WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phật Ngọc: Hình tướng và thật tánh của hòa bình, an lạc

Đạo Phật là tôn giáo đầu tiên vượt thoát ra khỏi giới hạn tự chiêm nghiệm và đặt định của con người để vươn tới cõi bao la vô cùng, vô tận của thế giới tâm linh.  Giới hạn tận cùng của các tôn giáo là một đấng Sáng Tạo toàn năng.  Đời sống tâm linh của dân gian có phong phú đến mấy thì cuối cùng cũng gặp Ông Trời là hết.  Sự minh triết tôn giáo có cao rộng đến mức nào thì gặp sự hiện hữu của Thượng Đế cũng chỉ còn là sự mặc khải giao phó.

Phật ngọc

Khái niệm Không Tánh tức Vô Ngã trong đạo Phật đã vượt qua mọi hình thái rào cản, mọi ý niệm đóng khung, mọi tên gọi giả tạm trong vòng khả năng quy ước của con người.  Khi không có một tự thể nào tự nó là chính nó; là thường hằng, bất biến; là một cá thể uyên nguyên sinh ra một đối thể khác thì vạn vật không còn có tự tánh.  Đó là một trạng thái hoàn toàn tự do nhưng tuyệt đối cô đơn.  Sự cô đơn lung linh trong từng nháy mắt sinh diệt gặp gỡ, tiếp cận, tương tác, dính mắc với nhau thành “duyên” – Duyên khởi, rồi duyên hợp.  Khi một hợp duyên đã khởi và đủ điều kiện chín mùi thì một đối tượng mới sinh ra.

“Em ơi!  Nếu chiều hôm đó Sài Gòn không có cơn mưa mùa Hè bất chợt thì làm sao chúng mình gặp nhau khi cùng trú mưa dưới một mái hiên bên hè phố.  Nếu em không hoảng hốt làm rớt cặp sách xuống vũng nước để anh giúp em lượm lên và lấy áo sơ mi học trò lau khô,  nếu trận mưa không kéo dài đến chiều, nếu xe đạp em không bị xì hơi cần anh mang vá giúp… thì làm sao ngày nay chúng mình thành vợ chồng?!”  (Huyền Vũ.  Mưa Sài Gòn, 1972).  Đoạn văn của Huyền Vũ đã minh họa cho “duyên”.  Mỗi chữ “nếu” là một duyên khởi và mỗi duyên khởi hiển thị (việc thấy được) còn có vô số hợp duyên tiềm ẩn đã cùng tác động lên nhau để tạo thành một sự việc.  Hai cô cậu học trò, cơn mưa Sài Gòn, mái hiên hè phố, cặp sách học trò… là những gì riêng lẻ, có một hình tướng tạm bợ và một tên gọi giả tạm bỗng nhiên đan kết vào nhau thành tình yêu, thành duyên chồng vợ. Và, nào ai biết được đỉnh hạnh phúc sau cơn mưa có thể kéo tới những bất hạnh, trái ngang dằng dặc trong những năm tháng về sau vì Duyên chỉ là một ngọn sóng trong đại dương mênh mông của Nghiệp.

Trong một thế giới đầy biến hiện trùng trùng của Nghiệp và Duyên sinh khởi như thế, một khoảnh khắc dừng lại của suy nghĩ cũng không thể nào thật sự có được.  Trong cơn mưa có hàng muôn vàn hình tướng, sự việc, ý nghĩ mất đi và hiện hữu quay cuồng như chong chóng.  Sau cơn mưa, một thế giới mới bắt đầu. Sự bắt đầu, kết thúc và tái sinh có thể còn nhanh hơn một phần nghìn của một cái nháy mắt. Mọi sự dừng lại và “cho rằng”, thế nầy là quả thật có hiện tướng như thế nầy; thế kia là rõ mồn một như thế kia tức là không sống với dòng tồn tục lưu truyền mà đang chết.  Đang chết là đang chấp vì chấp là níu cứng một điểm tựa mà mình tự cho là đáng tin cậy trong dòng cuồng lưu đang trôi chảy.

Hạnh phúc mà cũng là bi kịch của kiếp người bắt đầu từ hình tướng.  Cảnh đẹp, lời hay, hoa thơm, vị ngọt, thân an, ý sáng cũng chỉ là những thuộc tính chủ quan của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.  Cảm thọ sướng khổ cũng thông thông qua lục tặc hay lục linh đó mà sinh khởi.  Con nhím đực khen con nhím cái “em có làn da mượt mà” cũng do cảm nhận chủ quan về hình tướng “tương thân, tương thọ”!  Cho nên, đạo Phật là một cuộc hành trình của trí tuệ và tâm linh để xác định Tánh Thật qua Hình Tướng.  Cuộc cách mạng trong tư tưởng Phật giáo là một sự phủ nhận hình tướng để khỏi bị “chết chìm” vì sự dính mắc trong hình tướng.  Không tánh chẳng phải là không có gì cả mà không phải là cái hình tướng mà người ta quen dựa vào để thấy.  Hình tướng hiện ra “như vầy, như vầy” mà tánh thật thì “không phải thế, không phải thế”.  Phật dạy:

Thông qua hình tướng thấy ta,
Ấy thân tà đạo, chẳng là Như Lai.


Thấy được thật tánh không phải là thông qua phương tiện định hình, mô tả mà bằng sự trải nghiệm, tu chứng của quán niệm, tuệ giác thiền định.

Đạo Phật đã trải qua 25 thế kỷ và một vạn thế hệ (nếu tính theo thời gian sinh ra và trưởng thành của mỗi thế hệ là 25 năm, một khoảng thời gian dài đủ cho quá trình khởi đầu và có được căn bản nhận thức tương đối độc lập).  Nhưng từ trước đến sau, chỉ có một con đường nhất quán:  Phá chấp!  Thế giới Phật giáo có chủ thể và đối tượng hay Ngã và Pháp.  Chấp Ngã hay chấp Pháp đều là nuôi định kiến “cho rằng…” đưa đến sự dính mắc mù quáng.

Đã có những thời kỳ khuynh hướng chấp pháp cực đoan làm chủ.  Đó là những thời kỳ mà hình tướng lấn lướt thật tánh:  Chùa tháp tự viện mọc lên như một xu thế trình diễn.  Phật tử xuất gia cũng như tại gia chuyên quyền thế tục như một đạo quân hành nghề tôn giáo.  Người nói pháp, giảng đạo nhiều hơn người hành đạo.  Quả vị của sự tu hành trong những thời kỳ nầy không phải là năng lực hoằng pháp độ sanh mà là một sự chạy đua về cơ sở vật chất, về danh vị tôn xưng, về quyền lực sở đắc.  Giáo sử nhà Phật đã chứng minh rằng, đó là dấu hiệu của những thời điểm mạt pháp khi phải trụ vào giá trị hình tướng để làm điểm tựa cho thật tánh tâm linh như ở Ấn Độ ngay sau triều đại Asoka (304 – 232 BC); ở Trung Quốc cuối triều đại Lương Vũ Đế (502 – 549); ở Việt Nam sau triều đại nhà Trần (1225 – 1400).  Đạo Phật bị thế tục hóa với màu sắc lễ nhạc mang tính chất trình diễn sân khấu.  Trong những thời kỳ đó, lý Phật Đà cao thâm ngã dần sang màu sắc phàm tục, mê tín dị đoan.  Tăng già không hòa hợp, chia phe kết hội chuyên quyền, khích bác lẫn nhau.  Tứ chúng không đồng tu mà phân hóa thi đua “nói đạo” thay vì hành đạo và vô hình chung biến thành công cụ phục vụ chính trị, nương quyền cậy thế phàm trần.

Theo những nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo thế giới như Edward Thomas, Rupert Gethin, Walpola Ruhula… thì thịnh pháp và mạt pháp là những giai đoạn và thời điểm hưng vong của Đạo Phật xen lẫn nhau trong mọi thời kỳ; chứ không có một thời kỳ nào nhất định gọi là “mạt pháp” theo tài liệu tam sao thất bổn được ghi lại như một lối biện minh cho nguyên cớ thoái trào và phân hóa Phật pháp trong những thời kỳ… “y như mạt pháp tới nơi”!

Dấu hiệu của một thời kỳ thịnh pháp không nhất thiết phản ánh qua hình tướng chùa to, tượng lớn.  Ngược lại, sự xuất hiện rầm rộ của những những hình tướng vật chất cũng chẳng phải là dấu chỉ của một đạo Phật đang hưng thịnh.  Từ đó, những nhà nghiên cứu Phật học thường rất cẩn trọng và dè dặt khi cần phải dùng những con số cân, đo, đong, đếm về cơ sở vật chất, về tăng đoàn tu sĩ,  về số lượng tín đồ để đánh giá một thời kỳ phát triển văn hóa Phật giáo.

Tuy nhiên, cũng theo nhận định của những sử gia tôn giáo thì sự xuất hiện của những công trình kiến trúc các tượng đài, chùa tháp, tự viện Phật giáo đồ sộ, mỹ thuật trên toàn thế giới từ giữa thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 không phải là dấu hiệu của một thời kỳ mà đạo Phật vụ vào hình tướng.  Nhưng đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của khoa học kỹ thuật tạo nhiều ưu thế cho việc xây dựng  nên những công trình kiến trúc độc đáo, tân kỳ và đồ sộ là một “nhu cầu thời đại” mà tôn giáo nói chung không thể là một đối tượng đứng ngoài.

Năm 1993, tượng Phật A Di Đà cao nhất thế giới (Cao 120 mét.  Trước đó, tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ được xem là cao nhất thế giới cũng chỉ cao 93 mét) được xây dựng ở một ngọn đồi thuộc vùng Ushiku cách Tokyo, Nhật Bản chừng 100 dặm.  Hòa thượng Yoshiyuki giải thích về sự “vĩ đại” của bức tượng nầy như sau:  “Một pho tượng dù có tạc bằng chất liệu quý hiếm đến đâu hay có chiều kích vĩ đại đến mức độ nào cũng không đáng để đem so sánh với sự cao cả thiêng liêng và vĩ đại của đức Phật. Thực sự, tôn giáo không tùy thuộc vào hình tướng bề ngoài để nói lên sự tương hợp với khả năng hiểu đạo, hành đạo và chứng nghiệm.  Tuy nhiên, tôn giáo trong thời hiện đại cũng có khuynh hướng coi trọng về hình thức bên ngoài làm cửa phương tiện.  Vì thế, mục đích của chúng tôi là tạo nên một phương tiện tương đối gây được ấn tượng sâu đậm về sự quý báu trong lời dạy của đức Phật và khối lượng khổng lồ của giáo pháp, kinh điển nhà Phật”.

Cuối tháng 7 năm 2010, đại chúng và Phật tử Việt Nam có dịp quan chiêm tượng đức Quán Thế Âm tại chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, trên vùng núi Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.  Đây là một tôn tượng Phật giáo cao nhất Việt Nam hiện nay – 67 mét.  Nhưng tầm cỡ đồ sộ của hình tướng vật thể trong tôn giáo cũng chỉ ở vị trí rất khiêm tốn như Thầy Thích Tâm Ân đã so sánh:  “Sẽ không có hình tượng vật thể nào có thể so sánh được với chiều cao, với bề rộng của đức tin và sự huyền nhiệm của tâm linh.  Nếu rằng, từ mỗi đầu chân lông của kim thân đức Phật có muôn ức đạo hào quang và trên mỗi chấm hào quang có hằng ha sa số chư Phật thì biết lấy gì so sánh. Vì thế, trên đường hành đạo độ sanh của người học Phật và hiểu Phật thì tất cả chỉ là biểu tượng tương đối và tạm thời làm cửa phương tiện để đi vào đạo Phật.  Dính mắc vào hình tướng tượng đài là biến phương tiện làm cứu cánh”.

Một hiện tượng thuộc về công trình khắc chạm, kiến trúc tượng đài của Phật giáo có tầm cỡ quốc tế đã xuất hiện gần đây và đang được cung nghinh luân lưu khắp thế giới là tượng Phật Ngọc.  Một danh sư Tây Tạng, Lama Zopa Rinpoche, đã đặt tên cho tượng
Phật Bích Ngọc là Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế Giới (Jade Buddha for Universal Peace).  Lịch sử vắn tắt về tượng Phật Ngọc như sau:

Năm 2000, tại Canada người ta khám phá một khối ngọc bích toàn vẹn nặng 18 tấn rất hiếm có.  Năm 2003, ông Ian Green, một Phật tử người Úc đã mua khối ngọc và mang qua Thái Lan hợp đồng với công ty điêu khắc đá quý Jade Thongtavee để khắc chạm khối ngọc bích thành tượng Phật.  Sau 5 năm sưu tầm, nghiên cứu và thi công, tượng Phật Ngọc được hoàn thành vào tháng Chạp năm 2008.  Ngôi tượng cao 2 mét 50, nặng trên 4 tấn và lượng giá 5 triệu đô la Mỹ.

Tượng Phật Ngọc khởi đầu trưng bày trước công chúng tại chùa Quán Thế Âm, Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2009 và luân lưu trưng bày tại 5 chùa khác từ Bắc chí Nam trong vòng 2 tháng, trước khi được lưu thỉnh sang Úc.  Tại Úc, tượng Phật Ngọc được lưu thỉnh tới 11 tự viện và trong số đó đã có 6 chùa Việt Nam tại Úc tự nguyện đứng ra tổ chức trưng bày.  Tượng Phật Ngọc tiếp tục được lưu thỉnh sang Canada và Hoa Kỳ từ tháng 2 năm 2010 cho tới tháng 5 năm 2011.  Theo dự kiến, tượng sẽ được tiếp tục cung thỉnh sang châu Âu, rồi trở lại châu Á năm 2012 trước khi nhập Đại Bảo tháp Từ Bi Độ  thế (Great Stupa of Universal Compassion) tại thành phố Bendigo, nước Úc.

Dẫu nhìn qua lăng kính nào đi nữa thì sự ra đời của Phật Ngọc là một duyên lành.  Đó vừa là một tín hiệu, một thông điệp và cũng là một biểu tượng của Hòa Bình, An Lạc không màu sắc chính trị, không biên giới Đông Tây.  Đồng thời đây cũng là “phương tiện môn” giúp mọi cá nhân và sắc dân Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi có cơ hội hiểu nhau và tiến gần nhau hơn.

Sau gần một năm rưỡi được lưu thỉnh và trưng bày trên gần ba chục địa điểm từ Á tới Úc rồi sang Mỹ châu, tượng Phật Ngọc đã thu hút được gần 4 triệu rưỡi người đủ mọi sắc dân và tôn giáo trên thế giới đến quan chiêm, nhưng đa số là người Việt Nam cả trong và ngoài nước.  Đồng thời, cũng có nhiều cảm tưởng từ nhiều nhánh, nhiều dòng chung quanh việc trưng bày Phật Ngọc.

Phía thuận dòng thì hết lời ca ngợi.   Có lúc xem Phật Ngọc như là hiện thân của đức Phật tái thế với năng lực nhiệm mầu, với hoa Mạn Đà La xuất hiện như hoa đăng.
Phía ngược lại thì cho rằng, sự tôn sùng và ca ngợi quá đà đã tạo ra một không khí sùng bái gần như mê tín dị đoan quanh Phật Ngọc.  Bản chất và tác dụng của mê tín trong thời đại kinh tế thị trường là sự lẫn lộn giữa giá trị tâm linh thuần khiết và vật chất đối tác kinh doanh.  Trong khi “Phật tại tâm” nên dẫu Phật ngọc, Phật vàng, Phật đồng, Phật gỗ, Phật đất… cũng chỉ là phương tiện hình tướng như nhau; miễn sao giúp người khai thị được Phật tánh trong chính mình.

Nhưng đa số khách đến viếng tương Phật Ngọc là những người đến quan chiêm hay chiêm bái thầm lặng.  Họ không phát biểu gì cả nhưng lòng họ đã nói rất nhiều qua cảm ứng “đàm tâm” mà tự trong sâu thẳm lòng mình, ai cũng có.

Đức Phật đã nhìn mọi sự trong vũ trụ và thế gian đều là Pháp:  Pháp thế gian và pháp xuất thế gian.  Pháp xuất thế gian nhìn qua tuệ giác của các bậc chứng ngộ là cái nhìn thấu suốt Thật Tánh, nhất nguyên: mỗi hạt bụi đều có chứa tam thiên đại thiên thế giới và ngược lại, nên mọi hình tướng cũng chỉ là ảo ảnh như hoa đốm giữa hư không.  Pháp thế gian thì nhìn qua hình tướng nên chấp ta chấp người, chấp không chấp có.  Đức Phật nhìn thấu suốt bản chất thế gian nên đã đưa ra tám vạn bốn ngàn pháp môn và hằng hà sa số phương tiện để đối trị.  Bởi vậy, nhìn đạo Phật qua pháp thế gian thì Phật giáo vừa duy tâm, duy linh, duy thần mà cũng vừa là duy vật vô thần.  Câu hỏi đầu tiên khi thế giới phương Tây nhìn về Phật giáo là: “Phật lý là một tôn giáo hay một triết lý”?  Câu trả lời quá rõ ràng, rằng là, Phật Đà vừa là một tôn giáo, vừa là một hệ thống triết lý.  Khi nói đến ba đời, mười phương Phật thì Phật Đà là một tôn giáo.  Khi nói đến Phật Tánh có sẵn trong mỗi chúng sanh và vạn pháp thì Phật Đà là một hệ thống triết lý.

Nhưng tại sao lại phải nói gì gì những chuyện cao xa trong khi cuộc sống trước mắt đang tìm cầu an lạc.  Sự an lạc không nằm trong chữ nghĩa xa vời mà đang nằm lặng lẽ khắp nơi và chính trong ta.  Nếu tượng Phật Ngọc mang đến hòa bình an lạc thì bởi vì đó là một tín hiệu tỏa chiếu năng lượng lành.  Một hình tượng nhắc nhở cho người tiếp cận gắng quay về với thế giới hoà bình và suối nguồn an lạc có sẵn trong mỗi người.

Có chăng sự mầu nhiệm và linh thiêng của Phật Ngọc như một phép lạ?  Đạo Phật phủ nhận phép lạ như một sự cứu rỗi, bởi vì thần thông, phép lạ đều không giải trừ được Nghiệp mà chỉ cần có cái tâm buông dao là có khả năng thành Phật.  Sẽ không có một tiêu chuẩn nào để xác định hay đánh giá mức độ linh hiển của hình tướng mà “linh tại ngã, bất linh tại ngã”.  Mỗi người có một ngọn đuốc riêng để tự thắp sáng mà nhìn.  Khi ngọn đuốc đó cháy sáng trong tâm sẽ thành tâm tuệ.  Tâm tuệ cảm ứng Phật Ngọc bằng trực giác, không lời.

Từ đầu năm 2010, tượng Phật Ngọc đã từ Úc sang Mỹ, Canada.  Các chùa viện, Phật tử Việt Nam tại Mỹ đã luân lưu cung thỉnh tượng Phật Ngọc vòng quanh các thành phố có đông người Việt.  Mùa Vu Lan năm nay, tượng Phật Ngọc đang trên đường đến vùng Bắc California. Hai địa điểm chính tổ chức lễ cung nghinh và trưng bày tượng Phật Ngọc cho đại chúng và Phật tử đến viếng ở quanh vùng là:

Từ 17 đến 29 tháng 9 năm 2010:  Tịnh Xá Ngọc Hoa.  766 S. Second Street.  San Jose, CA 95112.  Điện thoại: 408-295-2436.

- Từ 02 đến 17 tháng 10 năm 2010: Chùa Kim Quang.  3119 Alta Expressway. Sacramento, CA 95825.  Điện thoại: 916-481-8781.

Sacramento, mùa Vu Lan 2010

25 Phản hồi cho “Phật Ngọc: Hình tướng và thật tánh của hòa bình, an lạc”

  1. Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu. Nam mô A Di Đà Phật.

    Nếu chúng ta biết Phật tại tâm thì không dễ ai gạt gẫm được chúng ta cả. Phật dạy rằng ngay cả lời của ta ngươi cũng đừng vội tin. Đức Phật không giúp gì cho ta cả. Phật chỉ hướng dẫn cho chúng sinh con đường thoát khổ để đạt an vui trong cuộc sống. Nam Mô A Di Đà Phật

    21. Tinh cần là đường sanh,
    Buông lung là ngõ tử,
    Tinh cần là bất tử,
    Buông lung như thây ma!

    22. Hiểu rõ sai biệt ấy,
    Người trí luôn tinh cần,
    Hoan hỷ không phóng dật,
    Vui thánh quả xuất trần.

    Michael Trần

    • DÂN OAN says:

      Nếu một đãng vô thần dám vinh danh một kẻ vô thần, giết hàng vạn con nguời ( 172,008 nguời) như HỒ Chí Minh là Bồ Tác rồi đem tuợng Hồ (1) vào chuà để lưà đão toàn thể Phật tử VN trong nuớc thì đãng CSVN cũng không ngần ngại ra lệnh cho các cán bộ tuyên giáo ngoài nuớc vận động ru ngũ luà”kiều bào” Phật tử vào một phong trào để xử dụng phân hoá, chia rẻ giữa chúng ta sau này. Trong nhiều năm luyện chuởng nhằm nhiễu xạ dư luận taị hãi ngoại mà đĩnh cao là cuộc tấn công “Biến động miền Trung” cuả bác Liên Thành bị thất bại cùng lúc bị lộ diện như một loại đồ đệ cuả Nguyễn Đắc Xuân , tay sát nhân tại Huế, tác giã Trần Kiêm Đoàn nay thay đổi chiến thuật, một chiến thuật đuợc Ban Kiều Vận /Hà nôi đã chuẫn bị từ nhiều năm truớc : ” Chiến dịch Phật Ngọc ”
      Mong quí vị giãi thích và cãnh giác bà con về cái bẫy “Phật Ngọc ” cuả Hà nội.

  2. 3 Sún says:

    Đã phật thì phật đắp bằng đất sét cũng như tạc bằng ngọc, đã phật rồi còn chấp quí với không quí. Thực là nực cười cho người đời.

  3. BaWa says:

    Kụ Hiep này bị kẹt cứng vào ”biênkiến” mất dồi! Theo tinhthần bátnhã thì cái này có, nên mới có cái kia !
    Xin hỏi kụ nếu không có ”tà” lấy đâu ra ”chánh”? Kụ bảo kụ bốthí chánhpháp cho ngườita được giảithoát
    mà kụ lấy gì chứngminh được ”pháp” kụ ”rảng” là chánhpháp? Ngay cả lời Phật dạy, nói ra rồi cũng đã
    ”tà” vì ”Đạo khả đạo phithường đạo!” mà kụ?!? Cho nên, nói dàidòng vôích, chỉ nên biết là cái ”đạo” nó tròn đầy, kô chánh, kô tà, kô sai, kô đúng, kô phải, kô trái, kô dơ, kô sạch…kụ tụng lại ”bátnhã” tâm
    kinh vài vạn lần đi cho nhớ: phải viễnly điênđảo mộngtưởng cứucánh niếtbàn đi thì mới ”rảithoát” được!!!
    Tấtcả mọi thứ đều đốiđãi mà gọi tên thôi: ”danh khả danh, phithường danh”…nói dzậy mà hổng phải
    dzậy”…Phật cũng bảo ”ta kô từ đâu đến, mà cũng chẳng đi về đâu” hay ”ta đâu có nói gì đâu”?!
    kính kụ!

    • Hiep Nguyen says:

      Bawaw bi ket o van tu phu nhan cua bat nha nen phai cu quanh quan trong van tu , bi ket o cho khong do ko sach … Phu nhan la buoc dau tien o nguong cua niet ban,de giup ban vuot qua ma di toi , la chi de soi duong dan loi cho tam thuc ban de qua qua trinh tu tap ma the nhap vao Phat tinh , chu phu nhan khong the la cuu canh cho tam thuc tim cau giac ngo cua ban. Neu luc ban dau tim kiem giac ngo , ma khong phan biet chanh ta , loang quang thay phai cung u ma trai cung u thi nguy hiem lam, co khi lay ta lam chanh , lay chanh lam ta khong phan biet thi phi phai trai thi cu nhu tu can duoi minh chay vong vong trong me lo lam sao ma ban buoc tren con duong chanh dao de tim toi Phat tinh von hang co trong tam minh. Khong ket va bien kien la tot roi ,nhung ban van phai nho vao phu nhan bien kien ma giu trung dao de buoc toi! Tham chi trung dao cung buong bo ,dung niu giu o trung dao , vi trung dao cung chi la phuong tien. Noi nhu ban neu khong vuot qua thi la kieu noi dam chan tai cho , bat chanh dao cung so toet luon , thom thui gi cung giong nhau. hahaha. Ban dung buon nhe , vui buon cung nhu nhau , vinh nhuc cung nhu rua , nhu ban noi thi buon chi cho no buon phai o?
      Phat khong noi ta tu dau den , ma noi rang Phat tinh o san trong moi nguoi nen khong co den khong co di, ban lai hieu la mot ong Phat o cho khac toi va lui. Phat noi ta co noi gi dau la de noi rang , la khong co ngon ngu nao dien ta duoc niet ban va chan ly nhung dieu ta thau nhap, dung vin vao nhung gi ta noi la chan ly , ma chi la ngon tay chi mat trang , chu khong phai la khong noi gi . Ban oi!, coi chung ban bi roi vao chu nghia lung khung , noi theo luan dieu nha Phat thi ban bi ket cung o giua mat roi .
      Khong phai nay , khong phai khac la de khoi bi ket ben nay hoac ben kia chu khong phi i ra do roi la lang la la ta dang o giua de khoi bi ket. O giua de khoi bi ket vao nhi bien chu khong phai ngoi i ra o giua khong chiu nhuc nhich dit di dau , nhu nguoi ngoi i giua duong khong chiu cat buoc roi la loi om som ta ve nha roi .
      Hahaha. nho dung gian nhe , gian la bi ket vao bien kien do nhe. Ban trach nguoi ta bien kien nhung coi chung ban lai ngoi i ra do. Gay ong dap lung ong !.Thoi cho ban buon 5 phut thoi. Toi biet ban thay duoc bat nha , khong chap nen toi noi vay de vui voi ban mot ti. Ban da thay duoc tinh tuy cua bat nha la phu nhan triet de, nhung phu nhan cung chi la buoc dau . Cu theo vay ma lan theo con duong bat nha ,roi co luc ban se ra ngoai bat nha vi toi biet bat nha se khong the niu giu ban lai vi ban cung se nhan ra bat nha rot cuoc chi la phuong tien giup ban tim ve cai biet , cai chan nhu tu tinh ma ban von co san tu vo thuy vo chung, nhung bi che lap boi vo minh ,roi ban se bung sang nhap vao tri kien Phat . Kinh mung ban truoc.Hiep..
      (Tòa soạn: Mời bạn vào vps.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

Phản hồi