WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ðảng Dân Chủ sẽ thất thế vì kinh tế

Ðảng Dân Chủ lo sẽ trở thành thiểu số ở Hạ Viện, vì kinh tế Mỹ không lên. Trong tháng 9 cả nước chỉ tạo được 95,000 việc làm mới; trong khi mỗi tháng cần có thêm 100,000 công việc cho lớp trẻ mới bước vào thị trường nhân dụng lần đầu.

Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 9.5% suốt 14 tháng chưa giảm bớt, dài nhất kể từ sau cuộc Ðại Khủng hoảng 1930. Không ai trách được dân chúng Mỹ bi quan trước tương lai.

Chỉ có một đốm sáng ở cuối đường hầm, là các công ty lớn ở Mỹ đều công bố gia tăng lợi nhuận, và thị trường chứng khoán đã lên. Nhưng đại đa số cử tri không thấy ảnh hưởng của giá trị các cổ phần bằng tin tức về công ăn việc làm vẫn thiếu.

Có hai kinh nghiệm trong chính trị nước Mỹ đã được coi gần như thành quy luật: Thứ nhất là đảng của vị tổng thống thường mất bớt ghế ở Quốc Hội trong các cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ. Có lẽ dân Mỹ muốn cân bằng quyền lực giữa Hành pháp và Lập pháp. Thứ hai, khi kinh tế trì trệ thì hầu hết các đại biểu Quốc Hội đương nhiệm đều khó được dân bầu lại, đặc biệt là những người thuộc đảng nắm quyền. Căn cứ vào hai kinh nghiệm này thì trong gần hai tuần nữa các ứng cử viên Dân Chủ sẽ tơi tả!

Trong ba tháng vừa qua, các ứng cử viên Cộng Hòa đã vượt qua đối thủ trong việc gây quỹ ở những đơn vị tranh cử gay go nhất, gồm 40 đơn vị Hạ Viện và 10 nơi bầu lại nghị sĩ Thượng Viện. Những người góp tiền đã gom cho đảng Cộng Hòa 60 triệu đô la, còn đảng Dân Chủ chỉ nhận được 45 triệu ở các đơn vị trên. Thường thiên hạ hay hùn tiền cho những người có vẻ thắng lợi; các con số trên cho thấy người Mỹ đã đánh cá Cộng Hòa sẽ thắng, có thể sẽ chiếm lại đa số ở Hạ Viện!

Cử tri bỏ đảng Dân Chủ chính vì kinh tế còn yếu quá. Những đại biểu đương nhiệm mất ghế thế nào cũng than họ là nạn nhân của sự hiểu lầm. Vì theo đúng định nghĩa thì nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu thoát ra khỏi cơn suy thoái rồi. Suy thoái (recession) tức là số lượng sản xuất cả nước (GDP) giảm, lần này đã giảm từ cuối năm 2007. Nhưng từ giữa năm 2009 GDP nước Mỹ bắt đầu tăng dần dần. Dựa vào các số thống kê về sản lượng thì trên nguyên tắc kinh tế đã hồi phục (recovery).

Nhưng người dân bình thường không coi thống kê. Họ chỉ nhìn vào túi tiền của chính họ. Khi những người thất nghiệp chưa tìm được việc làm, người còn việc làm thì vẫn đang lo trả nợ chứ không tính chuyện tiêu pha, thì ai cũng thấy kinh tế vẫn còn trì trệ. Cuộc suy thoái bắt nguồn từ những chính sách thời Tổng Thống Gorges W. Bush nắm quyền, nhưng khi kinh tế còn trì trệ thì bây giờ người ta chỉ biết Tổng Thống Obama phải chịu trách nhiệm, vì ông đã nắm quyền được gần 2 năm nay.

Tại sao trong 2 năm ông chưa giúp cho kinh tế Mỹ hồi phục lên bằng trước năm 2007?

Lý do chính là cơn suy thoái 2007-2009 lần này có hai điểm bất thường. Thứ nhất, nó kéo dài hơn thường lệ. Những lần kinh tế suy thoái mà bắt nguồn từ hệ thống tài chánh ngân hàng, rồi lan sang lãnh vực sản xuất, thì đều phục hồi rất chậm chạp.

Thứ hai là khi kinh tế đã bắt đầu lên thì nó lại tiến lên rất từ từ.

Một nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao là các xí nghiệp ở Mỹ tăng lợi nhuận mà không tuyển dụng thêm người hoặc đầu tư thêm vào máy móc, cơ xưởng. Bình thường, sau khi kinh tế bắt đầu hồi phục, các vị quản đốc đều đợi khoảng một thời gian, khi nào thấy chắc bụng mới bắt đầu tuyển mộ nhân viên mới. Kỳ suy thoái này, người ta còn đợi lâu hơn, trên 2 năm. Có người tiên đoán phải mất 5 năm mới trở lại với tỷ lệ thất nghiệp thấp 6% hồi 2006.

Tuy nhiên, lợi nhuận các công ty đã tăng lên. Các đại công ty kiếm lời hơn các xí nghiệp nhỏ, khiến thị trường chứng khoán lên. Ngân hàng Citicorp cho biết trong quý thứ ba họ đã kiếm lời hơn 2 tỷ đô la, so với số lỗ lã hơn 3 tỷ cùng thời gian năm ngoái thì đúng là ngân hàng này đã hồi phục.

Trong quý thứ nhì năm nay, từ tháng 4 đến tháng 6, tiền lời của các xí nghiệp Mỹ lên tới hơn 1 ngàn 200 tỷ Mỹ kim, tức là tăng thêm gần 4% so với ba tháng đầu năm; và tăng 27% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Con số 27% là một tỷ lệ gia tăng cao hiếm có trong lịch sử! Ðặc biệt, các công ty lớn tăng nhiều hơn và tăng nhanh hơn các công ty nhỏ, nhờ thế mà thị trường chứng khoán lên cao. Lợi nhuận của 500 công ty lớn thuộc tỷ số S&P đã tăng thêm 38% so với năm ngoái, vượt xa tỷ lệ 27% chung cho tất cả các xí nghiệp. Số tiền lời của họ trong ba tháng thứ nhì lên tới 189 tỷ Mỹ kim, và có triển vọng sẽ còn tăng thêm trong quý thứ ba.

Các đại công ty có lời nhưng đối với người dân bình thường thì họ vẫn thấy kinh tế còn bết bát. Ðây là điều nghe như nghịch lý, nhưng lại dễ hiểu. Vì các công ty có lời mà chưa gia tăng sản xuất, không tuyển dụng thêm nhân viên; có khi họ còn làm ngược lại, giảm bớt hoạt động và sa thải công nhân.

Tại công ty Ford chẳng hạn, trong quý thứ nhì năm nay số lời lên tới 2.6 tỷ Mỹ kim; so với số lỗ lã 8.7 tỷ trong cùng thời gian năm 2008. Công ty Ford đã kiếm lời trong suốt 5 quý liên tiếp vừa qua; và tiên đoán trong năm 2010 này số lợi nhuận của họ sẽ đạt một kỷ lục mới. Nhưng, điều người ngoài không biết là trong khi lợi nhuận tăng thì chính công ty lại bán ít xe hơn! Khi so sánh số tiền thu được nhờ bán xe thì trong quý thứ nhì năm nay tiền thu nhập của Ford vẫn còn thấp hơn 15% so với cùng thời gian năm 2008, hai năm trước đây. Tại sao tiền thu nhờ bán xe thì xuống, nhưng tiền lời lại tăng. Ðằng sau các con số đi ngược chiều đó là kết quả do những nỗ lực cắt giảm chi tiêu của công ty. Trong đó, có việc đóng cửa bớt những nhà máy không có lời, tất nhiên cũng phải tiết giảm nhân sự. Nếu các công ty đều theo cùng một sách như vậy thì chúng ta hiểu tại sao vẫn còn nhiều người thất nghiệp.

Công ty Parker Hannifin, sản xuất các bộ phận máy móc ở Clevelend, Ohio là một trường hợp tiêu biểu. Trong quý thứ nhì năm nay, lợi nhuận của họ đã tăng, lên tới 222 triệu Mỹ kim. Tiền lời của công ty tăng gấp 4 lần so với năm ngoái, nhưng tổng số hàng bán tăng rất yếu, chỉ được 25%. Trong tình trạng số bán lên chậm như vậy, công ty vẫn chưa gọi các công nhân cũ đi làm trở lại. Họ chỉ yêu cầu các công nhân làm thêm giờ phụ trội và làm thêm cuối tuần. Với chính sách đó, họ không lo phải trả tiền về phúc lợi cho công nhân mới tuyển, mà cũng không lo sẽ phải sa thải người nếu tình hình lại đi xuống lần nữa.

Nhiều đại công ty khác cũng cắt giảm chi phí nên lợi nhuận tăng lên mặc dù số bán tăng rất nhẹ. Ngay trong năm 2008, Texas Instruments Inc đã quyết định cắt cả một bộ phận làm “chíp” gắn trong các điện thoại di động. Lúc đó bộ phận này đem lại 20% số thu nhập của công ty, nhưng mức lời rất thấp. Nhân lúc kinh tế suy thoái, công ty đã quyết định thay đổi cả chiến lược sản xuất, nhắm vào những thị trường có mức lời cao. Họ đã giảm bớt bộ phận nghiên cứu về chíp, giảm chi phí nghiên cứu. Ðối với công ty thì kết quả rất ngoạn mục: Tiền thu nhập trong quý thứ nhì năm 2010 đã tăng 4% so với cùng thời gian năm 2008, nhưng tiền lời thì tăng thêm 31%.

Một công ty quen thuộc là Starbucks, trong lúc kinh tế suy thoái đã đóng cửa 648 cửa hàng trên khắp nước Mỹ, đưa mấy ngàn người vào đạo quân thất nghiệp. Công ty này mới công bố số tiền lời trong quý thứ nhì năm 2010 lên tới mức cao nhất trong lịch sử! Họ tính tài khóa 2011 sẽ còn tiếp tục kiếm thêm lời kỷ lục nữa!

Một tên quen thuộc nữa là Coca Cola. Họ báo tin trong quý thứ nhì số thu nhập vẫn còn thấp, 4% ít hơn so với cùng thời gian năm 2008. Nhưng tiền lời do hoạt động sinh ra (operating profit) đã tăng thêm 85% so với 2 năm trước, và tiền lời ròng còn tăng nhiều hơn nữa. Trong cơn suy thoái kinh tế, công ty Coca Cola đã thay đổi phương pháp đặt hàng mua chai lọ, tái tổ chức cả hệ thống máy điện toán, riêng công việc này mỗi năm tiết kiệm được 500 triệu Mỹ kim trong mấy năm liền! Tiền bán hàng của Coca Cola đã tăng rất nhẹ, chỉ có 2% ở Mỹ; nhưng số bán trên thế giới thì tăng nhanh hơn, 5% ngay trong cơn suy thoái này.

Nói chung, những người cảm thấy kinh tế đang lên là quản đốc các xí nghiệp lớn. Nhưng một lý do khiến họ đạt được thành tích đó là vì đa số biết cắt chi phí. Mà khi họ cắt chi phí thì trong đó có việc bớt công việc và giảm bớt số công nhân. Nhiều người sẽ mất việc làm, đó là một sự thật đáng buồn nhưng không tránh được. Vì các vị quản đốc chỉ tuyển thêm nhân viên nếu thấy số bán tăng lên và có thể tiếp tục tăng lên nữa. Nhưng tại nhiều công ty, số tiền lời tăng nhanh mặc dù số hàng bán không tăng hoặc tăng rất ít.

Ðó là hiện trạng kinh tế mà chính phủ Obama đang phải đối phó: Kinh tế đang lên thật nhưng lên rất chậm. Mà thị trường nhân dụng thì lên chậm hơn thị trường sản xuất. Vì các xí nghiệp còn đợi bao giờ thấy tương lai có vẻ chắc ăn mới tuyển thêm người! Nếu trong hai tuần nữa đảng Dân Chủ mất quyền kiểm soát ở Hạ Viện, thì họ có thể đổ tại các nhà quản lý xí nghiệp! Họ điều hành xí nghiệp để gia tăng lợi nhuận, tránh rủi ro. Mà đó là kim chỉ nam giúp cho nền kinh tế thị trường phát triển!

Tại sao các nhà chính trị, ở Tòa Bạch Ốc và trong Quốc Hội trong 2 năm qua chưa giúp cho giới kinh doanh nức lòng đầu tư thêm và tuyển mộ thêm người? Với hơn 800 tỷ kích thích kinh tế và 700 tỷ cứu cấp các ngân hàng, người dân trông đợi kết quả sớm hơn nữa. Nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ lãnh vực tài chánh thì con đường phục hồi bao giờ cũng chậm chạp. Cả hệ thống tài chánh, ngân hàng trở nên dè dặt, thận trọng hơn, tự nhiên đồng tiền luân chuyển trong nền kinh tế chạy với tốc độ thấp hơn. Nói cách khác, tiền gần như cứ nằm ỳ một chỗ! Kể từ khi ngân hàng Lehman bị phá sản đến nay, các ngân hàng đều giảm bớt không cho tiền đi ra nhanh chóng như trước nữa. Vào giữa năm 2010, tổng số tiền mặt nằm chờ được trong hệ thống ngân hàng đã lên tới 1,800 tỷ Mỹ kim, tăng thêm 400 tỷ so với hai năm trước, chưa bao giờ tăng nhanh như vậy! Ðây là số tiền mặt bất động cao nhất kể từ nửa thế kỷ nay, theo phân tích của ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang tức Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Hiện các ngân hàng thương mại có dư 1,000 tỷ Mỹ kim gửi trong Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang, một số thặng dư kỷ lục. Nếu số tiền đó được tháo ra cho chạy đều như xưa vào trong hệ thống sản xuất, thì số đầu tư của các xí nghiệp ở Mỹ đã tăng gấp đôi, theo sự tính toán của ông Greenspan.

Tại sao các người giữ tiền của nước Mỹ, các ngân hàng, lại dè dặt quá như vậy?

Vì họ lo bất trắc nhiều hơn trước. Sau một cuộc khủng hoảng khiến các ngân hàng lớn nhất cũng liểng xiểng, ai cùng sợ. Cuộc khủng hoảng cũng bắt buộc chính quyền các nước trên thế giới phải cải tổ hệ thống tài chánh. Cải tổ như thế nào? Hiện nay vẫn còn chưa rõ rệt. Trong khi chờ đợi để hiểu rõ những “luật chơi mới” thì các ngân hàng và quỹ đầu tư đều dè dặt. Ðó lại là một lý do khiến những người giữ tiền trong tay không chịu thả cho tiền chạy ra!

Cho nên chúng ta có thể đoán kinh tế Mỹ phải mất nhiều năm nữa mới lên thật sự được. Hai đảng chính trị đang nhắm vào cuộc bầu cử năm 2012, khi đó Tổng Thống Barack Obama sẽ phải tái ứng cử. Liệu trong 2 năm nữa kinh tế đã tăng lên rõ rệt hay chưa?

Nguồn: Nguoi-viet.com

Phản hồi