WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [1]

Bình Định và vùng Cao nguyên Trung phần

Đền thờ nhà Tây Sơn tại nguyên quán Bình Khê.

Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống bất cứ nơi đâu trên khắp mọi miền đều phải được đối xử bình đẳng giữa người với người, chính quyền có trách nhiệm phải triệt để bảo vệ cũng như tạo những cơ hội sinh cư lập nghiệp, phát triển văn hóa gíao dục để vun bồi mọi tinh hoa cho các thế hệ về sau. Luật pháp quốc gia không những cần có những đạo luật bảo vệ mọi sinh hoạt cá nhân, bảo vệ các tổ chức hội đoàn ít người ngõ hầu giữ sự độc lập, bình đẳng đứng giữa các tổ chức hội đoàn đông người, và còn đòi hỏi chính quyền khắp nơi từ trung ương cho tới mọi địa phương  phải triệt để thấu hiểu và nghiêm chỉnh thực thi đúng hiến pháp và luật pháp quốc gia. Trong cộng đồng Quốc dân, giữa người Thượng và người Kinh cũng phải đặt trên cơ sở độc lập, bình đẳng trước pháp lý, mọi sự đàn áp từ phía chính quyền hoặc cộng dồng dân tộc đa số dựa vào số đông mà áp đặt những cảm nghĩ việc làm lên dân tộc thiểu số đều vi phạm đến pháp lý về quyền tự do bình đẳng. Chính quyền trước tiên phải làm gương cho mọi người dân để dân dần hiểu rõ những gía trị trong sáng của luật pháp và bước tiến hóa về văn minh-nhân bản. Dưới chế độ cộng sản hiện tại, nhiều cuộc dành dân lấn đất, chiếm đoạt tài sản thường xãy ra do một số cán bộ nhà nước ỷ công lạm quyền, đến nổi đồng bào Tây Nguyên phải nhiều lần đứng lên tranh đấu, biểu tình đòi lại những sở hữu tài sản.

Chính quyền không những lơ là, bất lực trong việc giải quyết để trả lại công bằng những sở hữu tài sản mà ngược lại còn quy động công an, cảnh sát đến đàn áp thật khốc liệt dã man. Về mặt tài sản vật chất đã như vậy, còn về mặt tinh thần, đảng và nhà nước còn đi xa hơn trong việc đàn áp tín ngưỡng đồng bào Thượng, phá hủy và chiếm đoạt hết mọi cơ sở Tôn giáo, hỏi rằng mức độ đau khổ oan ức nơi những người ở vùng Tây Nguyên biết kể sao cho hết, do đó đồng bào Thượng có đứng lên tranh đấu, đòi lại công bằng các sở hữu tài sản vật chất và quyền sống làm người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng thì đó cũng là chuyện hợp lý phải làm. Chỉ có đảng và nhà nước, những người chuyênn rập khuôn theo đường lối độc tài, mị dân, thì mới sợ hải trước sự thật lương tâm nhân loại, sợ hải trước những công bằng hợp lý nên mới nảy sinh ra chuyện bạo lực, huy động bộ máy công an cảnh sát đến để đàn áp, dập tắt, bót chết hết nguyện vọng và quyền sống chính đáng làm người của đồng bào thiểu số.Những cuộc đàn áp dã man từ phía chính quyền cộng sản đã đẩy một số đồng bào miền Tây Nguyên đi đến chổ phải trốn chui trốn nhủi vào sâu tận nơi rừng thiêng nước độc, bị vây khốn bốn bề giữa muỗi mòng rắn rết, đến các loài thú dữ như sài lang hổ báo, từng giờ từng khắc đồng bào phải chống chọi lại với những thiên nhiên nghiệt ngã.

Truy tìm các nguyên nhân sâu xa thường tạo nên những bất ổn nơi vùng Cao Nguyên trung phần nước Việt, chúng ta sẽ bắt gặp được nhiều sắc tộc người Thượng, có nhiều buôn làng nằm sâu trong miền rừng núi. Trong lịch sử xa xưa vùng Cao Nguyên trung phần thuộc về đất  Chiêm Thành, nhiều sắc tộc thiểu số từ lâu đều chịu thần phục Chiêm Thành. Ở thế kỹ X trở về trước, khi người Chiêm còn làm chủ châu Vijaya, khi thành Ðồ Bàn nay là Quy Nhơn được thay thế cho thành Trà Kiệu ở Quảng Nam thì Chiêm Thành đã trở thành vương quốc hùng mạnh ở Ðông Nam Châu Á. Từ thế kỹ X đến cuối thế kỹ XV nước Chiêm Thànhh đã trải nhiều cuộc chiến tranh lớn với Ðại Việt và Chân Lạp (Khmers). Trong những cuộc dụng binh, Chiêm Thành luôn coi vùng Cao Nguyên là hậu cứ chính yếu cho việc tiến thủ, từ châu Vijaya (Bình Ðịnh) có những đường núi thông lên Cao Nguyên, sang tận Ðông Miên, Hạ Lào, các nẽo đường Trường Sơn nối liền giữa châu Vijaya đến Nghệ An đã được triệt để xử dụng vào mục đích quân sự giữa Ðại Việt, Chiêm Thành và Chân Lạp. Chính vì châu Vijaya (Bình Ðịnh) có những điều kiện địa lý, nhân văn, lịch sử đã tạo nơi đây trở thành vùng tranh chấp mà quân bên nào chiếm giữ được sẽ luôn đứng ở thế mạnh, có thể làm chủ chiến lược chiến thuật, khống chế hết tình hình cuộc chiến. Những vùng trọng yếu như thế Tôn Vũ Tử gọi là tranh-địa, có nghĩa là ai chiếm được thì sẽ tạo được những ưu thế về chiến lược và chiền thuật.

1945 – 1954  trong thời kháng chiến Bình Ðịnh là nơi trú ẩn các cơ quan đầu não Việt Minh.

1954 – 1975 trong thời Nam Bắc phân tranh Bình Ðịnh là nơi phân tán lực lượng cộng sản từ Bắc vào Nam ra khắp các vùng Cao Nguyên.

Châu Vijaya xưa của Chiêm Thành hay Bình Ðịnh ngày nay có một địa thế chiến lược tối ưu như thế, nên bằng mọi gía người Chiêm phải giữ cho bằng được châu Vijaya. Vào thế kỹ thứ XII (1145), vua Chân Lạp (Khmers) thân chinh tiến đánh vào kinh đô Vijaya, giết chết vua Chiêm Jaya Indravarman III. Quân Chiêm thua trận, lực luợng bị phân tán lên vùng Cao Nguyên, sau được vua Chiêm mới là Jaya Hivarman I tập hợp về vùng Khánh Hòa, Phú Yên tái phối trí tổ chức lại toàn bộ lực lượng kháng chiến và rồi đánh đuổi được tướng Chân Lạp là Cankara, thu hồi lại toàn bộ châu Vijaya trọng yếu.

Nước Chiêm  ở vào thế trái độn nên phải thường xuyên đối phó với cả Chân Lạp lẫn Ðại Việt. Về cơ cấu chính quyền được tự trị và kết hợp lại như một liên bang bao gồm nhiều tiểu Vương nắm quyền cai trị riêng rẽ tại mỗi vùng và chịu thần phục quanh một vị Vua chính. Trước thế kỹ thứ X Chiêm Thành có kinh đô là Trà Kiệu thuộc Quảng Nam sau đổi về Ðồ Bàn thuộc châu Vijaya trong thế kỹ thứ X. Mỗi khi cảm thấy thế lực được hùng mạnh, các vua Chiêm và hàng tướng lãnh thường kéo binh đánh phá nước Ðại Việt, bởi vì các vị vua Chiêm thường ôm mối hận mất đất trong qúa khứ gồm các vùng phía bắc giáp với Ðại Việt nên chiến tranh đã thường xãy ra giữa hai nước đã làm các vua chúa và thần tử Ðại Việt phải thường xuyên ray rức canh phòng và tranh thắng với Chiêm Thành.

Vào thế kỷ thứ XIV nước Chiêm có một vị vua anh hùng đầy thao lược là Chế Bồng Nga đã nhiều lần kéo binh vào tận đất Thăng Long, đến nỗi vua tôi nhà Trần phải nhiều phen bỏ chạy, mục đích của vị vua anh hùng này là muốn lấy lại vùng đất Bình-Trị-Thiên mà các vị vua trước đã để mất về phía Ðại Việt.Nhưng thế nước thay đổi khó lường, sau khi Chế Bồng Nga tử trận trong cuộc dấy binh đánh ra Thăng Long năm 1390 thì các vị vua sau không còn ai có hùng tài vĩ lược như Chế Bồng Nga nên thế nước đã yếu dần, nước Chiêm với quyền lãnh đạo bởi các đời vua sau tuy thỉnh thoảng cũng có nhiều cuộc dấy binh đánh phá vào các tỉnh thành lớn dọc bờ biển nhưng xét cho cùng thì đó chỉ là hành động tự phát bởi một ít tướng lãnh, dân chúng địa phương căm thù người Việt trước hiểm họa mất các tỉnh phía bắc trong quá khứ lịch sử chứ chưa đủ sức áp đảo để trở thành quốc sách bao gồm toàn bộ chiến lược chiến thật tranh thắng với Ðại Việt để lấy lại các tỉnh Bình Trị Thiên như Chế Bồng Nga đã thực hiện.Những cuộc đột phá sau này của quân Chiêm chỉ nhằm cướp phá các quận huyện trù phú dọc miền duyên hải rồi tức khắc rút lui mà người Việt gọi là giặc bể Ðồ Bà, bởi vì sự suy yếu vào thời cuối nhà Trần, lại thêm sự vổ về khuyến khích Chiêm Thành đối đầu với Ðại Việt của vua tôi nhà Minh nhằm cố phân tán lực lượng quân binh người Việt hướng về phía Nam, nhất là sau khi nhà Minh có ý thiết lập nền đô hộ do tay Trương Phụ đến Lữ Nghị, Hoàng Phúc nắm quyền cai trị nước Nam thì giặc cướp biển với sự tiếp tay của các tuớng lãnh người Chiêm càng hoành hành dử tợn hơn các thời trước đã là một cái gai nhức nhối nằm trong da thịt mà sau này khi Ðại Việt đánh đuổi được giặc Minh khôi phục nền độc lập, đến thời vua Lê Thánh Tông khi nhà Lê đã đặt nền móng vương quyền vững chắc thì vua liền cử đại binh, thủy bộ hai mặt quân số trên 250.000  đánh dứt điểm Chiêm Thành. Vua Trà Toàn bị bắt sống  sau khi thành Ðồ Bàn bị thất thủ, toàn bộ châu Vijaya kéo dài đến tận mũi Varella nằm giữa địa phận Tuy Hòa và Nha Trang ngày nay bị hợp nhất vào bản đồ Ðại Việt. Vưong quốc Chiêm Thành sau đó bị thu hẹp về phía Nam và tiếp tục tồn tại thêm vài thế kỷ trong sự yếu ớt đến khi chúa Nguyễn bành trướng thế lực về phương Nam trong các thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh đến Tây Sơn thì Chiêm Thành đã hoàn toàn vong quốc.

Châu Vijaya thuộc tỉnh Bình Ðịnh ngày nay nằm trong vị trí giao thông, phía Tây tiếp giáp với  Trường Sơn có nhiều đường xuyên núi rừng dẫn đến vùng Cao Nguyên trung phần qua đến tận Cao Miên, phía bắc ra tới Nghệ An đến miền thượng du nước Lào, phía Ðông tiếp giáp với miền duyên hải đã tạo một ưu thế lớn cho việc dụng binh nên khi Bình Ðịnh mất thì vương quốc Chiêm Thành không còn cơ hội để tranh thắng với Việt Nam và Angkor được nữa.

(Còn tiếp)

© Phạm Thiên Thơ

© Đàn Chim Việt Online

Đọc tiếp phần 2:

Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [2]

2 Phản hồi cho “Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [1]”

  1. Hoàng Huy says:

    Trước đây tác giả này có bài “Xóa bỏ hệ lụy là một tỉnh địa phương của Trung Hoa” ký tên Phạm ThiênThơ mà trên Đàn Chim Việt ghi là Phạm Thiên Thư làm tôi phân vân không biệt có phải tác giả Ngày Xưa Hoàng Thị không, vậy xin hỏi tác giả Thơ và Thư là một hay hai người khác nhau?
    Cám ơn nhiều

    • phamthientho says:

      Thưa bạn Hoàng Huy,
      Đó là sự sơ ý của tòa soạn, như bạn thấy bút hiệu của tôi đã được tòa soạn chỉnh đúng lại là Phạm Thiên Thơ. Riêng tác gỉa Ngày Xưa hoàng Thị là một người khác đúng như trong bài viết “Một chút tản mạn về thi ca” tôi có nhắc đến; đó là một thi sĩ đáng kính mến hiện đang sống tại VN.
      Mong bạn không còn nghi vấn nữa! Và cũng xin cám ơn câu hỏi của bạn, nhờ thế có thể một số bạn đọc khác nếu có nghi vấn cũng được tỏ rõ.
      Kính chúc bạn vui khỏe.

Leave a Reply to Hoàng Huy