WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Anh hùng thành tội phạm – vì đâu nên nỗi?

Câu chuyện bà Trần Ngọc Sương nguyên giám đốc nông trường Sông Hậu – Cần thơ, được phong Anh hùng Lao động năm 1998, bị toà án huyện Cờ Đỏ tuyên án 8 năm tù giam, toà án thành phố Cần Thơ y án, bị can đang khiếu nại lên Toà án tối cao và Viện kiểm sát tối cao, – “vụ án bà Ba Sương”, đang làm xôn xao dư luận trong nước.
Các báo trong nước, cuộc họp quốc hội vừa qua, một số báo nước ngoài ở Singapour, Thái lan, Anh, Pháp… cũng thảo luận, bình luận, nhận định, đặt nhiều câu hỏi về vụ án kỳ lạ này.

Có những nhận định rất táo bạo: “anh hùng cộng sản xa cơ lỡ vận!”, “chế độ cộng sản mới đưa ma chế độ cộng sản cũ”, “vụ án oái oăm”, “vụ án của thời kỳ sứ quân”, “nhân thân bà Ba Sương so với nhân thân Huỳnh Ngọc Sỹ”, “nền tư pháp 2 tốc độ “, “bắn đại bác vào quá khứ!”…

Nông trường Sông Hậu được thành lập tháng 4-1979 trên cơ sở nông trường Quyết Thắng hình thành sau 1975. Giám đốc nông trường đầu tiên là ông Trần Ngọc Hoằng – ông Năm Hoằng, một cựu chiến binh chuyển ngành. Ông Năm Hoằng sớm trở thành một “nhân vật thần thoại” mới, với những cá tính rất nông dân, rất “yêng hùng”, cũng rất Nam bộ. Hàng trăm bài báo viết về ông. Tôi từng ghé thăm nông trường ông 2 lần, năm 1982 và 1987. Ông ăn nói bộc trực, hồn nhiên, hay chửi thề, chân luôn đi đất, kể cả khi lên Sài Gòn tiếp các nhà báo nước ngoài, trước khi đi ngủ mới đi guốc rửa chân, “để luôn tiếp xúc, nghe được tiếng nói của đồng ruộng mình “… Ông gặt lúa, lái xe tải, lái cả máy cày – ông gọi là “con trâu đỏ” của nông trường. Ông chăm đọc sách, ưa trò chuyện với giáo sư Võ Tòng Xuân ở Đại học Cần thơ, hiểu khá sâu về cây lúa, các giống lúa mới, nhìn khá xa, lo xây cho nông trường nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường tiểu học, nhà hộ sinh, bệnh xá …; riêng ông, ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, canh cua đồng với bông so đũa…, không ham rượu chè, thịt bò, hải sản.

Năm 1985 nông trường Sông Hậu cùng Giám đốc Năm Hoằng được phong Anh hùng Lao động. Năm 1998 nông trường SH lại được phong Anh hùng lần 2.

Ông Năm Hoằng bị bệnh nặng chết tháng 7-2000; trước đó ông bồi dưỡng cho cô con gái yêu của mình Trần Ngọc Sương làm người thay thế mình, sau khi cô tốt nghiệp trường Đại học nông nghiệp Cần thơ. Cô Ba Sương khi đã 50 tuổi, được cả nông trường tin cậy trên cương vị Giám đốc, để cô cũng được phong Anh hùng Lao động sau đó. Năm 2002 bà Giám đốc Nông trường Sông Hậu Trần Ngọc Sương còn được vinh dự nhận danh hiệu “Người Phụ nữ Ấn tượng của Châu Á – Thái Bình Dương”, với tiền thưởng 10 ngàn đô-la Mỹ, bà hiến tặng hết cho trẻ em và phụ nữ nghèo của thành phố Cần Thơ.

Toà án huyện Cờ Đỏ và thành phố Cần thơ đã kết án bà Ba Sương về tội “lập quỹ trái phép” làm thiệt hại công quỹ 5 tỷ 2 đồng, và tội tham ô tài sản 1 tỷ 1 đồng.
Phần lớn báo chí trong nước đều lên tiếng cho rằng vụ xét xử có nhiều điều không rõ ràng, không công bằng, không đúng luật. Vì phần lớn vụ việc xảy ra là trong thời kỳ xa xưa, khi chưa có luật hình sự mới, cũng chưa có luật phòng chống tham nhũng. Thời kỳ đó, đâu chả có quỹ đen, quỹ riêng, chi tiêu theo lệnh cá nhân các vị lãnh đạo; hơn nữa nếu so với sự đóng góp làm lợi cho tập thể nông trường thì những mất mát kể trên là rất nhỏ, là không đáng kể. Nếu so sánh về nhân thân thì nhân thân ông Huỳnh Ngọc Sỹ không thấm vào đâu với nhân thân, cống hiến của bố con ông Năm Hoằng và bà Ba Sương.

Ngay sau khi bản án được tuyên bố đã có 110 bà con nông dân trong nông trường SH ký tên tình nguyện đi ở tù thay cho bà Ba Sương. Bà Ba Sương trả lời báo Dân Trí rằng ” bà đang đau tim nặng”, bà “từng nghĩ đến chuyện tự tử khi nghe tòa tuyên án, nhưng cố sống để minh oan”, bà “không bao giờ ngờ mình ra nông nỗi này, ốm đau, cực khổ, không chồng, không con, không nhà cửa, còn bị tù tội … vì đã hiến cả đời mình cho nông trường”.

Trước phản ứng khá mạnh của công luận, nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng công khai phàn nàn về sự “không thỏa đáng”, “không công bằng”, có “điều gì phi lý” trong việc xử án. Bà Nguyễn Thị Bình nguyên phó chủ tịch nước, bà Hà Thị Khiết trưởng ban Dân vận trung ương đảng, bộ trưởng tư pháp Hà Hùng Cường, Viện trưởng Kiểm sát tối cao Trần Quốc Vượng, Chánh án toà án nhân dân tối cao Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng … đều lên tiếng tỏ ra băn khoăn, không đồng tình với việc kết án tù, hoặc tỏ thái độ cần xem xét kỹ lại vụ án này.

Dư luận trong nước phần lớn cho rằng đằng sau vụ xử án này là thành uỷ Cần thơ và tỉnh uỷ Hậu Giang đang có một đại âm mưu là xoá bỏ Nông trường Cờ Đỏ và Nông trường Sông Hậu để lập ra một Khu Công nghiệp Mới rộng 4 ngàn héc-ta, một khu kinh tế mũi nhọn ở đồng bằng sông Cửu Long, được các nhà tỷ phú Nam Hàn và Mỹ tài trợ. Bản vẽ cả Khu công nghiệp đã hình thành, có những vùng trồng trọt, chăn nuôi hiện đại, có phi trường rộng, đường cao tốc, sân golf…

Xét cho cùng đây là cơ chế mới xét xử cơ chế cũ, những nhà tư bản cộng sản đỏ đang có quyền thế, đang phất lên cùng hợp sức với thế lực tỷ phú quốc tế, quyết xoá bỏ các nhà kinh doanh cộng sản cò con xưa cũ, vì những lợi nhuận khổng lồ béo bở trước mắt. Một cuộc vật lộn tiêu biểu trong cục diện mới.

Để xem các nhân vật của chính quyền trung ương sẽ có thái độ ra sao trong cuộc vật lộn điển hình này. Luật pháp, đạo nghĩa hay là lợi nhuận sẽ thắng ?
Để xem những người Cộng sản trong vụ án này đối xử với nhau ra sao ? Bản chất của cả chế độ chính trị độc quyền chân lý, độc quyền phán xử và bản chất của từng con người – ai là tội phạm, ai là nạn nhân, tùy theo quan điểm trái ngược nhau, -  cũng sẽ hiện ra rõ nét trong cuộc kết thúc còn dây dưa chán của vụ án kỳ quặc và éo le này.

Paris,  7-12-2009.

Bài do tác giả gửi đăng

Phản hồi