WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biển Đông Đầy Sóng Gió

A Sea of Troubles

Simon Long, Columnist, Singapore

The World in 2011,

The Economist, December 2010

Đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) mà hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng, sẽ rất có thể đưa đến xung đột.

Biển Đông. Ảnh: The Economist

Trong 10 năm vừa qua, giới hàn lâm và những học giả về luật pháp có những cuộc tranh luận về một đề tài mà chỉ một số ít người hiểu biết. Đó là chủ quyền trên một số đảo, đảo san hô, và những bãi cát trong vùng Biển Đông (South China Sea). Tuy nhiên, trong năm 2010, vùng biển này đã trở thành một vấn đề được chú ý tới. Trung Quốc tập luyện hải quân ở đây. Hoa Kỳ gửi hàng không mẫu hạm nguyên tử George Washington tuần tra ở khu vực này, kể cả cuộc viếng thăm Việt Nam đầu tiên của chiến hạm này. Hoa Kỳ, Trung Quốc và những quốc gia Đông Nam Á ven biển tranh cãi về Biển Đông.  Những cuộc tranh cãi này sẽ làm inh tai nhức óc trong năm 2011.

Có bốn diễn biến gặp nhau ở vùng Biển Đông. Một là chính quyền Obama tái xác nhận vai trò của Hoa Kỳ với tư cách một cường quốc ở Á châu, một thế lực duy trì hòa bình, và cộng tác viên đối với một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc xác định là một cường quốc ở trong vùng. Thứ ba, Trung Quốc tăng cường biểu dương sức mạnh quân sự để hỗ trợ vị thế cường quốc. Thứ tư, cho đến nay chưa tìm kiếm ra một diễn đàn nào hiệu quả để có thể đưa những tranh chấp ra bàn cãi và sau cùng có thể đi đến một giải pháp.

Trước khi đến Việt Nam, hàng không mẫu hạm George Washington đã hoạt động ở ngoài khơi Nam Hàn. Hoa Kỳ ủng hộ luận điểm của Nam Hàn – được hỗ trợ bởi một một cuộc điều tra quốc tế – theo đó, Bắc Hàn chịu trách nhiệm về việc đánh chìm chiến hạm Cheonan của Nam Hàn vào tháng 3, 2010. Điều này đặt Hoa Kỳ vào vị thế đối nghịch với Trung Quốc khi quốc gia này từ chối không quy trách nhiệm cho một đồng minh lâu năm. Biến cố Cheonan cũng đã đưa đến một cuộc biểu dương lực lượng hải quân bởi cả hai quốc gia ở ngoài hải phận của Bắc và Nam Hàn. Trong năm 2011, sự căng thẳng sẽ gia tăng. Ngoài khác biệt về lập trường liên quan đến vụ chiến hạm Cheonan và chiến thuật thuyết phục Bắc Hàn hủy bỏ võ khí nguyên tử, hai nước sẽ có hai đường lối khác nhau đối với việc thay đổi cấp lãnh đạo tại Bắc Hàn.

Căng thẳng có thể gay gắt hơn tại vùng Biển Đông so với vụ Nam Bắc Hàn. Việc Trung Quốc công bố lập trường coi Biển Đông là một vấn đề quan trọng chính như Tây Tạng và Đài Loan đã làm Hoa Kỳ quan ngại và đã khiến Hoa Kỳ xác định quyền lợi quốc gia đối với vấn đề tự do lưu thông ở Biển Đông. Lập trường này được công bố trong những buổi họp ôn hòa và bình thường của Diễn Đàn Quốc Gia Đông Nam Á được tổ chức tại Hà Nội. Gần một nửa trong số 27 quốc gia có mặt tại hội nghị đã bầy tỏ sự ủng hộ đối với lời kêu gọi của Hoa Kỳ về việc tìm phương thức mới để giải quyết tranh chấp.

Trên hết, Trung Quốc (Đài Loan), Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân, và Việt Nam đều đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ trong Biển Đông. Ngay cả Nam Dương cũng có một phần lãnh hải nằm trong bản đồ của Trung Quốc. Nhưng đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng, sẽ rất có thể đưa đến xung đột. Chính vì vậy mà sự thân thiết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, một đối thủ truyền thống của Trung Quốc, mang tính cách khiêu khích. Điều này sẽ còn thể hiện mạnh mẽ hơn vào năm 2011, khi Hoa Kỳ tăng cường thỏa hiệp với Việt Nam về sự hợp tác nguyên tử dân sự. Đối với những quan sát viên Trung Quốc, việc này nhắc nhở đến sự hợp tác gây tranh cãi tương tự với Ấn Độ và có vẻ liên hệ tới chính lược be bờ của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã gây ra sự nghi ngờ của các nước láng giềng. Các tầu của Trung Quốc coi Biển Đông như một cái hồ của Trung Quốc. Những bản đồ bí ẩn của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên những vùng rất lớn vượt ra ngoài cả những phạm vi có thể chứng minh được dù sử dụng cả chủ quyền trên các hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong năm 2010, Trung Quốc phô trương bằng cách cho một tầu ngầm nhỏ cắm cờ dưới lòng biển sâu đến hơn hai dặm (chính xác là 3,759 thước).

Tầm ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc không những bành trướng sâu hơn mà còn phát triển xa hơn từ bờ biển. Vào năm 2010, Sri Lanka khánh thành một hải cảng do Trung Quốc xây ở phía nam tại Hambantota. Công việc xây cất một hải cảng khác đang được tiến hành tại Gwadar, Pakistan. Chiến hạm của Trung Quốc đã viếng thăm Myanmar lần đầu tiên. Tất cả những sự việc này làm tăng sự nghi ngờ của Ấn Độ về một chiến lược gọi là “chuỗi hạt trai” nhắm vào việc ngăn chặn sự vận chuyển của tầu bè Ấn Độ. Đây là một phần của việc bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc và Biển Đông sẽ là trọng điểm của mối lo ngại.

Thời gian để chuẩn bị cho một ngày mưa gió

Sự lo ngại này được tăng cường bởi hai khía cạnh đặc biệt của việc hiện đại hóa quân lực Trung Quốc. Thứ nhất, chương trình không được công bố về việc chế tạo hàng không mẫu hạm. Thứ hai, chương trình chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm lần đầu tiên trên thế giới mà Trung Quốc và một báo ngoại quốc đã giới thiệu là một loại võ khí nhắm tiêu diệt các hàng không mẫu hạm và sẽ làm đảo lộn chiến thuật trên biển.

Tuy nhiên nhiều chiến lược gia Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng rằng quan niệm Trung Quốc bắt kịp sức mạnh kỹ thuật của Hoa Kỳ là vượt xa thực tế. Trong khoảng thời gian sắp tới, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một lực lượng hàng hải đứng đầu trong Biển Đông, nhưng không đủ để có thể bảo đảm nền hòa bình. Công việc này đòi hỏi những diễn đàn để giải quyết những tranh chấp trong vùng chứ không chỉ là những nơi để trò chuyện. Trung Quốc đã có thể ấn định những điều kiện để tranh luận về Biển Đông bằng cách từ chối tất cả những việc bàn cãi về những tranh chấp ngoại trừ những buổi họp song phương.

Trong năm 2011, tình hình sẽ rõ rệt hơn đối với Đông Nam Á rằng một hoạt động ngoại giao đa phương sẽ mang lại lợi ích cho cả vùng. Quyền lợi của Đông Nam Á đòi hỏi một cơ chế để giải quyết những căng thẳng nội bộ một cách dễ dàng – thí dụ như giữa Nam Dương và Mã Lai hoặc giữa Cam Bốt và Thái Lan. Chiếc dù Hoa Kỳ tiếp tục bảo vệ sự an toàn trong vùng nhưng sẽ không chống được mưa mãi mãi.

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Biển Đông Đầy Sóng Gió”

  1. Gọi HÒANG SA – TRƯỜNG đảo Việt

    Xin sửa lại là:

    Gọi HÒANG – TRƯỜNG SA đảo Việt

    Đa tạ

  2. lotxac says:

    Đau thương cho dân miền Trung: QUÊ HƯƠNG TÔI NGHÈO LẮM AI ƠI !
    MÙA ĐÔNG THIẾU ÁO; HÈ THỜI THIẾU ĂN !
    Họ khổ vì cuộc chiến phi-nghĩa gây ra bỡi một con người GIAN-DỐI; mang theo những con người DỐI GIAN để gây nên cảnh TƯƠNG-TÀN; TƯƠNG SÁT; khiến miền TRUNG; đất cày nên SỎI ĐÁ; dân chúng CẦN-CÙ cả đời quật-lộn để sinh nhai…mà không đủ ăn; đủ mặc. Thế mà THIÊN TAI luôn luôn gieo rắc lên trên đầu; trên cổ họ mỗi năm; khiến nhà tan cửa nát trong cảnh màng TRỜI; chiếu ĐẤT.
    Vậy mà chưa xong; khi họ bị cái gọi là GIẢI PHÓNG đưa đẩy họ vào cảnh BẾ TẮ́C lại càng BẾ TẮC; nên nhiều người phải liều chết vượt biển ra đi… tìm lẽ sống tại các nước TỰ-DO trên khắp nẻo đường tôi gặp; ở đâu cũng dân miền TRUNG.
    Kẻ không may mắn; còn ở lại nước; họ nhờ bàn tay của những người ra đi cứu giúp cho họ chiếc thuyền; chiếc ghe để đi đánh cá mà sống. Kẻ còn lại; họ đấu tranh ngày đêm vì cuộc sống; có người phải bán LAO-ĐỘNG NÔ LỆ để đem tiền về NUÔI ĐẢNG trước; nuôi gia đ̀nh sau. có người phải gả con qua các nước DAILOAND; NAM-HÀN để gửi tiền về nuôi CHA; MẸ.
    Kẻ còn lại; không may mắn hơn thì họ ra biễn đánh cá để sinh nhai qua ngày…
    Bây giờ; BIỂN VIỆT NAM đã bị TÀU THU HẸP bỡi bọn TÀU CỘNG; khiến TÀU ĐÁNH CÁ VN không còn chỗ đánh bắt cá. Tàu đánh cá của CSTQ tiến sâu vào miền TRUNG chỉ cách Đà-Nẵng vài chục Hải Lý; nó gặp Tàu đánh cá VN thì đụng cho chết; cho gãy đôi. Thế mà CSVN không dám làm gì phải im lặng; hoặc báo là TÀU LẠ đụng nhầm ?
    Một đám cầm quyền CSVN nhu-nhược như thế thì còn đáng để chúng ta NVTD bàn cãi nữa sao ?
    Trong khi ấy; Mỹ muốn vào can thiệp cho VN; thì CSVN lại chần chờ; do-dự ?.
    Đường nào CSVN cũng phải chết; họ không còn chọn con đường nào hơn là GIAO VIỆT NAM lại cho DÂN quyết định; mà TÔN-GIÁO là QUYỀN ƯU TIÊN cho DÂN TỘC VN.

  3. lotxac says:

    Ngồi trong văn phòng; trong nhà vắng mà đoán hưu đoán vượn thì ai không nói được; chả có ai làm gì mình.
    Từ bao chục năm nay; ngư LÃO chỉ mong cho BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG, VÀ CHỈ MONG CÓ NGÀY ĐÓ CHO CSVN sáng cái con mắt nó ra; trước khi nó GIÃY CHẾT.

  4. Minh Đức says:

    Bài viết về xung đột có thể xảy ra về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa mà lại là xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Đáng lẽ phải là sự xung đột giữa kẻ xâm chiếm tức là Trung Quốc và người chủ của Hoàng Sa, Trường Sa tức là Việt Nam. Hình ảnh mờ nhạt của Việt Nam trong bài này có nghĩa là Việt Nam không đủ sức bảo vệ chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa mà cũng không có ý chí để đứng ra bảo vệ. Bị cái vòng kim cô 16 chữ vàng tròng lên đầu thì làm gì còn ý chí nữa!

  5. Tàu phải học bài học của Nhật và Đức trong thế chiến thứ hai, vì hai nước này tỏ ra hống hách về quân sự cho nên Mỹ nhảy vào, vì thế hai nước này chuốc thất bại một cách thảm thương. Học bài học đích đáng này, nên nước Nhật thay đổi hoàn toàn chính sách ngoại giao, lúc này Nhật cần Mỹ để phát triển kinh tế và bảo vệ bằng quân sự những thành quả kinh tế mà Nhật đã đạt được từ sau thế chiến thứ hai.

    Tàu phải học bài học khôn ngoan như Nhật, không nên để Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ như Nhật và Nam Hàn nhảy vào bênh VC. Nếu có cuộc chiến tranh xảy ra vì sự hùng hổ biểu dương sức mạnh quá trớn như Saddam sẽ đưa Tàu đến một vị thế là đơn độc một chống 3, lại thêm Án Độ nhảy vào vòng chiến, cùng các nước đông nam á can dự vào, sẽ đưa Tàu vào thế bế tắc. Những thành quả kinh tế mà Tàu đạt được mấy chục năm nay sẽ tan tành theo mây khoái.

    Mấy năm trở lại đây, nạn tham nhũng đang trên đà phát triển ở Trung Hoa tuy chưa đến nỗi chóng mặc như ở VN, nhưng với đà này sẽ có ngày giống như ở VN và người Trung Hoa sẽ mất niềm tin vào chính phủ, chính là mối nguy cho sự tồn vong của đất nước.

    Lại thêm một nhà báo Trung Hoa Tôn Hồng Kiệt bị một nhóm băng đảng đánh chết vì ông điều tra sai phạm của chính quyền về vụ chiếm đất của một công ty sửa để xây nhà cho cán bộ cao cấp. Nếu Trung Hoa không có những con người ưu việt như Lưu Hữu Ba, nước Trung Hoa sẽ xuống cấp như VN và xã hội Liên Xô củ. Với cái đà xuống dốc như thế, khỏi cần súng đạn, các nước khác có thể đè bẹp Trung Hoa một cách dễ dàng. Liên xô củ bị sụp đổ đâu cần tốn một viên đạn.

    Ngoài nhưng vụ ra oai vô lý đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ, Tàu còn mắc phải sai lầm với những tàu bè đánh cá của VN. Tại sao người Tàu có những chính sách thô bạo với những người đánh cá này trong khi họ chẳng biết gì về hải phận mà họ đánh cá, họ chỉ nghe VC tuyên truyển đó là hải phận VN mà hải phận VN họ có quyền đánh cá. Trong khi đó mấy tên VC tuyên bố đó là hải phận của chúng nhưng tàu chiến của chúng không dám bén mản tới, chúng chỉ xúi dục người đánh cá xông vào trận để gây mối bất hòa giữa hai dân tộc mà người Trung Hoa không nhận chân được điều đó lại nhảy vào đòn bẩy của VC, gây căm thù càng ngày càng thêm trầm trọng . Tại sao người Tàu khi bắt những người đánh cá VN không giải thích cho họ hiểu rõ về luật biển và giải thích cho họ những hải phận mà bọn phản VC tuyên bố là có chủ quyền, chúng đã bán cho Tàu từ lâu rồi như tiểu bang Alaska Nga đã bán cho Mỹ làm sao đòi lại được.Phải giải thích cho người đánh cá VN hiểu rằng VC bán đảo cho Tàu thì Tàu có quyền mua nếu muốn giành lại Trường Sa và Hoàng Sa thì VC có quyền tuyển mộ đoàn quân bại trận ra các đảo kia đánh mà chiếm lại, cớ sao mang người đánh cá tay không, không có một khẩu súng trong tay ra đối chọi với Tàu. Thật vô lý.

    Ngay tên phản VC Tàu chưa có khả năng hốt chúng về Tàu trị tội, hòn đảo Bạch Long Vĩ một hòn đảo chiến chược Tàu chưa dám đem quân khiêu chiến VC, cứ dương oai như kiểu Saddam vớ các nước láng giềng Đông Nam Á ,Mỹ Nhật, Đại Hàn sẽ chuốc lấy thất bại.

    Hảy học bài học ngoại giao của Đặng Tiểu Bình, ông rất mềm mỏng đối với nước phương tây, nhờ thế mà nước Trung Hoa mới hùng mạnh như ngày hôm nay.Nếu Trung Hoa học theo thói đời lưu manh của VC, nước Trung Hoa sẽ mất vị thế hùng mạnh trên trường thế giới.

    • Vũ Duy Giang says:

      Tầu lạ(ai)Ng.Hi.En”dậy một bài học”cho Tầu Quen(TQ) theo ngược gương của tổ tiên Đặng tiểu Bình!Vậy mà lại than rằng:”Nếu TH không có những con người ưu VIỆT như Lưu hữu Ba,nước TH sẽ xuống cấp như VN,và xã hội Liên Sô cũ”.Như vậy Ng.Hi.En khen Lưu hữa Ba tốt như người Việt,cũng chỉ vì ông này đã tham dự cuộc nổi dậy ở Tiền An Môn bị Đặng tiểu Bình đàn áp đẩm máu,và cầm tù Lưu hữu Ba không cho ra nhận giải Nobel Hòa Bình 2010.
      Phản hồi của Ng.Hi.En có nhiều mâu thuẫn,nên En cần tĩnh dưỡng tâm thần ở viện,trước khi tiếp tục phản hồi,phản…quốc!

      • Sở dĩ tôi ca tụng Đặng tiểu Bình vì ông Đặng luôn luôn muốn dạy cho bọn phản VC bài học thứ hai, Ông Vũ Duy Giang có thích người ăn cháo đá bát như VC không? Tôi ca tụng ông Ba vì ông ta thích hòa bình, không những tôi tôn kính ông mà mọi người trên thế giới đều kính mến ông.Vũ Duy Giang đừng dùng lối lý luận theo kiểu vũ phu VC. Tôi Phản quốc hay Vũ Duy Giang phản quốc, sự thật mọi người đều biết, đừng nên vội kết luận nhanh mà lạc vào thế giới cuồng điên vô ý thức.

    • bach viet says:

      nguyễn hiền đích thực là bọn tàu cộng trá hình, giọng điệu sặc mùi tàu chệt .
      Không có người Việt Nam yêu nước mà lại đi ca tụng bọn ba tàu cả

  6. Trung hoàng says:

    “Cuộc đời nay như ngưạ buông cương,
    Khó dừng lại gió cu lụp bụp.
    Mặt nước biển lô nhô lặn hụp,
    Chim đua bay cá lại tranh mồi.
    Ngọn thuỷ triều nô nức sục sôi,
    Bầu trái đất một phen luân chuyển”.

    Lòng tham lam không bờ bến cuả kẻ bá quyền bành trướng là tai hoạ cho thế giới nhơn loại, nó là hố sâu không đáy, như biển lớn không bờ bến ngằn bé có thể ước định được. Chính Cái Lưỡi Bò Trung Quốc đã là nguyên nhân chủ yếu cho biến động Biển Ðông, tương lai tranh chấp khốc liệt giưả các thế lực trong vùng và thế giới sẽ phải xảy ra. Các nước còn lại trên thế giới nầy, chắc chắn rồi cũng sẽ bị ảnh hưởng cuốn hút vào. Cuộc biến động càng lúc càng đến gần nhơn loại hơn, hầu như tránh cho khỏi cái hoạ lớn đó là việc không thể nào thoát được.

    Việt Nam dù muốn hay không muốn thì cũng là nơi chịu đựng, đứng chổ đầu sóng ngọn gió bành trướng mạnh mẻ bạo ác đó, một cơn cuồng nộ ngang ngược cuả kẻ bá quyền, luôn luôn đến từ phương Bắc xuống đất nước và dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc Việt Nam xuyên xuốt từ thời dựng nước và giử nước, chiến sử ngăn chận kẻ xăm lược phương Bắc trải dài với bao thời kỳ, nền tự chủ riêng bờ riêng cõi vẫn còn đó mãi với thời gian. Tương lai dù có thế nào, dân tộc Việt Nam cũng vẫn sẽ chiến thắng sau cùng, đất nước Việt Nam mãi mãi tồn tại với hồn thiêng sông núi kiên cường anh dũng đó. Kẻ thù truyền kiếp bá quyền bành trướng Trung Quốc rồi cũng sẽ thảm bại, cơ nguy vong tan rã khó tránh khỏi trước các liệt cường thế giới, tam phân tứ liệt như chính lịch sử cuả Trung Quốc đã phải từng nhận lảnh.

    Âm vang sự tuẩn tiết oai hùng cuả chiến sĩ Miền Nam Việt Nam ở đảo Hoàng Sa 1974, là hồ sơ tội ác cuả Trung Quốc trên Biển Ðông, sự cướp đoạt bằng võ lực là bằng chứng thuyết phục nhất cho Việt Nam trước Công Pháp Quốc Tế. Dân tộc và đất nước Việt Nam không thể nào chấp nhận Hoàng Sa trong tay người Trung Quốc, một cứ điểm tối ư quan trọng trên mặt biển cuả Việt Nam. Chẳng những Hoàng Sa mà cả Trường Sa, những hy sinh oan uổng cuả bộ đội Quân Ðội Nhân Dân, kể cả các ngư phủ bị đánh đập sát hại để tống tiền; dân Việt yêu nước trong ngoài nhanh chóng sưu tập HỒ SƠ TỘI ÁC BIỂN ÐÔNG, truyền lưu mãi mãi về sau, chuẩn bị sẵn sàng cho một tranh chấp pháp lý trưng bằng cớ trước quốc tế trong một ngày không xa.

    Hoàng Sa vưà là tháp canh mặt biển toàn bộ từ Bắc chí Nam Việt Nam, nếu ở trong tay Trung Quốc, nó trở thành cứ điểm để xuất phát tấn công mặt biển toàn bộ lảnh thổ Việt Nam. Quan trọng nhất là nó trở thành cái khoá chốt chặt Việt Nam, khống chế hoàn toàn cưả ngỏ lối ra vào hải phận quốc tế đối với mọi hoạt động trên biển cuả các lực lượng Việt Nam. Sự xây dựng gấp rút ở đây cuả Trung Quốc, vưà khống chế được Việt Nam, vưà làm bàn đạp sẵn sàng cho Cái Lưỡi Bò Trung Quốc liếm lấy cả vùng biển ở khu vực nầy. Chính vì quá nôn nóng, Trung Quốc vội vàng công bố Cái Lưỡi Bò đó là quyền lợi cốt lõi cuả họ. Sự nôn nóng đó đã phải bị trả cái giá cay đắng cho Trung Quốc, trước mắt là phải thay đổi Bộ Trưởng Ngoại Giao vì không thể nào làm khác được.

    Ðể giảm bớt HẤP LỰC cuả Hoa Kỳ đối với nhà cầm quyền CSVN, Trung Quốc buộc phải có một bước lùi chiến thuật ở khu vực Biển Ðông Á, nhanh chóng mở mũi vùi tiến công trên khu vực Ðông Bắc Á. Sự căng thẳng Nam Bắc Triều Tiên, để qua đó Bắc Triều Tiên nâng tầm vóc lại cho đàn anh Trung Quốc. Thêm vào đó, Trung Quốc mở ra cuộc tranh chấp đảo Senkaku (Ðiếu Ngư) với Nhật Bản. Chiến lược “Thò Thụt” liên tục không ngừng cuả Trung Quốc, mong sao cố phá vỡ vành đai càng lúc càng khép chặt cuả Hoa Kỳ và đồng minh. Vưà kéo mỏng lực lượng quá hùng hậu cuả Hoa Kỳ, vưà để tìm những kẻ hở sơ xuất để tháo gở Cái Thòng Lọng, đang chực hờ xiết lấy đầu Con Ngưạ Hoang bất trị, giống ngưạ hung hãn còn xót lại trên Cánh Ðồng Thảo Nguyên cuả thế giới hôm nay.

    Chính cái lực cản Hoàng Sa chận giưả hai đảng CSVN và CSTQ, mặt bằng mặt nhưng lòng chắc hẵn là chẳng thuận với nhau. Xưa có câu : “Trẻ tham ăn kê miệng liếm vào, Chừng đứt lưỡi mới là hối hận.”. Huống chi Cái Lưỡi Bò Trung Quốc thò liếm Biển Ðông Việt Nam, đang phải chiụ nhỏ từng giọt máu cay đắng, làm anh khổng lồ phải té lăn chúi đầu xuống đất, đúng với hình ảnh mà Bùi Tín ví von là “Chưa đỗ ông Nghè, Lại đe hàng Tổng.”. Trong khi vì cái bụng bị trướng to quá, nên muốn đứng dậy cũng là điều rất khó khăn, bởi vì bụng to mà đầu đít lại bị teo nhỏ lại, không cân đối xứng giống như hàng nháy dỏm trên lảnh vực kinh tế lẫn quốc phòng.

    Việc Lê Công Phụng vưà ký kết biên giới và một phần lảnh hải xong giưả Việt-Trung, lại phải sang Hoa Kỳ làm Ðại Sứ ở đây, chính là cái tát tay vào mặt Trung Quốc không hơn không kém. Ðiều đó cho thấy Hoa Kỳ là một HẤP LỰC mới khá mạnh mẻ trong nền ngoại giao ÐA CỰC hiện nay cuả Việt Nam. Khi Việt Nam càng đến gần hơn với Hoa Kỳ, thì cái HẤP LỰC cuả Trung Quốc đối với Việt Nam chắc chắn ngày sẽ yếu bớt dần.

    Thêm vào cái lực cản Hoàng Sa, nó sẽ đẩy Việt-Trung khó gần lại khắn khít như trước. Nếu Việt Nam còn giử mãi hệ thống ÐCS toàn trị độc đảng như hiện nay, Việt Nam cũng sẽ mãi là một vệ tinh xoay chung quanh cái hành tinh là ÐCSTQ. Ðể khã dĩ có thể giử lại được Hoàng Sa, Việt Nam phải là một hành tinh độc lập trong Thái Dương Hệ, nhanh chóng rứt ra khỏi hấp lực cuả Trung Quốc như từ trước tới nay, để rồi cứ phải chiụ mãi mãi là một vệ tinh xoay chung quanh hành tinh duy nhất, hành tinh đó chính là ÐCSTQ. Ngoại giao ÐA CỰC, sẽ tiến dần để hoàn toàn trở thành là MỘT HÀNH TINH ÐỘC LẬP trong vũ trụ thế giới bao la nầy.

    Con thú hoang hung hăng khi đến đường cùng thì chắc chắn cũng sẽ vùng vẫy vô cùng mãnh liệt, cây cỏ chung quanh hang ổ cuả nó ắt phải chiụ cảnh xác xơ bầm dập, đó là điều cần luôn toan liệu trước. Câu LONG VỸ XÀ ÐẦU cũng là lời cảnh báo cuả bậc hiền triết Việt Nam, dân Việt yêu nước thương nòi luôn luôn ghi nhớ lời vàng ngọc để lại đó.

    Xin gởi đến toàn dân Việt trong ngoài :

    “Còn một cuộc chiếu manh giành xé,
    Khắp hoàn cầu ó ré một nơi.
    Nhìn xem chư quốc chiều mơi.
    Sao đời chẳng sớm tách dời bến mê.
    Ru con buồn ngủ chưa mê,
    Tầm đòi lên kén sợ dê phá chuồng.
    Nực cười cho lũ sói muông,
    Ðem điều cay nghiệt phá tuồng Thuấn Nghiêu,
    Ðến sau phách lạc hồn siêu,
    Rã rời thân thể mang nhiều tai ương.
    Ai ơi hãy ngắm cho tường,
    Nhìn ông tận mặt hùng cường làm chi.”

    Xin trân trọng.

Leave a Reply to Minh Đức