WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hà Nội biến thành Hà Lội?

Cả thành phố ngập mênh mông trong biển nước, ô tô, xe máy chết máy nằm la liệt, người người bì bõm lội, có nơi nước ngập sâu tới hơn một mét… là quang cảnh của Hà Nội trong 2 ngày qua.

Những đường phố đã biến thành sông chỉ sau một trận mưa. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn, hoạt động của thành phố tê liệt, trẻ em không thể đến trường, người lớn không đến được cơ quan, hoặc phải ngủ lại nơi làm việc vì không thể về nhà, sinh viên ngồi vắt vẻo trên giường (tầng) chờ nước rút, nhiều tuyến phố bị ngắt điện, người hì hục đẩy xe, kẻ mải mê bắt cá trên phố… Một số tuyến đường ngập sâu tới mức dân phải di chuyện bằng thuyền. Chỉ có hoạt động sửa xe máy, cứu hộ ô tô  là đắt hàng. Nhiều gia đình phải đóng chặt cửa vì sợ đồ đạc bị trôi mất… Theo VnExpress, sau 2 ngày ngập lụt, Hà Nội đã thiệt hại vào khoảng 3000 tỉ đồng và 17 người chết.

Bắt cá trên phố ở Hà Nội sau mưa

Tràn ngập trên báo cũng như các trang blog  là hình ảnh và tin tức về Hà Nội chìm trong nước mặc dù cả ngàn công nhân của công ty thoát nước Hà Nội đã được huy động để khơi thông dòng chảy, mở các nắp cống và các trạm bơm cũng đã hoạt động hết công suất…

Người, xe cùng lội bì bõm

Không thấy báo nào phân tích nguyên nhân sâu xa cũng như đưa ra giải pháp giải quyết tình trạng ngập lụt này mà chỉ đổ thừa cho cơn mưa được coi là lớn nhất trong nhiều năm qua. Vâng. Mưa có thể rất lớn nhưng nắng mưa vốn là chuyện của trời còn ngập lụt (tới mức như thế này) do mưa hình như lại là nét rất riêng của Việt Nam.

Ngập lụt sau một cơn mưa không phải là mới mẻ gì ở Hà Nội mà đã có từ vài thập kỷ nay. Chính người viết  đã từng lội bì bõm tới trường khi còn là một đứa trẻ nhưng mức độ cũng như qui mô của chuyện ngập úng này ngày càng gia tăng đã gây cản trở lớn tới đời sống dân chúng và làm xấu đi hình ảnh của thủ đô vốn được coi là nghìn năm văn hiến.

Vậy đâu là nguyên nhân? Không lẽ chỉ do mưa? Nhiều nơi trên thế giới người ta cũng mưa lớn mà đâu có ngập như Hà Nội?

Thiết nghĩ, trước hết, là do hệ thống thoát nước của Hà Nội quá cũ kỹ cơ bản dựa trên sự xây dựng từ thời Pháp thuộc. Trong khi đó, dân số Hà Nội, khi tiếp quản thủ đô (10/1954) chỉ hơn 50.000 (Wikipedia) còn ngày nay chỉ riêng nội thành đã khoảng 4 triệu dân nên việc quá tải là đương nhiên  mặc dù đã qua nhiều lần được cải tạo. Theo một số tài liệu, nó chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thoát nước của thành phố nhưng thực tế mấy ngày qua cho thấy, con số thật có lẽ còn khiêm tốn hơn nhiều.

Tiếp đến là việc xây dựng tràn lan, không qui hoạch và chú trọng đúng mức tới việc thoát nước trong nhiều năm qua. Dân cứ có đất là họ (hồn nhiên) xây nhà còn nước muốn chảy đi đâu thì chảy. Ngay cả các công trình lớn, mới xây dựng ở vào vị trí được cho là đắc địa của Hà Nội như chung cư Mỹ Đình cũng bị ngập nặng, chôn hàng chục chiếc xe hơi bạc tỉ dưới 3m nước cho thấy các nhà đầu tư cũng như bộ phận kiến trúc, qui hoạch đã không giải được bài toán thoát nước khi đặt nền móng cho công trình xây dựng.

Còn nữa, Hà Nội nổi tiếng có nhiều hồ, ao và chính những ao hồ dày đặc này đã giúp điều tiết lượng nước khi mưa lớn nhưng trong thời buổi “tấc đất tấc vàng” nhiều ao hồ đã bị lấp hoặc lấn chiếm vô tôi vạ để trở thành đất xây dựng. Những con sông chảy giữa thành phố như Tô Lịch, Kim Ngưu… từ lâu ngập ngụa trong rác rưởi đã ảnh hưởng không ít tới việc thoát nước của thành phố.

Hơn nữa, “văn hóa” vứt rác của đất “ngàn năm văn hiến” này cũng góp phần không nhỏ vào việc gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước vốn đã quá tải và cũ kĩ cuả thành phố. Ở Hà Nội, đi chỗ nào cũng có thể gặp rác, hình như người ta có thể vứt mọi thứ ra đường, xuống hồ ao, công viên, nơi công cộng mà không một chút phân vân. Nếu ai đó đi trên đường cầm khư khư trên tay cái vỏ chuối hay chiếc giấy kẹo cho tới khi gặp thùng rác mới vứt có lẽ sẽ bị không ít người coi là… chập mạch hay kém… sành điệu! Việc bỏ tiền ra để cải tạo hệ thống thoát nước hay nạo vét ao hồ có lẽ còn nhanh và dễ dàng hơn việc cải thiện văn hóa vứt rác của người Việt. Nó đòi hỏi nỗ lực của xã hội cũng như của ngành giáo dục trong nhiều năm thậm chí nhiều thập niên nữa!

Cũng nhân đây, một câu hỏi khác được đặt ra, phải chăng Hà Nội lệch lạc trong chiến lược phát triển? Đã quá chú trọng về số lượng thay vì chất lượng?

Ai cũng biết, Hà Nội đã được mở rộng từ 1/8/2008 sau quyết định của thủ tướng chính phủ và sự thông qua (như thường lệ) của hơn 92% đại biểu Quốc hội. Mặc dù, trước đó đã có không ít những ý kiến của một số nhà văn hóa, lịch sử, xã hội học… trên báo chí cũng như “lời ong tiếng ve” trong dư luận xã hội hoài nghi về sự cần thiết phải mở rộng Hà Nội.

Khác với sự ồn ào nửa năm trước đây, lâu nay báo chí không còn “bàn ra tán vào” về chuyện mở rộng Hà Nội. Có thể “gạo đã thành cơm”, chẳng còn gì mà nói nữa, cũng có thể đây là vấn đề “nhạy cảm” mà không tờ báo “lề bên phải” nào muốn dính vô nhất là sau vụ mấy nhà báo cũng như như một số tờ báo “ăn đòn” lỡ đi chệch lề bên phải.

Liệu có cần thiết phải biến Hà Nội thành thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới về diện tích với dân số là 6,2 triệu người như hiện nay không, khi mà cơ sở hạ tầng cho các quận nội thành còn ở mức độ tồi tệ đến kinh ngạc như vậy? Ngập úng thường xuyên, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông lộn xộn và luôn ùn tắc, thiếu kiến trúc và qui hoạch đồng bộ, sự quá tải xuống cấp của các bệnh viện, thiếu trầm trọng các trường học… thiết nghĩ là những vấn đề cấp thiết cần ưu tiên xây dựng cho Hà Nội – bộ mặt của cả nước hơn là biến nó thành thủ đô với những làng nghề ở Hà Tây, trang trại nuôi bò hay những nông trường chè ở Ba Vì!

Còn nữa, theo thống kê mới nhất, Hà Nội hiện đang dẫn đầu cả nước với 235.000 người mù chữ. Đây là một “thành tích” hết sức đáng buồn.

Để xứng đáng là trung tâm văn hóa của cả nước. Hà Nội cần một chiến lược phát triển thiên về chiều sâu hơn là chiều rộng, chú trọng tới chất lượng của cuộc sống, cải thiện điều kiện dân sinh thay vì trở thành một người khổng lồ với chân đất sét. Dân tộc Việt Nam đã không ít lần phải trả giá cho những quyết định sai lầm của những người lãnh đạo đất nước và dân chúng đã nhiều lần khổ sở vì sự nhập vào rồi lại tách ra của các tỉnh thành từ Bắc tới Nam. Và, quyết định mở rộng Hà Nội một lần nữa có thể sẽ là một quyết định sai lầm!

© 2008 www.danchimviet.com

Phản hồi