WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TT Hun Sen với thảm họa môi sinh lớn nhất khi “Trái Tim Biển Hồ” ngừng

Thủ tướng Hun Sen tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ACMECS, Nam Vang ngày 17/11/10. Nguồn: Getty Image

TT HUN SEN VÀ NHỮNG CON ĐẬP MEKONG

Tháng 11, 2010Thủ tướng Hun Sen, chỉ mới đây thôi, sau Hội Nghị Thượng Đỉnh ACMECS ở Nam Vang, lại một lần nữa đã bác bỏ mọi mối quan ngại về ảnh hưởng của các đập thủy điện trên thượng nguồn đối với dòng chảy sông Mekong. Ông khẳng định rằng chu kỳ lũ lụt hay hạn hán mới đây là hậu quả của thay đổi khí hậu / climate change và khí thải carbon / carbon emissions chứ chẳng liên hệ gì tới chuỗi những con đập thủy điện của Trung Quốc. (9)

Tháng 6, 2009 – Fred Pearce trong một tường trình Environment 360 Đại học Yale cho rằng xây đập chắn ngang sông Mekong là một đòn giáng nghiêm trọng / major blow đối với con sông Mekong dũng mãnh. Trung Quốc đang xây hàng loạt những con đập trên khoảng 2,800 dặm khúc sông Mekong thượng nguồn, sẽ giới hạn dòng chảy, làm mất đi chu kỳ lũ lụt hàng năm / annual flood pulse, con sông Tonle Sap chảy ngược vào Biển Hồ, như một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới. (12)

Tháng 7, 2005 – Thủ tướng Hun Sen, rất sớm cách đây hơn 5 năm, trước khi sang dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Côn Minh, đã tỏ ra thỏa mãn với tình hình khai thác con sông Mekong như hiện nay, theo ông chẳng có vấn đề gì phải quan tâm. Ông công khai lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh, đối với kế hoạch khai thác sông Mekong, ông còn cho rằng các ý kiến chỉ trích chỉ để chứng tỏ họ chú ý tới môi sinh, và đôi khi họ dùng đó như thứ rào cản nhằm ngăn sự hợp tác nên có giữa 6 quốc gia. (3)

Tháng 11, 2002 – Tyson Roberts thuộc Viện Nghiên Cứu Nhiệt Đới Smithsonian đã phát biểu: “Xây các đập thủy điện, khai thông thủy lộ, với tàu bè thương mại quá tải sẽ giết chết dòng sông. Các bước khai thác của Trung Quốc sẽ làm suy thoái hệ sinh thái, gây ô nhiễm tệ hại, khiến con sông Mekong đang chết dần, cũng giống như con sông Dương Tử và các con sông lớn khác của Trung Quốc. (6)

Sông Mekong. Nguồn: Getty Image

TIỂU SỬ THỦ TƯỚNG HUN SEN

Sinh năm 1952 tại một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Kompong Cham bên bờ con sông Mekong, nhưng khai sinh sớm hơn [4/4/1951], để đủ tuổi gia nhập Khmer Đỏ. Học vấn qua bậc tiểu học, sau đó tham gia các phong trào tranh đấu. Có gốc là sĩ quan Khmer Đỏ, bị thương hư một mắt khi theo Pol Pot tấn công thủ đô Phnom Penh tháng 4, 1975. Sau đó đào ngũ qua Việt Nam trước 1979. Khi hơn 100 ngàn quân CS Việt Nam tràn qua Cam Bốt, lật đổ chính quyền Khmer Đỏ, Hun Sen được đưa lên làm Ngoại Trưởng năm 27 tuổi, rồi Thủ tướng Cam Bốt từ tháng 1, 1985 lúc mới 33 tuổi, được coi là trẻ nhất, giữ ghế Thủ tướng lâu nhất của cả thế giới. Ông cũng đã cho biết trước sẽ ra tái tranh cử vào năm 2013, ở vào tuổi 61. [Phnom Penh Post, Jan 21, 2010]

Và nếu không có gì bất ngờ, ông Hun Sen sẽ còn thống lĩnh chính trường Cam Bốt và là khuôn mặt lớn của khối ASEAN trong hàng thập niên nữa.

Lãnh đạo Đảng Nhân Dân Cam Bốt, Hun Sen được giới ngoại giao và báo chí coi như một thứ “Người Hùng” của Cam Bốt. Năm 1987, từng bị Amnesty International lên án vi phạm nhân quyền vì các vụ tra tấn tù nhân chính trị. Bị các đối thủ lên án là “bù nhìn” của Hà Nội, nhưng thực tế Hun Sen đã rất bản lãnh và độc lập khi chọn đưa đất nước Cam Bốt vào gần quỹ đạo của Bắc Kinh. Nổi tiếng cai trị bằng đôi bàn tay sắt, nhưng cũng không thiếu tai tiếng về các vụ tham nhũng về đất đai, dầu khí và các hợp đồng khai thác tài nguyên của Cam Bốt.

Sẽ thiếu sót, nếu không ghi nhận ở đây, trong thời gian làm Thủ tướng, ông Hun Sen đã nhận được khoảng hơn 10 học vị Tiến sĩ Danh dự từ các đại học khác nhau trên khắp thế giới, trong đó có 2 học vị Tiến sĩ của Hà Nội: một về Chính trị học (1991), và một về khoa Giáo Dục (2007); chưa kể tới hàm Giáo sư về khoa Bang giao Quốc tế của một Đại học Costa Rica, Trung Mỹ. Với từng ấy quyền lực và hào quang, Hun Sen được quốc vương Sihanouk phong cho phẩm tước cao quý “Samdech” [Wikipedia] và còn được mệnh danh là “Đứa Con của Đế quốc Khmer / The Son of the Khmer Empire”.

TỪ ỦY BAN SÔNG MEKONG 1957-1976

Năm 1957, [lúc đó Hun Sen mới chỉ là một cậu bé 5 tuổi] giữa thời kỳ chiến tranh lạnh, với bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, một Ủy Ban Sông Mekong [Mekong River Committee] được thành lập bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Nam Việt Nam và một văn phòng thường trực đặt tại Bangkok; với kế hoạch phát triển vùng Hạ Lưu sông Mekong nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực. Nhưng rồi, Chiến Tranh Việt Nam đã lan rộng ra cả ba nước Đông Dương qua hơn ba thập niên, nên kế hoạch xây dựng các đập thủy điện lớn chắn ngang sông Mekong vùng Hạ Lưu đã gián đoạn, khiến cho con sông Mekong còn giữ được vẻ hoang dã và cả nguyên vẹn thêm một thời gian nữa.

TỚI ỦY BAN MEKONG LÂM THỜI 1978 – 1992

Chiến Tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, nhưng vẫn còn một cuộc chiến tranh diệt chủng trên Xứ Chùa Tháp. [Lúc đó Hun Sen đang là một sĩ quan trẻ trong lực lượng Khmer Đỏ]. Không có Cam Bốt, một Ủy Ban Mekong Lâm Thời [Mekong Interim Committee] được thành lập năm 1978 với hoạt động hạn chế. Cũng trong thời gian này, Thái Lan có kế hoạch chuyển dòng sông Mekong nhằm đưa một lượng nước lớn bơm tưới cho vùng đông bắc Thái Lan khô hạn. Gặp sự chống đối của Việt Nam, Thái Lan đi tới phủ nhận tính cách pháp lý của Ủy Ban Sông Mekong, viện lý do là tổ chức này đã không còn phù hợp với những thay đổi về chánh trị, kinh tế và xã hội trong vùng. Trong điều kiện phân hóa như vậy, Ủy Ban Lâm Thời Mekong hầu như bị tê liệt.

TỚI ỦY HỘI SÔNG MEKONG 1995-2010

Bước vào thời bình do nhu cầu phát triển, con sông Mekong đã trở thành mục tiêu khai thác của 6 quốc gia trong Lưu Vực Lớn Sông Mekong [Greater Mekong Subregion]. Cùng là những nước ven sông nhưng mỗi quốc gia lại có những ưu tiên về phát triển khác nhau với những quyền lợi mâu thuẫn. Do đó, phục hồi một tổ chức điều hợp liên quốc gia tương tự như Ủy Ban Sông Mekong trước đây là cần thiết.

Ngày 05 tháng 04 năm 1995, 4 nước hội viên gốc của Ủy Ban Sông Mekong đã họp tại Chiang Rai, Thái Lan cùng ký kết một “Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Hạ Lưu Sông Mekong” và đổi sang một tên mới là Ủy Hội Sông Mekong / Mekong River Commission [ thay vì Committee] với một thay đổi cơ bản trong Hiệp Ước mới này – thay vì như trước đây, mỗi hội viên có quyền phủ quyết bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong, thì nay không cho một thành viên nào có quyền như vậy. [Thời điểm này, ông Hun Sen đã là Thủ tướng của Cam Bốt được 10 năm 1985-95]. Có thể nói Ủy Hội Sông Mekong là “biến thể và xuống cấp” của Ủy Ban Sông Mekong trước kia.

YẾU TỐ TRUNG QUỐC NHƯ MỘT NHÂN TAI

Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Không còn ảnh hưởng thống trị của Mỹ ở Đông Nam Á, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành yếu tố mới năng động với ảnh hưởng bao trùm trên toàn Lưu Vực Lớn Sông Mekong.

Trung Quốc như một con bài chủ nhưng lại từ chối tham gia vào Ủy Hội Sông Mekong. Do nhu cầu điện năng của Trung Quốc tăng 5-6% mỗi năm, để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế, trước viễn tượng nguồn dầu khí ngày càng cạn kiệt, với khát vọng vô hạn về năng lượng, rõ ràng không có dấu hiệu nào Trung Quốc sẽ dừng bước hay chậm lại kế hoạch khai thác nguồn thủy điện phong phú của tất cả các con sông trong đó có sông Mekong.

Không kể các con sông trong lãnh thổ Trung Quốc, còn phải kể những con đập trên các dòng sông liên quốc gia. Không phải chỉ có chuỗi 14 con đập Bậc thềm Vân Nam trên sông Mekong, Trung Quốc cũng đang ồ ạt xây những con đập Á châu khác, như:

- Trên Sông Irrawaddy: Bắc Kinh đang xây con đập thủy điện lớn nhất Miến Điện, Myitsone 3,600 MW từ cuối năm 2007. Theo tờ báo của nhà nước The New Light of Myanmar, từ tháng 5 năm 2007 Miến Điện đã hoàn tất phác thảo thêm 7 dự án thủy điện cũng trên sông Irrawaddy với tổng công suất lên tới 13,360 MW, do một ký kết giữa China Power Investment Corporation và Bộ Điện Lực Miến Điện.

- Trên Cao Nguyên Tây Tạng : Các con sông lớn Châu Á đều bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Phía đông ngoài hai con sông lớn Hoàng Hà và Dương Tử hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, còn phải kể tới ba con sông khác: Mekong, Irrawaddy và Salween. Phía tây và tây nam là các con sông: Indus, Sutlej và Yarlung Zangpo.

Bắc Kinh sẽ xây con đập đầu tiên trên sông Yarlung Zangbo – Brahmaputra, “con sông cao nhất thế giới”, trên rặng Hy Mã Lạp Sơn. Đây là dòng sông huyết mạch của bao nhiêu triệu cư dân Ấn. Trung Quốc cho biết họ sẽ còn xây thêm 4 con đập nữa trong vùng thung lũng giữa hai quận hạt Sangro và Jiacha. Khi hoàn tất, tổng số công suất của những con đập thủy điện này sẽ “nhiều lần lớn hơn” công suất con đập Tam Hiệp / Three Gorges Dam, lớn nhất thế giới trên sông Dương Tử.

Ấn Độ đã bày tỏ mối quan tâm về những con đập sắp tới của Trung Quốc sẽ tác động trực tiếp trên lưu lượng con sông Brahmaputra, là nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp và kỹ nghệ các tỉnh Đông Bắc Ấn.

Anant Krishnan, nhà ngoại giao cao cấp Ấn cho rằng kế hoạch xây đập của Bắc Kinh, cho dù đó là trong lãnh thổ Trung Quốc nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu trên mối quan hệ đối với các quốc gia hạ nguồn. Rồi ông ta không quên so sánh: “Ấn Độ bị báo động vì những con đập trên sông Yarlung Zangbo- Brahmaputra, cũng giống như các quốc gia Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam đối với những con đập Vân Nam trên thượng nguồn sông Mekong”.

Chỉ riêng với các kế hoạch khai thác sông Mekong của Trung Quốc, Tyson Roberts thuộc Viện Nghiên Cứu Nhiệt Đới Smithsonian đã nhận định: “Xây các đập thủy điện, khai thông thủy lộ, với tàu bè thương mại quá tải sẽ giết chết dòng sông… Các bước khai thác của Bắc Kinh sẽ làm suy thoái hệ sinh thái, gây ô nhiễm tệ hại, khiến con sông Mekong đang chết dần, cũng giống như con sông Dương Tử và các con sông lớn khác của Trung Quốc.” (6)

Theo luận điệu của Trung Quốc thì chỉ có 13.5% lưu lượng sông Mekong đổ xuống từ khúc sông Lan Thương, so với lưu lượng trung bình hàng năm sông Mekong đổ ra Biển Đông, do đó các con đập Vân Nam không có ảnh hưởng đáng kể tới hạ nguồn; nhưng theo Milton Osborne, chuyên gia uy tín về Đông Nam Á và là tác giả những cuốn sách “The Mekong: Turbulent Past, Uncertain Future” thì trong Mùa Khô, lưu lượng nước từ sông Lan Thương ở một số nơi hạ nguồn, chiếm tới 40% , gấp 3 lần con số Trung Quốc đưa ra.

Như một điệp khúc từ phía Trung Quốc, và hơn một lần được Thủ tướng Hun Sen lặp lại, là ảnh hưởng tác hại chuỗi đập Vân Nam trên sông Mekong là không có thực.

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “TT Hun Sen với thảm họa môi sinh lớn nhất khi “Trái Tim Biển Hồ” ngừng”

  1. Bến Tre says:

    Cùng toàn là bọn ” sáng đầu tối đánh “.

    Bắc Triều Tiên đầu Trung Quốc để được ăn cháo , nên muốn đánh để kiếm cơm. Thằng nào tham sống sợ chết thì viên trợ.

    Campuchea , đầu Trung Quốc để kiếm tiền ; mặc dầu hủy hoại tài nguyên môi trường, có tiền là được rồi
    Bỏ Việt Nam vì Việt Nam nghèo quá , tiền thơm hơn. Thằng tham nhũng nào cũng có cái đầu giống nhau.

    CSVN bây giờ không biết đầu ai đánh ai nửa ; thôi thì cứ như là con đĩ thằng nghiện , ai cho tiền thì theo. biểu gì cũng làm , có gì cũng bán.

  2. lotxac says:

    Tiếng nói của T.T Campuchia Hun Sen là tiếng nói của ĐCSVN,và nó cũng phải rập khuông theo khuông khổ của chủ nhà Trung-Quốc; vì nó phát xuất từ Pol Pốt khmer rouge do TQ đưa vào Campuchia để tiêu diệt trên 2 triệu dân Cambốt; và sau khi CSVN đưa quân vào xứ này thì Hun Sen được dựng lên bỡi CSVN.
    Vậy tôi chỉ tóm tắc ngắn gọn vài lời: những gì T.T Hen Sen nói hay phát biểu trên diễn đàn của Campuchia là tiếng nói rập khuông của CSVN và của TRUNG QUỐC vĩ đại.

Phản hồi