WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trí thông minh người Việt so với thế giới

Lý thuyết giỏi nhưng làm… không giỏi

Tôi xin kể lại một câu chuyện như một kỷ niệm nhỏ của mình. Cách đây hơn 40 năm, tôi được cử đi làm thực tập sinh khoa học (sau đại học) ở Tiệp khắc. Do “ăn theo” ông thầy, tôi được “ghé tên” vào mấy bản báo cáo ở Hội nghị quốc tế chuyên ngành đôi ba lần và được đi dự cùng ông. ĐSQ biết chuyện này, và trong một Hội nghị các sinh viên tiên tiến, tôi được ông Bí thư thứ nhất (đã mất từ lâu) báo tin tôi được báo cáo điển hình tại “Hội nghị những lưu học sinh tiến tiến” tại Tiệp.

Giỏi lý thuyết nhưng không giỏi thực hành

Song bản báo cáo phải viết trước để ông thông qua (hồi đó cẩn thận lắm, không được phát biểu tự do). Trong báo cáo tôi có kể lại chuyện của mình và rút kinh nghiệm, đại khái là chúng ta có thể học giỏi nhưng sau khi ra trường làm không giỏi như họ. Cùng một công việc, họ thường có suy nghĩ và cách giải quyết “sáng” hơn mình, độc đáo hơn mình. Có thể mình “bí” nhưng họ vẫn tìm được lối ra.

Lúc tôi sắp lên đường đến hội nghị (cách khoảng 500 km) thì nhận được hồi âm “Quan điểm sai, đầy tinh thần tự ti dân tộc. Cậu không phải đi họp nữa”. Tôi bị ám ảnh khá lâu vì “quan điểm sai lầm” của minh…

Sau khi hết hạn thực tập, tôi về nước (năm 1971), lúc qua Matxcơva may mắn được ở cùng phòng với nhà thơ Lưu Trọng Lư, trên chuyến tàu hoả từ Liên Xô về Việt Nam. Những ngày trên đường, 2 bác cháu nói chuyện với nhau khá nhiều. Khi tôi mang chuyện này ra hỏi, ông hoàn toàn đồng ý. Ông bảo đó cũng là điều ông rút ra từ bản thân mình và các bạn bè thời Pháp.

Chẳng có gì lạ vì cái học của mình, ngày xưa thì tầm chương trích cú, sau này thì học “gạo”, lấy chăm chỉ, cần cù làm chính nên học “giỏi” là đương nhiên. Sự học là như vậy. Khi ra làm việc, phải chủ động, sáng tạo, phải quyết đoán, cái “yếu” của mình mới thể hiện. Ý kiến đó sau này tôi cũng được giáo sư Nguyễn Thạc Cát (đã mất năm 2002) chia sẻ.

Tôi có thể nêu một thí dụ nữa. Anh N.M.N bạn tôi làm ở ngành Địa chất. Một buổi ngồi chuyện trò với nhau, anh tâm sự: Hồi học ở Liên Xô những năm 60, mình học cùng nhóm với thằng S.V – người Nga – và thường xuyên phải giúp nó học và làm bài tập. Tốt nghiệp mình bằng đỏ, nó bằng thường.

Hơn 10 năm sau, nó sang Việt Nam làm chuyên gia, mình được phân công làm việc cùng với nó. Lúc đầu, cũng bực: “Chuyên gia gì mày. Mày còn nhớ những lúc tao làm bài hộ mày chứ !”. Nhưng dần dần, mình ngày càng “sợ” nó. Nó nhận định và giải quyết những chuyện chuyên môn ở mức mình không phải người tranh cãi với nó nữa mà chỉ đóng vai trò… phiên dịch cho nó mà thôi. Chuyện! Nó ra công tác với đầy đủ điều kiện làm việc, lại bám được một “sư phụ” cực giỏi, kinh nghiệm đầy mình để học hỏi, trong khi ở cái đội thăm dò của mình, mình là… trùm.

Biết bao nhiêu lý do để có hiện tượng “học giỏi nhưng làm không giỏi của “ta” và “tây”. Từ cách dạy, cách học ở trường phổ thông, không gợi mở, không khuyến khích sáng tạo đến thiếu điều kiện làm việc khi ra trường để phát triển… Việc học giỏi nhưng làm không giỏi lắm khiến người Việt mình dường như đến một lúc nào đó không “bật” được nữa, có muôn ngàn lý do…

“Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”

Một dân tộc không thông minh không thể tồn tại và phát triển trải qua 4000 năm với biết bao nhiêu sức ép mãnh liệt từ bên ngoài. Một dân tộc đã thắng được ba cường quốc mạnh hơn mình và trình độ phát triển cao hơn mình là một sự thông minh tuyệt vời. Song nội dung của bài này chỉ giới hạn sự thông minh trong những sáng tạo khoa học công nghệ như chúng ta thường quan niệm.

Có ý kiến cho rằng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam ít công trình được công bố chỉ vì không gửi đăng. Vì quá “biết mình biết người”? Vì những sự e ngại, rơi rớt từ thời đóng cửa? Vì ngoại ngữ yếu? Vì các thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu nên số đo không được chấp nhận? Vì thành kiến của người nước ngoài đối với khoa học công nghệ VN? Vì chính sách của nhà nước, của ngành chưa thích hợp? Kinh phí nghèo nàn, đời sống quá khó khăn? Rất có thể có nhiều lý do làm “trí tuệ VN” chưa phát huy được, nhưng cũng có nhiều lý do mà các nhà khoa học VN không thể biện minh.
 
Nói thông minh nhiều hay ít cứ phải có dẫn chứng cụ thể. “Sản phẩm của sự thông minh” đối với những người lao động trí óc là những công trình nghiên cứu và hiệu quả của chúng mang lại. Điều quan trọng nữa là cần có sự so sánh để hiểu chúng ta có bao nhiêu “sản phẩm” loại này và những nước xung quanh có bao nhiêu.

Sản phẩm đầu tiên là số công trình nghiên cứu và triển khai – nói lên bức tranh về sự thông minh của nhân loại – lên tới hàng triệu bài báo mỗi năm, được công bố trên khoảng 9.000 tạp chí chuyên môn có uy tín quốc tế. Tôi xin nhắc lại các số liệu mà tôi ghi lại cách đây nhiều năm (Trần Minh Tiến, trên tờ Tia Sáng 2-2004).

Không dám dẫn ra bất cứ một nước trung bình nào, tác giả chỉ so sánh 3 nước vào thời điểm năm 1973 có điểm xuất phát gần như nhau là Thái Lan, Singapore và Việt Nam, thì đến năm 2000, số công trình được đăng trên các tạp chí khoa học của ta chỉ bằng của Thái Lan và Singapore năm 1980. Còn hiện nay, Thái nhiều hơn ta đến 5 lần, Singapore nhiều hơn ta 12,5 lần.

Một số liệu khác còn “gây sốc” hơn: Trong 30 năm qua, số lượng các bài báo về y- sinh học của VN được công bố trên các tạp chí quốc tế trên dưới 300 bài, thì của Malaysia – 2.100 bài (gấp 7 lần), Thái Lan- 5.210 bài (gấp 14 lần), Singapore khoảng 7.000 bài (gấp 23 lần).

Nếu kết hợp cả số công trình đã được đăng với số người làm công tác khoa học- công nghệ (ta đông hơn Thái 5 lần) thì “sản phẩm trí tuệ” tính theo đầu người của ta bằng 1/25 của Thái (nói nôm na, một nhà khoa học của Thái tạo ra “sản phẩm trí tuệ bằng 25 nhà khoa học Việt). Một con số thật nghiệt ngã!!!. Số liệu này là của trước đây 5 năm. Hiện nay, khoảng cách về các số liệu trên ngắn lại, giữ nguyên hay dài hơn, tôi chưa có thời gian tìm hiểu, song dù sao thì sự chênh lệch cũng vẫn quá lớn.

Có ý kiến cho rằng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam ít công trình được công bố chỉ vì không gửi đăng. Vì quá “biết mình biết người”? Vì những sự e ngại, rơi rớt từ thời đóng cửa? Vì ngoại ngữ yếu? Vì các thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu nên số đo không được chấp nhận? Vì thành kiến của người nước ngoài đối với khoa học công nghệ VN? Vì chính sách của nhà nước, của ngành chưa thích hợp? Kinh phí nghèo nàn, đời sống quá khó khăn? Rất có thể có nhiều lý do làm “trí tuệ VN” chưa phát huy được, nhưng cũng có nhiều lý do mà các nhà khoa học VN không thể biện minh.

Tiêu chuẩn thứ 2 mang tính thực dụng hơn, là các bằng sáng chế phát minh đăng ký trên trường quốc tế. Đây là những con số tổng kết của năm 2009 của Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO, mà VN là thành viên, thậm chí còn được khen ngợi là “thành viên hoạt động hiệu quả”, và cũng xin được chỉ trích những nước trong khu vực.

Kết quả có thể khiến một người tự trọng “đỏ bừng mặt”: Năm 2009, Singapore đăng ký 493 bằng phát minh, trong tổng số bằng của họ trong kho tàng phát minh của nhân loại (cũng tính đến hết năm 2009) là 4.959 bằng, của Malaysia tương ứng là 181 và 1.298, của Thái Lan là 39 và 519, của Philippin là 25 và 379, của Indonesia là 18 và 253, của Việt Nam là…2 và 14. Đọc những con số ấy, người Việt nào chẳng thấy rưng rưng, “cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”.

Tại sao sản phẩm trí tuệ của Việt Nam ít như vậy? Một đội ngũ hùng hậu với gần 2 triệu người làm KHCN, hàng vạn thạc sĩ, hàng vạn tiến sĩ, gần 2.000 GS, gần 6.000 Phó GS và hàng triệu cử nhân, kỹ sư, trung cấp kỹ thuật mà trong một năm chỉ đăng ký được có 2 phát minh được quốc tế chấp nhận thôi sao?

Bản báo về phát minh sáng chế của Canada có ghi chú: Số phát minh sáng chế hàng năm tuy phản ảnh một chỉ số sáng tạo nhưng đôi khi có thể không chính xác (đọc đến đây, tôi hy vọng có “lý do chính đáng” để yên tâm). Họ cho biết đó là những phát minh lớn, giá trị kinh tế cao song người ta không đăng ký, sợ bị lộ một bí quyết sản xuất lớn, làm nên sản phẩm đặc trưng chỉ mình mới có, các nước khác phải phụ thuộc vào mình.

Rất có thể như vậy, nhưng tôi chưa nghĩ ra là “bí quyết” gì khiến ta không đăng ký ?

Cũng có thể mình có những phát minh gì còn “giữ lại để dùng” mà chưa công bố với thế giới chăng?

Những quan điểm trên đây có thể nông cạn, chủ quan, “tự ti dân tộc” và đồng thời nguồn thông tin tiếp cận chắc chắn còn hạn chế. Rất mong được sự phản biện, trao đổi lại của bạn đọc, để từ việc tìm ra nguyên nhân của những yếu kém, chúng ta có những giải pháp khẳng định có tính thuyết phục về trí thông minh của người Việt?

Nguyễn Quốc Tín, tuanvn

17 Phản hồi cho “Trí thông minh người Việt so với thế giới”

  1. nvtncs says:

    Nếu người Việt thông minh thì không bao giờ nước Việt Nam ở trong tình trạng ngày nay.

    Trên thế giới chỉ có bốn nước cộng sản. Việt Nam là một trong bốn nước đó, trong khi các nước khác đã công nhận CS là tội đồ của nhân loại.

    Xin quí ông ở trong nước bớt tự hào là giỏi, là khôn, bớt vinh danh hão huyền nhau.

    Trong khi nước còn nghèo rớt mùng tơi thì các ông tiêu một mớ tiền của dân ăn mừng 1000 năm Thăng Long để làm gì?

    Để mượn uy linh của tổ tiên mà đánh bóng cái chế độ nhiêu khê,ô uế của các ông.

  2. An Nguyen says:

    Chán cho các bác quá , kém thì nhận đi cho rồi , cứ đổ tại CS hay CNXH . Hạt giống kém thì gieo ở đâu cũng còi cọc thôi. Nhìn lại lịch sử VN đi, mấy nghìn năm ta làm được cái gì ? Ngay cả chữ viết cũng phải do dân tộc khác dạy cho …

    • Dân VN thông minh chứ nị ! Này nhé , dân tộc VN phát minh ra nước mắm , không phải người Việt tự hào về nước mắm đó sao . Còn nữa , dân tộc VN sản sinh ra cụ Hồ , phải nói thế gian từ ngìn xưa tới nay không ai một ai độc đáo như cụ Hồ , nghe cụ hồ tự nâng bi mình nhé : 15 tuổi Bác đã tài giỏi hơn các bậc Cha Chú vì Bác thấy những sai lầm trong phương pháp tranh đấu cũa các cụ ….17 tuổi Bác đi tìm cứu nước …Nào là Bác không thích nói về mình , Bác không có thời gian nói về tiểu sữ cũa Bác vì Bác bận lo nghĩ việc nước nhưng Bác ngồi viết sách nâng bi Bác . Nghe Bác dạy con dân VN nè : ” Tư tưởng Mao là vầng Thái Dương soi sáng , chỉ đường cho dân tộc VN ” , ” Tư Tưởng Mác Lê Nin là kim chỉ nam cho dân tộc VN ” , ” Bác có thể ( có thể thôi nhé !!! ) sai lầm , nhưng hai cụ Stalin , Mao không bao giờ sai lầm . Đấy , dân tộc VN sản sinh ra một con người vô liêm sĩ , trơ trẻn , ngu ngốc trong lịch sữ nhân loại chưa từng có . Và , dân tộc VN thông minh mới đi theo , tôn thờ một tên ” độc đáo ” như vậy .

  3. long says:

    ngươì việt mình thật sự có thông minh ?
    haỹ nhìn laị chính mình cho đúng bạn nhé

    • Dĩ nhiên là thông minh rồi , không nghe Ngài chủ tịch nước VN nổ , đâu có vị lãnh đạo nào trên thế giới từ trước tới nay nổ được như Ngài chủ tịch nhà ta chứ !!! . ” Cu Ba ngủ , VN thức , VN ngủ , Cu Ba thức ………..” . Đấy , thông minh mới sản sinh ra một tên nổ ” điếc không sợ bom nguyên tử ” như vậy chứ !!! . Không còn từ nào để nói hết cái xấu cái nhục cho dân tộc cũa tôi !!! Sao vẫn sống trong u mê , mộng du mãi ???.

  4. Lữ Út says:

    Người VN thông minh có thừa! vào đây để xem đỉnh cao trí tuệ XHCN trong ngành vật lý đạo văn bị báo chuyên ngành châu âu bắt qủa tang, bài viết bị lấy xuống. Có biết nhục hay không.

    http://iopscience.iop.org/0295-5075/90/6/60000

Leave a Reply to long