WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngày 9/11 và Chương trình Ca ngợi Tự Do (Ode to Freedom)

Để Tưởng Niệm

Cũng như thi sĩ Horace của La Mã ngày xưa hay dùng thể thơ ca ngợi (odes) với lời trầm tư, hay soạn nhạc gia Igor Stravinsky đã chuyển “ca ngợi điệu múa ballet” của Lorca Massine thành nhạc, Lê Văn Khoa đã viết bản “Bi Ca” (Elegy) để tưởng niệm những nạn nhân ngày 9/11 ở Hoa Kỳ.

Soạn nhạc gia Lê Văn Khoa

“Tôi chọn bài Bi Ca cho buổi hòa nhạc để diễn tả nỗi đau tôi cảm nhận khi quân khủng bố tấn công New York và Ngũ Giác Đài mà tôi xem như đó là một hành động chiến tranh. Tôi là một nạn nhân của chiến tranh, Việt Nam đã mất về tay Cộng Sản năm 1975. Tôi muốn chia sẻ nỗi lòng của tôi với anh chị em người Hoa Kỳ, đã mở rộng vòng tay chào đón khi tôi mới đặt chân đến miền đất này”.

Cũng như Homer trong thiên hùng ca “Iliad và Odyssey”, Lê Văn Khoa, một thuyền nhân tị nạn, đã diễn tả trong lời ca hồi tưởng của cuộc ra đi từ bỏ chế độ Cộng Sản và tìm tự do của người Việt. “Chủ đề của buổi hòa nhạc là kêu gọi tự do cho Việt Nam và cho những quốc gia đang bị thống trị”.

Lê Văn Khoa đã viết hơn 600 nhạc phẩm, hòa âm và phối khí với nhiều thể loại cho giọng hát và dàn nhạc hòa tấu từ thập niên 1960. Dàn nhạc nổi tiếng thế giới Kyiv Symphony Orchestra & Chorus gồm 50 nhạc sĩ và 70 ca sĩ – kể cả một số ca sĩ vùng Hoa Thịnh Đốn và California – sẽ trình bày những nhạc phẩm cổ điển của Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov … và của chính Lê Văn Khoa. Buổi hòa nhạc sẽ được Nhạc trưởng Matthew McMurrin điều khiển và được tổ chức tại Rachel Schlesinger Concert Hall & Arts Center, trường Đại học NOVA ở Alexandria, 3001 North Beauregard Street, Alexandria, Virginia 22311, đúng 6:30 chiều, ngày 11 tháng 9, 2010.

Chương trình cũng sẽ có các nhạc phẩm “God Bless America”, “Prayer” của Sergei Taneyev và những đoạn từ tấu khúc của Tchaikovsky và những nhạc phẩm nổi tiếng khác nữa.

Kỹ Thuật Đông-Tây Hòa Hợp

Lê Văn Khoa cố gắng kết hợp dàn hợp xướng và giao hưởng để giải bày qua âm nhạc kỷ niệm ngày 9/11 và tưởng niệm những nạn nhân của biến cố ấy. Bản “Bi Ca” diễn tả nỗi buồn còn vương vấn đã nắm chặt lấy lương tâm của mọi người ngày hôm ấy. Bi Ca được sáng tác với khái niệm từ bản “Cum Sancto Spiritu” của J.S. Bach (Mass in B minor), tác phẩm này được tán thưởng như là một thành quả tối thượng của Bach.

Buổi hòa nhạc cũng giới thiệu đàn dân tộc Bandura của Ukraine với 40 sợi dây đàn, được phát triển từ đầu thế kỷ 20, có yếu tố của 2 loại đàn “zither” như đàn tranh và “lute” đàn tì bà. Đàn Bandura sẽ trình diễn 2 bài dân ca Việt Nam (hòa âm của Lê Văn Khoa cho đàn bandura và dàn nhạc giao hưởng).

Taras Yanystski, một giáo sư về bandura, khi được hỏi giai điệu của các xứ Nam Đông Âu có điểm tương đồng nào với dân nhạc của các quốc gia khác và với Phật Giáo, ông trả lời như sau: “Tất cả nhạc nguyên thủy đều có ràng buộc từ gốc rễ. Do đó, nó gần gũi với nhạc của chúng tôi và có nhiều  tương đồng với nhạc của xứ Ukraine”.

Lê Văn Khoa cho biết đây là lần đầu tiên nhạc cụ dân tộc của Ukraine chơi giai điệu nhạc Việt Nam. “Đó là để kết hợp những văn hóa khác nhau qua âm nhạc và đưa nhạc truyền thống Việt Nam ra khỏi sự cô lập mà hòa vào giòng nhạc chính của Tây Phương”.

Buổi hòa nhạc "Lê Văn Khoa - Người Viết Lịch Sử Bằng Âm Nhạc" - California 2008

Svyatoslava Semchuck, giáo sư vĩ cầm ở Nhạc Viện Quốc Gia Tchaikovsky ở Kyiv, Ukraine giải thích: “Chỉ khi nào bạn biết đến nhạc của quốc gia bạn, nhạc dân tộc, ‘tâm hồn của dân tộc’, thì lúc ấy bạn mới hiểu được văn hóa ngoại quốc. Một nhạc sĩ chân chính cảm nhận được trong tim tình yêu mà người soạn nhạc cảm nhận. Âm nhạc không có biên giới; nó nói với tâm hồn”.

Và từ Alla Kulbaba, Nhạc Trưởng chính của Ukrainian National Opera: ”Nhạc của Lê Văn Khoa chan chứa chất nhẹ nhàng, thanh tú, lòng yêu thương, sự tử tế và tình thân mật. Ông cũng là một người viết nhạc giao hưởng có tài, chứ không phải chỉ là nhà soạn nhạc cho loại nhạc nhẹ. Ông dùng phương thức và chủ đề của Âu Châu, kết với giai điệu nhạc dân tộc để tạo nên sự cộng sinh. Nếu đây chỉ là những giai điệu dân tộc, thì rất khó cho người Âu Châu hiểu, nhưng nhờ có có hòa âm và viết theo thể loại Tây phương nó là sự tổng hợp của âm nhạc Đông và Tây, đem những văn hóa xa cách đến gần nhau hơn”.   

Cũng như Sergei Taneyev, dương cầm thủ huy chương vàng của Nga – vào Nhạc viện Quốc Gia Moscow năm 9 tuổi – Lê Văn Khoa ao ước đem âm nhạc dân tộc đi xa hơn. Cả hai soạn nhiều nhạc cho piano, những tác phẩm giao hưởng, hợp xướng và ca khúc. Cả hai đều là người yêu âm nhạc nồng nhiệt từ thuở nhỏ.

“Lịch sử âm nhạc Tây phương đã cho chúng ta những câu trả lời. Dùng cách suy nghĩ của tâm trí trong tiến trình sáng tác nhạc phẩm của những quốc gia Tây phương và đem ứng dụng vào nhạc của Nga, chúng ta sẽ có riêng nhạc của quốc gia mình … Người Âu Châu phải mất nhiều thế kỷ mới đạt đến mức đó, chúng ta sẽ không cần nhiều thời gian như vậy”. Đó là những lời mà Taneyev viết cho thầy của Ông là Tchaikovsky vào năm 1891.

Lê Văn Khoa đã nói những điều tương tự với một nhóm người ái mộ: ”Chúng ta nên ứng dụng phương thức Tây phương vào nhạc dân tộc của chúng ta. Nghệ thuật là của cả thế giới. Tính sáng tạo, tình anh em, sự ràng buộc thiêng liêng nên được chia sẻ giữa những người yêu âm nhạc của mọi quốc gia”.

Cuộc Đời Sáng Tạo

Lê Văn Khoa sinh trưởng từ một gia đình nghèo ở Cần Thơ, phía Nam của thành phố Sài Gòn. Khi còn niên thiếu, ông tự học với sách nhạc của Pháp và chơi trên phím dương cầm vẽ trên bàn gỗ. Giấc mơ của ông được thành hình lúc 18 tuổi khi ông có thể thực tập trên một cây đàn thật ở một nhà thờ Cơ Ðốc (Seventh Day Adventist Church),  nơi một mục sư Hoa Kỳ và phu nhân đã dạy cho ông đàn và cách điều khiển ban nhạc.

Năm 19 tuổi, Lê Văn Khoa đã nộp 2 bản nhạc và đã đoạt 2 giải thưởng trong một cuộc thi sáng tác nhạc toàn quốc ở Việt Nam. Ông được đề cao trong Tạp Chí Thế Giới Tự Do (Free World Magazine) và trở thành người điều khiển những chương trình thiếu nhi trên Đài Truyền Hình Quốc Gia. Với tính tình dễ chịu và tháo vát, ông trở thành người nổi tiếng ngay tức khắc. Ông đã giới thiệu những chương trình với dàn nhạc hòa tấu và ban hợp xướng lớn, một sự hiếm có trong giai đoạn biến động với cuộc chiến đang hoành hành ác liệt chung quanh ông.

Từ thuở ấy cho đến bây giờ, ông luôn là người tự lực. Ông không có người bảo trợ cho những buổi trình diễn của ông. Ngoài công việc dạy nhạc để kiếm sống, Lê Văn Khoa vẫn tìm thì giờ để soạn nhạc, viết hòa âm, cải biên, phối khí và điều khiển ban nhạc.

Trái với cái buồn vấn vương của nhạc Việt Nam, những sáng tác của Lê Văn Khoa tuy có đau lòng nhưng tỏa ra niềm lạc quan và hòa bình. Tuy nhiên, ông cũng có những lúc tuyệt vọng. Trong lúc lo lắng và không ngủ, Ông viết “Ngủ Đi Em” (Lullaby) cho Ngọc Hà người vợ sắp cưới. Vào một thời điểm khác, trước nỗi nguy hiểm có thể chết người của bệnh lao, ông viết “Chia Tay” (Memory) như một lời từ biệt cuộc đời.

Lê Văn Khoa không ngừng sáng tạo. Ngày hôm nay, con người mang danh hiệu nhà giáo, nhà báo, nhiếp ảnh gia, kế hoạch gia cho những đại hội văn hóa, chồng và cha của 3 con gái, vẫn tiếp tục cuộc sống nhiều sôi nổi. Ông soạn nhạc ở nhà, trên phi cơ, ở quán ăn, ở phòng mạch bác sĩ! Ông nói chuyện với bàn tay di động, gõ trên phím đàn vô hình, điều khiển trong không gian ảo!

Bác sĩ Nguyễn Thế Hùng, một chuyên gia gây mê ở California, tốt nghiệp Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, là một người ái mộ của Lê Văn Khoa, cho biết cảm nghĩ như sau: “Ngay khi tôi nghe Bản Giao Hưởng Việt Nam 1975, tôi bị choáng váng ngay tức khắc! Vẻ sang trọng uy nghi của khúc nhạc mở đầu gần làm tôi quên đi cái nguồn cội khiêm nhường và thôn dã của chủ đề. Sự khai triển tiếp sau đó rất uyển chuyển, rất có lý, làm cho toàn bộ phần thứ nhất của Bản Giao Hưởng như một thực thể thống nhất. Làm sao một nhạc phẩm đẹp như thế mà chỉ dùng có 5 nốt nhạc?”

Để trả lời câu hỏi trên, tác giả Bản Giao Hưởng Việt Nam 1975 trả lời: “Cứ xem Chopin, Debusssy hay Liszt. Họ cũng đã dùng ngũ cung”.

Andrew Wailes, Nhạc Trưởng của Dàn Giao Hưởng Hoàng Gia Melbourne Úc Châu, thêm vào: ”Bản Ca Ngợi Tự Do (hành âm cuối) mở ra cho thấy sự chào mừng đời sống mới, chào mừng quốc gia mới và khởi đầu mới. Nhạc phẩm rất vĩ đại, hòa tấu nặng ký và toàn thắng. Hào hùng, mãnh liệt, Symphony Việt Nam 1975 là một tác phẩm rất hay để thưởng thức”. Lê Văn Khoa sẽ điều khiển phần cuối của bản Giao Hưởng Việt Nam 1975 này, cũng là bản kết thúc buổi hòa nhạc.

“Nhiệm vụ của tôi là giúp mọi người hiểu nhau hơn và làm phong phú thêm cho nền văn hóa của thế giới, với hy vọng nó sẽ đưa mọi người đến gần nhau hơn. Để tìm hòa bình và tránh gây chiến tranh. Tôi muốn nhạc của tôi đem đến một sự khác biệt trong đời sống con người. Tôi hy vọng Hội Trường cho buổi hòa nhạc ở Alexandria sẽ vang dội tất cả xúc động của con người”.

© Jackie Bông-wright

(Phỏng dịch: Phan Anh Dũng) 


 

9/11 – Ode to Freedom

By Jackie Bong-Wright

In Memoriam

Like the roman poet, Horace, who used odes to write meditative lyrics, or Igor Stravinsky, who transposed Lorca Massine’s ballet ode into music, Le Van Khoa has written lyrics to commemorate the victims of 9/11.

“I chose to express pain I felt at the attacks in New York and at the Pentagon, which I saw as an act of war.  I am a victim of war myself, over the loss of Vietnam to the Communists in 1975.  Now it’s a loss to the terrorists.  I want to share my feelings with my brothers and sisters, who opened their arms to me when I first came here.”

Like Homer in his epic Iliad and Odyssey, Khoa, a “boat people” refugee, describes in verse his remembrances of the exodus of the Vietnamese who fled Communism 35 years ago.  “The main theme of my show is to call for freedom for Vietnam and  for the other countries living under autocratic rule.”

Le Van Khoa has written over 600 compositions and arrangements in many genres for voice and orchestra since the 1960s.  He will conduct the 60-member Kiev Symphony Orchestra from Ukraine, the 40-member Washington area Community Chorus, and singers from California.  They will perform classical pieces by Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov, and others as well as by Khoa himself at the Rachel Schlesinger Concert Hall and Arts Center, NOVA Community College, Alexandria campus, on the evening of 9/11.

 The program will also feature “God Bless America,” “Prayer” by Sergei Taneyev, and excerpts from the Tchaikovsky Violin Concerto, among others.

East-West Techniques in Harmony

            Khoa will try to bring together the choruses and orchestra to deliver through music the memory of 9/11 and pay adequate tribute to the victims.  The Requiem will express the lingering sadness that gripped our collective consciousness that day. “Cum Sancto Spiritu,” J.S. Bach’s Mass in B minor, widely hailed as the composer’s supreme achievement, articulates his conception.    

            The program will highlight the Kiev-style Bandura, a Ukrainian 40-string instrument developed in the early 1900s, combining elements of a zither and flute, in the classical music and two Vietnamese folk tunes.  

 Taras Yanystsky, the Bandura player, was asked if Slavonic tunes have anything in common with country music and Buddhism?  “In general,” she replied, “all authentic music is interlaced in its roots.  So it’s close to our music and it has a lot in common with Ukrainian music.” 

 Khoa says this will be the first time that a national instrument from Ukraine has played Vietnamese tunes.  “This is to unite different cultures through music and to bring traditional Vietnamese music out of its isolation and into harmony with western mainstream music.”

Svyatoslava Semchuck, professor of violin at the National Tchaikovsky Conservatory of Music in Kiev explained, “Only when you get to know your own national music, folk music, “the soul of the nation,” will you be able to understand a foreign culture.  A real musician feels in his heart the love that a composer feels.  Music has no boundaries.”

Finally, from Alla Kulbaba, Principal Conductor of the Ukrainian National Opera: “Khoa’s music wields such delicacy, compassion, kindness and intimacy, but he is also a talented symphonist, not only a composer of light music.  He uses European modes and thematic, folk melodies and songs to create a symbiosis.  It’s not easy for Europeans to understand, but it brings far-flung cultures closer.”   

Like Sergei Taneyev, the Russian gold medal pianist who entered the Moscow Conservatory of Music at age 9, Khoa wants to further national music.  Both composed piano preludes, symphonies, concertos, chorals and vocal music.  Both were passionate lovers of music at a young age.

 “The history of western music gives us the answers.  Apply to Russian song the workings of the mind that were applied to the songs of western nations, and we will have our own national music… The Europeans took centuries to get there, we need far less.”  Those were the words that Taneyev wrote to his master, Tchaikovsky, in 1891. 

Khoa said something similar to a group of fans: “We should apply western music to find our own national music.  Art should be universal.  Creativity, brotherhood, and sanctity should be shared among music lovers of all nations.” 

A Life of Creativity

Khoa was born to a poor family in Cantho province, south of Saigon.  At a young age, he taught himself to read music with a French music book and play notes drawn on a wooden keyboard.  His dream came alive when, at 18, he was able to practice on a real piano inside a Seventh Day Adventist church, where an American Pastor and his wife taught him how to play the piano and how to conduct.

At 19, Khoa submitted two songs and won a national contest in Vietnam.  He was featured in the Free World Magazine and became host of children’s shows on national television.  Easygoing and resourceful, he was an instant celebrity. Presenting shows with large orchestras and chorals, he was a rarity in a time of unrest, with the Vietnam War raging around him. 

From that day to this, he has been self-supporting; he does not have sponsors for his shows.  Besides working as a publisher to earn a living, Khoa found time to compose transcriptions and orchestrations. 

Contrary to the lingering and sadness of most Vietnamese music, Khoa’s compositions, although heartbreaking, radiate optimism and peace.  However, moments of desperation have also touched him.  For fear of losing the love of his life, he wrote a lullaby for Ngoc Ha, his wife to be.  At another time, in danger of dying of tuberculosis, he wrote “Memory” as a farewell to life.

 Khoa has not stopped creating.  Today, this teacher, journalist, photographer, cultural festival planner, husband and father of three daughters, leads a hectic life.  He composes at home, on airplanes, in restaurants, at doctors’ offices.  He speaks with his hands fluttering, tapping invisible keys, conducting in a virtual space. 

Dr. Hung Nguyen, an anesthesiologist in California and a graduate of the National Conservatory of Music in Saigon, is one of Khoa’s fans.  “The moment I listened to his 1975 symphony, I was immediately blown away!  The majestic opening of the first movement almost makes me forget the humble, rural origins of the main theme.  The development that follows is so fluid, so rational, that the entire first movement sounds like one unified entity.  How can such a beautiful piece utilize only five notes?”

To which the author replied, “Just look at Chopin, Debussy, or Liszt.  They also use the pentatonic scale.”

Andrew Walies, Conductor of the Royal Melbourne Philharmonic Orchestra, Australia, added, “The Hymn to Freedom (the last movement) unfolds a celebration of a new life and celebration of a new country and a new beginning.  It is very grand, very heavily orchestrated and very triumphant.  Powerful, great piece of work to be enjoyed.” 

“My mission,” says Khoa, “is to help people understand each other better and to enrich the cultures of the world in the hope that it will bring people closer together.  To find peace, not to wage war.   I want my music to make a difference in people’s lives.  I hope that the Concert Hall in Alexandria will reverberate with a full range of human emotions.”

Phản hồi