WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao phải lo về Trung Quốc?

Giới trí thức đang lo rừng Việt Nam bị đem nhường cho người Trung Hoa khai thác hàng 50 năm; biển Việt Nam bị người Trung Hoa chiếm; nhiều người tìm cách ngăn cản không cho các công ty Trung Quốc mang người vào khai thác bô xít (bauxite) làm nguy hại môi trường sống, biến các cư xá công nhân thành những làng tự trị sống ngoài luật pháp nước Việt Nam.

Giới văn nghệ xôn xao về một cuốn phim Lý Công Uẩn “made in China!” Người Việt Nam nào cũng đau lòng khi nhân vụ Trung Quốc phản đối Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng người Trung Hoa, báo chí nhắc cho các nước chung quanh biết chuyện Hải Quân Trung Quốc bắt ngư dân ngay trong hải phận nước Việt đưa về giam giữ ngay ở Hoàng Sa (mà họ đã chiếm của nước Việt Nam từ năm 1974), rồi đòi tiền chuộc. Nhiều người Việt còn lo nếu sang năm đại hội của đảng Cộng Sản bầu lên nhiều người có tinh thần độc lập đối với Trung Quốc thì không biết liệu họ có đánh nước mình hay không! Hay là họ sẽ xếp đặt trước cho chuyện đó không thể xẩy ra, để họ khỏi phải đánh mà vẫn thắng!

Từ hai ngàn năm nay, người Việt vẫn lo tự vệ trước sức mạnh bành trướng của người Hán. Nhưng chưa bao giờ mối lo đó lại đè nặng trên tâm tư người Việt như vậy. Mối lo càng lớn hơn vì Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi để trở thành một cường quốc kinh tế đứng hạng nhì thế giới, mà trong một thế hệ nữa, Tổng sản lượng nội địa của một tỷ dân Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ để đứng hạng nhất. Trước viễn ảnh đó người Việt Nam nào không lo lắng?

Nhưng khi nhìn sang những nước chung quanh chúng ta phải tự hỏi tại sao các quốc gia khác trong vùng Á Ðông họ cũng lo về Trung Quốc nhưng không ai hoảng hốt lo sợ như nước mình? Hàn Quốc và Ðài Loan nằm sát bên Trung Quốc, như những con mèo nằm bên cạnh con cọp. Những quốc gia nhỏ khác trong vùng như Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, nhỏ bé đến như Singapore, họ đều ý thức về vai trò đang lên của Trung Quốc và biết họ phải làm gì; nhưng trong dư luận dân chúng họ vẫn bình tịnh không hoảng hốt trước sự bành trướng của cường quốc Trung Hoa như người Việt mình. Tại sao vậy?

Hãy nhìn vào hai nước Á Ðông láng giềng của Trung Quốc, gần không khác gì Việt Nam mà lại nhỏ hơn Việt Nam. Hàn Quốc đến giờ vẫn còn bị chia đôi. Nước họ đã từng bị đế quốc Trung Hoa đặt làm An Ðông Ðô Hộ Phủ vào thời gian mà nhà Ðường gọi nước ta là An Nam, bây giờ trong nước họ không ai báo động nhau về sự bành trướng của Hán tộc một cách hoảng hốt như người Việt! Tại sao Ðài Loan, hòn đảo vẫn bị coi là một tỉnh của Trung Quốc, họ không lo bị Trung Quốc lấn áp hay xâm chiếm mà còn mở rộng giao thương, trao đổi văn hóa, và mua thêm vũ khí của Mỹ để củng cố sức mạnh quân sự mặc dù bị Bắc Kinh công khai phản đối? Nước Việt Nam khác hai nước trên ở những điểm nào mà dân họ bình tĩnh, tự tin, còn dân mình thì lo sợ đến thế? Trả lời được câu hỏi này là biết được người Việt Nam phải làm gì để đứng vững trước mối đe dọa về sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21.

Lý do thứ nhất là kinh tế. Ðài Loan và Nam Hàn đang là những cường quốc kinh tế trong khu vực Á Ðông. Sản lượng bình quân ở Nam Hàn trên 24,000 đô la một đầu người, Ðài Loan trên 30,000 đô la, còn Trung Quốc chỉ có hơn 5,000 (Việt Nam bằng một nửa Trung Quốc, và đây là lối tính PPP, dựa theo mãi lực tương đối của người dân chứ không theo lối chỉ tính bằng đô la Mỹ). Dù tới khi tổng sản lượng nội địa của Trung Quốc tăng gấp ba lớn bằng GDP của Mỹ thì một người dân trung bình ở nước Ðại Hán vẫn còn nghèo, chưa bằng một phần ba người dân hai nước nhỏ láng giềng. Dân giầu thì nước mạnh, nhất là trong thời “thế giới hậu cộng sản” và kinh tế toàn cầu hóa bây giờ.

Sau khi chiến tranh lạnh đã chấm dứt, những quốc gia nhỏ không phải mang mối lo bị một cường quốc nào xâm chiếm nữa. Mỹ không có tham vọng chiếm đóng Iraq lâu dài cũng như Nga không dám đem quân vào các nước Georgia và Ukraine trước kia từng thuộc lãnh thổ Liên Xô. Trung Quốc dù có tăng sức mạnh quân sự gấp trăm lần cũng vẫn chưa đuổi kịp Mỹ; mà từ năm 1950 họ vẫn chưa dám đem quân sang đánh các hòn đảo Kim Môn và Mã Tổ, những đảo này gần bờ biển Phc Kiến hơn gần Ðài Loan, thì bây giờ họ càng phải dè dặt hơn.

Duyệt binh ở TQ. Ảnh Google

Tuy Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn do những đảng tự gọi là cộng sản cai trị, nhưng chúng ta thực sự đang sống trong một “thế giới hậu cộng sản” vì chủ nghĩa cộng sản đã bị vứt bỏ từ hai chục năm nay rồi, mặc dù ngoài miệng họ vẫn “mạo xưng” họ là cộng sản.

Nhưng trong “thế giới hậu cộng sản” này nền kinh tế của tất cả các nước đều liên hệ đến nhau. Tất cả các cường quốc đều muốn duy trì một tình trạng ổn định. Ðể yên tâm làm ăn. Mục tiêu của các quốc gia là nâng cao mức sống của người dân chứ không phải là thực hiện một chủ nghĩa hay một lý thuyết nào. Không hề có một “chủ nghĩa tư bản” như người cộng sản thường hô hoán. Kinh tế tư bản là một cách tổ chức xã hội cạnh tranh để sinh tồn theo luật tự nhiên; mà cơ cấu tổ chức tư bản đó sẵn sàng biến hóa theo nhu cầu từng giai đoạn, cũng là một luật tiến hóa tự nhiên. Sức mạnh của một quốc gia nằm trong lãnh vực kinh tế: Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.

Nhưng các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc về quân sự cũng như kinh tế, không ai muốn thế quân bình hiện có bị xáo trộn. Không một cường quốc nào sẵn lòng đi giúp một nước này chống nước khác nếu không phải vì muốn bảo vệ thế quân bình tương đối ổn định đó. Ý nghĩ kết thân với một nước này để chống lại nước khác hoàn toàn dựa trên địa lý chính trị là một ảo tưởng. Trái đất đã “bằng phẳng” hơn, núi, sông, biển cả không còn quyết định các mối tương quan quốc tế như trong thế kỷ trước nữa. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mỗi cường quốc kinh tế chỉ lo bảo vệ quyền lợi của họ và họ biết các quốc gia khác cũng như vậy. Các quốc gia liên kết với nhau, chính yếu là qua những hiệp ước thương mại chứ không phải qua những liên minh quân sự như 50 năm trước nữa. Ý tưởng liên kết với một nước khác qua một chủ nghĩa, vì cùng một chế độ, một mô hình tổ chức xã hội, là một ý tưởng lạc hậu và nguy hiểm cho chính bản thân nước mình.

Các nước như Ðài Loan, Nam Hàn cũng lo lắng trước sự bành trướng quân sự và kinh tế của Trung Quốc; nhưng trong dân chúng họ không hoảng hốt lo âu như ở Việt Nam hiện nay. Lý do vì họ đã đi trước lục địa Trung Hoa trên con đường tư bản hóa; dân họ giầu có hơn, lại nhờ chế độ tự do ngôn luận người dân được thông tin đầy đủ nên hiểu biết hơn, vì thế họ vững tâm hơn.

Nhưng một sức mạnh không thể chối cãi được là ở các nước trên dân chúng và chính quyền đều đồng ý với nhau phải làm sao cho dân giầu, nước mạnh thì mới đứng vững được trong cuộc chạy đua với hơn một tỷ người Trung Hoa. Và họ biết phải làm gì để dân giầu, nước mạnh. Chế độ tự do dn chủ giúp cho cả nước một lòng.

Dân chúng các nước này có “đồng thuận” với nhau không? Có thể trả lời ngay là không! Chính sách tăng cường giao thương với Trung Quốc của chính phủ Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan đang bị đảng đối lập và báo chí tự do chỉ trích. Phe đối lập nêu rất nhiều lý do khác nhau, nhưng đó là những lý do thực tế chứ không dựa vào chủ nghĩa nào cả. Tại Nam Hàn mỗi lần thay đổi tổng thống là lại xác định một chính sách mới đối với Bình Nhưỡng cũng như Bắc Kinh. Nam Hàn nhỏ như vậy, dân số ít hơn nước Việt Nam mình, nhưng họ dám cho hải quân thao dượt chung với Mỹ ngay trong Hoàng Hải kề cận nước Trung Hoa; mặc dù Bắc Kinh ồn ào phản đối. Nhưng ngay trong nước họ,người Nam Hàn cũng cãi nhau về chính sách đối với Bắc Hàn.

Trong xã hội dân chủ chỉ cần mọi người cùng theo những luật chơi minh bạch, công khai để quyết định những chính sách chung. Chính nhờ những luật chơi dân chủ mà một khi chính sách quốc gia đã được đa số dùng lá phiếu để lựa chọn rồi, cả nước trên dưới một lòng. Mặc dù lúc nào cũng vẫn có người vẫn không đồng ý và tiếp tục tìm cách chinh phục đa số theo ý kiến của mình.

Chính chế độ tự do dân chủ đã gây nên sức mạnh của Hàn Quốc và Ðài Loan. Các đảng chính trị ở hai nước đó vẫn “đấu đá” nhau thẳng tay để giành quyền lãnh đạo, nhưng các quyền tự do căn bản của người dân được tôn trọng và người dân nắm quyền lựa chọn tối hậu. Trong nước họ cũng có những người lợi dụng quyền thế làm tiền; cũng có những nhà kinh doanh tìm cách hối lộ cho được việc; nhưng nhờ báo chí tự do và bầu cử tự do cho nên trong xã hội có cả một mạng lưới ngăn ngừa tham nhũng tự nhiên. Ðiều đáng kể nhất là xã hội công dân ở các nước trên đã phát triển rất mạnh nhờ các công dân đều được tự do lập hội, từ những hội từ thiện, thể thao, nghệ thuật, giải trí,cho tới đảng chính trị. Mỗi nhóm công dân có những nhu cầu và quyền lợi riêng được tự do hoạt động và phát triển mà không bị guồng máy nhà nước ngăn cản. Năm ngoái khi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đến thăm Ðài Loan do lời mời của các Phật tử để cầu nguyện cho các nạn nhân bị bão, Bắc Kinh đã kịch liệt đả kích cuộc thăm viếng này. Chính phủ Quốc Dân Ðảng ở Ðài Loan cũng tỏ ý chống, vì không muốn làm mất lòng chính quyền cộng sản lục địa trong lúc đang bàn chuyện buôn bán làm ăn. Nhưng chính quyền Ðài Bắc vẫn phải chịu thua dân, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma được mời thì cứ tới. Chỉ trong một nước tự do người ta mới thể hiện được đủ các quyền công dân như vậy. Và năm nay Trung Quốc với Ðài Loan vẫn ký một hiệp ước thương mại mở thêm rất nhiều cửa cho các công ty Ðài Loan bán hàng vào lục địa!

Ðối với nước Việt Nam ta, điều đáng lo lắng nhất không phải là Trung Quốc tiến lên địa vị mạnh hơn ở Á Châu và trên thế giới. Ðiều đáng lo nhất là nước Việt Nam đã chậm tiến lại càng ngày càng bị bỏ lại phía sau, trong khi bên Trung Quốc người ta tiến nhanh hơn về kinh tế và trong khi các nước khác trong vùng Á Ðông tiếp tục tiến bộ cả về chính trị và kinh tế. Người Việt Nam phải làm gì để đứng vững trước mối đe dọa về sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21? Muốn giảm bớt mối lo người Việt chỉ còn cách phải thay đổi cả về chính trị lẫn kinh tế để theo kịp Nam Hàn và Ðài Loan! Khi nào nhà nước cộng sản trả lại các quyền tự do cho dân, người dân Việt được làm ăn tự do hơn và được góp ý kiến tự do hơn vào việc nước, thì mới hy vọng sẽ dần dần giảm bớt mối lo!

Chính quyền cộng sản ở Việt Nam hiện nay đang đẩy lùi cả nước đi ngược dòng tiến hóa khi họ đang lo bắt bớ những bloggers, cấm đoán dân phát biểu ý kiến khác với đảng. Khi các chuyên gia và giới trí thức, đa số sống ở Hà Nội dưới chế độ cộng sản nửa thế kỷ nay cũng phải tự giải tán một tổ chức khoa học chỉ nhằm mục đích nghiên cứu phát triển và bảo vệ môi trường thì các công dân khác làm sao góp phần xây dựng quốc gia? Cuộc đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long lại được khai mạc vào đúng ngày Quốc Khánh Trung Cộng, khi mà ai cũng biết vua Lý Thái Tổ dời đô vào Tháng Bẩy âm lịch! Bao nhiêu người thắc mắc mà chính quyền không thèm giải thích tại sao họ lại chọn ngày đó!

Với một chính quyền lạc hậu và coi thường ý dân như thế, dân tộc ta không lo lắng sao được? Cứ để cho một nhóm tham nhũng và bất lực tiếp tục cầm đầu, nắm cổ mọi người mãi hay sao?

Nguồn: Nguoi-viet.com

3 Phản hồi cho “Tại sao phải lo về Trung Quốc?”

  1. Xã hội tàu là một xã hội bất ổn, chứa đựng nhiều mẫu thuẩn tiềm tàng và một trong
    những vấn nạn hàng đầu là Nhân quyèn và Dân chủ bị vi phạm một cách trầm trọng
    thực tế dan tàu chưa bao giờ được nếm mùi vị nhân quyền và dân chủ. Cầm quyền tàu cộng
    biết rõ đây là quả bom chậm, trước sau gì sẽ bùng nổ. Nó như cái xương gà cắm ngang cổ
    nuốt không được mà rút cũng không xong. Cầm quyền Việt nam đáng lẽ biết khai thác
    điểm yếu này bằng cách tôn trọng người dân, ton trọng ý kiến của mọi tầng lớp xã hội trong đó
    tầng lwóp trí thức là quan trọng, thực hiện những điều đã ghi nhận trong HIến pháp và Công ước
    Quốc tế về Quyền làm Người và các quyền Tự do, Dân chủ. Thực tế chính quyền độc tài đảng
    và công an trị đã làm ngược lại như ta đang thấy hàng ngày, hàng giờ. Lihj sử chưa bao giờ
    chứng kiến một chinh quyền lại đi đàn áp, bỏ tù, hành hạ công dânyêu nước như chế độ cs quái thai vn
    ngày nay: Chế độ này có thể so sánh với chế độ diệt chủng Pol Pót thế kỷ trước là đi ngược lại
    trào lưu Thời đại. Với cách hành xử như vậy chế độ độc tài Hà nội đã tự cắm Xương gà vào cổ
    họng mình để làm vui lòng bọn bành trướng tàu như là tên học trò ngoan, biết điều hòng còn được
    tồn tại để bóc lột và cướp ngày như mọi người đang chứng kiến. Cái Xương gà ngang họng đang làm
    cho tàu cộng thất điên bát đảo lại thấy thằng học trò ngu xuẩn bắt chước làm theo thì thật đang khinh
    và đáng ghét. Con dân tàu .nạn nhân của độc tài cs cũng xem cầm quyền csvn là kinh tởm, thối nát
    không có gì để khâm phục. Nếu vn đi trước cs tàu một bước về Nhân quyền thì chắc chắn rằng dân
    tàu sẽ coi trọng và ủng hộ, ngăn cản những hành động ăn hiếp của nhà cầm quyền mình. Thái lan là
    một ví dụ điển hinh, ngay bên cạnh vn, thái lan chưa bao giờ bị thế lực ngoại bang chèn ép vì họ
    biết thương con dân mình bằng tình thương chứ không bằng nhà tù, roi điện, thủ tiêu, côn đồ công an
    tự do giết người ngay tai đồn mà chưa tên giết người nào bị đưa ra trước vòng móng ngựa. Kẻ gieo Gió
    ắt có ngày gặt Bão.

  2. nvtncs says:

    It’s too late! Vietnam, is a subservient client state of China, independent in name only.

    Vietnam can not produce a modern heavy machine gun. How can it defend itself against China which has ICBM and nuclear weapons?

    And please do not remind us of Tran Quoc Tuan and Ly Thuong Kiet, those days when we fight their swords with our swords are long gone.

    Chinese products are so well-priced and so sophisticated, that Vietnam can not hope to compete with.

    Sixty five years ago and again 35 years ago, Vietnam had a chance to turn towards Europe and America and adopt their technology and political systems. Instead, on each occasion, the Vietnamese people chose HCM’s communism and China. Now the Vietnamese people is reaping and continues to reap the consequences of that choice.

    Of all nearly 200 nations on earth, there are four communist states and Vietnam is one of the four. What a stupid people!
    What a stupid people!

  3. Trung hoàng says:

    Nguy cơ đồng hoá đến từ phương Bắc, một mối lo muôn thưở cuả dân Việt không bao giờ phai nhạt. Từ thưở dựng nước và giử nước, lịch sử bao ngàn năm cuả dân tộc ta là lịch sử chống ngoại xăm phương Bắc, sự bá quyền bành trướng Trung Quốc luôn là đầu mối cho những đoạn sử bi hùng đó, nghiệp chướng chồng chất triền miên trùng trùng điệp điệp phủ lấy hai dân tộc Việt-Trung không cùng không tận. Tuồng hát chống xăm lăng Tàu, luôn dai dẳng hầu như không bao giờ có màn kết thúc.

    Việt Nam thực sự mà nói thì lúc nào cũng muốn có một bang giao hữu nghị tốt đẹp với Trung Hoa, sự nhân nhượng và chìu lòng người bạn láng giềng khổng lồ cuả mình, chung sống hoà bình cho hai dân tộc Việt-Trung giảm bớt đi cái nghiệp lực oan nghiệt triền miên đó, nhưng lòng tự cao tự đại Trung Quốc vẫn không bao giờ thay đổi. Bản tính bá quyền bành trướng ngàn đời vẫn truyền lưu trong giòng máu Ðại Hán Con Trời, chăn dắt cai trị thiên hạ và tự cho mình là trung tâm cuả thế giới nhân loại, các giống dân khác phải chiụ sự thống trị và khai hoá.

    Ðã có không ít những khách trú Trung Hoa trên đất nước Việt Nam từ bao thời, trãi qua nhiều thế hệ và hoàn toàn nói tiếng Việt, cũng như đã từng hy sinh biết bao nhiêu xương máu để bảo vệ mảnh đất Việt Nam, xem đất nước Việt Nam và dân Việt như chính cuả họ. Nhưng khi mà giưả hai nhà cầm quyền Việt-Trung hay nói khác hơn là giưả hai nước, có sự tranh chấp xảy ra -luôn luôn từ sự gây hấn cuả chính Trung Hoa-, hẳn nhiên thành phần Việt gốc Hoa luôn bị nằm giưả hai lằn đạn. Phiá Trung Quốc sẽ lợi dụng họ, trong khi phiá người Việt sẽ có không ít nghi kỵ, dè dặt thận trọng với thành phần nầy.

    Có những thời điểm dân Việt vì một công cuộc chống kẻ thù khác to lớn hơn, đã cố quên hiềm thù phương Bắc với Một Ngàn Năm Ðô Hộ, kết giao và nhận sự trợ giúp cuả người láng giềng khổng lồ nầy, để rồi theo ngày tháng sự lệ thuộc ăn sâu vào bên trong về mọi mặt, từ thể chế cho đến nhân sự, đã bị Trung Quốc hoá lần lần khó mà chuyển lay được. Có nhận rõ hết những sai lầm từ khởi điểm đó, mới thấy rõ tường tận mối nguy cơ to lớn cuả đất nước và dân tộc Việt ngày hôm nay như thế nào.

    Những CÁNH CHÙM GỞI đâm cành trổ lá trên chính mảnh đất Việt Nam, khi hạt giống Mác Lê Mao-ít được cấy vào dân Việt, nó được nẩy nở trãi qua bao thời kỳ, gốc rễ đã bám sâu chặt rất khó mà loại trừ trong một thời gian ngắn. Trong khi sự cảnh tỉnh cuả toàn dân Việt, không phải một ngày một giờ mà được phổ cập hết, danh lợi trước mắt khó mà dứt ra khỏi sự cám dổ cuả nó. Sự chiến đấu giưả tình tự dân tộc và cám dổ lợi quyền, vẫn đang là một thách thức to lớn cho cả toàn dân Việt trong ngoài. Sự thách thức không chỉ riêng cho thành phần cầm quyền hiện nay, mà nó phải chính là sự thách thức cho toàn dân Việt, dù ở bất cứ thành phần giai cấp nào.

    Ngày Hội Lớn Ðại Lễ Ngàn Năm Thăng Long cuả dân tộc Việt, nêu cao tính tự chủ cuả Cha Ông để cho dân ta noi theo, chí khí tự lực tự cường cao đẹp tổ tiên phải được mọi thế hệ tiếp nối. Bộ Phim Ðường Tới Thành Thăng Long là để tỏ rõ chí khí kiêu hùng đó, nhưng đã bị chính kẻ bá quyền bành trướng Bắc Kinh thọc gậy bánh xe, thông qua những CÁNH TAY NỐI DÀI cuả họ, trong chính ngay ở trong guồng máy lảnh đạo nhà cầm quyền hiện nay. Những kẻ hành động âm thầm, dấu mặt dấu tay nhân danh ÐCSVN vì nước vì dân trí trá, huỷ diệt tiêu mòn chí khí tự lực tự cường dân tộc ta.

    Trở về với tình tự và ý thức dân tộc là bước chuyển hoá cấp thiết, ÐCSVN phải thực hiện được trước cơ nguy đồng hoá cuả bá quyền bành trướng Bắc Kinh ngày nay. Sự trở về thực sự để vực dậy hào khí Diên Hồng xưa kia, để nêu cao chí khí tự lực tự cường cần phải có trong giai đoạn nầy, nhất là sự phân hoá cộng đồng dân Việt từ bao động lực bên ngoài, đun đẩy trong suốt thời cận đại mà cả dân tộc phải gánh chiụ. Một gánh chiụ cay nghiệt cuả một dân tộc và đất nước nhược tiểu, luôn bị hoạ chia cắt để tạo sự phân hoá tiềm năng tiềm lực mãi mãi. Từ đất nước dẫn đến tinh thần dân tộc suy bại, khó hàn gắn được trong thời gian ngắn như đã thấy hôm nay. Cho dù có thống nhất đất nước, nhưng lòng người vẫn còn ngăn cách trong hận thù và tị hiềm với nhau.

    Trong giai đoạn chiến lược nào đó cuả Hoa Kỳ, bỏ mặc Hoàng Sa cho Trung Quốc lấn chiếm, cũng như bỏ Miền Nam cho Miền Bắc hưởng lợi thống nhất đất nước. Hoa Kỳ ngoài mặt như là chấp nhận sự thua trận trước Việt Nam lúc bấy giờ, nhưng lại được lợi to lớn là hang ổ Cộng Sản thế giới hoàn toàn xụp đổ. Ðúng như lời ông Ngô Nhân Dụng, là Trung Quốc và Việt Nam hiện nay đang ở thời kỳ hậu Cộng Sản, nó chỉ còn là danh xưng như lớp áo phủ ngoài, che lấp đi thành phần tư bản đỏ thực sự đang cầm quyền toàn trị độc tài trên đất nước họ.

    Trung Quốc chiếm Hoàng Sa cuả Miền Nam Việt Nam từ năm 1974 cho đến nay, họ đã xây dựng gấp rút mạnh mẻ cứ điểm quan trọng nầy, làm bàn đạp thực sự để khống chế hoàn toàn Biển Ðông Việt Nam. Cái Lưỡi Bò Trung Quốc cũng từ đó mà hình thành, để rồi Trung Quốc tuyên bố trơ trẽn là Biển Ðông Việt Nam là quyền lợi cốt lõi cuả họ. Hoa Kỳ dường như cũng biết rất rõ từ trước là Trung Quốc sẽ có những bước đi bành trướng như thế, nhưng hầu như họ bất động để mặc cho Trung Quốc tự tung tự tác trong vùng. Ðợi đến khi cần thiết, hay nói cách khác là cái đầu con rắn thực sự bày trước mắt thiên hạ, họ sẽ có hành động danh chánh ngôn thuận hơn. Trong khi bộ mặt thật bá quyền bành trướng phải bị lộ ra trước quốc tế. Phải hiểu vấn đề là phải theo trình tự như vậy.

    Việt Nam không bao giờ giử lại được Hoàng Sa bằng con đường thương thuyết với Trung Quốc, cho dù được đưa ra Quốc Tế Công Pháp đi nưã, Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu nhả ra cái gân gà béo bở đó. Dân Việt trong ngoài nước phải nhận rõ vấn đề đó, nhưng cũng vẫn phải có sự chuẩn bị đầy đủ những chứng liệu cần thiết trên mặt luật pháp quốc tế, về lâu dài trong tương lai hẳn nhiên nó cũng rất cần đến. Con đường giử lại Hoàng Sa cho Việt Nam chỉ duy nhất có một mà thôi, là chỉ khi Trung Quốc bước theo con đường Liên Xô trước đây không khác. Con đường mà chính họ đang từng bước tiến gần đến điểm.

    Xin gởi đến tất cả dân Việt:
    HOÀNG SA LÀ TRÁI TIM TA,
    TRƯỜNG SA LÀ MÁU CON NHÀ VIỆT NAM.

    Xin trân trọng.

Phản hồi