WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng”

“Chính phủ sẽ chuyển từ quyết tâm sang hành động”

Nhà báo Việt Lâm: Từ cuối năm 2009, người ta nói nhiều đến việc tái cấu trúc nền kinh tế và loan báo rằng đề án tái cấu trúc kinh tế sẽ do Bộ KHĐT chủ trì soạn thảo. Nhưng từ bấy đến nay, dường như đề án này đang dần chìm vào quên lãng và cũng chưa được đưa ra lấy ý kiến Quốc hội như dự kiến. Là một chuyên gia của Văn phòng Chính phủ, ông lý giải như thế nào về việc này?

Cần phải khởi động, phải quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Ông Trương Đình Tuyển

: Tôi không biết có phải đưa ra Quốc hội không, nhưng đề án không bị rơi vào quên lãng. Chỉ có điều, đây là  vấn đề rộng lớn, không đơn giản, nên cần có nhiều ý kiến thảo luận. Chính phủ cũng đang họp thảo luận một lần nữa về đề án này.

Khi đã có đề án, vạch rõ lộ trình và bước đi thì ta có thể tiến hành. Như vậy không phải là quên lãng.

Điều bạn đọc VietNamNet quan tâm rất chính đáng khi đặt vấn đề: nói thế nhưng rồi có làm thật không? Có quyết tâm làm không? Đó là điều quan trọng nhất.

Tôi cũng gặp một số bạn bè, nhà nghiên cứu, họ đánh giá tích cực về bài viết của Thủ tướng, nhưng cái họ quan tâm nhất cũng là: Có làm không?

Tôi tin Chính phủ sẽ quyết tâm và hi vọng Đại hội Đảng tới đây sẽ thổi sinh khí, thổi bùng lên quyết tâm ấy, chuyển từ quyết tâm sang hành động.

Từ nay đến ĐH còn 5-6 tháng nữa, ta không nên chờ đến hết ĐH mới làm. Cần phải khởi động, phải quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế. Vì đây là một giải pháp quan trọng để phát triển nhanh và bền vững. Tôi tin ĐH sẽ quyết định và, với không khí ĐH, sẽ chuyển từ quyết tâm sang hành động.

Nhà báo Việt Lâm: Bạn đọc Hồ Phi Tư cho rằng, bài viết của Thủ tướng đưa thông điệp, định hướng rất tốt cho nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới, nhưng như ông vừa nói, vấn đề là chúng ta có đủ quyết tâm để biến thành hành động hay không?Chúng ta đang và sẽ gặp những lực cản gì trong tương lai làm ảnh hưởng đến việc chúng ta thực hiện được những quyết tâm ấy?

Ông Trương Đình Tuyển: Bất cứ một cái gì đưa ra cũng có đánh giá này khác. Tôi cũng muốn tranh thủ đưa ra quan điểm về chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn tới. Đó là: (1) Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững; (2) Phát triển bền vững là xuyên suốt trong quá trình thực hiện chiến lược, trong quy hoạch, kế hoạch.

Cần phải khởi động, phải quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế. Ảnh: Lê Anh Dũng.
 
Người ta đặt câu hỏi: Liệu có một mô hình vừa phát triển nhanh, vừa phát triển bền vững không? Đó là câu hỏi rất đáng thảo luận.

Có người lại nói, chỉ cần nói phát triển bền vững thì cũng đã bao hàm việc đảm bảo phát triển nhanh rồi.

Tôi cho rằng, nói không có mô hình nào vừa đảm bảo phát triển nhanh, vừa đảm bảo phát triển bền vững là một nhận đinh tuyệt đối hóa. Hiện nay, chưa có ai khẳng định rằng không thể phát triển bền vững nếu phát triển nhanh.

Ngay trong năm 2010 này, IMF dự báo kinh tế châu Á tăng trưởng 7,5%, (trong khi Việt Nam  phấn đấu tăng trưởng 6,5%). Vậy tăng trưởng nhanh là bao nhiêu? Chúng ta không đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh ở mức hai con số, vì nhanh quá, chạy theo tốc độ này dễ dẫn đến không bền vững, thậm chí có thể gây ra nền kinh tế bong bóng, có thể vỡ tung lúc nào không biết. Tăng trưởng từ 7-8% như dự thảo chiến lược, nhằm bảo đảm vừa nhanh vừa bền vững, tuy không dễ nhưng không phải không làm được.

Xin lấy một ví dụ để thấy khả năng: chỉ cần điều chỉnh phân bổ nguồn lực đã đảm bảo nhanh mà không giảm bền vững, thậm chí còn tăng tính bền vững.

Trong 3 thành phần kinh tế đóng góp vào tăng trưởng VN: DNNN, DN tư nhân và DN đầu tư nước ngoài, thành phần có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đóng góp tạo công ăn việc làm nhiều nhất là kinh tế tư nhân, dù là thành phần gặp khó khăn nhất trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển: vốn, đất đai… Thành phần được tiếp cận vốn, đất đai nhiều nhất là kinh tế nhà nước thì tốc độ tăng trưởng thấp nhất và tạo việc làm ít nhất.

Rõ ràng nếu ta có điều chỉnh việc phân bổ  trên cơ sở thị trường, không ưu ái cho DNNN, tạo điều kiện cho DN tư nhân tiếp cận thuận lợi nguồn lực này thì khối tư nhân có thể phát triển với tốc độ cao hơn, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn, tạo nhiều việc làm hơn và đóng góp cho ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Việc đảm bảo vừa phát triển nhanh vừa bền vững là do chính chúng ta, chứ không phải ai khác.

Khắc chế các nhóm lợi ích bằng cơ chế giám sát dân chủ

Nhà báo Việt Lâm: Vấn đề là ngay cả khi Chính phủ có ý chí quyết tâm để thay đổi  việc phân bổ nguồn lực, thì có vấp phải lực cản nào không? Ví dụ như lợi ích nhóm, chẳng hạn, việc phân bổ nguồn lực như nhiều độc giả nêu vấn đề: Nếu chúng ta dành cho khu vực tư nhân thêm một ít vốn nữa thì cũng có thể giúp khu vực này tăng trưởng rất nhanh. Nhưng cho dù Chính phủ có ý chí như vậy, thì các nhóm lợi ích đây đó liệu có làm ảnh hưởng gì không?

Ông Trương Đình Tuyển: Hiện nay, người ta nói nhiều đến lợi ích nhóm tác động vào chính sách. Tôi không biết mức độ như thế nào vì không có cơ sở để khẳng định. Nhưng xã hội đang nói nhiều đến lợi ích nhóm, mà không chỉ ở DNNN mà cả DN tư nhân vận động cơ quan nhà nước, những người làm chính sách. Hội thảo mới đây tại viện Khoa học xã hội nhiều người cũng nêu vấn đề này.

Đó không phải chỉ là chuyện ở Việt Nam, mà có ở nhiều nơi khác trên thế giới. Ngay sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu cũng là kết quả của quá trình lobby của các DN Mỹ sửa đổi luật vì lợi ích của họ, các ngân hàng thương mại cũng cho vay đầu tư tràn lan, dẫn đến đầu tư chéo, phát triển những sản phẩm tài chính phái sinh…

Nhà báo Việt Lâm: Rõ ràng lợi ích nhóm là hiện tượng có thật và khó tránh khỏi trong tiến trình phát triển. Nhưng ở các quốc gia khác, ví dụ như Mỹ, họ phải xây dựng lại khung pháp lý giám sát những tổ chức lobby. Còn ở Việt Nam thì sao? Theo ông, trước những nguy cơ như ông vừa chỉ ra, liệu chúng ta đã nhận thức và lường được nhu cầu phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý như vậy hay chưa?

Ông Trương Đình Tuyển: Trên tổng thể thì chúng ta nhận thức được yêu cầu giám sát, nhưng mà tạo ra một cơ chế giám sát đủ mạnh để ngăn chặn vấn đề lợi ích nhóm tác động vào các cơ quan nhà nước thì phải nói là chưa đủ mức. Đây cũng là câu chuyện thú vị.

Tôi không nói là không thể tránh nhưng tất nhiên tránh nó không dễ. Nhưng rõ ràng chúng ta có thể hạn chế nó, hơn nữa có thể hạn chế tối đa nó nếu có một cơ chế giám sát thật tốt, thật dân chủ.

Chính sách sẽ lệch nếu chưa làm rõ nội hàm của từ Chủ Đạo

Nhà báo Việt Lâm: Trở lại nội dung tái cấu trúc nền kinh tế.  Theo phản hồi của đông đảo độc giả gửi tới Tuần Việt Nam, trong bài viết mới đây của Thủ tướng có một thông điệp được đánh giá rất cao là: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực tăng trưởng của kinh tế VN 10 năm tới.

Nhận định như vậy đã gỡ bỏ khá nhiều định kiến xưa nay về kinh tế tư nhân của không ít nhà làm chính sách nhưng đồng thời độc giả cũng băn khoăn sự phân định khác nhau giữa vai trò chủ đạo của khu vực nhà nước và vai trò động lực của kinh tế tư nhân là như thế nào.

Với tư cách là chuyên gia cao cấp của Văn phòng Chính phủ và từng là kỹ sư cơ khí, ông giải thích như thế nào về sự khác biệt này cả về nội hàm và thuật ngữ?

Ông Trương Đình Tuyển: Kỹ sư cơ khí có lẽ không liên quan gì đến vấn đề này (cười).

Thực ra, chúng ta đã từng bước nhận thức rõ hơn về vai trò của các thành phần kinh tế.

Trước đây, chúng ta nói là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng nhiều năm gần đây chúng ta không dùng cụm từ “doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo” nữa. Trong dự thảo chiến lược cũng nói kinh tế nhà nước (Chứ không dùng cụm từ doanh nghiệp nhà nước) giữ vai trò chủ đạo. Phải phân biệt doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước gồm nhiều thành tố như ngân sách nhà nước, nguồn tài nguyên, đất đai, dự trữ nhà nước (Bao gồm dự trữ ngoại hối)vv… Doanh nghiệp nhà nước chỉ là một thành tố mà thôi..

Kinh tế nhà nước có vai trò định hướng và điều tiết là rõ nhưng cái quan trọng nhất là nội hàm của từ chủ đạo.

Chủ đạo là như thế nào, thể hiện ở đâu là điều chúng ta phải tiếp tục làm rõ. Một khi chưa làm rõ nội hàm chủ đạo thì chúng ta vẫn có nguy cơ làm chệch hướng các chính sách phát triển.

Dự thảo chiến lược coi hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế là một trong ba đột phá chiến lược. Đây là một điểm mới của dự thảo chiến lược. Trong bài viết của mình, Thủ tướng có nêu: nếu không đặt DNNN vào môi trường cạnh tranh bình đẳng thì không chỉ không làm DN có hiệu quả mà còn chèn lấn các nguồn lực phát triển của doanh nghiệp tư nhân, đây chỉ là sự giải thích thêm tư tưởng đó mà thôi..

Phải cho các DN tư nhân có cơ hội được tiếp cận với các nguồn lực bình đẳng như DNNN. Như vậy sẽ tạo thêm động lực mạnh mẽ cho phát triển. Tôi nói tạo thêm vì thực ra, DN tư nhân đã  trở thành động lực phát triển rồi bởi vì tốc độ tăng trưởng của nó là cao nhất, và tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng ngày càng tăng.

Doanh nghiệp tư nhân của chúng ta hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng tôi đã nhiều lần nói quy mô không bằng tốc độ, nếu tạo điều kiên thuận lợi cho các DN tư nhân tiếp cận các nguồn lực, thì khu vực này còn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Có tốc độ cao nó sẽ tạo ra quy mô lớn. Tôi tin rằng với tốc độ cao thì trong thời gian ngắn nó sẽ tạo ra quy mô rất lớn với những chính sách đúng đắn.

Nhà nước phải làm đúng chức năng

Nhà báo Việt Lâm: Nhưng thưa ông, những quan điểm mới này có thực sự thắng thế để cởi bỏ được những vướng mắc lâu nay trong một số nhà hoạch định chính sách. Lâu nay người ta vẫn nghĩ rằng khi đã xác lập nhóm nào là chủ đạo thì thường có tâm lý dồn hết các nguồn lực ưu ái cho nhóm đó?

Ông Trương Đình Tuyển: Như tôi đã nói, lúc này chưa phải thời điểm toàn dân thảo luận dự thảo này cho nên khi mà độc giả quan tâm nhiều đến bài viết Thủ tướng, thì tạm thời cứ lấy bài của Thủ tướng để bình luận.

Tôi cho rằng bất cứ cái gì mới cũng có trở ngại quan trọng là chúng ta có quyết tâm không?

Thủ tướng đưa ra định hướng rồi, giờ thì chúng ta phải giám sát quá trình thực thi. Tôi tin Bộ Chính trị cũng thống nhất với tư tưởng này. Và, với đòi hỏi của xã hội, của nhân dân thì tư tưởng lành mạnh sẽ chiến thắng.

Có một câu của ai đó từng nói mà tôi rất thích là: Tư duy lành mạnh bao giờ cũng dẫn đến hành động cải tạo hiện thực. Nếu anh có tư duy lành mạnh thì anh không chỉ nói suông. Có thể có khó khăn lúc đầu nhưng cái đúng, cái tiến bộ sẽ chiến thắng, sẽ được thực hiện.

Nhà báo Việt Lâm: Để tạo ra không gian xã hội hỗ trợ cho tư duy lành mạnh đó thì ông nghĩ sao về vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phản biện chính sách?

Ông Trương Đình Tuyển: Trong bài viết của Thủ tướng có câu rất đáng chú ý, không  mới ( vì đã được đề cập trong nhiều NQ của Đảng nhưng được khẳng định rất đúng chỗ trong bài viết. Đó là  Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, gắn liền với phúc lợi xã hội/an sinh xã hội và dân chủ xã hội chủ nghĩa là 3 trụ cột chính trong sự phát triển của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Như vậy, một trong ba trụ cột là dân chủ. Quyền làm chủ của nhân dân thể hiện qua người đại diện của mình ở Quốc hội, hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và quyền dân chủ trực tiếp ngày càng được mở rộng -như dự thảo chiến lược đã ghi.

Rõ ràng các tổ chức chính trị xã hội, tập hợp theo lứa tuổi, nghề nghiệp sẽ là định chế hỗ trợ cho nhà nước pháp quyền, vì nhà nước pháp quyền không thể làm được hết. Đây là sự phân vai của các chủ thể trong quá trình phát triển: Nhà nước, Thị trường và các tổ chức chính trị xã hội (ở nhiều nước được gọi là xã hội dân sự). Nhà nước không thể ôm cả được. Nhà nước tốt là nhà nước phải làm đúng việc phải làm còn những việc khác phải để cho thị trường và các tổ chức khác làm.

Ngoài các định chế nói trên, thực ra còn có các định chế khác- nếu không bị lợi dụng để phục vụ cho những mưu đồ đen tối- có thể hỗ trợ cho quá trình quản lý. Ví dụ tín ngưỡng, đức tin chẳng hạn. Khi người ta tin rằng nếu sống tốt, sống vị tha và giàu lòng nhân ái, thương những người nghèo khó, bần hàn thì khi chết sẽ được lên thiên đường, về cõi niết bàn cực lạc chẳng hạn thì có thể người ta cũng cố sống cho tốt hơn. Và có khi sức mạnh của niềm tin lại có tác dụng mạnh hơn các định chế khác…

Vấn đề là có cái nhà nước đáng làm thì chưa làm tốt, cái không đáng làm để cho thị trường làm thì nhà nước lại làm và làm các quy luật thị trường bị méo mó.  Mặt khác, cũng không được tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, phải thấy những thất bại của thị trường, và nhà nước phải ra tay để khắc phục các khiếm khuyết, thất bại  này.

Nhà báo Việt Lâm: Cũng bàn về vấn đề này, Nhà nước mà càng giảm sự can thiệp của mình thì nền kinh tế càng lành mạnh hơn, năng động hơn, ông nghĩ sao?

 Ông Trương Đình Tuyển: Thực ra nếu nói nhà nước ít can thiệp hơn thì thị trường phát triển tốt hơn thì chưa chắc đã đúng, cái quan trọng là anh phải làm đúng chức năng của anh.

Người ta đã tranh cãi nhiều về 2 học thuyết kinh tế lớn là: Đề cao vai trò của nhà nước và giảm nhẹ vai trò của thị trường. Thứ hai là đề cao vai trò của thị trường, coi nhẹ nhà nước.

Các cuộc khủng hoảng cho thấy thấy cả hai đều có những bất cập. Một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng vừa qua là nhà nước đã không làm tốt vai trò, đã buông lỏng quản lý. Cho nên vấn đề là nhà nước phải làm đúng vai của mình.

Nhà nước phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đây là chức năng quan trọng nhất của bất cứ quốc gia nào. Buông lỏng chức năng này là sai lầm.

Thứ hai là người ta nói đến khái niệm Nhà nước phát triển và Nhà nước kiến tạo phát triển.

Nhà nước phát triển là Nhà nước có thể làm méo mó một số thông số trong kinh tế thị trường để phục vụ mục tiêu phát triển, có thể làm méo mó quy luật của thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển.

Tôi thích khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển hơn. Nhà nước tạo ra môi trường vĩ mô, sử dụng các công cụ điều tiết là chủ yếu để định hướng hoạt động của các lực lượng thị trường và hệ thống kinh doanh kinh theo yêu cầu phát triển.

Muốn DN tư nhân mạnh phải có cạnh tranh bình đẳng

Nhà báo Việt Lâm: Độc giả Mai Văn Tâm hỏi rằng, ông nghĩ thế nào về việc chúng ta có thể hy vọng gì về chuyện tái cấu trúc một cách thực chất khu vực DNNN bằng việc đưa tất cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp và liệu mặc dù đổi tên thành công ty TNHH 1 thành viên nhưng nếu duy trì quá nhiều các DN 100% vốn nhà nước với quá nhiều ưu đãi về tín dụng, đất đai và quyền kinh doanh thì có gây ra sự méo mó cho thị trường hay không?

Ông Trương Đình Tuyển: Muốn cho doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh thì phải xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng. Hiện tại, doanh nghiệp nhà nước vẫn đang nhận được rất nhiều ưu ái, như sử dụng đất với diện tích cực lớn, không ít doanh nghiệp DN lại dùng đất này cho thuê chứ không dùng để sản xuất kinh doanh. Hiện tượng này không phải là hiếm…

Một điều chúng ta thấy rất rõ là bản thân chủ sở hữu nhà nước không thu một đồng lợi nào từ vốn đầu tư của mình với tư cách là chủ sở hữu.

Nhà báo Việt Lâm: Theo ông, Chính phủ nên dùng công cụ nào để buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc theo hướng mà chúng ta mong muốn?

Ông Trương Đình Tuyển: Quan trọng nhất là chính phủ phải xây dựng một hệ thống thể chế, với thể chế ấy, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh. Điều đó có thể gây ra nhưng đau đớn lúc đầu nhưng phải chấp nhận nó.

Tôi cũng nói thêm, tái cấu trúc có một rủi ro, ( thực ra nói là rủi ro cũng không đúng) chỉ đúng với ai thích tăng trưởng nhanh vì tái cấu trúc có thể đẫn đến  tăng trưởng giảm trong một thời gian nào đó, nếu ông nào nóng ruột vì chuyện nhanh thì có thể thấy bức xúc.

Nhưng đó là chuyện rất bình thường, chúng ta phải chấp nhận một mức tăng trưởng giảm trong một thời gian nhưng sau đó tốc độ sẽ tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn.

Các doanh nghiệp nhà nước buộc phải tái cấu trúc, phải có những quy định luật pháp ràng buộc.

Chúng ta chưa làm nhưng không phải là từ bỏ, mà phải chuẩn bị đầy đủ các tiền đề. Nhưng không phải cứ bảo chờ đợi rồi bỏ đó. Thực tế các tiền đề đã hình thành song chưa đầy đủ.

Nhà nước không thể bao cấp mãi

Nhà báo Việt Lâm: Nhưng như ông nói, chúng ta không thiếu giải pháp, chúng ta đã nói nhiều rồi, có những tuyên bố quyết tâm rồi nhưng thực tế chúng ta đã làm được chưa, như chuyện sẽ cho phá sản những doanh nghiệp không hiệu quả là một ví dụ?

Ông Trương Đình Tuyển: Đúng vậy, việc phá sản của chúng ta rất là khó khăn. Vì còn liên quan đến việc làm.

Đáng ra đây phải là cơ chế bình thường. Theo luật cũ, phải được chủ nợ yêu cầu phá sản, các ngân hàng chủ nợ, nhất là ngân hàng quốc doanh thì rất muốn giữ nguyên, không yêu cầu phá sản, vì phá sản thì ngân hàng mất vốn; phá sản phải có ý kiến công đoàn mà công đoàn thì phải bảo vệ việc làm cho người lao động… Cứ như vậy, số doanh nghiệp đăng ký phá sản rất ít. Chúng ta phải đưa về quỹ đạo, buộc họ phải làm, không có sự bao cấp của chính phủ nữa. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh, thành lập mới và phá sản là chuyện bình thường, nó sẽ tạo ra cân bằng động, thúc đẩy phát triển miễn là phải tạo ra việc làm mới nhiều hơn.

Ví dụ sắp đổ đến nơi rồi thì không phải bất cứ doanh nghiệp nhà nước nào, nhà nước cũng bơm tiền vào cứu nếu không thực sự cần thiết. Cũng có thể có những cái không cứu nó thì gây tác động xã hội rất lớn (như Vinashin chẳng hạn)  tùy trường hợp mà hành xử. Ngay cả bên Mỹ cũng phải giải cứu.

Chân lý bao giờ cũng là cụ thể nhưng nguyên tắc của nó là phải trên nguyên tắc thị trường, dựa trên nguyên tắc thị trường để xử lý các vấn đề cụ thể.

Nhà báo Việt Lâm: Ngay cả khi chúng ta đã tạo ra được hành lang pháp lý, thì vấn đề là làm sao để những chính sách tốt đó đi vào cuộc sống, mà VN thì không thiếu những câu chuyện như thế. Chẳng hạn như câu chuyện hỗ trợ lãi suất vừa qua của Chính phủ, chính sách rất tích cực nhưng kết quả thanh tra cho thấy tại một số ngân hàng có sai sót trong cấp thực hiện, bị biến tướng đi vì nhiều lý do. Theo ông cách khắc phục như thế nào?

Ông Trương Đình Tuyển: Một chính sách từ trung ương đến khi xuống dưới thường bị méo mó đi cũng có thể xảy ra. Điều quan trọng là tỷ lệ méo thế nào. Nếu như sai phạm là nhiều, chiếm đa số thì phải xem lại chính sách, bởi một chính sách tốt thì không thể để sai phạm phổ biến được. Đó là một nguyên tắc để chúng ta suy xét tình đúng đắn của chính sách.

Nếu chính sách tốt thì sai phạm không thể nào chiếm quá nhiều. Khi có quá nhiều doanh nghiệp sai phạm chứng tỏ bản thân chính sách đã có vấn đề rồi, và phải xem lại chính sách.

Sai phạm ít thì xem lại ở khâu thực thi, ví dụ phần nghìn, thậm chí vài phần trăm  thì chuyện có thể xảy ra.

Sai phạm với một tỷ lệ cao hơn  thì việc phổ biến chính sách và giám sát thưc thi có vấn đề. Hiện nay, cơ chế giám sát đang là vấn đề rất lớn.

Trong các Tập đoàn, Tổng công ty, có nhiều vấn đề trong đó có vấn đề giám sát, phải dày công nghiên cứu mà Chính phủ cần phải tập trung nghiên cứu vấn đề này hơn nữa.

Mời theo dõi tiếp kỳ 3

Nguồn: vietnamnet

6 Phản hồi cho ““Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng””

  1. Chilinh says:

    Qua cuoc phong van va tra loi tren, toi nghi nha nuoc CSVN nen nhan ro cai sai cua chinh
    sach/ sach luoc kinh te cua nha nuoc da duoc thuc thi ca tren 1/4 the ky ma van khong ra gi.
    Nen kinh te doi moi nua voi nhu mot con benh vua duoc dieu tri, lai vua duoc nuoi benh de
    kiem tien chua benh va tien thuoc thang. Ke tu ngay nuoc ta duoc thong nhat den nay da gan
    33 nam ma nen kinh te ” goi la phat trien.”, nhung chi la nen kinh te Phon Vinh Gia Tao, khong
    co thuc chat. nen 33 nam qua ma nen kinh te chi bang nen kinh te cua mien Nam Viet Nam truoc 1975.
    Dan chung van con ngheo, khong du an o tai cac vung nong thon. nguoi dan qua ngheo kho. Da vay con bi boc lot dat dai ma chi duoc boi dap voi gia re mat. Viec lam sai trai ma cap tren van bao che, vi da duoc dut lot de lo di su oan trai ma nguoi dan phai chiu.
    Cac vi lanh dao nha nuoc phai manh dan thay doi Tu Duy de phat trien dat nuoc hau tranh duoc su chen ep
    cua bon Tau phuong Bac. Hay can dam vut bo 16 chu vang voi bon Tau. Bon Tau dung 16 chu vang
    de ma mat gioi lanh dao VN thoi, bon Tau chi cho co hoi la nuot tron Viet Nam. Doc bao nuoc ngoai cung nhu cac trang mang cua bon Tau moi thay duoc tham vong cua bon Tau. De thoat khoi nanh vot cua con cop Tau do duoi chieu bai 16 chu vang. Nha nuoc phai co chien luoc kinh te bang cach phat trien mot nen kinh te Vi Mo, xay dung mot nen kinh te san xuat chu dung qua chu y den nen kinh te tieu thu. Mong cac vi lanh dao nha nuoc CSVN thay doi loi nhin hay tu duy de cuu dan va cuu nuoc. Qui vi hay nhin guong cua
    nuoc Dai Loan, Nam Han va ke ca nuoc Tau phuong bac. Ho phat trien dat nuoc mot cach nhanh chong
    chua day 1/4 the ky ma Viet Nam muon bang ho bay gio thi Viet Nam phai can ca vai chuc nam, neu cac nuoc do ngung phat trien. Nguoi Viet Nam nao cung yeu nuoc, cung muon dat nuoc phat trien va giu duoc mot nen doc lap doi voi bat ky mot cuoc xam lang nao tu phuong BAC.

  2. Phạm Bình says:

    Ông Tuyển ơi! Ông có biết câu ” Chờ được vạ thì má đã sưng” có nghĩa thế nào không? Cái “lúc đầu” của các ông ròng rã mấy chục năm nay rồi. Mời các ông đi chỗ khác cho dân chúng tôi nhờ.

  3. noileo says:

    Chịu khó “tư duy” đến “kế hoạch & chiến luọc & đàu tư & phát triển bền vũng & phát triển nhanh…”, thì cũng tốt đấy, nhưng tốt hơn hết là đừng phí thì giờ “tư duy” như vậy nữa, mà hãy làm việc cho tử tế đàng hoàng, thực lòng nghĩ đến nhiệm vụ của mình, một công chức, một chính khách đang cầm quyền…, vì quyền lợi của dân của nuớc!

    Chẳng có “chiến lược & sách luợc & kế hoạch” nào hơn là:
    trung thành với bổn phận, thẳng thắn học hỏi kinh nghiệm làm kinh tế của Việt nam Cộng Hoà chứ đừng ngấm ngầm bắt chuớc, xong ba hoa bịp bợm những là “đảng ta tài tình đổi mới”
    và nhất là phải tuyệt đối & phải triệt để “4 không”:

    1-không mưu mô gian trá mãi quốc cầu vinh,
    2-không ăn cắp quốc khố,
    3-không đàn áp trí thức,
    4-không trấn lột dân nghèo

    thì chẳng bao lâu đất nuớc sẽ phục hồi sức sống, thì chẳng bao lâu VN sẽ vuợt qua lân bang, (như Việt Nam Cộng hoà đã hơn hẳn lân bang truớc khi bị Việt cộng & Hồ chí Minh bán nuớc, lấy vũ khí Tàu cộng giết tróc nhân dân tàn phá VNCH, xâm lăng VNCH, dâng trọn 2 miền VN cho chủ nghĩa cộng sản ác quỷ), cần gì tới 3 cái tư duy & cải tiến dài dòng văn tự ngớ nga ngớ ngẩn model Hồ chí Minh nói một đằng làm một nẻo!

  4. dien van vu says:

    Xin kinh chao ong phong van , ca hai ong number one tien si (pho) doc bai viet cua ong phat oi …
    (Tòa soạn: Mời bạn vào VPS Keys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  5. Nhuy says:

    Ong Truong D Tuyen nay khong tin duoc dau vi ong ta la CS ma . Ma da la cong san thi luon luon la quy quyet va khong tin duoc. Dat nuoc ta ma con CS thi muon doi nuoc Viet Nam ta khong the nao kha duoc, dan Viet con kho dai dai vi lu quy coi dan la no le cho khong phai la nguoi. Buon thay!
    (Tòa soạn: Mời bạn vào VPS Keys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  6. DO NGHE says:

    Tut HANG Fitch.
    Kinh TE VIET dan dan TUT HANG
    Boi vi RANG Ong nghi TOI OI
    Boi mat CA VON LAN LOI
    Tien chui vao TUI ONG TROI QUAN THAM

Phản hồi