WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trần Văn Giàu và căn bệnh “Sùng bái Liên Xô”

GS Trần Văn Giầu

Ông Trần Văn Giàu, một đảng viên cộng sản kỳ cựu gốc miền Nam, vừa mới qua đời vào cuối năm 2010, ở tuổi đại thọ gần con số chẵn 100 năm. Báo chí của nhà nước cộng sản đã viết rất nhiều về ông với lời ca tụng tán dương hết mực, và một số học giả ngoại quốc cũng đã viết về ông với sự khách quan dè dặt. Trong bài này, tôi không chủ ý viết lời khen chê nào đối với một nhân vật, mà mình đã không để tâm theo dõi tìm hiểu gì nhiều, mà cũng chưa hề bao giờ tôi đã gặp mặt hay chuyện trò gì với ông ta nữa.

Mà như trên nhan đề, tôi chỉ muốn ghi lại cái căn bệnh “Sùng bái Liên Xô”, mà nhiều nhà lãnh đạo cộng sản Việt nam trước đây đã mắc phải, và trong số những người đó, ông Giàu là một tiêu biểu khá rõ nét.

Thật vậy, ông Giàu đã có lần phát biểu một câu chắc nịch đại ý được ghi lại như sau: “ Nói gì thì nói, chứ Liên Xô thì không bao giờ mà lại có thể sai lầm được”. Mà cả lãnh tụ Hồ Chí Minh của ông Giàu, thì cũng đã từng tuyên bố đại khái rằng: “ Tôi chẳng có tư tưởng lý thuyết riêng nào cả, mà các lãnh tụ Staline và Mao Trạch Đông đã suy nghĩ đày đủ chu đáo lắm rồi…” Còn ông Tố Hữu, thì đã có bài thơ ca tụng đại lãnh tụ Stalin lúc ông này từ trần vào năm 1953, với những  “câu thơ bất hủ” như:

“Thương cha, thương mẹ, thương chồng

Thương mình thương một, thương ông thương mười”.

Vào hồi đầu thập niên 1940, lại còn có một đảng viên cộng sản miền Nam lấy cả tên hai địa danh chiến tích nổi tiếng của Liên Xô để mà đặt tên cho hai cô con gái của mình, đó là Huỳnh Thị Crimee và Huỳnh Thị Odessa. Cái tên gọi này được chính thức ghi rõ ràng trong giấy khai sinh hồi đó còn viết bằng tiếng Pháp trong sổ hộ tịch ở xứ Nam kỳ thuộc địa, chứ đó không phải chỉ là tên gọi trong chỗ riêng tư của gia đình.

Và như ta đã biết, kể từ thập niên 1920, tổ chức Đệ Tam Quốc tế Comintern do Liên Xô lãnh đạo đã tài trợ cho không biết bao nhiêu cán bộ nòng cốt của đảng cộng sản Việt nam, để họ theo học tại Đại học Phương Đông ở thủ đô Moskva. Đó là những nhân vật với tên tuổi quen thuộc như Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trần Văn Giàu, Bùi Công Trừng… Hồ sơ về các sự việc này đều còn được lưu giữ với nhiều chi tiết trong văn khố đồ sộ của cơ quan này.

Ngày nay, với sư “Giải mật” (Declassification) về các tài liệu vẫn thường được giữ kín trong các văn khố của nhiều quốc gia, đặc biệt là của Liên Xô, thì giới nghiên cứu lịch sử có thể cung cấp cho chúng ta hình ảnh mỗi ngày thêm chính xác hơn về sự yểm trợ tài chánh và sự chi phối của Comintern và của Liên Xô đối với chính sách và hành động của đảng cộng sản Việt nam, kể từ ngày đảng này mới được thành lập vào đầu thập niên 1930, cho đến các thập niên 50-60 sau này.

Điển hình là gần đây, công chúng Việt nam vừa mới được biết đến hai bức thư viết tay bằng tiếng Nga do chính ông Hồ Chí Minh ký năm 1952, để gửi cho lãnh tụ Stalin mà có đính kèm dự thảo chính sách cải cách ruộng đất đã được đảng cộng sản Việt nam soạn thảo, với sự cố vấn của người lãnh đạo cộng sản Trung quốc là Lưu Thiếu Kỳ, thì sự kiện này càng chứng tỏ rằng: “đảng cộng sản VN đã theo rất sát với sự chỉ dẫn và lãnh đạo của bậc đàn anh Liên Xô”. Và đó là nguyên ủy của mọi tai ương khốn khổ cho dân tộc chúng ta từ hơn 60 năm qua, do  lũ người cộng sản cuồng tín quá khích đã du nhập cái thứ “ bạo lực cách mạng đày hận thù đẫm máu” từ Liên Xô, Trung Quốc vào Việt nam để mà tàn phá tan hoang cơ đồ non nước chúng ta.

Công cuộc cải cách ruộng đất được phát động rầm rộ ở miền Bắc trong thập niên 1950, mà người cộng sản gọi là “ cuộc cách mạng long trời lở đất”, thì đã gây ra biết bao đau thương chết chóc, khổ nhục cho cả hàng mấy chục vạn nạn nhân được xếp vào lọai “giai cấp địa chủ”. Sự việc này đã được nhiều người biết đến từ lâu rồi,  tôi khỏi cần nhắc lại ở đây nữa. Mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một điểm chủ yếu sau đây: “Đó là đảng cộng sản Việt nam đã áp dụng đúng theo sự chỉ đạo của người anh cả Liên Xô và của người anh lớn Trung Quốc trong vụ cải cách ruộng đất cực kỳ dã man tàn bạo này”.

Và trước sự ta thán hốt hỏang, bất mãn của đa số quần chúng về sự tàn ác vô nhân đạo đó, thì giới lãnh đạo mới làm bộ dàn cảnh sửa sai, bằng cách cử Tướng Võ Nguyên Giáp đứng ra “ xin lỗi quốc dân”, đồng thời “cách chức Tổng Bí Thư Trường Chinh và một vài cán bộ cao cấp khác”. Việc này chỉ nhằm tạm thời xoa dịu nỗi uất ức của các gia đình nạn nhân mà thôi. Chứ về thực chất, thì chính sách cải cách ruộng đất này là do tòan bộ giới lãnh đạo chóp bu của cộng sản Việt nam đã thông qua quyết định, và tuyệt đối áp dụng theo đúng sự lãnh đạo của các đàn anh Liên Xô, Trung Cộng.

Rồi tiếp liền theo sau đó, họ vẫn tung ra chiến dịch “Hợp tác hóa, tập thể hóa nông nghiệp” cũng lại rất tàn bạo sắt máu, cũng lại rập khuôn theo đúng với chính sách của Liên Xô, Trung Quốc.

Trở lại với chuyện ở miền Nam vào các năm 1945 – 47, đúng vào cái thời ông Trần Văn Giàu còn đang nắm giữ việc lãnh đạo chánh quyền tại đây, thì đã xảy ra hàng lọat các vụ sát hại những người ái quốc theo khuynh hướng cộng sản Đệ tứ Quốc tế (còn gọi là phe trotskyst, tức là theo chủ trương của lãnh tụ Leon Trotsky, người bị Stalin cho tay sai tới ám sát vào năm 1940, lúc ông sống lưu vong ở Mexico), điển hình là trường hợp bị thủ tiêu ngay tại khu vực phía bắc thành phố Saigon của các ông Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà… Cũng cần phải ghi lại việc thủ tiêu Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra Phật Giáo Hòa Hảo, cũng đã xảy ra vào năm 1947 tại khu vực miền Tây Nam Bộ. Các chuyện tàn ác động trời này, ông Giàu và phe cộng sản Đệ Tam của ông đã thực hiện đúng theo chủ trương của Liên Xô, mà ông coi là “không bao giờ mà lại có thể sai lầm được”, như đã ghi ở trên.

Tóm tắt lại: Những người lãnh đạo cộng sản nòng cốt vốn được Comintern đào tạo từ lâu tại Moskva, như ông Hồ Chí Minh, Trần Văn Giàu…, thì họ đã áp dụng đường lối chính sách rập theo khuôn mẫu của Liên Xô dưới thời Stalin, mà họ đã thật tâm rất mực sùng bái, đúng như lời phát biểu công khai của họ trước công chúng. Mà cho đến ngày nay bước qua thế kỷ XXI rồi, giới lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội cũng vẫn còn tuyên bố “kiên trì đi theo đường lối Cách mạng Tháng Mười của Liên Xô” nữa.Thật đây rõ ràng là một tai họa thảm thương cho cả một dân tộc Việt nam vốn đã có lịch sử trên 4000 năm văn hiến vậy.

Hỡi ôi! Cái thời đại sao mà quá nhiễu nhương u ám mê hoặc!

California, Tháng Giêng 2011

© Đòan Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Trần Văn Giàu và căn bệnh “Sùng bái Liên Xô””

  1. Võ Hưng Thanh says:

    TỘI NGHIỆP THAY CHO TRẦN VĂN GIÀU

    Trình độ tú tài Tây của ông Giàu lúc đó thì cũng đâu có cao xa gì. Thế thì làm sao ông ta hiểu được lịch sử triết học, hiểu được, nhất là đánh giá được tư tưởng cở như Mác hay cở như Lênin. Thế nên cách đi “du học” của ông Giàu thực chất chỉ là đi “tu nghiệp” chính trị kiểu ngắn ngày. Đó là cách cán bộ cơ sở, cán bộ cốt cán được đi “tập huấn”, được đi “huấn luyện” theo cách truyền miệng, theo cách các đợt “học tập chính trị” về chủ nghĩa Mác, do các vị “thầy” là những cán bộ xô viết của nhà nước Liên xô khi ấy hướng dẫn và trang bị. Con đường làm cách mạng của ông Giàu thực chất là như thế. Cho nên những công trình nghiên cứu về sau của ông ta chẳng qua cũng chỉ là rập khuôn, sao chép, làm sao có được ý nghĩa của nhận thức về chân lý, ý nghĩa của phê phán khoa học, ý nghĩa của tư duy triết học đúng nghĩa. Đó cũng chẳng qua là dân trí của nước ta khi ấy còn quá thấp. Và đạt cở trình độ ông Giàu khi ấy được cho là mới lạ và quá cao rồi. Bởi vậy sự yếu kém về mặt tư duy khoa học, tư duy triết học về chiều cao của một dân tộc thì làm sao còn phê phán nổi người khác mà không “bê nguyên xi” như kiểu ông Giàu được. Nên nói chung thật tội nghiệp cho ông Giàu. Đến như trinh thần của Trần Đức Thảo cũng còn chưa sạch được nước cản huống gì ông Giàu. Cho nên đây chính là kinh nghiệm xương máu của các thế hệ thành niên tuổi trẻ nước nhà ngày nay mà cả gần hơn thế kỷ rồi nhà chí sĩ yêu nước lớn Phan Chu Trinh vẫn hoàn toàn mong đợi.

    VHT

Phản hồi