lẽ do quá say sưa với chiến thắng đế quốc Mỹ nên Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Tin tức cho biết, một trong những trở ngại lớn trong vòng đàm phán đầu tiên đó là, Việt Nam đưa ra điều kiện bồi thường chiến tranh làm điều kiện bang giao với Hoa Kỳ.

Trong khi đó, ở trong nước, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu áp đảo để ngăn chính phủ không cho đàm phán liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ hay bất kỳ việc thanh toán nào cho Việt Nam. Những lần bỏ phiếu kế tiếp của Quốc hội cũng đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ hình thức viện trợ nào cho Việt Nam và thậm chí chống đối cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại.

Một anh xe ôm ngồi đọc báo trước một cửa hàng sách ở SG với áp phích quảng cáo cho tập hồi ký của cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton hôm 26/1/2007. AFP PHOTO / HOANG DINH NAM

Phía Việt Nam vẫn không thay đổi quan điểm, mặc dù có thay đổi trong cách gọi tên, như không yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh, mà muốn Hoa Kỳ phải đóng góp để hàn gắn vết thương và tái thiết đất nước sau chiến tranh, với số tiền là 3,2 tỷ đô la, theo ông Trần Quang Cơ, viên chức ngoại giao Việt Nam cho biết.

Vòng đàm phán tiếp theo ở Paris hồi tháng 6 năm 1977 đã diễn ra trong bầu không khí ảm đạm và đi vào bế tắc vì vấn đề viện trợ. Phía Hoa Kỳ nói rằng, do gặp khó khăn về vấn đề pháp lý, như Quốc hội Mỹ kiên quyết không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, nên phía Mỹ không thể thực hiện điều đó.

Phái đoàn Hoa Kỳ đã hứa sẽ thực hiện việc viện trợ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thế nhưng phía Việt Nam vẫn không chấp nhận. Và đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc các vòng đàm phán kế tiếp giữa hai nước không đi đến kết quả.

Vòng đàm phán thứ ba được tổ chức hồi tháng 12 cùng năm, thế nhưng hai bên vẫn không đạt được các thỏa hiệp.

Các nguyên nhân khác

Ngoài vấn đề bồi thường chiến tranh, các nguyên nhân khác cũng đã làm cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước trở nên khó khăn hơn, như vấn đề tù nhân chiến tranh và người Mỹ mất tích khi làm nhiệm vụ (POW và MIA) là các vấn đề nhạy cảm về chính trị.

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng, đó là quan điểm khác nhau của các viên chức Hoa Kỳ trong vấn đề Việt Nam và Trung Quốc đã thay đổi sau ba vòng đàm phán. Trong khi ông Cyrus Vance, Ngoại trưởng Hoa Kỳ thời bấy giờ, cùng lúc muốn Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước Việt -Trung, thì ông Zbigniew Brzezinski, Cố vấn An ninh Quốc gia, chỉ tập trung vào Liên Xô cũ, tức là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để gây áp lực với Liên Xô.

Do ba vòng đàm phán đều thất bại, cũng như quan điểm của ông Brzezinski chuyển sang kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nên vòng đàm phán Việt – Mỹ lần thứ tư hồi tháng 9 năm 1978 giữa ông Richard Holbrooke, Phụ tá Ngoại trưởng, phụ trách châu Á Thái Bình Dương với ông Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã không đi đến kết quả.

Mặc dù trong lần đàm phán này, phía Việt Nam đã không còn đòi hỏi Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh và chấp nhận bình thường hóa quan hệ vô điều kiện, thế nhưng có lẽ các nhượng bộ từ phía Việt Nam lúc đó đã quá muộn, do Hoa Kỳ đang chuẩn bị thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Và rồi, đầu năm 1979 Hoa Kỳ đã thiết lập bang giao với Trung Quốc, để rồi chưa đầy hai tháng sau Trung Quốc đưa quân sang đánh Việt Nam.

Trong khi đó, quan hệ Việt Mỹ tiếp tục bị đóng băng cho đến năm 1991; dưới thời Tổng thống George Bush (Bush cha), Hoa Kỳ dỡ bỏ phần nào lệnh cấm vận, cho đến ngày 12 tháng 7 năm 1995, quan hệ ngoại giao giữa hai nước mới được thiết lập hoàn toàn.

Sau 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Việt Nam hiện đang ở vị trí nào trong chiến lược của Hoa Kỳ? Đâu là nguyên nhân chính gây cản trở mối quan hệ của hai nước tiến xa hơn nữa?

Quan hệ phát triển nhanh sau bang giao

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đàm luận tại Trụ sở của ĐCS Việt Nam ở Hà Nội hôm 17-11-2006.

Kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, các mối quan hệ song phương giữa hai nước Việt – Mỹ đã phát triển nhanh. Trong lĩnh vực chính trị, các cuộc viếng thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được xem như nhiều hơn mức bình thường, khi hai Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam trong vòng sáu năm: Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam vào năm 2000 và Tổng thống George W. Bush vào năm 2006.

Phía Việt Nam, các lãnh đạo cấp cao nhất cũng đã đến thăm Hoa Kỳ ba lần trong vòng ba năm, từ năm 2005 – 2008: Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là điều chưa từng xảy ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với các đối tác lâu đời khác như Nga hay Ấn Độ.

Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton đã tập trung sự chú ý của các nhà ngoại giao hai nước Việt – Mỹ, về việc làm thế nào để cải thiện quan hệ chung giữa hai nước. Và trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải hồi năm 2005, tại Washington, hai nước đã ban hành một tuyên bố chung, mục đích thể hiện “ý định của hai bên nhằm nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Ngoài các chuyến viếng thăm của các lãnh đạo cao nhất của hai nước, các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan khác của hai bên cũng đã gặp nhau thường xuyên hơn. Điều này cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước khắc phục quá khứ và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau. Quan hệ chính trị được cải thiện không những đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, mà còn thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác.

Việt Nam ở vị trí nào của Hoa Kỳ?

Mặc dù quan hệ ngoại giao giữa hai nước phát triển rất nhanh trong mười lăm năm qua kể từ khi bình thường hóa, cũng như vị trí địa chiến lược của Việt Nam được cho là khá quan trọng đối với Hoa Kỳ, thế nhưng chính sách của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá tương đối thấp so với quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước khác trong khu vực.

Ngoài các nước trong khu vực mà Hoa Kỳ đặt ở vị trí quan trọng trong mối quan hệ như, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn; ở Đông Nam Á, các nước như: Indonesia, Philippines, Singapore, Thailand cũng đang chiếm vị trí cao hơn Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Việt Nam có lẽ chỉ được chú ý khi Hoa Kỳ lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng như trong quan hệ tác động giữa Việt Nam với các cường quốc châu Á khác và với khối ASEAN.

Khi chính sách an ninh và ngoại giao của Hoa Kỳ tập trung vào chiến tranh chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, Việt Nam vẫn ở vị trí thấp trong chính sách đối ngoại của Mỹ so với các nước khác trong khu vực. Điều này có thể ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước, chẳng hạn như Việt Nam có nguy cơ bị bỏ rơi do các ưu tiên toàn cầu cũng như các ưu tiên trong khu vực của Hoa Kỳ.

Các chuyên gia cho rằng, nếu xét về vị trí địa chiến lược cũng như sự tham gia của Việt Nam trong thời gian qua trên trường quốc tế, chẳng hạn như Việt Nam giữ vai trò tiên phong là Ủy viên Không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, nhiệm kỳ 2008-2009, thì Việt Nam xứng đáng được đứng ở vị trí cao hơn về các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Đâu là nguyên nhân?

Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush (phải) và Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết duyệt hàng quân danh dự tại Dinh Chủ Tịch hôm 17-11-2006. AFP PHOTO

Mặc dù quan hệ Việt – Mỹ hiện nay được cho là tốt nhất, thế nhưng các chuyên gia cho rằng Việt Nam khó có thể trở thành đồng minh hay bạn bè của Hoa Kỳ trong tương lai gần. Trong khi trở thành đồng minh của Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam, bởi vì Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ nếu Việt Nam bị Trung Quốc hay một nước khác tấn công.

Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân chính ngăn cản Việt Nam phát triển quan hệ hơn nữa với Hoa Kỳ đó là: hệ thống chính trị độc đảng ở Việt Nam dẫn đến các quan điểm khác nhau về ý thức hệ giữa hai nước. Trong khi Hoa Kỳ ủng hộ các giá trị như: nhân quyền, dân chủ và tự do, mà họ đã hy sinh để bảo vệ, Việt Nam cho rằng, các khái niệm này của Hoa Kỳ này chỉ thích hợp ở phương Tây, chứ không thể áp dụng vào Việt Nam.

Phía Hoa Kỳ muốn Việt Nam cải cách kinh tế song song với đổi mới chính trị, chẳng hạn như Hoa Kỳ muốn nhìn thấy một nước Việt Nam tự do hơn, nơi đó người dân không chỉ có đủ cơm ăn, áo mặc, mà còn được tự do bày tỏ những suy nghĩ của mình mà không bị một thế lực nào đe dọa. Và đó là một trong những điều kiện quan trọng để quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới.

Trong bài phát biểu hồi tháng 7 năm 1995, khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton đã nói rõ điều đó, rằng: “Tôi tin rằng bình thường hóa và gia tăng tiếp xúc giữa Mỹ và Việt Nam sẽ tiến tới mục đích tự do tại Việt Nam, như đã làm ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng sự tham gia của Việt Nam trên mặt trận kinh tế rộng lớn về cải cách kinh tế, và cải cách dân chủ, sẽ giúp tôn vinh những người đã hy sinh, chiến đấu vì lợi ích tự do ở Việt Nam.”

Sự khác biệt về các giá trị tự do, dân chủ giữa hai nước ảnh hưởng không tốt đến quan hệ song phương Việt – Mỹ. Chẳng hạn như, Quốc hội Hoa Kỳ thường xuyên thông qua Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam, cũng như những lời chỉ trích trong các báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại giao và Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, cho thấy không có lợi cho Việt Nam.

Những sự khác biệt nói trên sẽ là nguyên nhân chính gây cản trở quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới trong tương lai, và đó cũng sẽ là nguyên nhân chính ngăn cản Việt Nam trở thành đồng minh hay bạn bè của Mỹ.

Mặc dù Việt Nam chào đón sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, cũng như lãnh đạo Việt Nam tìm cách nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ, ngoài mục đích giúp Việt Nam phát triển kinh tế, lý do quan trọng nhất mà Việt Nam muốn nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ đó là, Hoa Kỳ có khả năng giúp Việt Nam chống lại các tham vọng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Thế nhưng với điều kiện mà phía Hoa Kỳ đòi hỏi để Việt Nam trở thành đồng minh, giúp Việt Nam chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, liệu Việt Nam có đáp ứng được những đòi hỏi này hay không? Hay là Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội như đã từng xảy ra cách nay hơn ba thập niên?

Nguồn: Ngọc Trân, RFA

8 Phản hồi cho “Việt Nam ở vị trí nào trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ?”

  1. 9luoilam says:

    Noi tieng DAN MACH lam chi ?? noi tieng DUC a !! XUONG HO CA NUT hay XEP HANG CA NGAY ! vi dau co sai dau ?? ca nuoc xuong ho tieu diet va xep hang ca ngay de keu oan,doi dat,, chong TQ …MAY THANG CHET CO DUOI ??? OT ET THANG CHET CO DUOI …..!!xuong ho THAM NHUNG do ba con oi !!!tui do may CHA KIEM CHO DUOC MOT NGUOI CSVN TRONG SACH’ KHONG CO THAM NHUNG TUI “”CHET LIEN”"he he he??? kho kiem lam may cha noi oi????

  2. 9luoilam says:

    Noi tieng DAN MACH lam chi ?? noi tieng DUC a !! XUONG HO CA NUT hay XEP HANG CA NGAY ! vi dau co sai dau ?? ca nuoc xuong ho tieu diet va xep hang ca ngay de keu oan,doi dat,, chong TQ …MAY THANG CHET CO DUOI ??? OT ET THANG CHET CO DUOI …..!!!D

  3. LUU DINH MAU says:

    THEO USA THI MAT DANG THEO TAU CONG THI MAT NUOC .

    (BBT cắt vì lý do không đánh dấu tiếng Việt)

  4. Trinh Ngoc Toan says:

    Việt Nam ở vị trí nào trong chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ ? Vị trí của tập đoàn đvgcsVN (thân phận bị bắt buộc phải đi theo quỹ đạo…) chĩ là con cờ tốt/chốt của Mỹ và Nga , trên bằng cờ Thái Bình Dương .

  5. DO NGHE says:

    TT Pham van DONG mac bo do linh MI don tiep DAC SU TT CARTER. Do do, MI bang giao voi TRUNG CONG, duoi Dinh BA THI ve nuoc. Dang Tu Binh du thuyet Mi, tuyen bo : DAY CHO VN MOT BAI HOC. MI mac nhien dong y. TAU CONG do hang vao Mi can can MAU DICH lam DAN MI MAT JOBERS. Dang DAN CHU thay doi chien luoc. Muon HAI DANG va NHAN DAN HAI NUOC cung CO LOI. Hoan nghenh.

  6. DO NGHE says:

    Co hoi ngan nam MOT THUO THOI
    Ran REP trong chan DU LAM ROI
    Dung de DO RACH ngoi choan cho
    Mat nuoc VI TAU kho lam oi

  7. TRUONG Đ. TRUNG says:

    Để phản hồi đầy đủ và nghiêm chỉnh đối với bài viết trên đây có lẽ cần một bài viết dài tương xứng. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian, ngay lúc này chỉ xin được góp một đôi ý kiến vụn vặt như sau:

    Về quan hệ Mỹ-Việt ngay sau chiến tranh có những nguyên nhân chủ quan (về phía VNCS) và khách quan ( từ phiá Mỹ và các cường quốc khác).

    Trước hết, đảng CSVN đã không lượng định được đúng mức tình hình chính trị thế giới vào lúc cuối của cuộc chiến, đã không nhận ra được những toan tính chiến lược toàn cầu bí hiểm của Mỹ lúc đó. Cấp lãnh đạo CSVN đã quá mê muội trong sự cuồng tín ý thức hệ; thế giới quan lưỡng cực tư bản-cộng sản hàng nhiều thập niên thống trị trí óc họ, khiến họ hoàn toàn xa rời thực tế, mất hết sự sáng suốt để nhận chân được bản chất phi ý thức hệ của các tính toán chiến lược của các đại cường Mỹ-Liên Sô-Trung quốc trong giai đoạn đó.

    Nhiều bằng cớ cho thấy rằng không riêng về tình hình quốc tế, mà ngay cả ở phạm vi tình hình Việt Nam thôi thì sự hiểu biết của giới lãnh đạo đảng CSVN cũng rất hạn chế. Ngoài lãnh vực quân sự ra, giới lãnh đạo đó hầu như không hiểu biết bao nhiêu về thực trạng kinh tế-xã hội của Miền Nam.Giới lãnh đạo đảng CSVN đã không hề vạch ra một kế hoạch hậu chiến nào , cũng không chuẩn bị cho những đối sách cần thiết khi tiếp quản Miền Nam và tiến hành việc thống nhất Đất Nước. Vắn tắt là giới lãnh đạo CSVN, ngoài khả năng khai thác một cách khéo léo yếu điểm của đối phương để giành chiến thắng quân sự ra, đã không có một tầm nhìn dài hạn (viễn kiến ), một sự chuẩn bị nào cho các vấn đề kinh tế- xã hội của một VN thống nhất cả.

    Chính vì không hiểu được nước cờ chiến lược của Mỹ, và cả của Trung Quốc, nên đảng CSVN đã không nắm ngay cơ hội 30/4/75 để bang giao với Mỹ; họ không hiểu ý nghiã của việc Đại sứ HK lúc đó là ông Martin, đã nán lại đến phút chót để rồi cuốn cờ leo lên trực thăng. Ngay đến ngày hôm nay dường như cũng không mấy ai nêu lên câu hỏi là liệu có cần thiết để một vị đại sứ Mỹ phải ra đi như vậy hay không , tại sao Martin đã không ra đi sớm hơn và an toàn hơn.

    Những vấn đề về sau này như MIA hoặc tái thiết hay bồi hoàn chiến tranh chỉ ở vai thứ yếu, không phải là những trở ngại chính cho sự bình thường hoá quan hệ. Ngoài yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan là những trở lực lớn khác

    Trước hết là sự thắng thế của quan điểm Brzezinski đối với quan điểm của Cyrus Vance. Brzezinski cho rằng Trung Quốc quan trọng hơn VN trong các tính toán chiến lược thế giới vào lúc đó. Mỹ cần dùng TQ để buộc Liên Xô phải nhượng bộ. Mặt khác khai thác sự mâu thuẩn Xô-Trung để làm Liên Xô và Đông Âu suy yếu sẽ dẩn đến sự phân hoá khối CS. Brzezinski cũng tính toán rằng một khi đã lôi cuốn được TQ và làm suy yếu Liên Xô thành công thì Mỹ sẽ hoàn toàn ở thế thượng phong khi tiếp xúc với VNCS . Quan điểm của Brzezinski có sức thuyết phục mạnh hơn đối với TT Carter và đó là một trở ngại lớn cho quan hệ Việt-Mỹ.

    Trở ngại khác là âm mưu cản trở của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình, duy trì truyền thống Đại Hán, không muốn để cho VN, bất kỳ thuộc chế độ chính trị nào, có cơ hội đi ra khỏi quỹ đạo vệ tinh đối với TQ. Họ Đặng hiểu rằng việc có quan hệ ngoại giao sớm với Mỹ sẽ giúp tạo một cơ hội như vậy cho VN. Ngay từ trước khi chiến tranh VN kết thúc, TQ, khi không kìm giữ được Hà Nội theo ý mình, đã tìm cách gây ảnh hưởng ở Campuchia, giúp Khmer Đỏ để làm suy yếu VN. TQ cũng đã tìm cách ly gián Hà Nội và Chính Phủ Lâm Thời CH Miền Nam VN bằng cách giả bộ tiếp xúc riêng với các nhân vật như Nguyễn Thị Bình-Trương Như Tảng,v.v… Trong quan hệ với Mỹ, TQ luôn tìm cách đi trước VN hoặc khéo léo tìm cách cản trở hay trì hoãn. Về sau này kể cả việc vào WTO cũng vậy, TQ đã tìm cách gàn trở để VN phải vào sau.

    Những trở ngại do phiá TQ đối với quan hệ Mỹ-VNCS vẫn tồn tại cho đến ngày nay, sau 15 năm quan hệ ngoại giao được thiết lập.

    Nguyên nhân khác của mức quan hệ hiện nay, mà nhiều người cho là chậm chạp, một phần là cả hai bên chưa thật sự tin cậy lẫn nhau. Giới lãnh đạo CSVN chưa thật sự tin tưởng ở sự cam kết của Mỹ. Việc Mỹ bỏ rơi VNCH, để mặc hải quân TQ xâm chiếm Hoàng Sa ngay trước mũi của Đệ Thất Hạm Đội năm 1974 là một kỷ niệm trong ký ức nhiều người. Những năm sau đó Mỹ đã làm ngơ cho TQ giúp bọn Khmer Đỏ quấy phá VNCS là một kỷ niệm khác. Năm 1988 Hải quân TQ đã đánh đắm giết hơn 80 thuỷ thủ VNCS gần Trường Sa trong khi hạm đội Liên Xô còn đóng ở Cam Ranh, và Mỹ vào lúc đó hoàn toàn im lặng Đó là những sự kiện khiến giới lãnh đạo CSVN luôn hoài nghi đối với những cam kết của các đại cường.

    Chính sự tin cậy là quan trọng. Còn vấn đề độc đảng, dân chủ hay nhân quyền chỉ là những vấn đề bề mặt, không mang ý nghĩa bản chất như nhiều người nghĩ. Một bằng chứng là hảy nhìn quan hệ Mỹ-Saudi Arabia. Saudi-Arabia là một vương quốc Hồi Giáo thần quyền, độc tài và bất nhân nhất hiện nay, không kém gì Bắc Hàn hay Miến Điện. Nhưng ngoài Israel ra, Saudi -Arabia là nước có quan hệ mật thiết nhất với Mỹ. Điều đó cho thấy rằng trong quan hệ quốc tế các vấn đề ý hệ, dân chủ và nhân quyền chỉ là phụ thuộc. Nền tảng vẫn là quyền lợi. Chính quyền lợi và các tính toán chiến lược là nền tảng của mọi mối quan hệ. Hiện nay, Mỹ đã hiểu quyền lợi của VNCS là gì trong tương quan với Mỹ, có lẽ là hiểu rất tường tận. Nhưng phía Hà Nội, VNCS chưa thấy rằng quyền lợi của Mỹ trong tương quan với VN đủ mạnh để Mỹ sẽ có những cam kết chiến lược lâu dài. Bởi vì điều khiến Mỹ quan tâm đến VN, không gì khác hơn là do vị trí địa lý chiến lược của VN, một vị trí có lợi trong các tính toán của Mỹ. Về các mặt khác như tài nguyên hay lợi ích kinh tế thì VN chẳng có gì đáng kể đối với Mỹ. Nhưng giá trị của vị trí địa lý chiến lược ấy không tuyệt đối, mà tương đối và thay đổi tuỳ theo tình hình chính trị quốc tế, tuỳ theo tương quan lực lượng và chính sách của các cường quốc.

    Mọi người đều thấy rõ rằng Mỹ đang cố gắng thực hiện chiến lược ngăn chận (containment) và cân bằng quyền lực (balance of power) đối với TQ ở Á Châu. Ngoài vấn đề duy trì ưu thế hải quân trên TBD, Mỹ đang thắt chặt quan hệ với Ấn Độ, Úc, Nhật để cân bằng với TQ. Mỹ cũng gia tăng quan hệ với các nước Mông Cổ, ASEAN, trong đó có VNCS, để nhằm tạo thế ngăn che (hedging) đối với TQ. Tuy nhiên việc Mỹ thành công và duy trì được chiến lược ấy trong bao lâu là hoàn toàn tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng Mỹ-Trung. Cũng như ở Âu Châu trước đây, Đế quốc Anh đã tìm cách kìm chế Đức quốc, dùng các nước nhỏ ở gần như Ba Lan, Tiệp Khắc để ngăn che Đức. Nhưng rồi khi thế chiến lược của Anh suy yếu, Anh đành bỏ mặc các nước nhỏ đó cho Đức Quốc Xã dày xéo.

    Ngay những ngày này, vụ tàu Choenan của Nam Hàn bị đánh đắm khiến 46 thuỷ thủ chết là một trường hợp đáng suy ngẫm. Lúc đầu, Mỹ-Nam Hàn đã tuyên bố sẽ có một cuộc tập trận hải quân lớn ở vùng Yellow Sea. Nhưng rồi TQ lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cho rằng cuộc tập trận đó là sự coi thường chủ quyền và an ninh của TQ. Vậy là cuộc tập trận bị đình hoãn, mải cho đến cuối tháng Bảy này mới hiện thực. Trong khi đó thì Nam Hàn đành nuốt hận, ngay một đòi hỏi một lời xin lỗi từ phiá Bắc Hàn cũng không được đáp ứng. Còn Hội Đồng Bảo An LHQ thì, do áp lực của TQ và Nga, cũng chỉ lên án việc tàu Choenan bị đắm, chứ không hề đả động gì Bắc Hàn!

    Đó là những điều mà người Việt chúng ta nên suy ngẫm để có những lượng định đúng đắn hơn mối quan hệ Mỹ-VNCS nói riêng, cũng như quan hệ quốc tế nói chung. Tốt nhất là nên tránh đừng để cho sự mong ước chủ quan (wishful thinking) dẩn dắt sự suy tư về mối quan hệ Mỹ-VN. Bởi vì lối suy nghĩ nặng mong ước thường chỉ giúp làm chúng ta cảm thấy an tâm hơn là giúp tiếp cận được sự thật hay chân lý.

    Vài phản hồi nhỏ nhặt xin được gởi đến tác gỉa và độc giả ĐCV.

    Kính,
    Trương Đ Trung

  8. Cu Tý says:

    Hoa xa hương sắc diệu kỳ,
    Hoa tường lấn thế chí nguy cưả nhà.

    Tà tinh nay lại tình ta!!!

Leave a Reply to LUU DINH MAU