WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Song phương, đa phương và hết phương

Cách đây mấy chục năm, khu tập nọ có một cái sân chung cho khoảng chục gia đình. Hàng tháng, người ta thay nhau trực nhật, quét dọn, nhổ cỏ, lấy chỗ cho mọi người từ già đến trẻ vui chơi, giải trí. Thời bao cấp chả có ai nghĩ đến chuyện lấn sân này.

Nhưng khi thời mở cửa bung ra thì mảnh đất trên trở thành vàng. Có người đục tường, mở quán bán nước chè, kẹo lạc, chai nước, kiếm khá. Sau đó dân chúng thi nhau quây cót trong mảnh sân rộng hơn 100m2 này.

Trong xóm có anh chàng đầu gấu, chẳng sợ ai, tuyên bố xanh rờn, mảnh sân trên là của hắn, ai động vào sẽ xé xác.

Đương nhiên, dân trong khu cũng chẳng phải vừa. Họ nói đây là “sở hữu toàn dân”, không ai có quyền lấn chiếm.

Thấy tập thể đoàn kết, tay đầu gấu hơi ngại, đã quyết định dùng kế “đánh lẻ” hay còn gọi là “đàm phán song phương”. Hắn tới từng nhà bàn, nếu bác đồng ý thì em sẽ dành cho bác phần hơn, không gây khó khăn.

Vừa bàn vừa dọa, có mấy gia đình yếu thế đã đồng ý lấy vài m2 và để cho hắn chiếm 50m2. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, chống lại, lơ mơ hắn lại sai đầu gấu ném xăng, đổ phân vào cửa thì chỉ còn cách chuyển chỗ ở.

Chuyện “song phương” đến tai các gia đình khác muốn chia đều và công bằng cho tất cả. Thế là “chiến lược đa phương” được các cụ bô lão đề ra, nhằm làm thất bại chiến lược “song phương” của tay đầu gấu.

Nghe nói sau 20 năm tranh chấp mà chả bên nào chịu bên nào.  Cuối cùng, sân chơi thành bãi cỏ hoang, chẳng ai được lợi. Mà lẽ ra, nếu biết bảo nhau thì cái sân chung kia thành niềm vui cho cả làng.

Viết chuyện này, chợt nhớ đến vấn đề tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực. Biển Đông cũng như cái sân của mấy gia đình trên. Trước kia có ai lên tiếng về chủ quyền đâu. Thỉnh thoảng có xung đột nho nhỏ, nhưng chưa bao giờ nghiêm trọng như hiện nay. Nhưng dầu hỏa, khí đốt rồi vị trí chiến lược trên biển Đông đã làm mờ mắt nhiều kẻ tham lam.

Hồi tháng 7/2010, có hội thảo ARF 17 diễn ra tại Hà Nội, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì đánh tiếng trên mạng của Bộ Ngoại giao TQ: “Nếu  Biển Đông trở thành một vấn đề quốc tế hoặc đa phương, sẽ chỉ khiến cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn và giải pháp sẽ khó khăn hơn… …Thực tiễn quốc tế cho thấy cách tốt nhất để giải quyết các bất đồng, tranh chấp đó là các bên liên quan đàm phán song phương trực tiếp”.

Trung Quốc luôn kiên trì với đường lối “chống quốc tế hóa hay đa phương hóa vấn đề Biển Đông”.  Họ muốn đàm phán song phương giữa Trung Quốc với từng nước liên quan đến tranh chấp biển Đông.

Bẻ đũa cả nắm thì khó hơn là bẻ từng chiếc. Chia để trị vốn là chiến lược lâu dài của người Trung Hoa.

Trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN bên lề phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Tổng thống Obama cam kết Mỹ sẽ giữ vai trò lãnh đạo tại châu Á khi ông triệu tập cuộc họp với các nhà lãnh đạo vùng này.

Trước đó khi chưa có hội nghị thì thì bà Khương Du của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã “nhắn tin” rằng “chúng tôi kiên quyết phản đối sự can dự của những quốc gia không liên quan”. Trung Quốc tái khẳng định, đường lối song phương là đúng đắn, rằng đã có sự thương thảo tốt đẹp giữa Trung Quốc với những quốc gia trong khu vực tranh chấp.

Đương nhiên các nước nhỏ thì không thể ngồi đợi Trung Quốc đến để “giao thiệp song phương”. Yếu và nhỏ thì dựa vào nhau nên cần “đa phương hóa, đa dạng hóa, làm bạn với tất cả” để Hoa Kỳ nhẩy vô.

Hai nước lớn va chạm, người cầm gậy và củ đậu bay, cao bồi kia nhăm nhe rút súng, cánh hàng xóm nhỏ “tọa sơn quan hổ đấu”.

Cũng hồi tháng 7 tại Hà Nội, người đẹp Hillary với  mái tóc vàng bay bay đã tuyên bố cũng không kém phần xanh rờn,  Hoa Kỳ xem việc thông qua “đường lối đa phương” để giải quyết tranh chấp biển Đông là “quyền lợi quốc gia”.

Đương nhiên, Việt Nam và nhiều nước khác đã công khai hay ngấm ngầm bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Hoa Kỳ.

Như vậy, “sân chơi biển Đông” của nhiều “gia đình” đang được hai chiến lược đa phương và song phương “cãi nhau”.

Mới đây, anh Nhật lùn bắt tầu đánh cá của Trung Quốc vì đám này to gan vào sâu vùng biển tranh chấp với Nhật. Họ thả hết các ngư dân nhưng thuyền trưởng bị giữ lại để đem ra tòa. Hai bên cãi nhau cả tháng chưa xong. Có cả biểu tình chống Nhật tại Bắc Kinh.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn dọa Tokyo, phải thả thuyền trưởng tàu đánh cá “ngay lập tức và vô điều kiện”, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Kiếm Samuraj và gậy vung ra chưa có cách nào cất đi.

Vụ này lẽ ra với tài thuyết khách “song phương” của người Trung Quốc phải xong từ lâu rồi. Tại sao họ phải đưa lên thông tin đại chúng làm ầm ỹ, rồi cho người biểu tình. Phải chăng đây lại là đòn “đa phương” nhằm quốc tế hóa vấn đề bé tý tầu đánh cá bị bắt.

Trong lúc đó, Trung Quốc ngang nhiên đâm tầu đánh cá của VN, bắt hàng trăm người, phạt tiền, tịch thu tài sản. Người ta gọi đó là chuẩn đúp của nền ngoại giao “lạ”.

Song phương, đa phương, rồi chuẩn đúp “lạ” đưa đến…hết phương, một ngõ cụt trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông.

Song phương thì không bao giờ được vì không ai muốn đàm phán với kẻ ở thế thượng phong. Đa phương thì lắm thầy nhiều ma, lắm cha con khó lấy chồng, không ít kẻ đi đêm với nước mạnh.

Tại sao không dùng kế tam phương. Trung Quốc đàm phán với một nước bé trong khu vực, Hoa Kỳ làm trọng tài. Biết đâu đó sẽ là giải pháp win-win, có lợi cho nhiều phía trên biển Đông, mà không kết thúc như cái sân chơi hoang tàn của mấy gia đình ở Hà Nội năm nào.

Nguồn: Blog Hiệu Minh

1 Phản hồi cho “Song phương, đa phương và hết phương”

  1. Trung hoàng says:

    “Ước mơ cho được Ðại Ðồng,
    Tràn trề khắp cả Lạc Hồng thảnh thơi”.

    Thế giới đại đồng là mục tiêu cao cả cuả toàn thể nhơn loại, nó không nằm ngoài tầm tay các nước trên thế giới, cho dù có những xung đột không ngừng trên khắp năm châu, nhưng loài người vì sự sinh tồn, luôn cố gắng hoàn thiện tính hoà đồng, nhất là trong thời đại giao lưu toàn cầu hiện nay. Sự tự chuyên tự quyền cuả một nước, chỉ nhận lấy sự cô lập với chính mình, sự cô lập sẽ dẫn đến tự diệt vong, khi chỉ biết giử chặt lấy lợi riêng cho đất nước và dân tộc mình, mà không nghĩ đến nước khác.

    Kẻ cường khấu thô tục thường biểu dương sức mạnh cơ bắp, hung tợn sừng sỏ luôn đòi giải quyết “tay đôi” với đối phương, bắt nạt húng hiếp người yếu hơn mình, quen thói khinh thường ngạo mạn, xem người khác như cỏ như rác, theo nết “Con Trời” lộng hành ngang ngược trong vùng như từ xưa đến nay. Nhưng thường lại cúp đuôi rón rén tránh xa trước Thần Công Lý, vị thần kết hợp tinh hoa cuả toàn thể nhơn loại, thực hiện nền Công Pháp Quốc Tế cho thế giới nầy. Kẻ khấu tặc như loài quỷ đỏ, chỉ sống trong bóng đêm và rất sợ ánh sáng chơn lý.

    Ðàn Chim Việt tung cánh Lạc Hồng hướng về phương Nam, tìm nơi an lành xây cành dệt tổ, thảnh thót tiêu dao cất tiếng hát líu lo, hoà điệu cùng thiên nhiên trong thế giới an lạc. Niềm vui tràn trề khắp cả, hoà điệu đại đồng cùng khắp muôn loài vạn loại, tránh xa loài Quạ Ðen hung hăng háo sát, luôn chực hờ sà xuống với móng vuốt kẻ cướp đoạt, bóng đen hung thần cuả thời đại hôm nay. Mạng lưới Chân Lý sẽ chụp xuống loài Quạ Ðen tham lam đê tiện đó, bao bẩy rập đang chờ đợi kẻ cướp phải đền tội ác, vì Cái Lưỡi Bò ngông cuồng phải tan xác rã thây.

    “Song phương” hay “đa phương”, rồi cũng sẽ dẫn đến con đường “hết phương” cùn tuyệt, tan ra từng mảnh vụn trong thế Tứ Liệt Tam Phân khó tránh khỏi, trong chớp nhoáng và không thể lường trước được. Bởi “Cái Lưỡi Bò” TQ là cái hố sâu không đáy, một vực thẳm đang chờ đón kẻ tham lam, từng bước từng bước lún sâu trong bùn, không có con đường bước lui trở lại được. Ðúng là:
    Ma dẩn lối quỷ đưa đường,
    Ðầm lầy bùn trịn đoạn trường huỷ thân.

    Thế ngồi chờ sung rụng là Nga và Pháp, nhưng trong thời đại toàn cầu thì khó mà giử được an thân, để dạo chơi đỉnh núi xem hổ giao đấu, chực hờ cơ ngư ông đắc lợi e rằng chưa thấy lợi, mà cơ nguy bành trướng sẽ lan rộng khắp nơi. Kẻ đợi nước tới trôn mới chiụ nhảy, chỉnh e chân đã bị lún sâu dưới bùn nước, khó bước chạy được để giử lấy thân. Hoạ gần đến mà chẳng biết lo xa, đến lúc rồi thì hối e chẳng kịp. Bá quyền bành trướng gây ô nhiểm khắp toàn thế giới, một bàn tay khó che đậy để giử mùi hơi độc chất tràn lan.

    Sự nhu hoà cuả Nhật lẹ làng thả viên thuyền trưởng TQ, để rồi tạo cho kẻ cuồng bạo gia tăng kiêu ngạo, lên giọng điệu kẻ cả hung hăng, bộ mặt bá quyền bành trướng mới được trưng bày cho khắp thế giới trông thấy tường tận. Khoét sâu thêm cái hố sâu kiêu ngạo cho “Ðấng Con Trời”, tự sa hầm bẩy mà thương thay nào có hay có biết. Dương dương tự đắc tự mãn cuả thói AQ, đúng như nhà văn Lỗ Tấn đã từng mô tả, không chút nào thay đổi cuả các con nhà làm “cách mạng“, luôn đi sau con trâu và cái cày không hơn không kém.

    Luôn gây hấn không ngừng từ BÐBÁ đến BÐNÁ, TQ không bao giờ chiụ dừng lại tham vọng bá quyền bành trướng cuả họ, cho dù người dân TQ phải nhận lấy sự nghèo đói và khinh thường cuả các nước trên thế giới, NCQ/BK vẫn đeo đuổi ảo vọng cuả họ. Bởi vì muốn che dấu thế giới cái gót Asin, một tử huyệt đáng sợ. Sự bất ổn xã hội bên trong nước, bạo lực cai trị không là kế dài lâu, nhưng buộc họ phải hành động như thế, vưà xoa diụ qua lòng tự tôn tự đại cho dân trong nước, vưà chứng tỏ sức mạnh cuả nhà đương quyền.

    Kinh tế TQ dưạ vào xuất khẩu là chính, hàng độc phẩm Made in China sẽ bị thế giới tẩy chay theo thời gian, sự phát triển chóng mặt xuất khẩu chỉ là cái bong bóng rất dể tan vỡ. Càng gia tăng gây hấn trên mặt biển chung quanh lục điạ, sự tự cô lập do chính mình tạo ra sẽ phải đến, khi mà các nước trong vùng liên kết lại với nhau, cũng như các nước trên thế giới nhận ra mối nguy bành trướng lan rộng ra khắp cả toàn cầu.

    Mối nguy hiểm đó, cần chận ngăn kịp thời đúng lúc, nếu không, nhơn loại sẽ không thể có cuộc sống trong lành và an bình được.

    Xin trân trọng.

Phản hồi