WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư ngỏ gửi Hội Nhà Văn VN và đồng chí Trương Tấn Sang

Kính gửi:

CÁC ĐỒNG NGHIỆP HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
VÀ ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ TRƯƠNG TẤN SANG
CÙNG BAN CHẤP HÀNH HỘI KHOÁ 8

Bùi Minh Quốc. Ảnh On the net

Tôi, một lão già 70 xuân, bám xe đò lặn lội từ Đà Lạt ra Hà Nội dự đại hội với một mong muốn hàng đầu là được nghe đồng nghiệp nói và nói với đồng nghiệp, đồng bào. Nói với nhau và lắng nghe lẫn nhau, trao đổi, cọ xát các ý kiến để tìm ra lẽ phải. Tôi đem theo bản tham luận “TỔ QUỐC VÀ TỰ DO” (đã gửi cho ban tổ chức đại hội, báo điện tử Hội nhà văn Việt Nam từ ngày 25.07.2010 và liền đó công bố trên trang nhà của nhà văn Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Trần Nhương, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo), với ý định cố giành lấy 10 phút trên diễn đàn để chính thức cất lên tiếng nói của mình tại đại hội (nhiều anh chị em đã bảo tôi: “chắc chắn là người ta sẽ không cho anh lên diễn đàn đâu”, tôi bảo: “tôi không chấp nhận quan hệ xin – cho, tôi quyết đòi, quyết giành lấy quyền lên diễn đàn”). Ba lần ráo riết nêu yêu cầu và thúc giục chủ tịch đoàn, cụ thể là các nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà thơ Trần Đăng Khoa. Lần thứ ba, tôi nói với Hữu Thỉnh, theo kênh đồng đội chiến sĩ – thi sĩ: “Thỉnh ạ, các cậu không để mình lên diễn đàn là các cậu mang tiếng lắm đấy”. Mãi đến gần cuối giờ làm việc buổi sáng ngày 06.08.2010 tôi mới được mời lên diễn đàn (về hình thức, đây là ngày làm việc đầu tiên và cũng là cuối cùng, nhưng thực chất mọi việc đã xong trong ngày 05.08.2010, được gọi là “đại hội nội bộ”, chỉ làm một việc duy nhất là đề cử, bầu cử, kèm theo phần đọc các tham luận viết sẵn vào giờ chờ kiểm phiếu).

Trước khi đọc bản tham luận viết sẵn, tôi phát biểu miệng một số ý kiến liên quan đến các ý kiến tham luận ngày hôm qua và bản báo cáo của Ban chấp hành khoá 7.

Dưới đây là các ý kiến phát biểu miệng của tôi do chính tôi văn bản hoá sau đại hội:

1) Nhiệt liệt hoan nghênh ý kiến của giáo sự Phong Lê phát biểu chiều hôm qua (trong “đại hội nội bộ”) đã nhấn mạnh tình hình nguy hiểm của đất nước trước họa bành trướng và trách nhiệm của nhà văn trong tình hình nghiêm trọng này, tôi đề nghị đại hội ra một bản tuyên bố về trách nhiệm của nhà văn trước hiểm họa bành trướng đang đe doạ sự mất còn của Tổ Quốc Việt Nam.

2) Tôi hoan nghênh quyết định của Nhà nước trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho 4 nhà văn trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm: nhà thơ Phùng Quán, nhà thơ Trần Dần, nhà thơ Lê Đạt, nhà thơ Hoàng Cầm. Đây là một quyết định tuy muộn mằn nhưng rất đáng hoan nghênh, rất đáng khích lệ. Bốn nhà văn trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm sau những năm dài chịu khổ nạn vì ngòi bút đã được chính thức tôn vinh. Đây là một thắng lợi của đổi mới, cần tiếp tục bước tiếp theo hướng này, Hội nhà văn phải có trách nhiệm khuyến khích, giúp đỡ cơ quan lãnh đạo tiến tới có một nghị quyết về các sai lầm lịch sử từ trước tới nay đối với hoạt động văn học nghệ thuật. Hội phải đưa vào điều lệ điều khoản xác định nhiệm vụ hàng đầu của Hội là bênh vực, bảo vệ hội viên khi họ lâm nạn vì ngòi bút.

3) Tôi hoan nghênh việc tháng 03.2010 vừa qua Nhà nước ta có quyết định phong danh hiệu anh hùng cho nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong. Quyết định của Nhà nước đã khẳng định một kết luận quan trọng trong quá khứ tại Hội nghị sáng tác của các nhà văn Khu 5 do nhà văn Nguyên Ngọc chủ trì họp tháng 12 năm 1968 tại căn cứ A7 miền tây Quảng Nam giữa tiếng gầm gào của máy bay bom pháo địch: các nhà văn trong lực lượng Văn nghệ Giải phóng Khu 5 chúng ta đang sống như những người anh hùng. Hội nhà văn Việt Nam có nhiều nhà văn đã thể hiện trọn đời phẩm chất anh hùng, ban chấp hành Hội cần xúc tiến các thủ tục cần thiết để Nhà nước phong anh hùng cho các nhà văn ấy; nhà văn Chu Cẩm Phong là nhà văn đầu tiên trong Hội được phong anh hùng với tư cách nhà văn, đây là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn, thế nhưng trong báo cáo của Ban chấp hành khoá 7 do chủ tịch Hữu Thỉnh trình bày tại đại hội lại không hề có một dòng một chữ nào về sự kiện này.Tại sao lại như vậy? Tại sao trong cuộc hội thảo về nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong do Hội Văn Nghệ Quảng Nam tổ chức năm 2006 tại Hội An, anh Hữu Thỉnh được mời dự đã nói những lời rất hùng hồn về phẩm chất anh hùng của Chu Cẩm Phong, đã hứa rằng Hội nhà văn sẽ tổ chức hội thảo về Chu Cẩm Phong ở qui mô toàn quốc, sẽ xúc tiến ngay các thủ tục cần thiết để đề nghị phong anh hùng cho nhà văn liệt sĩ Chu Cẩm Phong, ấy vậy mà giờ đây báo cáo của anh đọc tại đại hội lại không có một dòng một chữ nào nhắc đến sự kiện một nhà văn đầu tiên trong Hội được phong anh hùng với tư cách nhà văn, vậy tấm lòng thực của anh đối với một truyền thống lớn của Hội ta, truyền thống Chiến sĩ – Nghệ sĩ, là thế nào? Mấy hôm nay, một số đồng nghiệp thường nhắc tôi đừng nóng nảy, tôi luôn cố gắng giữ trầm tĩnh nhưng quả thật lòng cứ sôi lên vì cảm thấy hồn thiêng người thân của tôi, đồng đội đồng chí đồng bào của tôi đã hy sinh trong chiến tranh đang hiển hiện trong hội trường này, đang xem xét chúng ta nói gì làm gì tại đại hội này, chúng ta có còn giữ được phẩm giá người chiến sĩ – nghệ sĩ hay không?”

*

Tiếp theo phần phát biểu miệng vừa dẫn trên, tôi đọc bản tham luận “TỔ QUỐC VÀ TỰ DO” đã viết sẵn, đọc được một đoạn thì bị vỗ tay mời xuống, cố đọc tiếp một đoạn nữa, càng bị vỗ tay, quay sang hỏi nhà văn Trần Đăng Khoa và nhà thơ Hữu Thỉnh ngồi hàng ghế đầu trên chủ tịch đoàn hỏi: “Các anh bảo tôi ngừng đọc à?”, hai anh đều trả lời: “Không, anh cứ đọc”, đọc tiếp một đoạn nữa thì nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán lên tận nơi đứng ghé sát nói nhỏ: “Anh cứ mải cúi xuống đọc mà không biết ở dưới người ta bỏ ra ngoài kia kìa”. Nghe Toán bảo, tôi nghĩ thầm: Một số đồng nghiệp của tôi không muốn nghe, nhưng giờ phút này rất nhiều bạn đọc và nhân dân cả nước đang nghe. Rồi thì nhà văn Khuất Quang Thụy trong chủ tịch đoàn tuyên bố hết giờ làm việc buổi sáng. Tôi phải ngừng bản tham luận đúng giữa đoạn chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn Độc lập và toàn dân hát vang câu hát hùng tráng của Văn Cao LẬP QUYỀN DÂN, TIẾN LÊN, VIỆT NAM. Tôi nói lời cuối cùng trước khi rời diễn đàn: “Tôi yêu cầu báo Văn Nghệ và báo điện tử của Hội có trách nhiệm phải đăng toàn văn bản tham luận này của tôi, đúng sai thế nào chúng ta tiếp tục thảo luận trên mặt báo”.

*

Khi tôi lên diễn đàn thì Ủy viên Bộ chính trị, thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang đã ra về. Tôi có một số ý kiến nung nấu nhiều năm qua muốn trực tiếp nói với người thay mặt cơ quan lãnh đạo đến dự đại hội của Hội nhà văn, vì 15 năm nay mới có một đại hội toàn thể. Nhưng rất tiếc anh Trương Tấn Sang đã không ở lại dự trọn vẹn. Vậy nay tôi trình bày các ý kiến đó nhờ các phương tiện truyền thông chuyển tải đến anh Trương Tấn Sang và toàn thể Bộ chính trị:

1) Những ai trong cơ quan lãnh đạo đã chủ trương và thực hiện việc xúc phạm linh hồn anh Trần Độ ngay trước quan tài anh ấy tại đám tang có đông đảo các lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, các nhà văn và nhân dân tham dự? Tôi cho rằng các hành vi táng tận lương tâm đó có cùng một bản chất (chỉ khác về mức độ và cách thể hiện) với những hành vi mà Mao Trạch Đông đã tiến hành với những người đồng chí thân cận nhưng có quan điểm khác biệt với những quan điểm sai trái của ông ta. Tôi cho rằng những người chủ trương và thực hiện các hành vi đó phải bị lên án, xử lý kỷ luật và đưa ra xem xét dưới góc độ pháp lý, nếu Bộ chính trị không thực hiện việc xem xét này thì Bộ chính trị không còn đủ tư cách để nói với các nhà văn chúng tôi và với bất cứ người Việt Nam nào về đạo lý dân tộc, văn hoá dân tộc và văn hoá nói chung.

2) Anh Nguyễn Khoa Điềm, một chiến sĩ – thi sĩ nổi tiếng, nguyên tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, nguyên ủy viên Bộ chính trị, trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương lúc đương chức bị tố cáo đã đầu hàng phản bội khi ở tù và gian lận đảng tịch khi ra tù. Người tố cáo là anh Nguyễn Đức Đạo (tức nhà báo Đào Phương Nguyên), từng là huyện ủy viên, là dũng sĩ diệt Mỹ thời chiến tranh, nguyên giám đốc đài phát thanh truyền hình Quảng Trị, là cậu vợ anh Điềm. Tôi yêu cầu Bộ chính trị sớm công bố văn bản kết luận về nội dung mà đảng viên Nguyễn Đức Đạo tố cáo ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương Nguyễn Khoa Điềm. Đây là vấn đề quan hệ đến lợi ích quốc gia đã được thông tin (một cách tự nhiên, tự phát) trên các phương tiện truyền thông hiện đại nên phải công bố rộng rãi cho toàn dân biết.

3) Những ai trong cơ quan lãnh đạo đã chủ trương không cho xuất bản tái bản các công trình nghiên cứu, sáng tác về đề tài cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư doanh, chống bành trướng, chống bọn diệt chủng Pôn-pốt tay sai Bắc kinh, không cho đăng bài tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh ở Trường Sa Hoàng Sa, ở biên giới phía bắc, biên giới tây nam và trên đất Cam-pu-chia? Những ai trong cơ quan lãnh đạo đã chủ trương và thực hiện hành vi đàn áp các công dân, các nhà báo nhà văn yêu nước đã tích cực chủ động bày tỏ lòng yêu nước trên đường phố và trên mặt báo? Những người chủ trương và thực hiện chủ trương đó cần phải bị lên án và xử lý về tội bắn súng vào quá khứ, xúc phạm lòng yêu nước của nhân dân, xâm phạm an ninh quốc gia, làm lợi cho giặc bành trướng, làm suy yếu nội lực dân tộc.

4) Một lần nữa, tại đại hội này, tôi xin nhấn mạnh lại quan điểm của tôi về vấn đề lãnh đạo. Một đảng phái chính trị muốn được nhân dân tin theo và tôn làm lực lượng lãnh đạo phải đạt được 3 tiêu chuẩn sau đây:

- Có đường lối đúng

- Có đội ngũ cán bộ đảng viên gương mẫu về phẩm chất và năng lực

- Lãnh đạo bằng vận động thuyết phục, lấy sự gương mẫu để vận động thuyết phục chứ không phải bằng lời nói suông.

Trong 3 tiêu chuẩn trên, thì tiêu chuẩn tiền phong gương mẫu về năng lực và phẩm chất là yếu tố quyết định. Trước đây, Đảng ta đã có rất nhiều cán bộ đảng viên gương mẫu, suốt đời tận tụy hy sinh vì nhân dân quên mình nên được nhân dân rất mực tin yêu. Nay thì tình hình đã ngược lại. Đường lối của đảng thì sai lầm bế tắc, phản khoa học; “xã hội chủ nghĩa” là một phạm trù mù mờ mà bản thân những người lãnh đạo cũng không thể làm sáng tỏ nhưng lại cứ cố ý định hướng cả dân tộc đi vào chỗ mù mờ đó thì hiển nhiên là cố ý chuốc lấy một tội lớn đối với dân tộc. Sự hư hỏng sa đoạ của cán bộ có chức quyền trong các cấp ủy đảng ngày càng tăng và đang diễn ra theo chiều hướng hầu như khó bề ngăn chặn. Thực ra họ vốn là những con người hiền lành chất phác trong sáng nhưng cái hệ thống chính trị không có cơ chế hãm bên trong và sự giám sát từ bên ngoài càng vận hành càng mục ruỗng thối nát đã làm họ hư hỏng. Những lời tâm sự chân thành và can đảm lúc cuối đời của hai nhà văn cách mạng Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khải là bằng chứng không thể bác bỏ cho tình trạng đó. Và Ban chấp hành khoá 7 Hội nhà văn Việt Nam, ở đại hội lần thứ 8, đã tự bộc lộ một cách điển hình tình trạng thoái hoá về tổ chức làm hư hỏng con người (sẽ nói kỹ thêm ở phần sau)
Ai lãnh đạo nhà văn?

Không ai cả. Từ xưa vẫn thế và muôn đời vẫn thế.

Nhà văn một mình một bút trước trang giấy trắng, qua từng câu chữ đầy sức mạnh bí ẩn của ngôn ngữ nghệ thuật mà mình tự chọn, trang trải với người đời hôm nay và mai sau tất cả những gì nấu nung quằn quại trong sâu thẳm tâm hồn và trí tuệ riêng của mình do mình làm chủ. Nhà văn sáng tác dưới ánh sáng của lương tâm và trí tuệ của chính mình. Tự do sáng tác là một quyền tự nhiên thiêng liêng của mỗi con người, của mọi con người; mọi tài năng, mọi khả năng dù nhỏi nhoi nhất ở mỗi con người phải được trân trọng và tự do phát triển, phải được xã hội tiếp nhận xứng đáng để phụng sự xã hội, như Lý Bạch đời Đường bên Trung Quốc đã bày tỏ: “Trời sinh ta tài không để bỏ” (trích “Tương tiến tửu” – Hữu Loan dịch) và Các Mác khẳng định thành nguyên lý: “Sự phát triển tự do của mỗi cá nhân là điều kiện tất yếu cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Khi nhà văn đem tác phẩm của mình phụng sự xã hội, nhà văn chịu trách nhiệm trước pháp luật và công chúng. Đi liền với trách nhiệm ấy, nhà văn có quyền tự xuất bản tác phẩm của mình. Quyền tự do sáng tác gắn liền với quyền tự do công bố (nếu không thì chỉ là tự do sáng tác cất vào ngăn kéo), tức là quyền được lập nhà xuất bản tư nhân, ra báo tư nhân. Quyền này đã được hiến định trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và được thực hiện trên khắp đất nước ta từ 19.08 năm 1945 nhưng đến năm 1958 thì bị thủ tiêu trên khắp miền Bắc xã hội chủ nghĩa và trên cả nước từ 1976 khi Đảng Lao động Việt Nam bị đổi tên thành Đảng CSVN, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bị đổi thành nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Đối với nhà văn Việt Nam và toàn thể các công dân Việt Nam, cái mục tiêu XHCN mù mờ đã biến thành một hiện thực khủng khiếp là thiết chế độc quyền báo chí độc quyền xuất bản trong tay nhà nước được điều hành bởi những lệnh miệng từ Ban tuyên giáo trung ương của Đảng. Nghị quyết 23 viết “Đảm bảo tự do dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật…” nhưng không ghi rõ đảm bảo bằng cách nào thì cũng chỉ là sự trình diễn một cách mơ hồ thiện chí (tôi tạm tin là thiện chí thực tâm) của người lãnh đạo để tiếp tục lẩn tránh việc thực hiện quyền ra báo tư nhân và lập nhà xuất bản tư nhân mà Hiến pháp đã ghi rõ. Mọi sự gọi là lãnh đạo phải được hiện ra thành luật pháp để tác động đến toàn xã hội, cả người lãnh đạo đến toàn thể các công dân đều phải tuân thủ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Người nhận lãnh đạo miệng hô “Không có gì quí hơn độc lập tự do” nhưng lại cấm báo chí đăng các bức thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu về những việc quốc gia đại sự ích quốc lợi dân thì chính là tự hủy nhân cách của mình, không ai có thể chấp được một cung cách “lãnh đạo” nói một đằng làm một nẻo như thế. Trừ các nhà văn là đảng viên và các nhà văn quân đội, công an, công chức, quan chức có quan hệ cấp trên cấp dưới, còn ngoài ra quan hệ giữa giới lãnh đạo và các nhà văn phải là quan hệ bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, thành tâm lắng nghe và tiếp nhận lẫn nhau, làm phong phú lẫn nhau. Từ ngàn xưa sử sách đã ghi chuyện Tề vương với Nhan Súc. Tề vương bảo: “Súc lại đây!”. Nhan Súc bảo: “Vua lại đây!”. Nhan Súc giải thích: Nếu vua bảo ta đến mà ta đến thì ta mang tiếng là người nịnh vua, và vua cũng mang tiếng là không tôn trọng kẻ sĩ, còn nếu ta bảo vua đến mà vua đến thì vua tỏ ra là người biết coi trọng kẻ sĩ, còn ta giữ được tư thế ung dung của kẻ sĩ. Nghe vậy, Tề Vương đã đến với Nhan Súc. Thời nay, có chuyện báo chí đã loan tin: Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến thăm Cộng hoà Séc, nhờ tổng thống Vaxláp Haven mời nhà văn Bohumil Hrabal mà ông ta hằng ngưỡng mộ tới phủ tổng thống để ông được gặp. Bohumil Hrabal ngồi ở quán bia, bảo với người tới mời: về bảo Clinton muốn gặp thì hãy đến đây. Haven đã thân dẫn Clinton tới quán bia gặp thăm Hraval, họ cùng vừa uống bia vừa vui vẻ chuyện trò. Ở ta, vào tháng 10 năm 1987, với sự chuẩn bị công phu của trưởng ban văn hoá văn nghệ trung ương Trần Độ, đã có cuộc gặp mặt thân mật cởi mở giữa tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với hàng trăm trí thức văn nghệ sĩ. Tại cuộc gặp này, “mọi người tự do phát biểu ý kiến về mọi vấn đề” (lời Hồ chủ tịch), tổng bí thư cất lời hô “cởi trói”, các ý kiến của anh chị em trí thức văn nghệ sĩ và tổng bí thư gặp nhau và đúc kết thành nghị quyết 05 của Bộ chính trị, một nghị quyết giải phóng sức sản xuất trên lãnh vực tinh thần làm nức lòng toàn thể giới cầm bút. Tuy nhiên, nghị quyết 05 chưa quy định việc thể chế hoá nguyên tắc tự do sáng tác gắn liền với tự do công bố. Vậy Bộ chính trị cần chỉ đạo các đảng viên là đại biểu quốc hội tiến hành ngay trong cuộc họp cuối năm nay bổ sung vào luật xuất bản và luật báo chí điều khoản công dân có quyền ra báo và lập nhà xuất bản tư nhân.

5) Những ai trong cơ quan lãnh đạo chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo đại hội 8 Hội nhà văn Việt Nam?

Chỉ thị 30 của Ban bí thư trung ương ghi rõ: “Đại hội là một sinh hoạt chính trị và nghề nghiệp quan trọng…”. Nhưng thực tế đại hội đã diễn ra ngược lại. Sinh hoạt nghề nghiệp bị coi nhẹ, nhất là phần đổi mới hội về tôn chỉ mục đích, tính chất chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức. Sinh hoạt chính trị thì hoàn toàn xa rời lập trường yêu nước. Đại hội kết thúc bằng lời phát biểu của một nhà văn thuộc cơ quan an ninh “phản đối đại hội lên tiếng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam không đúng chỗ” (nguồn: BVN). Đó là phát biểu của nhà văn Hữu Ước, trung tướng công an. Thế nào là không đúng chỗ? Ý kiến này rất đáng được đi sâu thảo luận, phân tích.

Nhà văn Hữu Ước là tổng biên tập báo Công an nhân dân đã từng đăng nhiều bài lên tiếng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Thế thì tại sao anh lại cho rằng việc đại hội lên tiếng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc là không đúng chỗ? Thật khó hiểu. Càng khó hiểu hơn nữa là nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội liền hai khoá và vừa trúng cử tiếp khoá nữa, vốn là một anh bộ đội Cụ Hồ, hôm trước ngày họp đại Hội vừa vào lăng viếng Cụ, đi dưới dòng chữ KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO đắp nổi rất lớn trên lăng, ngồi ở vị trí trung tâm của chủ tịch đoàn, nghe anh Hữu Ước nói vậy mà lại im lặng, trong khi đáng lẽ chí ít cũng phải đứng lên thay mặt chủ tịch đoàn đề nghị đại hội thảo luận ý kiến của anh Hữu Ước. Sự khó hiểu không chỉ ở Hữu Thỉnh. Trên chủ tịch đoàn có rất nhiều nhà văn vốn là, đang là anh bộ đội Cụ Hồ, và luôn luôn là người chiến sĩ – nghệ sĩ, từ nhà văn Vũ Tú Nam (nguyên tổng thư ký Hội khoá 4), đến những Lê Văn Thảo, Thanh Quế, Khuất Quang Thụy, Hồ Anh Thái, Trần Đăng Khoa, tất cả đều im lặng. Thế đấy, các chiến sĩ ấy giữ trọng trách chủ toạ một “sinh hoạt chính trị quan trọng” (chỉ thị của Ban bí thư) mà lại im lặng né tránh một vấn đề hệ trọng hàng đầu của Tổ Quốc, của Nhân Dân như vậy thì nhiệm vụ đích thực của họ trên chủ tịch đoàn là gì? Hay nhiệm vụ đích thực của họ chính là thế: im lặng? Và sự im lặng này đã để cho phát biểu của Hữu Ước trở thành lời kết thúc đại hội. Các nhà văn hội viên rời đại hội ra về trong tư thế đúng như câu thơ Thanh Thảo mô tả: “Yêu Tổ Quốc chỉ còn nghe ú ớ”. Và với tư thế “ú ớ” này, làm sao chúng ta còn dám nhìn mặt nhân dân đây?

*

Tôi nghe thấy Nhân dân hỏi: các con hãy tính tổng chi phí lấy từ tiền thuế của ta đóng, đem chia ra xem giá thành một ngày các con họp đại hội là bao nhiêu, chắc là cao lắm, thế mà cuối cùng các con đem về cho ta một sự “ú ớ” đáng xấu hổ vậy sao? Các con có biết bọn bành trướng nhìn thấy sự ú ớ của các con, chúng khoái chí ra sao không?

Nhân dân lại hỏi tiếp: Trong hơn sáu trăm rưởi hội viên các các con dự đại hội, có đến hơn bốn trăm đảng viên tiền phong gương mẫu vì nhân dân quên mình cơ mà, lại họp đảng viên trước cả một buổi để “quán triệt”, với “nắm vững” với “tăng cường” đủ thứ to tát, ấy vậy rồi rốt cuộc cũng lại “tiền phong gương mẫu ú ớ” ráo trọi, thế này là thế nào hả giời, ới con ơi là con ơi!

Nhân dân nghiêm mặt, nhưng ôn tồn tiếp: Các con thì ú ớ, nhưng mấy thằng quen xài tiền thuế của dân như xài giấy bạc giả (ý thơ Phùng Quán) thì chúng nó chẳng ú ớ tí nào đâu. Chúng nó nắm rất chắc tình trạng các con tự trói mình trong sự ú ớ khó bề cựa quậy này từ lâu rồi, hội viên càng đông, độ ú ớ càng cao, nên nó dám liều lĩnh đưa ra một chương trình đại hội ngược đời đến vậy mà các con cũng ú ớ cho qua êm ru. Có đời thuở nào họp đại hội mà bầu cử trước, báo cáo sau, thảo luận sau, không hề có phần chất vấn và trả lời chất vấn của ban chấp hành cũ, không có phần phân tích chất vấn và trả lời chất vấn về báo cáo tài chính, báo cáo của Ban kiểm tra, mà có thì cũng vô nghĩa, khi phần bầu cử đã thực hiện trước, người cầm phiếu bầu không biết rõ người có tên trong phiếu tốt xấu thế nào, chỉ láng máng lơ mơ rỉ tai nhau từ tận đại hội khu vực “kỳ này cũng ông Thỉnh làm thôi, ông ấy xin tiền nhà nước giỏi số một, viết diễn văn, điếu văn giỏi số một…”. Tất cả sự ú ớ hay ranh ma cũng chỉ vướng víu quanh một chữ tiền, tiền nhà nước, tiền chùa; tiền chùa đẻ ra chiếc ghế quan chức vênh vang, đẻ ra tấm thẻ hội viên đem về làng rước thẻ ăn khao, đẻ ra sự ú ớ của số đông và sự sắp đặt ghế rất điêu luyện của thiểu số ranh ma quỷ quái.

Nếu thực sự nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật thì Bộ chính trị và tất cả đảng viên hội viên tham dự đại hội không thể không thấy một sự thật này:

Theo tiêu chí chính trị Hồ Chí Minh, thì cuộc “sinh hoạt chính trị quan trọng” ở đại hội 8 của các nhà văn yêu dân yêu nước yêu tự do đạt kết quả âm. Theo tiêu chí chính trị – kinh tế xài tiền chùa để thực hiện các cuộc đại hội hình thức, hời hợt dựa vào sự ú ớ của số đông nhằm hợp thức hoá ghế cho thiểu số quan chức, thì những người trực tiếp dẫn dắt đại hội đã đạt kết quả ngoạn mục.

Tôi yêu cầu báo Văn Nghệ và báo điện tử Hội nhà văn Việt Nam của Hội đăng tải thư này kèm theo bản thông báo dưới đây:

THÔNG BÁO

Để bớt đi một gánh nặng chi phí lớn cho nhà nước (lấy từ tiền dân đóng thuế), tại đại hội lần thứ 8 Hội nhà văn Việt Nam, có 20 nhà văn cùng ký tên nhất trí kiến nghị đại hội quyết định dứt khoát rời bỏ cơ chế bao cấp, chuyển từ hội xin tiền nhà nước thành hội tự nuôi tự quản. 20 nhà văn đó là nhóm khởi xuớng kiến nghị, gồm các nhà văn:

1- Nguyễn Huệ Chi
2- Lại Nguyên Ân
3- Trần Nhương
4- Trần Thùy Mai
5- Tô Nhuận Vỹ
6- Nguyễn Quang Hà
7- Nguyễn Khắc Phê
8- Hoàng Phủ Ngọc Tường
9- Lâm Thị Mỹ Dạ
10-Bùi Minh Quốc
11-Ngô Minh
12-Đoàn Tử Huyến
13-Võ Văn Trực
14-Võ Thị Hảo
15-Trần Kỳ Trung
16-Dư Thị Hoàn
17-Nguyễn Khắc Thạch
18-Trịnh Hoài Giang
19-Nguyễn Đắc Xuân
20-Cao Duy Thảo

Tiếp sau nhóm khởi xướng, có thêm 8 nhà văn ký tên, gồm các nhà văn:

1- Trần Công Tấn
2- Nguyễn Võ Lệ Hà
3- Hoàng Tiến
4- Lê Vân
5- Thanh Thảo
6- Nguyễn Quang Lập
7- Trần Ninh Hồ
8- Thái Thăng Long

Nhóm khởi xướng cử nhà văn Nguyễn Huệ Chi lên diễn đàn buổi sáng 06.08.2010 công bố kiến nghị, nhưng sau khi đăng ký phát biểu, chờ mãi vẫn không đến lượt. Buổi chiều 06.08, nhà văn Nguyễn Huệ Chi nghỉ họp, trao lại cho nhà văn Tô Nhuận Vĩ lên diễn đàn công bố, nhưng rồi cũng không đến lượt, mặc dù đại hội còn khá nhiều thời gian dành cho diễn đàn.

Thông báo này nhờ cơ quan ngôn luận của Hội công bố, coi như công bố tại đại hội, để đồng nghiệp trong ngoài Hội cùng toàn dân biết: trong Hội nhà văn Việt Nam hiện nay có 28 nhà văn cùng chung tâm nguyện xây dựng hội theo con đường tự nuôi tự quản, hội viên nào sau khi đọc thông báo này nếu cũng cùng chung tâm nguyện xin mời ký tên.

Địa chỉ liên lạc:

1- Nhà văn Nguyễn Huệ Chi, e-mail: hytue2010@gmail.com

2- Nhà văn Trần Nhương, e-mail: truongnhan_hnv@yahoo.com

Là một trong 20 nhà văn ký tên khởi xướng, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng xây dựng hội tự nuôi tự quản là con đường phát triển hợp qui luật, con đường vẻ vang.Trong tương lai không xa, nếu chúng ta góp ý bổ sung có kết quả vào nghị định 45 của chính phủ các đơn vị pháp nhân “văn đoàn”, “văn nhóm”, “trường phái” như thời Tự lực văn đoàn, Xuân Thu nhã tập ngày xưa, chắc chắn sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của đất nước sẽ mau chóng trở nên sầm uất đầy sinh khí mà không tốn một xu tiền thuế của dân.
(Trong khi chờ cơ quan ngôn luận của Hội công bố, tôi trân trọng nhờ các web, blog của các đồng nghiệp đăng tải giùm, chân thành cảm ơn)

Đà Lạt 14.08.2010

© Bùi Minh Quốc

6 Phản hồi cho “Thư ngỏ gửi Hội Nhà Văn VN và đồng chí Trương Tấn Sang”

  1. Lam thu nguyen says:

    Xin chia xe voi nha van Bui minh Quoc.
    Đại hôi nhà văn Việt nam XHCN vừa qua vưà là một niềm vui cũng là một nỗi buồn cho dân Việt.
    Vui vì Việt nam ta có khá nhiều những nhà văn trong một thể chế thiếu tự do ngôn luận,vui vì trong đó có một trung tướng công an Hữu Ước đại diện cho miệng lưỡi thi ca VN .
    Vui vì nhà văn Trần Mạnh Hảo dám gọi đại hội nhà văn là đại hội bịt mồm
    Điều đáng buồn là Bài tham luận của nhà văn Bùi Minh quốc hay đến thế mà họ không chịu nghe.Trí thức Việt nam bây giờ thật tệ.Ông đã trích lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà họ cũng làm lơ là thế nào.Có lẽ họ “nhạy cảm ” hai chữ “TỰ Do”trên đầu đề bài tham luận chăng.họ không muón nói cái đó (không đúng chỗ)
    Còn một đièu nữa,Ông nhắc đếnnhà thơ Hữu Ước mà không nhắc đến Trần Mạnh Hão là ý nghĩa gì. Có lẽ tôi nên trích vài câu thơ của Trân Mạnh hão và cuả ngài Hữu Ước cho mọi người đọc cho đở buồn.
    1/ Thơ Trần Mạnh Hão:
    Ghét nhau chung chiếu không ngồi.
    Chung chăn không đắp chung nồi không ăn.
    Chỉ riêng cái HỘI NHÀ VĂN.
    Ghét nhau như chó chủng lăn đầu vào.
    2/ Thơ Hữu Ước.
    CẢM NHẠN THỜI GIAN
    .
    Tôi đi chiến tranh năm tôi 17.
    Và bây giờ tôi sang tuổi 53
    thời gian cũ -kiếp người cũng cũ.
    Trái tim đầy vết đạn thời gian.

    Thời gian ơi!Tôi mong người trở lại.
    Để tôi về tuổi ấu thơ.
    ( Yết kiêu 1/1/2005) HỮU ƯỚC.
    Thơ hay ghê chưa..Xin các nhạc sĩ phổ nhạc cho DVH hát nhé,
    Chúc nhà văn Bùi Minh Quốc học tập và sáng tác cho đúng hướng. Mong thay

  2. minh says:

    tu nhien nho den dan Do Thai(mat nuoc,dantoc bi luu day) hon 1000 nam.dang tiec nhat la he thong GiaoDuc
    (Tòa soạn: Mời bạn vào VPS Keys tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  3. Thái Tao says:

    Tôi đề nghị Bác BMQ nên cắt tóc ,cạo râu cho sạch sẽ đàng hoàng một tí thì hợp với việc làm của Bác.Vì ra ngoài công chúng mà lôi thôi,xuyền xoàng quá nhiều khi bị hiểu lầm thì thật tai hại,sẽ bị phản cảm.Xin chào.Hoặc giả bức hình do BBT đưa lên thì xin đổi cho bức hình khác .Cám ơn.

  4. NgVN says:

    “Văn nghệ Giải phóng Khu 5 chúng ta đang sống như những người anh hùng” (phải không bác BMQ!?). “Anh hùng Văn Nghệ” đã được nhạc sĩ Tô Hải vạch trần trong “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn”. Những Anh hùng Văn Nghệ nếu có thì cũng đã bị “Bộ đội Cu Hồ” trù dập, ở tù, hoặc dã bị thủ tiêu mất xác rồi ông BMQ ạ. Nhờ Internet tất đã phải ra anh sáng. Bản chất CS làm gì có sự thật mà có anh hùng!? toàn 1 lủ láo léo ăn tục nói phét. “Anh hùng Văn Nghệ” thì phải nói và viết theo sự thật, đâu cần phải tránh né và viết theo đơn đặt hàng để dzừa lòng Đãng CS phải không quí dzị?

  5. DO NGHE says:

    Nguyen TRAI khoc HO QUY LY
    Hoa Phuc huu MOI phi NHAT NHAT
    Anh Hung di HAN ky THIEN NIEN

    Hoa Phuc dau moi chang mot ngay
    Ngan xua tich luy co hom nay
    Noi THAT noi DUNG noi NGAY
    Boi VAN NUOC thinh suy danh KHO NOI
    Nguoi YEU NUOC HAM OAN chiu toi
    Bon CON DO CAC DANG nhay len
    Xin dung LAY DO LAM PHIEN
    THIEN THU HAN co phen DOI DEN DAP
    Biet PHAI TRAI ma sao KHONG NOI DUOC
    Do XIN THUA van NUOC hoa TAU PHU
    Ke ANH HUNG om HAN phai TUY CO
    Khon ngoan TU BAN CO THUA
    Chuc MINH QUOC hay CHO roi SE THAY

  6. Phuonghue says:

    Không biết ông Bùi Minh Quốc có đọc được những dòng nầy?

    Toàn bài ông viết, theo tôi, chỉ phản ảnh cái ngọn! Không phải cái gốc! Ông đòi chặt nhánh nầy thì nhánh khác cũng sẽ đâm chồi!

    Đảng CSVN mới là cái gốc! Sinh hoạt toàn xã hội đều bị Đảng của các ông trùm chụp như thiên la địa võng! Do đó sự phản kháng của ông cho tôi cái cảm tưởng là ông đang đứng trong bao mà múa võ!

    Ngày trước ai gây ra cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” đã giết chết 4, 5 triệu người Việt? Bây giờ thì ai tay bắt mặt mừng đón hàng loạt chiến hạm Mỹ “ghé thăm”?

    Từ Olympic Bắc Kinh sinh viên học sinh biểu tình, đánh thức công luận về Hoàng Sa Trường Sa, ai nhốt tù họ? Bây giờ mới có năm ba câu của Mỹ về biển Đông đảng của các ông lại vin vào để “chữa cháy” tội bán đất bán biển cho người anh cả “môi hở răng rụng”?

    Nếu bảo hội nhà văn là hội trí thức thì trí thức xã hội chủ nghĩa là các đàn anh Nguyễn Tuân (Tôi tồn tại là nhờ tôi biết sợ), Nguyễn Khải (Đi tìm cái tôi đã mất) chỉ dám đưa ra công luận sau khi hưởng đủ ơn phước của Đảng lúc sinh thời!

    Cho nên, ông có nghe tiếng vỗ tay của tôi không? Vỗ tay như hội viên các ông đã vỗ tay đối với những người được đăng đàn đọc “tham luận” vậy! (Tham ở đây đồng nghĩa với tham lam!)

    Kính ông.

Leave a Reply to DO NGHE