WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Gặp lại bạn cũ

Sống là sống với bạn bè. Không có bạn bè, đời sống chỉ là cành cây khô. Tôi có rất nhiều bạn: bạn học cùng lớp, bạn văn thơ, bạn đồng nghiệp, bạn trong quân ngũ… Với bài viết này, tôi chỉ muốn nói tới hai người bạn đặc biệt. Đó là các anh Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng. Trừng, Đằng và tôi cùng học chung suốt bảy năm tại trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Thời gian sau, chúng tôi lại hội ngộ ở nhiều giảng đường khác nhau của Đại Học Luật Khoa, Saigon.

Tháng 06/1967, tôi hoàn tất học trình ban Cử Nhân Luật và bắt đầu làm việc trong hệ thống tòa án, chế độ VNCH. Chiến trận Mậu Thân 1968 đã cuốn hút Trừng và Đằng vào hoạt động tại các mật khu của CSVN. Từ đó, Trừng, Đằng và tôi sống ngăn cách bởi giới tuyến chính trị rõ rệt. Do vậy, chúng tôi xa nhau. Đây là lần biệt ly thứ nhất.

Biến cố 30/04/1975 tạo cơ hội để Trừng và Đằng bước lên sân khấu chính trị Việt Nam như những quan chức nhiều triển vọng của chế độ mới, còn được đảng Cộng Sản gọi là “chế độ cách mạng”. Dưới mắt nhìn của tôi, 30/04/75 là một thất trận đau buồn của tự do dân chủ. Tôi chia buồn với người bạn tự do dân chủ của tôi bằng những hoạt động bị cơ quan công an lên án là “âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng”. Khám Chí Hòa là nơi tôi hoàn toàn tĩnh tâm để đối diện với thực tế rằng: thời chiến tranh Việt Nam, Trừng và Đằng sống kín đáo trong mật khu, tôi là thị dân của thành phố Saigon. Hòa bình trở lại, Trừng và Đằng nghiễm nhiên là hai nhân vật của chế độ mới. Tôi là người tù của chế độ này. Đây là lần biệt ly thứ hai giữa ba cựu học sinh trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

Tháng 05/1985, từ Cầu Kè-Trà Vinh tôi vượt biên. Tháng 02/1986 tôi có mặt tại Hoa Kỳ. Bây giờ, Trừng và Đằng đang sống vui vẻ và làm việc bận rộn trên quê hương Việt Nam. Tôi là người ly hương miễn cưỡng. Đây là lần biệt ly thứ ba của ba người thuộc thế hệ 1940.

Biệt ly ba lần hay biệt ly nhiều lần hơn nữa, tôi vẫn không bao giờ quên các bạn Quảng Nam của tôi. Trừng, Đằng và tôi chẳng những có chung những ngày niên thiếu dưới mái trường Phan Châu Trinh thân yêu mả chúng tôi còn có chung cả trời Quảng Nam, có chung cả tâm tình Quảng Nam. Thanh âm Quảng Nam bao giờ cũng là một gợi nhớ xoáy tim óc đến Non Nước, Mỹ Sơn, Phước Tường, Thường Đức, Quế Sơn…Vùng “đất cày lên sỏi đá” này lại được vỗ về bởi các sông Thu Bồn, Vu Gia và Hàn Giang . Nhờ vào cử chỉ vỗ về kia, Quảng Nam-Đà Nẵng thừa sức chịu đựng những nóng cháy da, những lạnh nhức xương. Phải chăng cực đoan nóng và cực đoan lạnh đã sản sinh ra “Quảng Nam tính”? Quảng Nam hay cãi bởi vì Quảng Nam thường xuyên hồ nghi: sau lưng mỗi chân lý đều có mật ngọt. Quảng Nam là quê hương của cách mạng bởi vì Quảng Nam căm thù bất công, căm thù tham ô, nhũng lạm. Quảng Nam thích hài hước bởi vì Quảng Nam muốn dùng âm vang của tiếng cười để khỏa lấp niềm đau của kiếp dân sinh cùng khổ… Quảng Nam không chấp nhận vua chúa hà khắc. Quảng Nam không cúi đầu trước độc tài, độc đảng. Quảng Nam ngạo nghễ với Hoàng Diệu, Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Phan Khôi và vô số danh nhân lẫy lừng khác… Với lòng ngưỡng vọng vô biên hướng về Quảng-Nam-bướng-bỉnh-nhưng-yêu-nước-thiết-tha, dầu bó gối trong ngục tù Chí Hòa hay sống hiu quạnh trên đất khách quê người, bao giờ tôi cũng ấp ủ trong lòng một ước mơ. Ước mơ mai kia mốt nọ, Quảng-Nam-Trừng và Quảng-Nam-Đằng sẽ làm điều gì đó khiến cho khí phách Quảng Nam bừng bừng sống dậy. Giờ đây, mơ ước kia đã thành hiện thực:

Ngày 02/11/2010, tại nghị trường của quốc hội Viêt Nam, Luật Sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ Tịch Đoàn Luật Sư Saigon kiêm Đại Biểu Quốc Hội đã dõng dạc lên án các loại công ty quốc doanh, ông xác quyết:

“Cách quản trị doanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước hiện nay làm cho các tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước coi vốn nhà nước là tài sản của trời cho, của bá tánh, của thiên hạ và chi tiêu sử dụng thoải mái mà không cần tính toán hiệu quả, giống như một bà nội trợ đi chợ bằng tiền của người khác, mua lung tung, kể cả những thứ không xài cũng mua. Tình trạng này đã xảy ra tại Vinashin. Thủ tướng đã chỉ đạo không được mua tàu đã qua sử dụng, tàu cũ, nhưng Vinashin vẫn mua tàu Hoa Sen, tàu cũ.

Chính phủ đã dành quá nhiều ưu đãi cho các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, coi doanh nghiệp nhà nước là con chính thức, con trong giá thú, còn các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân là con ngoài luồng, con nuôi, thậm chí các doanh nghiệp có vốn nhà nước không chỉ coi là con chính thức trong giá thú mà còn coi là quý tử. Con cái mà quá nuông chiều, hư hỏng là chuyện bình thường, dễ hiểu, trách nhiệm đó thuộc về chính phủ, thuộc về thủ tướng không thể thoái thác được”.

Ngày 11/11/2010, trên mạng  Bauxite Viêt Nam (boxitvn.net) ông Lê Hiếu Đằng – Luật gia, đương kim Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam – đã cho phổ biến bài viết có tựa đề:

“Kiến nghị dừng khai thác bauxite do các nhà trí thức khởi xướng phải được công bố cho toàn dân và Quốc hội”. Bài này gồm bốn trọng điểm:

Trọng điểm một: Nhắc lại sự việc ông Lê Hiếu Đằng cùng nhiều nhân sĩ và trí thức Việt Nam đã hai lần ký tên vào Kiến nghị dừng khai thác bauxite. Thế nhưng kiến nghị này đã bị giới truyền thông trong nước làm như “không nghe, không thấy, không biết”.

Lê Hiếu Đằng nhận định:

“Một kiến nghị quan trọng như thế phải được công bố rộng rãi để mọi đại biểu Quốc hội và toàn dân biết. Như thế là cung cấp thông tin đa chiều để các vị đại biểu Quốc hội và nhân dân lựa chọn. Đại biểu và nhân dân phải có điều kiện đối chiếu những luận điểm bênh vực khai thác bauxite của Bộ Công Thương và tập đoàn TKV với những luận điểm phản biện của các trí thức trong kiến nghị để suy nghĩ và rút ra kết luận”.

Lê Hiếu Đằng nói chuyện với truyền thông:

“Tôi xin hỏi giới nhà báo nước ta: Tại sao các bạn phải sợ mà không dám đăng tải một kiến nghị có tầm quan yếu đến vân mệnh dân tộc, đã được lưu truyền khá lâu trên mạng, đã được chính thức gửi tới Quốc hội? Như thế có phải các bạn đã từ bỏ cái quyền quan trọng nhất của mình và cũng là yêu cầu cao nhất của nhân dân với các bạn: Thông tin trung thực những gì liên quan đến lợi ích của người dân? Tôi tin rằng tờ báo nào mạnh dạn đăng tải Kiến nghị nói trên sẽ chẳng bị ai bắt tù, ngược lại sẽ được nhân dân quý trọng.”

Trọng điểm hai, Lê Hiếu Đằng viết:

“Trong việc xây dựng các nhà máy bauxite, ta thấy nhân công Trung Quốc vào rất đông. Thậm chí có hiện tượng hình thành “làng Trung Quốc” ở Tân Rai. Chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Trong số nhân công đó, có bao nhiêu quân nhân mặc áo dân sự? Họ làm gì ở đấy chúng ta có kiểm soát được không?… Lịch sử quan hệ Việt-Trung buộc chúng ta phải cảnh giác. Bản chất, mưu toan bá quyền của người hàng xóm không hề thay đổi… Trong khi đó, hình như tinh thần cảnh giác của các vị lãnh đạo lại khá hời hợt, cho nên mới để lọt những chủ trương nguy hiểm như khai thác bauxite, cho thuê rừng đầu nguồn.

Tại sao có thể như thế? Tôi không sao có thể trả lời được câu hỏi này. Có phải các vị chạy theo lợi ích kinh tế mà quên mối lo an nguy lâu dài của đất nước? Có phải các vị bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế? Đây là lúc các vị phải trả lời rõ ràng để giải tỏa những băn khoăn chính đáng của người dân.”

Trọng điểm ba: Lời kêu gọi.

Lê Hiếu Đằng kêu gọi các đồng chí của ông trong khu chiến cũ:

“Nhân đây tôi cũng xin qua mạng Bauxite Việt Nam để nhắn nhủ những đồng chí đã từng sát cánh chiến đấu với tôi ở nội thành Saigon – Gia Định, các chiến trường Đông Nam Bộ, ven Saigon… Đó là các đồng chí Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Lê Thanh Hải. Mong các đồng chí lên tiếng tranh đấu để ngăn chặn những nguy cơ cho đất nước như Dự án Bauxite và việc cho thuê rừng đầu nguồn nói trên.”

Lê Hiếu Đằng kêu gọi toàn đảng, toàn dân:

“Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc. Chúng ta không có gì phải sợ vì chúng ta trong sáng, chúng ta thực tâm yêu nước, thương nòi, chúng ta làm đúng theo luật pháp, hiến pháp.”

Trọng điểm bốn: Đặt vấn đề, nhận định vấn đề, và giải quyết vấn đề (còn gọi là phương pháp luận) là ba hiểu biết cốt lõi của khoa học lý luận. Muốn ngăn chặn thảm họa Bauxite và cho thuê rừng đầu nguồn và muôn vàn khó khăn khác của đất nước, vấn đề tiên quyết là người dân phải “không sợ”. Lê Hiếu Đằng tâm sự:

“Bản thân tôi cũng có những lúc hơi e ngại khi cần lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải. Những lúc ấy tôi tự nhắc mình: Khi bị tòa án Vùng Ba Chiến Thuật Saigon kết án tử hình vắng mặt, mình vẫn coi khinh, vẫn mỉm cười và dấn thân chiến đấu, thì cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?”

Lời tâm sự của Lê Hiếu Đằng là một khẳng định sâu sắc rằng: lòng coi khinh là nền tảng căn bản của tâm lý không sợ. Vì vậy muốn không sợ các “đồng chí” của mình thì hãy coi khinh các “đồng chí” ấy. Từ dũng khí không sợ kia, người Việt Nam cần phải làm gì để cứu nước? Trước tiên chúng ta hãy tìm đường hồi sinh nội lực dân tộc.

Ngày 15/11/2010, vẫn trên mạng Bauxite Việt Nam, dưới bài viết: “Dân Chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước”, Lê Hiếu Đằng mô tả bức tranh nội lực dân tộc như sau:

“Ngày hôm nay hầu như ai cũng thấy đất nước đang phải đối mặt với những thách thức cực kỳ nghiêm trọng về mọi mặt kinh tế, môi sinh, quốc phòng, văn hóa xã hội, giáo dục. Nếu tình hình cứ phát triển như thế này thì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” khó lòng thực hiện.

Một vấn đề đáng lo hàng đầu đang nổi rõ: sự phân hóa xã hội sâu sắc, những người ăn bám vào tập đoàn kinh tế nhà nước, vào đầu tư công, vào buôn lậu, tham nhũng đang giàu lên rất nhanh trong khi đại đa số nhân dân cực khổ. Thử nhìn thực trạng TPHCM mà coi: Khu đô thị hiện đại sang trọng Phú Mỹ Hưng được coi là đô thị kiểu mẫu cùng với nhiều khu đô thị sang trọng khác, nhưng những ai đang sống ở đó? Trong khi người nông dân gốc gác lâu đời ở những khu vực này bị giải tỏa, hiện đi đâu, sinh sống thế nào, chúng ta có biết không? Và trong khi một bộ phận không nhỏ dân cư thành phố sống thường trực trong cảnh nước ngập, sụp hố trên đường, bất an về đủ thứ tai nạn. Cách làm ăn của chúng ta liệu có khác gì thời kỳ tư bản man rợ: xua đuổi nông dân để chiếm đất, bần cùng hóa một bộ phận dân cư để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bàn tay long lá của các tập đoàn lợi ích ngày càng thọc sâu vào các chính sách quốc gia. Thật hết sức đáng lo. Lòng dân đang rất bất an, dân không thể tiếp tục tin yêu chế độ, nếu tình hình cứ tiếp tục thế này.”

Đứng trước bức tranh tiêu điều của nội lực dân tộc, Lê Hiếu Đằng dứt khoát nêu bật giải pháp cho Viêt Nam:

“Những vấn đề trên không thể nào giải quyết, nếu không nhanh chóng thực hiện dân chủ thực sự.”

Nhằm hỗ trợ cho giải pháp của mình, Lê Hiếu Đằng nhấn mạnh:

“Đảng Cộng Sản phải nhận rõ vấn đề để chủ động chuyển đổi thể chế chính trị phù hợp với tình hình mới. Hãy nhìn sang Trung Quốc, ngay thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã công khai cảnh báo nguy cơ của nước này, nếu không cải cách chính trị để dân chủ hóa xã hội.”

Một mặt kêu gọi đảng CSVN hãy “chủ động chuyển đổi thể chế chính trị”, mặt khác, Lê Hiếu Đằng vẫn nghiêm chỉnh thuyết phục người dân:

“Toàn dân không thể thụ động ngồi chờ chính quyền tự thay đổi. Trong đời hoạt động của mình, tôi luôn được dạy rằng: Không có người cai trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, ghế ngồi của mình. Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh. Đấu tranh mà không phá vỡ sự ổn định xã hội. Đó là bài toán phải giải quyết, nhưng quyết không thể nhân danh ổn định mà kìm hãm cuộc đấu tranh để xây dựng nền dân chủ.”

Dân chủ không phải là một ngôi nhà bằng gạch. Dân chủ phải được xây dựng bằng tim và bằng óc. Vì vậy cuộc đấu tranh cho dân chủ cần có sự hợp tác gắn bó giữa người dân và giới trí thức. Nghĩ về giới trí thức, Lê Hiếu Đằng viết:

“Nhân tố quan trọng nhất trong việc hình thành xã hội dân sự là vai trò đầu tàu của trí thức. Phan Châu Trinh đã nói đến nhiệm vụ “Chấn dân khí” của trí thức. Bao giờ cũng vậy, người trí thức là người đặt lại nhiều cơ bản của xã hội. Người trí thức là người vạch đường cho xã hội tiến lên. Vì thế bây giờ, người trí thức không thể thụ động ngồi chờ, mà phải chủ động tiến lên và hành động cho nền dân chủ.”

Bài viết này đã ghi lại nguyên văn và chi tiết hầu hết những phát biểu của Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng về hiện tình Việt Nam và giải pháp thích nghi dành cho hiện tình vừa kể. Sự trích dẫn như vậy có chủ ý phản ánh trọn vẹn sự thực rằng: Nếu Nguyễn Đăng Trừng phát pháo đòi hỏi dân chủ hóa trong sinh hoạt kinh tế tại Việt Nam thì Lê Hiếu Đằng tiến xa hơn bằng cách kêu gọi mọi người Việt Nam, mọi thành phần Việt Nam hãy dũng cảm đứng lên đấu-tranh-triệt-để-và-toàn-diện cho một Việt Nam dân chủ. Những đòi hỏi và kêu gọi vừa kể bao gồm các nhận định chính xác, không khoan nhượng nhưng chừng mực, kèm theo đó là phần phương pháp luận khả thi. Hơn thế nữa, nhằm tạo khí thế cho phương pháp luận, Lê Hiếu Đằng hiên ngang hạ bút:

Toàn dân không thể thụ động ngồi chờ chính quyền tự thay đổi… Không có người cai trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực, ghế ngồi của mình. Dân chủ chỉ có được qua đấu tranh!” (Dân chủ là giải pháp cho các vấn đề của đất nước. Lê Hiếu Đằng)

Tuy nhiên, muốn đấu tranh người dân phải “không sợ”. Lê Hiếu Đằng khẳng định không do dự:

“Mà tại sao chúng ta phải sợ? Những người phải sợ là những người đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Chắc chắn họ sẽ bị nhân dân chối bỏ.” (LHĐ)

Câu chuyện ba lần biệt ly của ba cựu học sinh Phan Châu Trinh-Đà Nẵng so chiếu với những nỗ lực đấu tranh cho dân chủ của Nguyễn Đăng Trừng và Lê Hiếu Đằng ngày nay đã nêu bật chân lý rằng: dầu trôi dạt vào nhiều môi trường chính trị khác nhau, ba chúng tôi vẫn ấp ủ trong lòng lời dạy “Chấn Dân Khí” của nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Dân khí là khí phách làm dân. Khí phách kia không cho phép người dân quì gối cúi đầu trước cảnh đất nước bị tàn phá bởi ngoại xâm Bắc Phương với sự tán trợ của nhà đương quyền. Khí phách kia ngày đêm hối thúc toàn dân hãy đứng dậy… Và Nguyễn Đăng Trừng – Lê Hiếu Đằng đã đứng dậy… Và ba chúng tôi đã gặp lại nhau. Gặp lại ở đây không có nghĩa là Trừng và Đằng theo tôi hay ngược lại. Gặp lại ở đây chỉ có nghĩa là: Trong hiện tình  của đất nước, người Việt Nam không có chọn lựa nào khác hơn là hãy cùng nhau đi chung một con đường. Con đường của khí phách làm người Việt Nam. Con đường của tự do dân chủ. Tự do dân chủ là xu thế chung của lịch sử loài người. Đó là công lý vĩnh hằng.

© Đỗ Thái Nhiên

© Đàn Chim Việt

——————————————————————-

Ghi chú: Những dòng chữ in nghiêng trong bài là nguyên văn những phát biểu của Nguyễn Đăng Trừng – Lê Hiếu Đằng.

9 Phản hồi cho “Gặp lại bạn cũ”

  1. Người Lạ says:

    Tác giả ĐTN có quyền ca ngợi hai ông bạng vàng(khè) của ông là Trừng và Đằng, song ghép với ” khí phách” QN thì chớ. Giá như ông ở trong nước như tôi thì mới biết vì sao các ông ấy” thông minh đột xuất” chuyện dân chủ.Ông nên nhớ đảng viên CS luôn phải tuyên thệ “tuyệt đối trung thành với đảng”. Nói, viết cũng là một cách trung thành với đảng trong…tình hình mới mà thôi.

  2. Lien Nguyen says:

    “Đừng nghe những gì cộng sãn nói, hảy nhìn những gì cộng sãn làm”
    Đây là câu nói bất hủ của cố Tổng Thống Việ-Nam Cộng-Hoà, Nguyễn Văn Thiệu.

    Nếu không loại trừ giả thuyết cho rằng đảng cs Việt-Nam đã “táo bạo” dàn dựng kịch bản cho phép Đại biểu Quốc hội , ông Nguyễn minh Thuyết chất vấn, đặt vấn đề “tín nhiệm hay bất tín nhiệm” Thủ tướng, thành viên chính phủ liên quan vụ Vinashin; ông Lê hiếu Đằng đặt vấn đề “Tự do Dân chủ” với đảng, để xoa dịu lòng căm phẩn của người dân trước thềm đại hội đảng thứ XI sắp tới.

    Gạt qua một bên vấn đề cá nhân và địa phương nhỏ nhoi, nếu quả thật những việc làm vừa qua của các ông Thuyết, Đằng và Trừng phát xuất tự đáy lòng chân thật, quay đầu hướng thiện vì Dân vì Nước thì là một việc làm rất đáng khuyến khích, ũng hộ. Tục ngữ Việt-Nam ta có câu “không ai đánh người quay đầu lại”

    Có phải chăng đây là chỉ dấu của “Diển tiến Hoà Bình từ bên trong và bên trên” trước thềm đại hội đảng thứ XI ?

    Không phải đã từ lâu, đã có rất nhiều sự kêu gọi các đảng viên cộng sản hảy thức tỉnh quay về với Dân tộc ?. Không phải đã từ lâu, đã có rất nhiều giới trí thức, các nhà quan sát, các nhà bình luận gia nhận xét rằng “chỉ có cộng sãn mới lật đổ được cộng sãn”?

    Vậy, tới đây, để chứng tỏ sự quyết tâm của mình, các ông Lê Hiếu Đằng, Nguyễn minh Thuyết và Nguyễn đăng Trừng, với tư cách là Đại biểu quốc hội, do Dân trực tiếp bầu lên, hảy lãnh đạo và kêu gọi nhân dân trong đơn vị thuộc quyền song hành cùng các ông để đòi hỏi đảng cs Việt-Nam hảy thực thi Dân chủ, tôn trọng nhân quyền đúng theo Hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà họ đã ký kết.

    Thỉnh cầu các nhà trí thức trong và ngoài nước, các “Think thank” trong và ngoài nước, và đặc biệt là “cái gọi là tuí khôn Dân tộc” của Bác Buì Tín hảy soạn thảo “Bản Cương Lỉnh Chính trị Mới” cho đại hội đảng XÌ sắp tới. Chứ vừa qua các ông đã “xổ toẹt” và bác bỏ toàn bộ Bản dự thão của người ta mà không có cái khác thay thế thì “mần răng”?

  3. Quốc Tổ Mỹ Việt Đại Miếu xin thưa :- Ông Đạo Cù … trưỏng nam thi sỹ làm tê mê lòng người … đang tịnh tu nhấp thất … Xác phàm Ông Đạo Cù thì đang tịnh dưỡng ở … còn Hồn của Ông Đạo Cù thì đang cùng các hàng đệ tử vân du thuyết pháp khắp năm châu bốn bể , để giải trừ oan trái cho người Việt nam . Thật quý hóa phu nhân Ông Đạo Cù , Luật sư Dương Hà đoan trang nghiêm hạnh , sang trưa , chiều tối , trì trú mật nguyện cho Phu quân được mau như ý nguyện .www.quoc to .com

  4. trần Tình says:

    Ai theo CS.thì theo một cách cuồng tín,chết bỏ và người chống cộng thì chống quyết liệt,chống đến cùng ! (Trích từ comment của D. Nhật Lệ )
    Dân Quảng Nam là vậy đó, còn Đỗ Thái Nhiên là QN nửa vời, QN ba phải như Đằng và Trừng. Hai tay này sống và trưởng thành trong chế độ VNCH Đến 1968 thì chạy theo VC chống VNCH. Thành danh trong chế độ VC từ năm 1975, bây giờ lại quay ra phê phán chế độ. Môt chế độ mà hai anh này đã tận tụy hơn bốn chục năm trời. Chẳng lẽ đến giờ này các anh lại muốn chạy qua Mỹ ?? Ôi ! Quảng Nam

  5. Đỗ Sinh says:

    Tác giả ghi nhiều chi tiết lầm lạc về NĐTrừng cũng như LHĐằng. Tôi cũng là một cựu học sinh PCT Đà Nẵng, bị cộng sản giam 10 năm…vì tội “sĩ quan ngụy”.

  6. Trung hoàng says:

    Trong thể chế độc đảng toàn trị hiện nay cuả Việt Nam, doanh nghiệp quốc doanh phần đông luôn bị thua lỗ, do sự lổi thời cuả cơ chế không theo kịp đà phát triển chung thị trường kinh tế. Thêm vào đó, tệ nạn tham nhũng là cơn bệnh dịch trầm trọng khó cứu chưả, nạn rút ruột công trình hay bày vẽ kế hoạch lên phương án ma, với tính cả quyền do “nhân thân tốt” trong đảng. Cái ô dù an toàn, cũng như là một thẻ kim bài MIỄN TỬ được đảng ban cho.

    Bất kỳ trong một thể chế nào, dù độc đảng toàn trị hay đa nguyên đa đảng, các doanh nghiệp công xưởng có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến an ninh quốc phòng, thường cũng phải được chính quyền tham gia tổ chức điều hành. Có những doanh nghiệp chỉ riêng chính quyền trực tiếp tổ chức điều hành quản lý, khi mà tính an ninh quốc phòng cao, không thể có sự tham gia đầu tư dự phần vào cuả tư nhân trong nước hay tư nhân nước ngoài, trong mọi trường hợp độ bảo mật phi được bảo vệ tuyệt đối.

    Cũng có những trường hợp liên doanh với tư nhân trong nước, cũng như liên doanh với nước ngoài qua tính chất song phương giưả hai chính quyền, mà tuỳ theo cấp độ bảo mật cho phép, cũng có thể liên doanh với tư nhân ngoại quốc xét trên mặt khả năng kỹ thuật và số vốn đầu tư. Chỉ trong trường hợp khả năng kỹ thuật ta không thể, tư nhân nước ngoài và công xí nghiệp nước ngoài mới được độc lập hoạt động, nhưng tuyệt đối không có liên hệ nhiều đến an ninh quốc phòng.

    Hiện trạng trong thời gian qua cuả Việt Nam, thưà nhơn công để đáp ứng cho sản xuất, nhưng cấp chuyên viên chuyên môn thì rõ ràng còn chưa đủ cung ứng kịp thời cho sự phát triển kinh tế. Từ cấp quản lý điều hành, đến chuyên viên kỹ thuật hổ trợ, so với các nước đang phát triển khác trong vùng, phải nhìn nhận là Việt Nam vẫn còn kém họ.

    Khi tập đoàn công xí nghiệp nước ngoài được ký hợp đồng, tất nhiên họ sẽ đòi hỏi là sẽ phải xử dụng công nhân chuyên môn có tay nghề cao, hay các chuyên viên kỹ thuật mà Việt Nam không thể đáp ứng được cho họ. Trường hợp khai thác Bô-Xít Tây Nguyên là một điển hình, sự đòi hỏi cuả Trung Quốc xét bề mặt rất là hợp lý, nhưng thực chất bên trong ý muốn cuả họ thì ắt là hoàn toàn khác với những gì thường nghĩ. Mà căn nguyên chính yếu cuả sự thoả thuận bên trong giưả hai TBT cuả hai nước đã ký kết như thế nào, chắc chắn người biết rõ ràng sẽ chỉ được đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Một hành động lấp liếm ắt hẳn là đã phải xảy ra.

    Về mặt nổi bên ngoài, xét ra vụ Bô-Xít Tây Nguyên không liên hệ nhiều đến an ninh quốc phòng, nhưng bản chất bên trong lại là NGUY CƠ TO LỚN cho cả dân tộc và đất nước về lâu về dài, chẳng những về sự ô nhiểm môi trường sinh thái trong một tương lai không xa, mà nó còn là mối hiểm hoạ không thể lường hết với TOÁN KỲ BINH mai phục sẵn, luôn luôn lúc nào cũng đang kề dao vào hông sườn Việt Nam để uy hiếp. Một đột biến thay đổi bất ngờ, chắc chắn Việt Nam hoàn toàn đối diện với một tình thế ngoại công nội ứng không thể chống đở.

    Trong khi cuộc tranh chấp Biển Ðông Á ở tương lai sẽ phải xảy ra trong gần đây, với những áp lực từ bên trong giưả hai ÐCS, cộng cái thế kềm toả cuả Hoàng Sa ở mặt biển, thêm vào điểm KỲ BINH cài giử Tây Nguyên, cho dù Trung Quốc không cần hành động, nhưng Việt Nam luôn phải ở thế chấp nhận là phải chiụ nhân nhượng họ thêm nưã. Ðó là điều chắc chắn sẽ phải xảy ra cho Việt Nam, nếu không có sự thay đổi nào đó cấp thời, dân tộc và đất nước sẽ đi vào con đường thống thuộc từ từ vào người đồng chí phương Bắc cuả ÐCSVN. Ðảng CSVN sẽ phải trở thành là kẻ tội đồ chính danh cuả LỊCH SỬ DÂN TỘC.

    Chính tai hoạ từ việc ký kết âm thầm giưả hai TBT cuả hai ÐCS Trung Quốc và Việt Nam, khoá chặt trói tay tất cả toàn dân Việt trong ngoài, kể cả thành phần chính quyền nhà nước hiện tại. Tai hoạ độc quyền lảnh đạo đất nước trong tay một TBT đứng phiá sau, nhưng toàn quyền hành động cho dù việc làm đó phương hại nặng nề, không thể còn sưả đổi hay có thể cưởng lại được. Ðó chính là cái thảm hoạ do chính từ tính độc quyền toàn trị cuả ÐCSVN, nên quyết định cuả người đứng đầu là TBT dù có thế nào thì đảng cũng phải chấp hành. Mà đảng đã phải chấp hành thì toàn dân Việt phải chịu cúi đầu nghe theo.

    Sự cố lì cuả các nhà đương quyền cuả ÐCSVN, chẳng qua vì quyền lợi tư riêng cuả tầng lớp thống trị, danh lợi sẽ làm họ mờ mắt. Như đàm bướm thiêu thân CHUI VÀO CÁI RỌ cuả chính người CS anh em cuả họ. Ðưa dân tộc và đất nước vào con đường diệt vong trước mắt, nếu không thức tỉnh kịp lúc, tiếng ái quốc mà họ nhận mang trước đây, sẽ được mang tên PHẢN QUỐC trước LỊCH SỬ DÂN TỘC. Toàn dân Việt trong ngoài sẽ có hành động không thể lường hết, trước khi cơ nguy vong sẽ xảy ra, mà chính sự mong muốn tồn tại độc tôn quyền lảnh đạo cuả ÐCSVN, sẽ biến dân tộc Việt Nam thành biển máu trong tương lai, đúng theo MƯU ÐỒ THÂM ÐỘC cuả kẻ bá quyền bành trướng phương Bắc.

    Chính vì thế, có thể nói thành phần cố giử lấy cái chủ thuyết Mác Lê, luôn đề cao định hướng XHCN vào các văn kiện đại hội sắp tới, đúng là thành phần đang tiếp tay cho CSTQ khuynh đảo và chận đứng con đường phát triển cuả Việt Nam. Vưà đẹp lòng người anh phương Bắc, vưà được vững vàng ngôi vị độc quyền lảnh đạo cuả họ. Hành động đó sẽ đẩy dân tộc Việt Nam vào con đường TỰ HUỶ DIỆT lẫn nhau, khi mà toàn dân Việt trong ngoài đồng loạt CHỐNG ÐỘC TÀI và NGĂN BÀNH TRƯỚNG. Trường kỳ cương quyết đấu tranh cho DÂN QUYỀN Việt Nam, không bao giờ chấp nhận sự thống thuộc với Trung Quốc.

    Nhưng tôi vẫn tin vào lòng yêu nước cuả toàn dân Việt, nhất là trong thành phần đảng viên đương quyền, luôn tỉnh táo và nhận rõ mặt kẻ thù dấu mặt dấu tay cuả dân Việt ta. Tàn dư do cuộc chiến Nam Bắc vẫn còn âm ỉ chờ cơ hội bùng phát trở lại, những thành phần luôn đặt quyền lợi phe phiá lên trên quyền lợi cuả dân tộc. Từ điểm đứng Ý THỨC TÌNH TỰ DÂN TỘC, thì những mưu ma chước quỷ đó, đã được trông thấy rất rõ ràng, dưới mắt người dân Việt có lòng yêu nước thương nòi thực sự.

    Chính nghiã là chính nghiã cuả toàn dân Việt, chớ chính nghiã trong thời gian qua không ở bất kỳ một phiá nào. Bởi vì dù muốn hay không muốn, Bắc hay Nam cũng do thế thực bên ngoài chia cắt và tạo dựng nên mà thôi. Không ít thì nhiều, chính quyền lúc đó chắc chắn không phải là tiếng nói chung cho toàn dân Việt.

    Nhưng cho là lổi chỉ riêng một phiá nào đó thì cũng không đúng hoàn toàn, bởi vì đất nước và dân tộc ta lúc bấy giờ khó mà nói là thực sự tự chủ được. Nếu có, đó chỉ là lời nói không xác thực, nó chỉ tạo thêm sự phân hoá thêm nưã. Sự ích lợi chỉ đáp ứng được thoả mãn mang tính cá nhân, mà không đáp ứng được tuyệt đại đa số dân Việt trong và ngoài nước.

    Thực sự mà nói thì lổi ấy không do một ai, nhưng ai ai trong giai đoạn vưà qua không ít thì nhiều, cũng đều có những sai lầm trước dân tộc và đất nước. Vấn đề ngày hôm nay là HÃY CỐ GẮNG NGỒI LẠI VỚI NHAU.

    “Quý nhau từng giọt máu đào,
    Ðể đem máu ấy nâng cao nước nhà.”

    Xin trân trọng.

  7. Khinh Binh says:

    Trích: “Ước mơ mai kia mốt nọ, Quảng-Nam-Trừng và Quảng-Nam-Đằng sẽ làm điều gì đó khiến cho khí phách Quảng Nam bừng bừng sống dậy”

    Thưa tác giả,

    Tôi cũng QuảngNam đây, nhưng xin ông chớ đem các ông bạn Quảng Nam của ông ra để làm xấu hổ chúng tôi. Nhất là xin ông chớ đem khí phách cụ Phan Chu Trinh nhập nhằng gắn vào các ông bạn thân của ông mà tội nghiệp cho cụ Phan. Quảng Nam cũng có nhiêu thứ, thưa ông. Cụ Phan không có cái khí phách hèn hạ của các (bạn) ông.

    Tôi viết như thế vì ông coi thử những gì các bạn “khí phách’ của ông đã làm 35 năm qua. Ông nhớ khí phách của Nguyễn Đăng Trừng khi khai trừ Ls Lê công Định chứ?

    Còn Lê hiếu Đằng, vì sao trước đây va không sợ bản án tử hình khiếm diện của vùng III? Ông là luật sư (?) của VNCH hẳn ông biết rõ luật và vì sao. Chỉ nhắc ông, sau lưng ông Đằng lúc đó là cả MTGPMN, Bắc Việt và cả một thế giới CS.

    35 năm qua, cái “khi phách” (sic!) ấy của các “bạn ông” ở đâu? Ngày nay vì sao họ lại nói vài điều mà kẻ bần dân nào cũng biết từ lâu? Tôi xin ông chớ vội hãnh diện về những người “bạn” của ông!! Không khéo ông lại bị ô nhục vì họ!

    Nếu ông vẫn hãnh diện, vân không hiểu về “bạn ông,” tôi đành nói toạt kiểu QN cho ông nghe: “Đó là khí phách của mấy anh VC về già!”

    Cuối cùng thì viết gì thì quyền của ông, đừng đánh đồng cả Quảng Nam vào một vài kẻ. Tôi lo mgại ngày kia ông sẽ đem Nguyễn Văn Trỗi ra làm tiêu biểu cho khí phách Quảng Nam thì tội cho chúng tôi lắm.

  8. chu chi says:

    Tác giả dựa trên tình cảm mà suy xét nên dĩ nhiên lập luận không thuyết phục. Ông Đằng hay ông Trừng thì cũng chẳng làm nên trò trống gì? Nếu 2 ông chưa bao giờ hối hận về việc các ông đã làm trước đây thì khó mà dứt khoát được với cái quá khứ để có thể nói chuyện sòng phẳng trong hiện tại và tương lai. Có gì hay ho khi chính 2 ông góp phần mình vào việc đẩy đất nước đến tình trạng tồi tệ như hiện nay. Các ông đã ngu xuẩn chọn sai lầm con đường mình đi… trao thân gửi phận vào tay bọn cướp. Uổng phí mất hàng mấy chục năm trời. Thế mà còn huyênh hoang tự nhận mình là trí thức trong khi bao người dân không bằng cấp họ biết rành rõi cộng sản là gì… và tẩy chay từ lâu. Như vậy, hai ông u mê và dần độn hơn người dân thường rất nhiều. Tiếc thay cho dân tộc có những loại trí thức nửa mùa như vậy. Họ có thể có trí mà không thức. Có học mà không khôn ngoan tí nào.

  9. D.Nhật Lệ says:

    Dù vốn là một cựu học sinh PCT.thuộc lớp đàn em của tác giả ĐTN.nhưng bài viết này có những nhận định không chặt chẽ cho lắm mà rời rạc,có vẻ như có dụng ý dùng tình cảm mà lấy lòng 2 ông Trừng,Đằng nhằm lôi kéo họ đứng lên đấu tranh cho dân chủ ! Nếu nghĩ như vậy thì e rằng có một sự lạc quan qúa trớn ở đây chăng ?
    Sở dĩ nói vậy là vì từ lời nói,bài viết …cho đến hành động có một khoảng cách quá xa,thậm chí khó
    có thể vượt qua,dưới chế độ CS.Biết bao nhiêu trí thức lừng danh về uy tín lẫn trí tuệ suốt đời theo
    Đảng mở miệng nói còn chả ăn thua,huống chi 2 anh T,Đ.ở miền Nam…a dua ăn theo cách mạng !
    Một người từng tham gia đấu tranh là Đào Hiếu chỉ mở miệng nói đã bị tai nạn giao thông,suýt mất
    mạng,hiện nay cũng chỉ viết một cách nhẹ nhàng thôi chứ đâu dám…hành động,họa là can đảm cỡ anh hùng thứ thiệt (không phải rơm) mới dám đấu tranh cho VN.được tự do,dân chủ !
    Hóa ra đất QN.là nơi hội tụ 2 thái cực.Theo CS.cũng nhiều mà chống cộng cũng lắm.Ai theo CS.thì theo một cách cuồng tín,chết bỏ và người chống cộng thì chống quyết liệt,chống đến cùng !
    Người QN.tôi kính phục nhất là nhà yêu nước vĩ đại Phan Chu Trinh và Phan Khôi,1 nhà báo trí tuệ
    nhất của nước ta,có thể nói như thế mà không sợ sai,dù ông vốn là một nhà nho !

Leave a Reply to Trung hoàng