WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Họp bất thường để giải quyết hậu quả lũ bùn đỏ

“Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng có lỗi chính khi để xảy ra sự cố vỡ đập chứa bùn. Nhưng UBND tỉnh Cao Bằng và các ngành chức năng cũng cần xem xét lại việc quản lý…”, chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Nguyễn Hoàng Anh, nhấn mạnh trong cuộc họp bất thường ngày hôm nay 8.11.

Người dân vất vả thu dọn bùn thải tràn vào nhà cửa, vườn tược, làm đảo lộn cuộc sống của họ. Ảnh: Lãng Quân

Sáng 8.11, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức cuộc họp bất thường để tìm giải pháp giải quyết triệt để hậu quả do cơn lũ bùn đỏ gây ra ngày 5.11. Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Hoàng Anh, chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng khẳng định, cơn lũ bùn xảy ra là do đập chứa bùn của xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng ( thuộc công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng, tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam TKV), bị vỡ gây ra.

“Vì vậy, phía công ty ngoài việc phải chịu mức phạt theo pháp luật quy định, còn phải có trách nhiệm với những người dân chịu thiệt hại” ông Hoàng Anh nhấn mạnh.

Nếu không khắc phục, phải đóng cửa mỏ

Quan trọng hơn, theo ông Anh, xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng phải có giải pháp đưa toàn bộ số bùn thải công nghiệp ra khỏi nhà dân cũng như đồng ruộng và dòng suối. Đồng thời xí nghiệp phải dừng ngay việc dùng nước để rửa bùn ra sông Bằng, tránh tình trạng ô nhiễm dòng sông.

“Trong thời gian sớm nhất, xí nghiệp phải đưa ra được phương án cụ thể và có hạn định về thời gian xử lý bùn. Đối với 6 ha đất nông nghiệp bị bùn công nghiệp xâm hại, nếu không khắc phục được ngay, xí nghiệp phải đền bù về sản lượng hàng năm cho bà con”, ông Anh nói.

Ông Hoàng Anh cho rằng: “Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng có lỗi chính khi để xảy ra sự cố vỡ đập chứa bùn. Nhưng UBND tỉnh Cao Bằng và các ngành chức năng như sở Tài nguyên và Môi trường, sở Công thương và Công an Môi trường cũng cần xem xét lại việc quản lý cấp mỏ và việc kiểm tra giám sát trong quá trình các doanh nghiệp khai thác mỏ”.

Thực tế cho thấy từ năm 2005 đến nay, xí nghiệp này đã 4 lần bị xử phạt vì tội xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn chưa có biện pháp nào đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này là điều mà các cơ quan chức năng phải suy nghĩ.

“Nếu xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng còn vi phạm và không triệt để khắc phục hiệu quả thì chính quyền tỉnh sẽ kiên quyết đóng cửa mỏ”, ông Nguyễn Hoàng Anh cương quyết.

Bốn lần xả trộm chất thải

Tại cuộc họp này, một số ý kiến cho rằng, với những nhà dân và đồng ruộng không thể khắc phục được thì “nên tính đến phương án đền bù diện tích đất khác để bà con có nơi sinh hoạt và sản xuất”.

Nhưng có ý kiến cho rằng phương án này không khả thi, bởi dù đền bù đất đai và nhà cửa cho dân thì xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng cũng phải đưa toàn bộ số bùn công nghiệp ra khỏi khu vực ô nhiễm và phải có phương án chôn lấp cẩn thận.

“Nếu không giải quyết được việc này thì chỉ sau một trận mưa to, hàng vạn khối bùn này có thể tiếp tục gây ô nhiễm môi trường chỗ khác, nhất là ô nhiễm sông Bằng”.

Cũng tại cuộc họp, đại diện phòng Cảnh sát Môi trường tỉnh Cao Bằng còn cho biết, từ năm 2005 đến nay xí nghiệp này đã có 4 lần bị xử phạt vì tội xả thải trộm. Đáng lưu ý là tất cả các lần vi phạm bị bắt quả tang này chỉ xảy ra vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, thời điểm ít xảy ra lũ lụt.

Chính điều này khiến người dân và công nhân của xí nghiệp nghi ngờ đơn vị này xả trộm bùn thải vào mỗi kỳ mưa lũ. Phải chăng xí nghiệp đã lợi dụng mưa lũ để phi tang chứng cứ?

Cũng theo thông tin từ lực lượng Cảnh sát môi trường tỉnh Cao Bằng, đập chắn thải số 4 (tức đập vừa bị vỡ) đã quá tải từ năm 2008. Để khắc phục tình trạng quá tải này, xí nghiệp đang xin phép tỉnh cho xây thêm đập số 5 trị giá hơn 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, đập số 5 vẫn chưa được cấp phép vì báo cáo tác động môi trường của xí nghiệp trình lên sở Tài nguyên và Môi trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn nên đã bị trả lại.

Mặt khác, xí nghiệp nâng cấp đập số 4 bằng cách hàng năm tôn thêm thân đập bằng đất thải từ mỏ chuyển ra. Song, khi đổ thải không được lu lèn cẩn thận nên sự cố vỡ đập mới xảy ra.

Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Anh, chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng khẳng định: “Nếu xí nghiệp khai thác khoáng sản Nà Lũng muốn xây thêm đập số 5 để nâng công suất khai thác lên 350 ngàn tấn/năm thì phải tiến hành công tác khoan thăm dò để đánh giá trữ lượng của mỏ xem có nên đầu tư tiếp hay không”.

Đồng thời, ông Anh cũng nhấn mạnh, chỉ khi nào xí nghiệp khai thác khoáng sản Nà Lũng nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường thì tỉnh Cao Bằng mới đồng ý cho tiếp tục khai thác. Tỉnh kiên quyết không để xảy ra tình trạng hưởng lợi từ khai thác mỏ nhưng làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân sinh.

Nguồn: Lãng Quân, SGTT

3 Phản hồi cho “Họp bất thường để giải quyết hậu quả lũ bùn đỏ”

  1. Trần Văn Bình says:

    Đây là lời cảnh cáo của Thiên Nhiên nếu dám khai thác Bauxite Tây Nguyên. Nhưng các bác đừng lo dân VN sẽ hưởng hết bùn đỏ, còn tiền vàng được gửi vào chương mục CSVN và Đảng sẽ dời cả tập đOÀN ra thế giới thiên đường hạnh phúc.

  2. lotxac says:

    Bùn đỏ đã đổ xuống các vùng Cao-Bằng phía Bắc Việt-Nam lên tới 350 ngàn tấn bùn; khiến cho nhà cửa gặp phải khó khăn; một ít súc vật không còn môi trường để bay nhảy; có nghĩa là chưa có nguy hiểm. Good.
    Nhưng; phải có một ngày Màu ĐỎ nó lại tràn vào miền BẮC. Lúc đó, V.C mới mở mắt; khi đó mới nói NGUY HIỂM.
    Bây giờ; V.C không còn nói MÔI HỞ; RĂNG LẠNH. Ngược lại; CSVN lại ra CÔNG HÀM phản đối TQ ṽ BẢN ĐỒ của TQ vào tận LỤC ĐỊA VIỆT NAM.
    Đúng vậy, TRỜI CAO CÓ MẮT. Kẻ bán nước, bây giờ mới thấy cái NHỤC bị TQ đè bẹp. Đáng kiếp cho những kẻ NÓI NGƯỢC.

  3. Bắc-Kỳ Rún says:

    Trong chiến tranh Việt-Nam người ta ít nói đến MỎ; vì muốn khai thác mỏ cũng không thể khai thác được vì tất cả hai bên địch và ta đều đổ dồn vào sự triệt hạ đôí phương.
    Ngày nay, nhờ Mỹ cút… Ngụy nhào; nên MỎ được hưởng lợi cho các tay có MỎ của CSVN.
    Nếu có một ngày MỎ từ phương Bắc đổ tràn vào miền BẮC thì nhân dân tha hồ thấy rõ MỎ.
    Mỏ bây giờ; chỉ là MỎ chưa đáng lo ngại.

Leave a Reply to lotxac