WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải thích về nguồn gốc lễ Giáng sinh, ông già Noel

Từ đâu có ông già Giáng Sinh?

Merry Old Santa Claus (by Thomas Nast)

Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa lễ Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhỉ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus. Trong tháng 12 nhưng phải phân biệt Nikolaus và ông Weihnachtsmann.

Từ đời nữ Hoàng Thephanu gốc Hy Lạp, là vợ Hoàng Ðế Otto II của Ðức, muốn nhớ lại thánh Nikolaus. Nên từ năm 1555 tại Ðức nguời ta may áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu, giả làm Nikolaus hình ảnh Nikolaus được xuất hiện trở lại với ý nghiã mang tình thương đến với mọi người.

Weihnachtsmann xuất hiện từ năm 1933 do quảng cáo của hãng Coca Cola. Hình ấy được thấy trên màn ảnh Tivi suốt muà Giáng Sinh

Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào một đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.

Có tài liệu cho biết, ông già Noel được phong Giám mục vào thế-kỷ thứ 3 sau TL. Sau khi được phong thánh, Nikolaus trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con. Ông qua đời vào ngày 6/2 không nhớ năm.

Ngày 6/12 hàng năm để tưởng nhớ lại hình ảnh người đạo đức, giàu lòng nhân từ bác ái . Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của ông Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.

Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc vớ mà trẻ em treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh.

Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích vì khuyên trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà

Ðêm Thánh vô cùng / Heiligabend /silent night

Chúa chào đời vào ngày 25 tháng 12 trong máng cỏ nghèo hèn đã để lại cho nhân loại lịch sử suy niệm, từ đó trở đi hàng năm tín đồ ThiênChúa Giáo cử hành lễ Giáng Sinh rất long trọng khắp nơi trên thế giới. để tưởng nhớ ngày Chúa ra đời bên thành Bêlem/Bethelem, trên phần đất nghèo nàn thuộc lãnh thổ Do Thái / Israel.

Sự nhập thế của Chúa Hài đồng trong máng cỏ nghèo hèn đã có những hiện tượng lạ theo sự hướng dẫn của ngôi sao kỳ diệu, các vị vua vùng lân cận đã tìm đến hầu Ngài (trong lễ ba Vua). Mọi người trên thế giới đều thờ kính Ngài con một của Chúa cha đã xuống thế làm người và chiệu chết trên cây Thánh giá.

Ngày lễ Giáng sinh ở đâu cũng thường giống nhau, nhưng có sự thay đổi chi tiết tùy mỗi địa phương trên thế giới.

Trong vô số những bài ca, người ta còn nhắc nhở đến những bài thánh ca bất hủ, trở thành những bài ca quốc tế, dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số đó có bài thánh ca “Đêm Thánh Vô Cùng” của nhạc-sĩ thiên tài người Áo tên là Franz Grubert .

Năm 1840 nhạc-sĩ Franz Grubert là người đệm dương cầm cho Giáo đường nắm cạnh bờ sông Danube. Grubert báo cho Cha Sở Joseph biết rằng vào giờ chót đàn dương cầm hư, không thể sửa được, xin cha chọn bài hát khác không cần đệm dương cầm

Chính cha Josep viết liền lời thánh ca và nhạc sĩ Grubert phổ nhạc ngay tại chỗ. Đêm Giáng Sinh năm 1840, bài thánh ca “Silent Night/ Đêm Thánh Vô Cùng” ra đời và được hợp ca với một cây đàn nhỏ phụ họa.

Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ. “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…Chúa sinh ra đời…Nằm nơi hang đá trong máng lừa…”

Người theo đạo hay không, trong đêm nầy đều vui mừng ngày Chúa ra đời. Dân chúng mừng Giáng Sinh theo phong tục như người Pháp, sau khi dự thánh lễ về, có bữa ăn nửa đêm, do đó các gia đình công giáo Việt Nam vẫn giữ tục ăn “Réveillon” vào lễ nửa đêm Noel.

Nói chung phong tục cuả người Tây phương giống nhau. Người Ðức trong đêm Giáng Sinh đi dự Thánh lễ vào khoảng 20 giờ. Gia đình đoàn tụ bên cây thông được kết đèn màu, dưới gốc thông là những gói qùa để tặng nhau sau bửa ăn tối thường có ngỗng quay, rượu nho vv..

Miền New England dân chúng ăn tiệc mừng Giáng Sinh theo người Anh. Trong bữa ăn “Réveillon” nửa đêm, luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Đông Phương như đinh hương đậu khấu và rượu nho. Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật, để chống lại cái lạnh bên ngoài. Tại Ðức cũng có loại rượu nho Gluehwein hâm nóng bán tại các chợ trong mùa Giáng sinh

Hầu hết dân Mỹ gia đình thường đoàn tụ vào ngày Thanksgiving 26/11 hàng năm, để tạ ơn đời, ơn người cùng ân phúc của trời đất, Còn đêm Giáng Sinh gia đình cũng tổ chức ăn uống, trao đổi quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp nhất cho cả lễ Giáng Sinh và năm mới

Truyền thuyết Noel
Truyền thống đón Noel và các tập tục xung quanh nó ra đời từ rất xưa: thiệp ra đời ở Anh, tem ra đời ở Đan Mạch, bánh Buche ở Pháp và cây thông Noel xuất xứ từ một lễ hội của người Đức vào thời kỳ Trung Đại.

Ông già Noel

Theo truyền thuyết, Giám mục thành Myra, sinh ở Thổ Nhĩ Nhĩ Kỳ năm 279 Công Nguyên, nổi tiếng vì cả cuộc đời dành cho các họat động bác ái. Đến thế kỷ IX Công Nguyên, Hội Thánh Công Giáo làm lễ phong thánh cho ông với cương vị là Thánh bổn mạng của trẻ em. Từ đó ra đời tên gọi Santa Clauss (người Anh và Mỹ gọi là ông Noel).

Theo truyền tụng, lúc còn sống, giám mục Myra đã ném đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến, vì gia đình các cô quá nghèo. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo tất (vớ) cạnh lò sưởi để nhận quà của ông Noel.

1 Phản hồi cho “Giải thích về nguồn gốc lễ Giáng sinh, ông già Noel”

  1. Tien Pham says:

    Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ. “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…Chúa sinh ra đời…Nằm nơi hang đá trong máng lừa…”

    Đó kô phải là bài Silent Night. Đó a bài Hang Bê Lem. Silent Night:
    .
    http://www. you tube. com/ watch?v=J6P3fCDQVMI

Phản hồi