WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giáo Sư Trần Quang Hải: “Tôi đang nối gót ba tôi…”

Theo chân thân phụ là nhà âm nhạc học nổi tiếng Trần Văn Khê, GS Trần Quang Hải đã mang toàn bộ kho tư liệu về âm nhạc thế giới của ông về nước để tặng Viện Âm nhạc VN.

1. “Khi biết tôi quyết định như thế ba tôi đã viết thư cho tôi, đại ý: ba không thể ra Hà Nội để tham dự hội nghị về âm nhạc lần này cũng như không tham dự buổi trao tư liệu của con cho Viện Âm nhạc VN, nhưng ba rất vui vì quyết định của con cũng như ba đã tặng toàn bộ tư liệu ba có cho Nhạc viện TP.HCM”.

GS Trần Quang Hải biểu diễn đàn muỗng. Ảnh: Nga Linh

GS Trần Quang Hải bắt đầu câu chuyện như thế khi nói về chuyến trở về VN lần thứ năm của mình sau đúng 60 năm sinh sống và làm việc tại Pháp. Ở tuổi 67, ông tỏ ra rất hạnh phúc và sung sướng khi nói về cha mình. Ông còn hãnh diện vì có mấy người bước vào tuổi như ông mà vẫn còn được gọi tiếng “ba” đầy yêu thương.

Nhìn bề ngoài hai cha con rất giống nhau, kể cả giọng nói. Là một trong bốn người con của GS Trần Văn Khê, ông Hải có nhiều điểm chung với thân phụ mình nhất. Hai cha con từng học chung một trường (Đại học Sorborne), cùng nghiên cứu về âm nhạc, cùng nặng lòng với vấn đề bảo tồn âm nhạc cổ truyền VN và sau khi rời nhiệm sở cả hai đều đóng gói tất cả những gì mình thu nạp được suốt cuộc đời rong ruổi khắp thế giới để tặng cho học sinh và nhà nghiên cứu ở quê nhà. Hai cha con đã cùng có một điểm dừng chân của cuộc đời.

2. GS Trần Quang Hải lấy trong túi ra những vật dụng rất đỗi giản dị nhưng đã gắn bó với ông suốt 60 năm qua, đó là cặp muỗng (thìa) bằng inox sáng loáng, là chiếc đàn môi của người Mông – những nhạc cụ đã theo ông đi khắp thế giới, mang lại niềm vui và cả sự ngỡ ngàng cho rất nhiều người. Với cặp muỗng và chiếc đàn môi, ông đã biểu diễn không biết bao nhiêu buổi và gặp được bao người Việt xa xứ sống ở Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Bulgaria…

Âm nhạc, theo GS Hải, vượt qua mọi bất đồng ngôn ngữ; không có rào cản và khoảng cách nào, kể cả địa lý, sắc tộc, màu da và tôn giáo, ngăn được âm nhạc. Ông cho rằng âm nhạc không chỉ để giải trí mà gắn liền với đời sống con người. Ở một giai đoạn nào đó hoặc trong một trường hợp cụ thể nào đó sẽ có một thứ âm thanh hay giai điệu tác động mạnh mẽ đến cả cuộc đời mỗi người. Đối với những ai xa quê hương, âm nhạc cổ truyền chốn quê nhà sẽ mãi sống trong tâm khảm của họ.

Theo GS Hải, có thể ứng dụng âm nhạc cổ truyền vào nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn giúp người nói lắp (cà lăm) điều chỉnh hành vi bằng cách biến những câu nói thông thường thành giai điệu. Hoặc nhờ chiếc đàn môi mà người câm có thể giao tiếp được, hay những người bệnh tâm thần có thể trở về trạng thái bình thường khi nghe và hát những bài hát về một thời tươi đẹp của họ.

Ông kể: “Năm 1979 tôi đến Hà Lan tham dự một sự kiện về âm nhạc, tại đây tôi đã đến thăm một trại tâm thần có vài chục người Việt ở. Người quản lý trại cho biết những người tâm thần tại đây sẵn sàng tấn công bất kỳ ai. Nhưng sau khi tiếp xúc với họ qua những làn điệu dân ca, những bài tân nhạc, tôi đã nói chuyện được với họ. Hóa ra họ là những người lao động VN khi sang đây không còn được nói tiếng Việt, cũng không được giao lưu tiếp xúc một cách bình thường nên chỉ sau chừng một năm xa Tổ quốc họ đã phát điên”.

Sau cuộc gặp gỡ ấy trở về Pháp, tôi đã gửi sang trại rất nhiều băng cassette thu bài hát VN. Nửa năm sau có khoảng 1/3 số người Việt được ra trại, đến nay họ vẫn liên lạc với tôi và nói rằng chính nhờ những bài hát ấy mà họ đã được đánh thức lại cả một thời ký ức tươi đẹp ở quê nhà”.

Bằng kiến thức âm nhạc phong phú cũng như các nghiên cứu về âm thanh, cấu trúc của thanh quản, GS Hải có thể thay đổi giọng nói, thay đổi hình thái, sắc thái, âm vực từng câu nói: “Việc thay đổi giọng rất cần thiết trong diễn xuất. Nếu một diễn viên có thể nói được nhiều giọng với nhiều cung bậc khác nhau thì người được lợi chính là khán giả”.

3. Khi tham gia biên soạn từ điển nhạc cụ New Grove, GS Trần Quang Hải đã đưa vào hơn 200 loại nhạc cụ của VN với đầy đủ hình ảnh minh họa. Bằng cách này ông đã giới thiệu với thế giới lai lịch cũng như cách sử dụng, tính chất của từng nhạc cụ Việt. Thông qua các bài giảng và bài viết, ông giới thiệu với thế giới về âm nhạc truyền thống VN có lịch sử trải dài hàng ngàn năm. Thông thạo bốn ngoại ngữ, GS Trần Quang Hải đã và đang thu hẹp khoảng cách về âm nhạc truyền thống giữa VN và thế giới.

Nghiên cứu và sưu tầm tài liệu trong nhiều thập niên, đến hôm nay GS Trần Quang Hải mang về tặng Viện Âm nhạc VN một kho tài liệu gồm hàng ngàn cuốn sách, hàng ngàn tạp chí chuyên ngành và giáo trình, băng, đĩa CD, VCD, DVD tổng hợp đầy đủ nhất nền âm nhạc truyền thống thế giới với mong muốn duy nhất: những người nghiên cứu, các sinh viên ngành âm nhạc có thêm tài liệu tham khảo. Trong hàng ngàn cuốn sách ông tặng cho viện có những cuốn rất hiếm, chỉ thấy ở các viện nghiên cứu âm nhạc một số quốc gia.

Cái bóng của người cha có quá lớn, che khuất ông không? Có người đã hỏi GS Trần Quang Hải như thế. Khi mới sang Pháp học ở Đại học Sorborne, ông đã học đúng khoa cha mình từng học. Nhưng trong quá trình học ông chọn cho mình một lối đi riêng là nghiên cứu về âm nhạc dân tộc toàn thế giới. Ông đã đặt chân đến 70 quốc gia để nghiên cứu và giảng dạy về âm nhạc truyền thống. “Ba tôi và tôi chọn hai hướng đi khác nhau, tôi có đến 23 năm nữa để có tuổi bằng ba tôi bây giờ và để tiếp tục nghiên cứu về âm nhạc truyền thống. Suốt mấy chục năm qua và cho tới những năm kế tiếp của cuộc đời, tôi vẫn chứng tỏ được mình không bị bóng của cha mình che khuất” – ông Hải nói.

4. Thời gian 60 năm xa đất nước là 60 năm ông mang theo nếp sống Việt trong ngôi nhà tại Paris, mang theo hàng trăm món ăn Việt trên bàn ăn gia đình. “Bữa cơm thường có thịt kho nước dừa ăn với dưa hấu hoặc xoài. Ngày tết có bánh chưng bánh tét, Trung thu có bánh dẻo bánh nướng, mồng năm tháng năm có bánh trôi bánh chay… Tôi có một cô con gái sinh ra tại Pháp nhưng nói tiếng Việt rất trôi chảy”.

Ông bắt tay thân thiện và trò chuyện cởi mở với các nhân viên phục vụ khách sạn nơi ông ở, sẵn sàng biểu diễn đàn môi, đàn muỗng cũng như các kỹ thuật hát ngay tại quán ăn. Trông vị GS 67 tuổi thật nhanh nhẹn khi bước ra đường phố Hà Nội đang ùn ùn người và xe. Ông đang đi theo con đường của người cha: 10 năm trước đây, GS Trần Văn Khê cũng đã từ Pháp trở về định cư hẳn tại VN để tiếp tục làm công việc đã gắn bó cả đời là nghiên cứu, giữ gìn âm nhạc cổ truyền VN.

Nguồn: Hoàng Điệp, Tuổi Trẻ Online

3 Phản hồi cho “Giáo Sư Trần Quang Hải: “Tôi đang nối gót ba tôi…””

  1. D.Nhật Lệ says:

    Hiểu sao cho đúng lời của nhạc sư TQHải ? Tôi nghĩ là ông muốn nói rằng ông nối gót cha ông
    trên đường phụng sự âm nhạc,chứ không phải theo lập trường thiên tả của cha ông để bị VC.
    lợi dụng tên tuổi vào việc tuyên truyền,như nhiều trường hợp VC.tìm cách”ăn mày” và “ăn theo”
    uy tín và danh tiếng của biết bao trí thức VN.yêu nước.
    Lợi dụng Nguyễn Mạnh Tường,Trần Đức Thảo đến thân tàn ma dại.Cả hai đều do Pháp đào tạo,
    về sau TĐT.chết ở đó,xác được thiêu thành tro mới đem về mà chẳng cán bộ và cơ quan nào ngó ngàng tới.Khi thấy có nhiều người phàn nàn thì mới chịu tổ chức “tang lễ” (Theo Phùng Quán trong “Ba phút sự thật”).
    Lợi dụng Nguyễn Hữu Thọ,cũng học ở Pháp v.v. lập ra MTGPMN rồi cuối đời,ông NHT.cay đắng nhận ra rằng đừng tuởng tự do dân chủ là được kẻ cầm quyền ban phát mà chính nhân dân phải giành lại.
    Lợi dụng Lê Văn Hảo,cuũng lại do Pháp đào tạo,bị du kích bắt lên núi rồi nhân danh ông này phát lệnh giết đồng bào Huế là những con rắn độc (lời HPNTường).
    (Bọn thực dân Pháp thâm thật,toàn người theo Pháp chơi Mỹ sát ván !)
    Tôi không biết TQH.có chống cự nổi những mánh lưới VC.giăng ra để bắt ông phục vụ họ,thay vì phục vụ đất nước hay không ? Tôi chỉ sợ người nghệ sĩ như ông khó thoát khỏi…lưới tình ? Tuy
    thế,tôi cũng nên hy vọng wait and see vậy !

  2. Hi X Pham says:

    Lam viec voi giac Cong la nhu the day. Ong Tran Q Hai van chua hieu nhung nguoi theo giac. Co le vai ba the-ky nua ong moi hieu. Cac Ong co hoc-vi lon hay lam guong cho nhung thanh phan tre, cac Ong can dung uy-tin cua minh de anh huong tuoi tre. Cac Ong lam nhu vay la giet het tuoi tre roi day. Cac Ong co biet khong, cac Ong co hieu khong, cac Ong co nhin thay khong. Mong cac Ong hay suy lai nhung hanh dong cua minh. Mong lam thay, mong lam thay ./-

  3. Di Linh says:

    GÓP Ý CHO VUI…
    Giáo Sư Trần Quang Hải nói : “Tôi đang nối gót ba tôi…Khi biết tôi quyết định như thế ba tôi đã viết thư cho tôi, đại ý : ba rất vui vì quyết định của con cũng như ba đã tặng toàn bộ tư liệu ba có cho Nhạc viện TP.HCM”.”

    Nhưng HỒI KÝ TRẦN VĂN KHÊ, ông Khê đã từng viết thư gưĩ cho Viện Âm nhạc VN ấm ức rằng : ” Tôi có nhận đuợc quyển sách giới thiệu về Viện Âm Nhạc VN…”Trong lịch sử của Viện Âm Nhạc, có một điểm làm tôi hơi thắc mắc vì từ năm 1977 khi anh Lưu Hữu Phuớc làm Viện Truởng tôi đã cọng tác chặt chẽ với Viện mà không có một câu nào nhắc nhở đến sự kiện ấy. ”
    “…Qua thơ này, tôi ghi lại để các bạn biết phần nào đóng góp của tôi vào công trình sưu tầm,nghiên cứu âm nhạc, đào tạo chuyên gia để giúp Viện hoàn thiện sự kiện lịch sử…”
    Để tiếp tục : “Tôi đang nối gót ba tôi “, rồi đây Trần Quang Hải sẽ viết thư nhắc : …” tôi đã cọng tác chặt chẽ với Viện mà không có một câu nào nhắc nhở đến sự kiện ấy. ” Rõ ràng :
    Võ ngoài sáu chữ, …( “Tôi đang nối gót ba tôi “, )
    Ruột trong một hàng …(…” tôi đã cọng tác chặt chẽ với Viện mà không có một câu nào nhắc nhở đến sự kiện ấy. “)

Leave a Reply to D.Nhật Lệ