WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những ngộ nhận về Điều 4 Hiến Pháp 1992

Kể từ khi ra đời Hiến Pháp năm 1992, với Điều 4 nói về vấn đề lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Hầu hết mọi cá nhân và tổ chức người Việt Cộng Sản cũng như không Cộng Sản, trong nước và nước ngoài, đều có sự dễ dãi khi xem xét và nghiên cứu về Điều 4 ấy.

Ngoại trừ gần đây có bài phát biểu phân tích được đánh giá là nhiều tích cực của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ hồi tháng 06/2010 trên đài VOA. Tuy nhiên, bài phát biểu ấy còn có những chi tiết, nếu đi sâu vào phân tích, chắc chắn sẽ gây tranh cãi, và tiến sĩ Vũ vẫn khẳng định: “Nguyên nhân của quái trạng pháp luật ở Việt Nam chính là sự độc quyền lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản được Hiến pháp ghi ở Điều4”. Không ít những luật gia và các nhà lý luận chính trị khác cũng đã từng “mổ xẻ” Điều 4 của Hiến Pháp năm 1992. Nhưng dường như người ta chỉ theo cảm nhận mà ủng hộ hoặc phê phán nó, thay vì phân tích tính chất khoa học của văn từ, chiết xuất từ ngữ nghĩa của điều khoản này…

Xin trích dẫn đầy đủ Điều 4 Hiến Pháp năm 1992 như sau:

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Trước hết, chưa cần phải phân tích gì, ai cũng có thể hiểu được đoạn từ: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, mục đích chính, là để khẳng định vị thế, và thể hiện sự ca ngợi (một cách sáo rỗng) đường lối tư tưởng của ĐCSVN mà thôi. Về câu cuối của Điều 4 thì vẫn lại là câu thừa, vì chuyện “mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” là điều hiển nhiên. Vì một chính đảng là một tổ chức, mà đã là một tổ chức thì nó phải trong khuôn khổ điều chỉnh của pháp luật. Không có một tổ chức chính trị nào trong một quốc gia, trên thế giới này có quyền cao hơn, hoặc đứng ngoài luật pháp…

Quan trọng nhất trong Điều 4, chính là nhóm những chữ: “Là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Nhóm chữ này cố gắng chỉ rõ, ĐCSVN là lực lượng tham gia cầm quyền (lãnh đạo nhà nước và xã hội). Có lẽ người chắp bút soạn thảo ra Điều 4 này, muốn khẳng định quyền (độc quyền) cầm quyền của ĐCSVN, nhưng người viết đó lại bỏ đi hai từ quan trọng, đó là cụm từ “duy nhất”. Nếu viết đầy đủ sẽ là: “Là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội”.

Cũng chính vì thiếu mất hai từ “duy nhất” cho nên người ta có quyền hiểu rằng: Còn có những lực lượng khác, có quyền tham gia lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vì trên thế giới, trong mỗi quốc gia thường có nhiều thành phần tham gia vào bộ máy cầm quyền.

Bản thân hai từ “lực lượng” mà người soạn thảo Hiến Pháp 1992 sử dụng để chỉ ĐCSVN cũng không thích hợp. Để vận hành một chính quyền trong một quốc gia, người ta cần một cơ cấu tổ chức khoa học giống như một bộ máy, chứ không bao giờ cần một lực lượng. Cụm từ “lực lượng” chỉ nói lên sức mạnh về số lượng và chất lượng cụ thể trong lĩnh vực quân sự, hoặc một giới hạn nào đó về sức người mà thôi. Xét cho cùng, nếu có một “lực lượng” nào đó thì nó đơn thuần chỉ là công cụ cho nhà cầm quyền sử dụng, chứ nó không bao giờ là chính nhà cầm quyền.

Xét đến nhóm những chữ: “Là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”, ta lại thấy có vấn đề ở chỗ: Nhà nước (bất luận là nhà nước Dân Chủ hay Phi dân chủ) đương nhiên phải cần có sự lãnh đạo bởi một nhóm người, trong đó mỗi người có vị trí, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ nào đó. Một người hay một nhóm người có thể lãnh đạo được một bộ phận cấu thành nào đó của xã hội, có thể chi phối hoặc gây ảnh hưởng lên xã hội. Nhưng toàn xã hội không bao giờ cần có sự lãnh đạo, và không ai, hoặc tổ chức nào có thể lãnh đạo nổi một xã hội, vì xã hội (hiện nay) có đặc thù “mở” bao gồm nhà nước, mọi công dân, mọi thành phần, mọi giới. Với đặc thù ấy, xã hội chỉ cần một cơ chế quản lý, định hướng cho nó phát triển…

Một ví dụ điển hình là ngay từ khi mô hình nhà nước chưa ra đời, thậm chí xã hội Thị Tộc chưa hình thành thì vẫn có xã hội Cộng Sản Nguyên Thủy. Tuy chẳng cần sự lãnh đạo nào, nhưng sau này chính từ sự phát triển của xã hội đó, thì nó lại tạo ra mô hình nhà nước. Như vậy câu này của Điều 4 Hiến Pháp 1992 (nếu ta tạm chấp nhận hai từ “lực lượng”) sẽ cần phải sửa lại là: “Là lưc lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và quản lý xã hội”.

Về mặt ngữ nghĩa của ngôn từ như đã nói ở trên, trong Điều 4 quan trọng nhất là nhóm những chữ: “Là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Nhưng quan trọng nhất trong nhóm chữ này lại là từ “là”. Từ này trong cấu trúc câu, có nhiệm vụ khẳng định quyền hạn của ĐCSVN. Chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về mặt ngữ pháp của từ này:

Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ Việt học, từ “là” đảm nhận khá nhiều vai trò: Danh từ, Phó từ, Liên từ, Động từ. Trong mỗi vai trò vừa kể, từ “là” lại được dùng với một mục đích khác nhau, ví dụ trong Phó từ, người ta dùng từ “là” làm từ đệm, hoặc từ nhắc lại (lặp lại). Còn trong Động từ thì nó lại được dùng trong nhiều trường hợp như: Là quần áo, di chuyển sát bề mặt, ngang bằng về giá trị toán học của phép Cộng hoặc Phép nhân trong phạm vi 10, ví dụ: Chín thêm một là 10, hai lần 3 là 6. Cũng trong giới hạn Động từ thì từ “là” còn trực tiếp chỉ ra các giá trị như tên hoặc nghề nghiệp của một người, bản chất sự vật, thuộc tính của hiện tượng.

Như vậy thì rõ ràng là người soạn thảo Hiến pháp 1992 đã mắc một sai lầm quá lớn về ngữ pháp. Vì trong trường hợp hành văn cần độ chuẩn xác cao, người ta không thể dùng từ “là” để chỉ ra một nghề nghiệp, tên gọi, thuộc tính, hay bản chất của một tổ chức chính trị như ĐCSVN. Tất nhiên là người ta chẳng bao giờ, và chẳng thể nào áp dụng từ “là” với vai trò Liên từ, Phó từ, Danh từ để chỉ quyền hạn của ĐCSVN được, vì nó khác nhau hoàn toàn về mọi phương diện của ngữ pháp, đặc biệt là nó không phục vụ mục đích của người soạn thảo ra Điều 4 Hiến Pháp 1992.

Giả sử như ta có thể “bắt ép” được từ “là”, trong vai trò Động từ, để giải nghĩa câu (viết ngắn gọn): “ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”, thì cũng chỉ có thể gán ghép dùng cho nghĩa về Thuộc tính của ĐCSVN. Nhưng nhiều chuyên gia hàng đầu về Triết học Cộng Sản như các giáo sư tiến sĩ từng là Uỷ viên Bộ chính trị, giám đốc và cựu giám đốc Học viện chính trị quốc gia Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, hay là các vị như: Trung tướng tiến sĩ Lê Minh Vụ, giám đốc Học viện Chính trị quân sự, giáo sư Ngô Thành Dương Trưởng khoa Triết học Học viện chính trị quốc gia vv.., cũng chỉ có thể liệt kê ra các thuộc tính tốt đẹp (!) của Đảng như: Đạo đức, văn minh, tiên phong, sáng tạo, trung thành, chứ họ không thể đào đâu ra thuộc tính của ĐCSVN là làm lãnh đạo, để mà “lãnh đạo nhà nước và xã hội”.

Như vậy ngoài việc không nhận ra Điều 4 Hiến Pháp 1992 là vô nghĩa vì sai lệch ngữ pháp, ngộ nhận Điều 4 Hiến Pháp 1992 xác quyết ĐCSVN là lực lượng duy nhất độc quyền cầm quyền trong thể chế chính trị “dân chủ” kiểu Cộng Sản. Nhiều người còn lầm lẫn cho rằng ĐCSVN được toàn quyền (vì có khả năng?) lãnh đạo xã hội. Đây là yếu tố quan trọng, đã dẫn đến hàng loạt sai phạm có tính chất tội ác của ĐCSVN (tạm tính riêng từ năm 1992 đến nay). Trên giấy trắng mực đen, họ không được hiến pháp cho phép độc quyền về chính trị, nhưng lại tự cho mình là tổ chức chính trị duy nhất được phép cầm quyền và chi phối theo hướng khống chế, lèo lái sự phát triển của xã hội.

Chẳng khó khăn lắm, những người có sự quan tâm đến chính trị xã hội Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90, đều biết rõ sự hiện diện của ông tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười. Ông Mười lên làm tổng bí thư ngày 28/06/1991, thì ngày 15/04/1992 Quốc hội Việt Namhoàn tất việc phê chuẩn bản hiến pháp mới. Chắc chắn là bản Hiến Pháp 1992 phải có sự chỉ đạo chặt chẽ kể từ khâu soạn thảo của Bộ Chính Trị trung ương ĐCSVN. Vì vào thời gian ấy, cơ cấu của Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam vẫn do 100% đảng viên ĐCSVN nắm giữ. Thậm chí, các đại biểu chủ chốt của quốc hội đều thuộc Bộ Chính Trị ĐCSVN.

Đọc kỹ Điều 4 Hiến Pháp 1992, ta thấy rõ: Người chắp bút (cho điều 4 này) là một người không giỏi về văn phạm. Một điều khoản hết sức quan trọng của hiến pháp một quốc gia, và tất nhiên là quan trọng cả cho ĐCSVN. Lẽ ra phải được viết một cách chuẩn xác, ngắn gọn, xúc tích, trong sáng, và dễ hiểu, thì đã được viết một cách thiếu khoa học, dài dòng, tối nghĩa, và đầy mâu thuẫn. Người này theo dự đoán, chỉ có thể là chính ông Đỗ Mười – Một người ít học, “sống lâu lên lão làng” – Cũng là hình ảnh chung của các lãnh tụ Cộng Sản ở Việt Nam.

Vẫn là chuyện ngộ nhận. Người dân Việt Nam, nhất là các nhà bất đồng chính kiến và nhiều nhà đấu tranh chính trị chống CSVN luôn cho rằng: Vì Điều 4 Hiến Pháp 1992 nên ĐCSVN mới có cơ hội lộng hành tác quái. Suy nghĩ đó hoàn toàn là một sai lầm! Từ năm 1992 trở về trước, nước Việt Nam Cộng Sản vẫn sử dụng bản Hiến Pháp năm 1959 và sau đó là Hiến Pháp năm 1980. Hiến Pháp 1959 thì không đã động gì đến ĐCSVN (Đảng Lao Động) cả. Hiến Pháp 1980 thì chỉ nói sơ qua về ĐCSVN, xin trích Điều 4: “Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam”.

Thử hỏi, trước năm 1992 ĐCSVN có độc tài độc đoán không? Có gây tội ác không? Ai gây ra cuộc thảm sát đồng bào trong Cải Cách Ruộng Đất? Ai đã gây nên hai cuộc chiến mà hơn 3 triệu người Việt phải bỏ mạng? Những khoảng thời gian đó ĐCSVN đâu cần có Điều 4 Hiến Pháp 1992?

Một dẫn chứng khác, ngày 12/09/1967 tòa án của nhà nước do ĐCSVN (lúc đó là Đảng Lao Động) cầm quyền, đã đưa ra xét xử nhóm của ông Nguyễn Văn Tính ở Hải Phòng vì tội lập ra Đảng Nhân Dân Cách Mạng. Thời điểm ấy, Việt Nam (Miền Bắc) thậm chí vẫn có đa đảng, ngoài ĐCSVN còn có hai đảng điển hình khác, là Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội. Tất nhiên hai đảng đó chỉ là vật trang điểm cho chế độ Cộng Sản mà không có bất kỳ một vị thế cạnh tranh chính trị nào với ĐCSVN, vì vậy nó mới được phép tồn tại…

Vậy Điều 4 Hiến Pháp 1992 chỉ là lý do, hoặc người ta tưởng đó là lý do, chứ không hề là nguyên nhân gây nên tình trạng độc quyền về chính trị tại Việt Nam. Chính cái bản chất độc tài của Chủ Nghĩa Cộng Sản và cách hành xử dùng bạo lực “lấy thịt đè người” đã gây nên thảm trạng chính trị, và từ đó đã khiến cho xã hội Việt Nam ngày nay phát triển một cách què quặt, phiến diện về hầu hết các phương diện…

Sự ngộ nhận tai hại về Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam1992, như vậy đã thể hiện rõ ràng trên cả hai vế: Người bị cai trị và kẻ cai trị. Kẻ cai trị thì cứ tưởng rằng mình là “ông trời” vì hiến pháp quy định như vậy. Người gánh nỗi thống khổ thì coi như mình là “con sâu cái kiến”, có trách nhiệm phải “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, mặc dù họ vẫn biết rõ là cái gọi là hiến pháp và pháp luật đó, có nhiều điều khoản bất minh. Hai cái sai gặp nhau, từ việc tùy ý áp đặt quyền lực của kẻ cai trị, và sự nhắm mắt cam chịu của người dân. Đã đẻ ra một kết quả là sự mất Tự do, mất Dân chủ, Nhân quyền không được tôn trọng, đẩy lùi sự phát triển đi lên của xã hội Việt Nam.

Sự ngộ nhận về Điều 4 Hiến pháp 1992 như vậy là đã rõ. Bởi vậy, việc cần làm ngay hiện nay, chính là cần phải vứt bỏ ngay lập tức cái điều khoản gây ngộ nhận kia. Tuy mười mươi là nó vô nghĩa, bất công và bất minh đấy, nhưng quyền xóa bỏ nó lại là đặc quyền của quốc hội. Mà quốc hội thì đại đa số vẫn là đảng viên ĐCSVN, vậy phải làm thế nào?

Câu trả lời: Nhân dân Việt Nam phải đưa sáng kiến giành quyền trưng cầu dân ý, nhằm yêu cầu quốc hội Việt Nam xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp 1992. Điều này hoàn toàn phù hợp với quyền phúc quyết của nhân dân, thông qua việc “Trưng cầu dân ý”, đã được chính hiến pháp 1992 – Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành – Ba lần nhấn mạnh.

Nhưng nếu chuyện “xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp 1992”có xảy ra, thì đó cũng chỉ là một tia hy vọng nhỏ nhoi về một lộ trình dân chủ còn quá xa xôi, và điều đó cũng không có chút gì đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có Tự Do, Dân Chủ. Người Việt khắp nơi (trong và ngoài nước), đã có đủ kinh nghiệm đau thương trải qua hơn 60 năm qua để hiểu rõ điều ấy.

“Tự do ai ban cho mà có? Tự do phải giành lấy cam go!”. Xin được mượn lời của một bài hát do ca nhạc sĩ Trường Hải thể hiện để làm lời kết cho bài viết này.

© Lê Nguyên Hồng

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Những ngộ nhận về Điều 4 Hiến Pháp 1992”

  1. THƯỢNG NGÀN says:

    HIẾN PHÁP VÀ Ý NGHĨA CỦA TINH THẦN KHOA HỌC

    Hiến pháp là luật cột trụ của một đất nước. Nó liên quan đến cả vận mệnh của một dân tộc không phải chuyện chơi. Bởi hiến pháp là luật mẹ từ đó phát sinh và bao quát tất cả mọi luật con hay luật nẩy sinh và áp dụng khác. Có nghĩa nếu hiến pháp mà không được coi trọng, tức chì xem như một hình thức bề ngoài nào đó, nó quyết định cả bao hệ lụy về kinh tế, xã hội, văn hóa nói chung của cả một đất nước, một tương lai dân tộc lâu dài mà không phải chỉ là chuyện đùa.
    Nói như vậy để thấy rằng người chấp bút hiến pháp phải là người có ý thức trách nhiệm thật sự. Nếu chì như kiểu thiên lôi, vô trách nhiệm thì thật là một đại họa cho cả một xã hội, một dân tộc. Nhưng quan trọng nhất là người lèo lái soạn thảo hiến pháp. Người lèo lái soạn thảo hiến pháp phải là người có nhận thức, có hiểu biết, có ý thức và ý chí dân tộc. Ngược lại nếu người lèo lái soạn thảo cũng chỉ là kiểu chung, cá mè một lứa, hiến pháp thực chất cũng không có ý nghĩa hay giá trị thực tiển phù hợp với các yêu cầu quan trọng của thực tế xã hội là bao nhiêu.
    Nói tóm lại, người lập ra hiến pháp nói chung cần phải có tinh thần tôn trọng nhân dân, tức tinh thần, ý thức dân chủ thật sự. Nói nôm na, đó là ý chí toàn dân, tức ý dân là ý trời, là ý cao nhất. Có nghĩa hiến pháp phải là sự kết tinh ý thức, nguyện vọng, ý chí toàn dân, mà không phải chỉ là sở thích, thị hiếu, nhận thức riêng biệt của cá nhân hay một nhóm cá nhân liên quan nào. Để có được ý chí toàn dân nư thế, không phải chỉ nói suông mà được, nhưng quốc hội lập hiến phải là những người có ý thức, có tư tưởng, có nguyện vọng dân tộc và tự do thật sự. Bởi nếu những người đại biểu quốc hội, người soạn thảo hiến pháp cũng chỉ là thiên lôi, phải nhằm phục vụ ý muốn người khác, hiến pháp đó tất nhiên không phải hiến pháp của mọi người, hiến pháp toàn dân, mà chỉ là hiến pháp theo ý muốn hay sở thích của một số người.
    Nói khác đi, hiến pháp không thể có tiền lệ hay tiền đề. Nếu hiến pháp phải theo tiền lệ của nước khác, nếu hiến pháp phải theo tiền đề của một học thuyết, ý hệ nào đó, đó không bao giờ là hiến pháp toàn dân mà chỉ là hiến pháp cóp phỏng theo người khác, hiến pháp của ý thức hệ hay của quan điểm mong muốn riêng của một số người nào đó nhất định.
    Vậy thì, hiến pháp toàn dân có nghĩa là hiến pháp chỉ có tính cách thực tiển và khoa học. Thực tiển có nghĩa là sát với hoàn cảnh cụ thể của đời sống đất nước, dân tộc hiện đang có. Khoa học có nghĩa nó do ước vọng khách quan, hiệu lực trong cuộc sống một cách đúng đắn, hiệu quả mà mọi người mong đợi và những người soạn thảo ra nó cũng như những người lãnh đạo đất nước đều có ý muốn mong mõi nó phải là như thế và hoàn toàn tôn trọng nó. Có nghĩa khoa học thì không bao giờ có tiền đề, chỉ ý thức hệ mới đặt ra tiền đề. Chính vì thế mà khoa học luôn luôn chính xác, đúng đắn, phát triển, khách quan và tiến bộ. Trái lại, ý hệ luôn chỉ có tính cách chủ quan, lệch lạc, cục bộ, thậm chí có khi lạc hậu và phản tiến hóa, không khách quan, đó là lý do không thể nào ý thức hệ lại làm cơ sở được cho hiến pháp. Hiến pháp toàn dân nhưng có sự tham dự của các thành phần trí thức của toàn dân đó. Bởi thế các trí thức đó phải là những trí thức đúng nghĩa, tức những nhà khoa học, những người có phẩm chất khoa học. Ngược lại, nếu chỉ là các trí thức cuội, các trí thức kiểu sản phẩm tạo thành, tức phi trí thức thực chất hay đúng nghĩa, các người soạn thảo hiến pháp kiểu đó cũng chỉ mang tính phản hiến pháp và phi hiến pháp đúng nghĩa. Nên nói tóm lại, hiến pháp đúng đắn luôn luôn phải là hiến pháp toàn dân, hiến pháp mang tính chất thực tiển, khoa học, khách quan, không thể nào là hiến pháp theo kiểu chủ quan ý thức hệ và được áp đặt do bởi cá nhân, tập thể, hay do quan điểm lạc loài của một ý thức hệ riêng lẻ nào đó, chỉ mang tính chất cá biệt mà không phải của toàn dân hay của tất cả mọi người có liên quan đến việc tuân thủ hay phải chấp hành hiến pháp đó.

    NON NGÀN
    (12/5/12)

  2. quelam says:

    Phải đánh bom các văn phòng quốc hội, chính phủ, tòa án thì đảng cộng sản mới nghe dân nói.

  3. VHT says:

    NÓI THÊM VỀ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992

    Nói Hiến pháp của năm 1992, nhưng điều 4 trong đó, sẽ đánh dấu một ý nghĩa chung quan trọng, vào một thời của dân tộc, đất nước VN, mãi mãi sau này. Điều đó đã thể hiện ngay trong chính nội dung của điều 4 này, mà ai cũng thấy. Có nghĩa, đây là điều hoàn toàn phản ảnh về CNCS, của chủ nghĩa CS, của thể chế CS, hay là điều của học thuyết Mác xít, nghĩa là điều của chủ nghĩa Mác. Hoặc nói cách gián tiếp hơn, đây là điều mà nhiều người còn gọi là của ý thức hệ CS, tức của quan điểm lý thuyết chính trị trong chủ nghĩa mác xít lê nin nít.

    Thế nhưng, đúng ra, Mác cũng chỉ là một cá nhân nhất định trong lịch sử tư tưởng thế giới. Tư tưởng chính trị của ông ta nhiều lắm cũng chỉ là một dự phóng chủ quan riêng của cá nhân ông về tương lai của xã hội thế giới hay lịch sử nói chung. Nó hoàn toàn không có cơ sở khách quan lịch sử cụ thể, hay hay mặ thực tế khoa học, để cho tất cả mọi người đều có thể khẳng định, hay chứng minh chính xác được. Nên đó thực sự chỉ là niềm tin riêng, chủ quan của một số người nào đó đối với lý thuyết của ông. Niềm tin đó, đã được hình thành thực tế qua mọi sự tuyên truyền chính trị trong quá khứ, qua sự bó buộc của bạo lực cách mạng, mà cụ thể là nhà nước Xô viết, đã được hình thành nên lần đầu tiên ở Nga năm 1917, và nó cũng đã kết thúc vài năm sau đó, khi bức tường phong tỏa Berlin đã bị phá bỏ hơn 70 năm sau đó, dẫn đến sự sụp đổ toàn thể của khối các nước CS chủ nghĩa.

    Riêng về mặt quốc nội, Hiến pháp 1992 chỉ là giai đoạn mới của Hiến pháp năm 1945, của nhà nước VNDCCH, và cũng là nhà nước CS đầu tiên trong lịch sử dân tộc VN. Sự hình thành ra nhà nước này, là kết quả sự chiến thắng của đảng CS đối với các đảng phái không CS khác trong nước, của thời điểm đó. Tất nhiên, chủ yếu cũng là bằng chính trị, và bạo lực chính trị. Nhưng đỉnh cao nhất, chính là sự thắng lợi mặt quân sự của trận Điện Biên phủ. Cũng như theo sau Điện Biên Phủ, cũng còn là thắng lợi quân sự cuối cùng của miền Bắc VN đối với miền Nam VN, vào chiến dịch mùa xuân năm 1975. Mà đũng là kết quả do từ sức mạnh quân sự cụ thể, thực tế vào lúc đó.

    Thế thì nói chung, ý nghĩa của điều 4 Hiến pháp năm 1992, là sự biểu hiện, hay là kết quả tất nhiên của sự chiến thắng về mặt chủ nghĩa, trên cơ sở quân sự của nhà nước CS, tức dựa vào kết quả quân sự, vào sức mạnh của bạo lực và tổ chức chính trị, không phải một điều hoàn toàn tự nhiên, bình thường, giống như trong mọi xã hội bình thường, tức như các kiểu của các Nhà nước hay của các Hiến pháp ở những đất nước bình thường khác.

    Đó cũng là lý do tại sao nhiều người không còn quan tâm, hay không thể quan tâm gì, đến điều 4 Hiến pháp năm 1992, nó là như thế. Bởi nó thực chất chính là ý chí của những người CS Việt nam, của đảng CS Việt nam, mà không phải chỉ mang ý nghĩa bình thường của toàn dân nói chung.

    Điều này, về lâu về dài, dĩ nhiên sẽ được toàn bộ lịch sử nước nhà sau này đánh giá, tổng kết, phán xét, và kết luận.

    Còn trước mắt, thì điều 4 sẽ vẫn luôn còn, khi nào ý muốn hay ý chí của những người cầm quyền của đảng CS hãy còn chưa thay đổi, chưa biến chuyển, hay vẫn còn kiên định như xưa, giống như thế.

    Nên nói chung lại, Hiến pháp của các nhà nước CS, luôn luôn chỉ vẫn là Hiến pháp theo kiểu ý thức hệ mác xít, do những cá nhân cầm đầu của đảng quyết định, nhưng nó lại nhất thiết phải luôn luôn nhân danh toàn đảng, toàn dân, toàn giai cấp thế thôi. Bởi xuất phát điểm của nó, vẫn chỉ là học thuyết mác xít, là học thuyết chỉ đã do bản thân, hay cá nhân Các Mác đưa ra, và đã được những người CS đi theo, đúng hướng học thuyết của ông ta, chấp nhận và kiên định, và chỉ nhằm hướng đến mà thôi. Tất nhiên, cũng không loại trừ, khi mà hoàn cảnh lịch sử khách quan đã thay đổi, thì ý thức của con người trong thực tế cũng phải thay đổi, nhưng quán tính cũ thì vẫn có thể cứ tạm thời còn đó. Bởi vì đó còn là ý nghĩa của một đảng phái được tổ chức chặt chẽ, một hệ thống chính trị nhà nước có tính toàn diện và chặt chẽ, thì không bất kỳ một cá nhân riêng lẻ nào lại có thể bứt ra một cách hoàn toàn tự phát, độc lập, hay tự do được. Giống y như trường hợp đầu tàu tuy đã chuyển, mà toàn thể thân tàu vẫn cứ theo hướng cũ, tạm trong trước mắt, là như thế. Vậy, ý nghĩa của sự thay đổi điều 4 Hiến pháp 1992, thực tế hiện nay nó cũng như vậy. Tuy rằng, những người ở thế hệ đầu của đảng CSVN, như các ông Hồ, Duẫn, Chinh, Đồng, hay ông Giáp v.v… đã như không còn nữa, nhưng các thế hệ kế tiếp nhau theo họ, thì cũng phải từ từ mới biến chuyển hết được. Lớp lãnh đạo sau trong đảng, tất nhiên cũng phải kế tiếp theo như lớp lãnh đạo trước, đó là sự định hướng tự nhiên về nguyên tắc, như trên đã nói. Còn toàn thể đảng cấp dưới, hay toàn thể đảng viên nói chung, thật ra cũng chỉ là chất liệu, là các toa tàu được kéo theo, không có gì chủ yếu đáng nói.

    Cho nên, tuy nói là điều 4 của Hiến pháp 1992, nhưng thực chất nó cũng chỉ phản ảnh ý chí của những người lãnh đạo đảng CS, trong một thời điểm nhất định, mặc dầu toàn văn của điều 4, vẫn chỉ mang tính cách khẩu hiệu, kiểu ngôn ngữ công thức, có tính bề ngoài, như mọi người đều phải thừa nhận về tính cách bên ngoài của nó :

    “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

    VHT

  4. DO NGHE says:

    Nay do do LENIN sung sung
    Nghe long minh dung dung lam sao
    Hay bung di thay the vao
    HUNG VUONG QUOC TO biet bao An Tinh
    Nay day BAC HO vi dai
    Nghe long minh AI NGAI LAM SAO
    Song khong thich canh SANG GIAU
    Thac dau mang den MAM CAO CO DAY
    Ton kinh BAC vang loi BAC DAY
    Co gi bang DOC LAP TU DO
    Dan lam chu NUOC PHU CUONG
    Giu gin ban sac GIANG SON GIONG NOI
    Boi DOI TRA loi thoi VO DAO
    Boi NGU SI tan bao BAT LUONG
    Nuoc mat CHUOT CHAY CUNG DUONG
    Giac TAU do ho THAM THUONG THE NAO
    Hay nho ro BAC HO RAN DAY
    Hemberger voi BANH BAO
    BANH BAO tam doc an vao CHET TUOI
    Bao nam da NGAM NGUI THAM KHOC
    Con nho khong BAI HOC DE DOI
    Quan TAU vao AN SONG NUOT TUOI
    Dan ta THAM THIET KEU TROI
    Cac QUAN CACH MANG nho roi PHAI KHONG
    Mau TINH THUC phat huy TRI TUE
    Lay THANH THUC DAO LY CHI DUONG
    TINH THUONG-TINH THUONG- TINH THUONG
    Khau dau TA TO BAT LUONG chinh MINH

  5. Hi X Pham says:

    Noi den giac Cong, chung ta phai co suc manh, it nhat phai co mot suc manh cua nhung to-chuc Hoi-giao hien nay, phai co nhung anh hung vo danh cang nhieu cang tot, phai co ngan khoan de nuoi duong, dao tao nhung thanh phan do. Chung ta chua lam duoc dieu do dung noi chi den thang giac. Chung ta van con bi giac de dau cuoi co hoai hoai ./-

  6. Nguyen Quang Trung says:

    Những điều luật trong hiến pháp chỉ là những điều lệ những quy ước để phục vụ xã hội phục vụ đất nước cho on định và khấn khá hơn, Trong khi áp dụng những điều luật ấy mà mọi việc đều tốt đẹp thì thì không có gì để tranh cải sữa đổi hay bãi bỏ điều luật nào, Nhưng nếu có điều nào không ổn , không hợp thời, làm phân hoá đại chúng , làm nguy hại hay phản tiến bộ xã hội thì phải thì phải cải sữa hay bỏ hẳn. Điều 4 hiến pháp VN nói vòng vo nhưng thực chất là xác nhận quyền lãnh đạo đất nước là quyền của đảng CS, Nếu Đảng CSVN lãnh đạo mà thuận với lòng dân và tốt cho đất nước thì không có gì đáng nói, nhưng đảng CSVN không đoàn kết được dân tộc và đưa đất nước tới vực thẩm lại theo duổi chủ nghĩa CS và tư tưởng HCM là cái đã lỗi thời, hoan tưởng, không thể thực hiện đã giết hại quá nhiều người đã đẩy nhân loại và đất nước xuống thẳm, nền cần phải xóa bỏ điều 4 hiến pháp và nếu được hãy soạn một bản hiến pháp mới cho hợp với tình thế.

Leave a Reply to THƯỢNG NGÀN