WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nỗi buồn sử học

Đại lễ ngàn năm dẫu có tốn thời gian, công sức và tốn tiền bạc cách mấy thì cũng đã “xong” rồi. Tuy nhiên, nhân chuyện này, tôi muốn bày tỏ đôi lời về Nỗi buồn Sử học.

1. Trong cách nghĩ của tôi, các nhà sử học Việt Nam (cụ thể là không dưới 500 GS, PGS, TS chuyên về lịch sử Việt Nam cổ trung đại) đã không làm tròn bổn phận sống, nghĩa vụ công dân, trách nhiệm khoa học của mình. Tại sao nghiên cứu cả đời mà cho đến tận bây giờ, chẳng có ai phân định được ông nội của Lý Công Uẩn là ai, gia phả thế nào? Chúng ta kỷ niệm rình rang một vị vua có tầm nhìn xa ngái, biết cái lẽ chọn Kinh đô tuyệt vời, hợp đạo trời, thuận lòng người nhưng lại không biết ông từ đâu sinh ra, gia phả ra sao? Sự mù mờ đó của tri thức là điều khó chấp nhận, nhất là trong cái “lý” ngàn đời của mọi dân tộc trên thế giới, hai từ “mất gốc” luôn đậm tính ê chề. Tôi biết bài mới nhất nói về lai lịch của Lý Công Uẩn là bài của nhà nghiên cứu Trần Viết Điền, đăng trên Khoa học và Đời sống (7.10). Sở dĩ “mất gốc” (từ dùng của Trần Viết Điền) là vì 8 năm sau khi dời đô, Lý Thái Tổ mới phong Hậu cho bà nội, còn ông nội của nhà vua thì… không(!); do đó, chẳng ai biết ông nội của vua Thái Tổ là ai? Tôi không muốn nhắc đến hai từ vừa nêu nhưng buộc phải nói bởi nếu các nhà sử học không chứng minh được thì có nghĩa là chi? 500 nhà sử học có chức vị, danh phận không làm nổi điều không thực khó lắm là do đâu? Lịch sử không có chỗ cho sự nhập nhằng. Nếu bất cứ một sự kiện quan trọng nào mà giới sử học đều không thể phân định được giữa có và không thì đó chẳng phải là sử học nữa. Lẽ ra tôi đã đưa ý kiến này ra từ lâu nhưng tôi nghĩ nó không hợp và không đúng vì đặt vấn đề sớm quá sẽ đụng chạm đến niềm tự hào chính đáng về thủ đô, về Tổ quốc, giống nòi mà ai cũng có.

Một cảnh trong phim "Lý Công Uẩn đường tới Thăng Long"

2. Khi phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long trở thành điểm nóng nhất trước lễ hội, có rất nhiều ý kiến cho rằng chừng nào các nhà sử học chưa lên tiếng thì chừng đó chỉ là “chúng ta tranh luận cho vui”(!) Cách đặt vấn đề như thế không phải là không có lý (những quan điểm trên được đưa ra sau khi tôi có viết một bài, nhan đề Đường tới phủ Khai Phong; nhưng chẳng ai công nhận tôi là nhà sử học. Cũng đúng thôi nên tôi cố ý chờ các nhà sử học đích thực lên tiếng). Câu trả lời là sự im lặng đáng sợ. tại sao lại thế? Nếu các chuyên gia lịch sử Việt Nam cổ trung đại cứ làm thinh quái ác như thế thì lấy ai “chỉ vẽ” cho dư luận đây? Tôi luôn cho rằng một khi dư luận xã hội tranh cãi về một điều gì đó thì bổn phận tất nhiên của những người trong chuyên môn gần nhất phải lên tiếng. Đó là cái thuộc tính tự nhiên của nghề nghiệp, của lương tâm khoa học. Mọi sự bao biện vì lẽ này hay lẽ khác chỉ là cách chạy trời trốn nắng mà thôi.

3. Đọc bài Ngụy biện trên blog Đoan Trang nói về việc ông Dương Trung Quốc bênh vực cho bộ phim trên, nỗi đau buồn của tôi nhân lên gấp 3 lần. Tác giả Đoan Trang cho rằng Dương Trung Quốc đã ngụy biện theo cách dùng “sức ép bằng chứng” (Burden of Proof) hay theo cách nói của GS Nguyễn Văn Tuấn là “luận điệu ngược ngạo”. Đoan Trang có phải là nhà sử học hay không tôi không biết nhưng chị đã đúng vì Dương Trung Quốc sai nhiều lẽ. Thứ nhất, sự bênh vực của ông đến hơi khí muộn mằn. Chẳng lẽ nếu là sự thật mười mươi mà lại phải nghĩ lâu đến thế khi ai cũng biết sự nổi tiếng và thông minh của ông? Thứ hai; Dương Trung Quốc nói rằng “Nếu coi đó là biểu hiện không đề cao tinh thần dân tộc thì hãy đặt câu hỏi cho chính người đặt câu hỏi rằng họ mặc gì, đông đảo người dân và các quan chức cao cấp nhất lúc ấy ăn mặc ra sao”? Ông Dương Trung Quốc có nhầm không khi chính ông là Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam mà lại bắt tất cả những người dưới tài mình, kém chức vụ mình phải đi trả lời thay ông? Tại sao ông không nói thẳng ra cho lũ dân đen biết họ sai và những lều sử học nửa vời như tôi được thông tỏ “đường ra, lối vào” của cái vườn đào thật lắm bổng lộc và đam mê? Thứ ba, dù cá nhân ông Dương Trung Quốc không muốn thì với tư cách là Tổng Thư ký, ông có quyền yêu cầu Viện Sử học hoặc một, một nhóm GS, TS nào đó đứng ra để giúp dư luận. Đây là trách nhiệm thiêng liêng của ông với tư cách kép là đại biểu Quốc hội. Chẳng lẽ hàng vạn công dân yêu cầu, băn khoăn, dáo dác mà một vị đại biểu của dân lại không nghe, không biết? Thứ tư, Trần Viết Điền là giảng viên khoa Vật Lý, Đại học Sư phạm Huế mà nghiên cứu về Lý Công Uẩn rành rẽ như thế (chưa luận đúng, sai), chẳng lẽ các nhà Việt Nam Học – Sử học như ông Dương Trung Quốc và các vị khác không phân định được, không áy náy hoặc xấu hổ một chút nào ư? Thứ năm, nhân bài viết của Đoan Trang, xin hỏi ông Dương Trung Quốc một câu hỏi rất nhỏ rằng bộ phim mà ông bênh vực là tốt hay xấu cho tinh thần dân tộc; đúng hay sai cho cái lẽ phụng thờ tiên tổ; thỏa đáng hay không cho cái nghĩa uống nước nhớ nguồn và có phù hợp với Tư tưởng Hồ Chí Minh hay không trong nguyên tắc của tinh thần độc lập, tự do?

Giới sử học Việt Nam nếu cứ im lặng mãi hoài hoặc phát biểu nửa vời về sự thật lịch sử thì có còn khoa học lịch sử nữa hay không?

Huế, 10.10.10.

Nguồn: Blog Nguyenxuandien

6 Phản hồi cho “Nỗi buồn sử học”

  1. Khactra says:

    Tôi thấy anh Thịnh cũng có điểm đúng đấy chứ…

  2. lê lương dân says:

    Chúng ta đừng mất thời gian đẻ nõi đến tên dương tầu ô này nữa!
    Hắn chỉ là một tên lẻo mép tán tỉnh chị em, và đi kiếm tiền ở các doanh nghiệp là giỏi

  3. Khinh Binh says:

    Ở Việt Nam ngày nay nếu có “nhà sử học” thì người ấy chưa xuất hiện.

    Những người như ông Dương Trung Quốc chỉ là tay sai. Ông ấy, nghề kiếm sống là “đại biểu bù nhìn”đã cho thấy ông là tai sai, nhất định không thể là nhà sử học. Riêng cái tên (mà cha mẹ vô tình đặt cho hay ông chọn?) lại cho thấy một điều đáng buồn hơn, tay sai của Tàu. Lập luận này không tuy không vững, nhưng nó được củng cố bằng các hành động …phù Tàu của ông ta.

  4. Quoc Viet says:

    Thua bac Thinh,
    Lich su cua dat nuoc duoc toi tai toi con chau minh mai sau, chi khi nao lanh dao cua dat nuoc chap nhan tu do dan chu cho tat ca cac nha lam su viet ve che do minh tot hoac sau thi hau due mai sau moi tham khao duoc van de. Boi vi tac gia viet dieu co su thien vi cho che do nay, hoac lanh dao kia do do khi nhieu tac gia viet ve cung mot van de thi nguoi doc moi co nhieu tai lieu de nghien cuu sau nay. Nhu hien nay chung ta dang song trong the ky 21 nhung che do CSVN van bung bit va cho viet hoac xuat ban nhung gi chung muon thoi. That khon kho thay cho dan toc Viet minh.

  5. Nguyễn Mãi Quốc says:

    Nỗi lo của ông NH Viện không phải là không có lý trước những nhà sử học (????) hay trí thức loại tay sai như thế!!!!

    Xin nhớ cho “the Onus of proof” là phía bên các ông bà sử (TQ) học của VN đấy nhá!!!!! Hay là lại bảo: “Các ông có chứng minh được thế này thế kia…..đâu mà nói!!! Vớ vẩn!! Phản động!!!”

  6. @ Thân gởi Bác Hà Văn Thịnh

    Gữa Tòa án quốc tế tranh cãi về chủ quyền Việt-Trung hay nguồn Lịch sử …mà các đồng chí con cháu TÀO THÁO / MAO XẾNH SÁNG mà trích lời bác Dương Trung Quốc

    đặc biệt cái Chức danh “Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam” lại NGHIÊNG TÀU ngư tên đệm và tênbác TRUNG QUỐC …thì chắc chắn CŨNG ĐỦ bảo kê HÙNG HỒN cho mọi lý do chủa bên tố tụng Trung Quốc …

    Thú thật em TRIỆU LƯƠNG DÂN rất lo Bác Hà Văn Thịnh …từ ĐỖ NGỌC BÍCH giáo viên đại học HOA KỲ ..nay lại đến bác “Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam” …. TÒAN LÀ những cú độc chiêu hiểm …. nhiều khi bọn TÌNH BÁO HOA NAM có cài “người” vào trong các đội ngũ SỬ GIA của Hà Nội không ấy ????

Leave a Reply to Nguyễn Mãi Quốc