WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những ai thất bại?

Nhắc đến chuyện thất bại, ai ai cũng không bao giờ muốn điều đó đến với mình, nhưng đôi khi những gì ta không thích, nó vẫn cứ đến. Nếu thất bại mà chưa được xác định bằng hai chữ “hoàn toàn” thì vẫn còn có cơ hội làm lại. “Thua keo này ta bày keo khác”, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta rằng, đừng bao giờ nên nản chí!

Có lẽ là chưa bao giờ một việc xảy đến cho một vài cá nhân đấu tranh chống cộng sản ở Việt Nam lại được nhiều người, nhiều tổ chức quan tâm như vụ công an Việt Nam bắt giam các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long , Lê Công Định. Chỉ trong khoảng hơn môt tuần lễ, các tin tức xuất phát từ báo chí của nhà nước CSVN đã khơi mào cho một “phong trào viết về Lê Công Định”  của báo chí tự do. Hàng loạt bài viết, bài bình luận của những tác giả công khai tên tuổi thật, và rất nhiều tác giả chỉ dùng bút danh, đã bày tỏ quan điểm của mình về việc luật sư Lê Công Định (LCĐ) bị bắt giam. Người ta gần như quên mất rằng, trong vụ bắt bớ này còn có hai vị đều có trình độ học vấn tương đương với LCĐ, thậm chí ông Trần Huỳnh Duy Thức còn là “chị ba” tức là về mặt thứ bậc trong tổ chức của nhóm này, ông ta cao hơn LCĐ.

Đối với ông Lê Thăng Long, dư luận cũng không biết gì nhiều hơn là ông ta cùng tốt nghiệp đại học Bách Khoa với ông Trần Huỳnh Duy Thức ở Sài Gòn. Thái độ của ông Lê Thăng Long ra sao trước việc bị bắt, không ai biết, báo chí của nhà nước CS cũng chỉ nhắc sơ qua là bắt ông Lê Thăng Long vào ngày 04/06/2009. Công an cũng không đưa ra được một bằng chứng nào về việc ông Lê Thăng Long đã nhận tội. Riêng ông Trần Huỳnh Duy Thức, thì báo CAND có đưa tin kèm theo việc LCĐ đã nhận tội, là ông ta cũng đã nhận tội (?).

Ngay từ ngày 13/06/2009 báo CAND đã vô tình tiết lộ về thái độ của ông Trần Huỳnh Duy Thức trong bài “Bắt Khẩn Cấp Luật Sư Lê Công Định” như sau: “Trần Huỳnh Duy Thức khi bị an ninh điều tra thực hiện lệnh bắt, khám xét thì đã có những lời lẽ coi thường luật pháp, xấc xược và bất hợp tác”. Như vậy là đã rõ, Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã có thái độ kiên quyết phản ứng trước vụ băt bớ này. Tuy chưa hề từng bị công an bắt bớ một lần nào, nhưng thái độ dũng cảm không hề sợ hãi của ông Trần Huỳnh Duy Thức đã được chính công an thừa nhận. Tuy báo chí quốc doanh nói là Trần Huỳnh Duy Thức đã nhận tội, nhưng họ đã không thể đưa ra một bản tường trình, hoặc một giấy tờ gì minh chứng cho việc này. Theo suy luận, trái với trường hợp LCĐ, công an đã không có được điều họ muốn từ ông Trần Huỳnh Duy Thức. Và như vậy, chúng ta đã có cơ sở để ca ngợi “Chị Ba” là người  có đủ dũng khí đấu tranh!

Riêng đối với ông Lê Công Định, không hiểu có một duyên cớ gì mà người ta cứ “thích” nhắc đến tên ông ta?

Mọi chuyện cũng lại bắt đầu từ báo CAND của nhà nước CSVN. Tựa đề các bài viết của họ đều đưa cái tên Lê Công Định lên hàng đầu, không những thế nội dung bên trong của các bài báo đó cũng đề cập đến nhân vật LCĐ nhiều hơn. Thậm chí như trong bài viết “Khởi Tố Bị Can Đối Với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long”, tuy tựa đề bài này không nói gì đến LCĐ nhưng nội dung lại chỉ vẻn vẹn có 7 dòng (kể cả lời dẫn và một dòng chỉ có 2 chữ) là nói về hai ông Lê Thăng Long Và Trần Huỳnh Duy Thức, còn lại “tràng giang đại hải” là nói về LCĐ. Như vậy, việc công an “xây dựng” LCĐ lên trở thành tâm điểm của vụ bắt bớ này là hoàn toàn có chủ ý.

LCĐ đã “lập công” để chuộc cái… vô tội của mình, bằng cách hợp tác tốt với công an. Xin được trích dẫn báo CAND ngày 16/06/09 đã viết trong bài “Lê Công Định Và Mưu Đồ Phản Loạn”: LCĐ nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự tôn trọng sự làm việc của các nhân viên an ninh điều tra. Được các nhân viên này đánh giá là “tương đối tích cực” bởi đã mau mắn khai ra địa chỉ của 15 hộp thư mà Định thường dùng và mật danh của một số “đối tượng phản động” ở nước ngoài… Một đoạn khác: Là luật sư nên rất hiểu luật, vì vậy từng trang tài liệu in ra Định đều ghi rất cẩn thận “tài liệu này được in ra từ máy tính của tôi”…

Có vẻ như ông LCĐ không bị một áp lực đe dọa nào từ phía công an ngay trong lúc khám xét và kiểm tra máy tính tại văn phòng của ông ta ở số 11 đường Phan Kế Bính, Sài Gòn. Theo quy định của nhà cầm quyền CSVN về một cuộc tổ chức khám nhà thì cần có rất nhiều ban bệ, nào là Viện Kiểm Sát, công an khu vực, đại diện UBND phường, đại diện tổ dân phố, mặt trận tổ quốc vv…, và một số người làm chứng. Vậy thì, trước mặt đông người và rất nhiều người không quen biết nhau như vậy, công an không dám có một hành động gì hăm dọa đương sự cả. Có thể kết luận, ông LCĐ đã hoàn toàn tự nguyên hợp tác với công an, khi đã mau mắn khai ra 15 địa chỉ Email và ký xác nhận vào các tài liệu được in ra từ máy tính cá nhân của mình.

Thực ra, người viết bài này không hề có ý định (và không có quyền có ý định) phán xét điều gì về tư cách đấu tranh của LCĐ. Trước hết cần khẳng định rằng, LCĐ là người vô tội, việc công an Việt Nam bắt giữ ông ta là một việc làm hoàn toàn phi pháp. Dù ông ta có thể bị công an khống chế từ trước khi bị bắt để dùng làm “chim mồi” đi chăng nữa, thì ông ta cũng chỉ là bất đắc dĩ mà thôi. Và nếu có, thì sự việc ấy cũng chỉ mới xảy ra cách nay không lâu (ít nhất là phải sau tháng 02/2008), vì vào ngày 22/02/2008 LCĐ còn viết một bài thơ đấu tranh khá hay, thể hiện quan điểm về chiến tranh Nam – Bắc của mình với tựa đề “Cuộc Chiến Vô Nhân”, xin trích : Người ta chôn ngàn người vô tội/Và tự hào chiến thắng vinh quang/Than ôi những chiến binh/Đếm huân chương đỏ ngực/Vì xả súng bắn đồng bào không tấc sắt/Miệng vẫn nhăn nhở cười/Trong diễu hành kỷ niệm 40 năm sau…/Lịch sử gần đến lúc sang trang/Những nghi ngờ vững bền rồi sẽ mất/Máu đòi trả máu/Quy luật muôn đời không bao giờ thay đổi.

Như vậy, với những vần thơ trên (chưa phổ biến công khai), cùng với 7 bài viết đăng trên một số báo kể cả của quốc doanh và hải ngoại, tuy quan điểm chính trị của LCĐ không rõ ràng trong các bài viết đó, thậm chí nó còn có vẻ rất thân CS trong bài “Tại Sao Không Nên Sợ Đa Nguyên”. Nhìn chung, dù các bài báo của LCĐ mang tính chuyên ngành hơn là quan điểm chính trị đấu tranh, chúng ta vẫn nghiêng về xu hướng coi ông  là một người có tư tưởng đối lập với cộng sản.

Tuy vậy, là một người đấu tranh thiếu kinh nghiệm, nên LCĐ sụp đổ nhanh chóng là điều đương nhiên. Một số giả thuyết cho rằng LCĐ có một tư thế “hở sườn” nào đó, một “gót chân Asin” nào đó, mà từ đó công an an ninh Việt Nam “điểm huyệt” ông ta dễ dàng đến vậy. Tôi cho rằng lý do này không thuyết phục lắm. Qủa thật ông LCĐ chưa có thành tích đấu tranh gì nhiều, tầm ảnh hưởng về chính trị của LCĐ đối với phong trào đấu tranh trong nước, có thể nói là hầu như chưa có gì. Nếu giống như nhiều vụ việc bắt bớ các tổ chức “phản động” trước đây, công an Việt Nam cứ im lặng mà triệt hạ, và họ rất dè dặt với báo chí. Thì không mấy người Việt trong nước biết đến LCĐ với tư cách là một người đấu tranh.

Ngay trong ngành luật, tuy LCĐ được biết đến bởi từng tham gia bảo vệ quyền lợi cho việc xuất khẩu cá Ba Sa, rồi bào chữa cho các vị luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, nhà báo tự do Điếu Cày, nhưng  kết quả bào chữa các vụ này chưa như mong đợi. Tất nhiên phải kể đến việc tòa án hiện nay ở Việt Nam thực ra đâu cần đến luật sư, vì mọi bản án đều dường như đã được “bỏ túi” từ trước. Về bản “Tân Hiến Pháp” thực ra cũng không phải là do LCĐ sáng tác, mà là do ông Nguyễn Sỹ Bình soạn thảo rồi đưa cho LCĐ góp ý, còn bản “Điều Lệ Đảng Dân Chủ Việt Nam” cũng vẫn là ông Nguyễn Sỹ Bình đưa cho LCĐ tham khảo mà thôi. Thêm nữa, 18 năm sau khi tốt nghiệp đại học luật Việt Nam, du học qua hai nước, nhưng chúng ta cũng chưa nghe thấy một công bố nào về đề tài nghiên cứu chuyên ngành luật của LCĐ.

Liệu có hơi vội vàng khi nói đến thất bại? Và ai thất bại?

Xin được trả lời rằng, dù màn kịch LCĐ viết tường trình nhận tội và xin khoan hồng là có thật, và báo chí của nhà cầm quyền CSVN có làm rùm beng về vụ triệt hạ được một tổ chức “phản động” quan trọng, với nhân vật LCĐ là một luật sư “nổi tiếng”. Nhưng dư luận từ nội bộ những người đấu tranh trong nước, nhất là những người có tên tuổi công khai, đều cho rằng việc LCĐ sụp đổ là điều dễ hiểu. Và dù họ đã tiên liệu được điều này, nhưng thậm chí vẫn bị bất ngờ bởi sự việc diễn ra quá chóng vánh đến như vậy!

Có người đưa ra giả thuyết mong manh rằng, thú tội là cách tránh bị tra tấn đánh đập của LCĐ, ông ta sẽ phản cung trước tòa án. Chuyện bị tra tấn chắc chắn là không xảy ra, nhất là đối với những người ôn hòa như LCĐ. Cho dù kế hoạch này là có thật thì nó vẫn bị phá sản ngay từ phút đầu, bởi những hiệu ứng tai hại của  nó đã gây nên sự tổn thất lớn về tinh thần của quần chúng. Đặc biệt, việc khai nhận theo cách “tuốt tuồn tuột, tất tần tật” không giống một người trá hàng của LCĐ đã là một đòn chí tử, đánh mạnh vào uy danh và lòng tốt của Liên Minh Châu Âu và Mỹ đã dành cho chính ông ta!

Một vấn đề cần nhận ra là, đây chính là một đòn tâm lý mà nhà cầm quyền CSVN chủ động đánh vào ý chí của những tư tưởng đấu tranh giành dân chủ hóa đất nước, đánh vào niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ các nhà dân chủ. Họ đã cố tình vẽ ra một LCĐ như là một lãnh tụ thực sự, “lãnh tụ” này đã tự nguyện quy hàng, thì giống như câu chuyện chiến tranh thời cổ đại, tướng hàng thì lính cũng nên hàng theo (!)

Từ hàng chục năm nay, nhân dân Việt Nam cũng cần biết ơn liên minh EU và Hoa K ỳ đã luôn bênh vực mhững người Việt bị nhà nước VNCS vi phạm nhân quyền. Nhưng cũng thật trớ trêu thay, khi họ bắt đầu lên tiếng đòi công bằng cho LCĐ, thì ông ta lại đi công nhận là mình có tội. Vì vậy, nhà cầm quyền CSVN mới có cớ cao giọng chỉ trích, rồi công khai tuyên bố rằng bộ ngoại giao Hoa Kỳ và đại diện ngoại giao EU tại Việt Nam đã vô cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Thật là một câu chuyện dở khóc dở cườì, giống như việc mọi người hô hào nhau đi cứu người sắp chết đuối, và oán trách kẻ xấu đã xô đẩy anh ta ngã xuống ao, thì anh ta lớn tiếng nói là “tôi không sao đâu, chỉ vì tôi đang… bắt trộm cá, người ta nói rằng cứ ngồi bờ ao là trộm cá”?!

Nhưng không! Đây không thể là một thất bại của phong trào đấu tranh giành đa nguyên đa đảng, giành tự do dân chủ văn minh tại Việt Nam!

Đây chỉ là thất bại của cá nhân LCĐ khi ông không chiến thắng được chính bản thân mình. LCĐ không thể đại diện, và chưa hề chính thức là đại diện cho (dù chỉ) một nhóm đấu tranh nào. Việc LCĐ chấp nhận hoàn cảnh hiện nay không có gì là xấu, vì ông ta hoàn toàn có quyền, ông ta tự nguyện đấu tranh rồi tự chấp nhận thất bại cho riêng mình mà thôi.

Trong nhóm ba người bị bắt, LCĐ đã tường trình thú tội. Nhưng đối với hai người là Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long, thì công an đã không thể có được bản “tường trình” theo kiểu thú tội như LCĐ, bởi nếu có thì báo chí của công an đã “kịp thời” loan tải. Mọi người đều có quyền tin rằng, cho đến hôm nay các ông Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long vẫn đứng vững. Chúng ta hãy nhớ đến những con người dũng cảm, đã hoặc đang trong chốn lao tù như linh mục Nguyễn Văn Lý, các vị Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Xuân Nghĩa…

Chúng ta cũng ghi nhận tiếng nói của những con người có quan điểm chính trị đấu tranh cương quyết, đanh thép, trên mọi diễn đàn báo chí, các đài phát thanh, nhất là trước mặt công an, khiến công an cũng phải kiêng nể kính phục. Đó chính là những lời phản kháng, lời tuyên bố đầy can đảm và trí tuệ của các vị Trần Anh Kim, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, linh mục Phan Văn L ợi…Và còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương đấu tranh dũng cảm kiên cường khác, mà trong khuôn khổ bài viết này, tôi không thể liệt kê ra hết được. Chính những con người ấy mới thực sự xứng đáng là những lãnh tụ tinh thần của những người đấu tranh hiện nay ở Việt Nam . Chúng ta không thể chạy theo sự dẫn đường bởi báo chí của nhà cầm quyền CSVN, để tôn ông này bà nọ lên hàng “lãnh tụ”, chỉ vì họ có chút học vị học hàm, mà quên rằng, thủ lĩnh trong đấu tranh dứt khoát và trước tiên phải là những người can đảm!

Thời gian sẽ lấp đầy những mất mát, thiếu sót, rồi người ta sẽ quên đi những vui buồn thường tình. Qua vụ việc của LCĐ nhiều người cũng đã kịp nhận ra rằng, trong cách mạng, nhất là với đặc thù văn hóa, đặc thù tôn giáo, và đặc thù nhận thức có nhiều nét riêng của Người Việt. Việc một ai đó được công nhận là một thủ lĩnh đấu tranh, không thể dễ dãi và đơn giản, họ cần phải trải qua thực tiễn xương máu, phải chứng tỏ được bản lĩnh, năng lực thực sự, và đặc biệt là phải thu phục được nhân tâm của số đông.

Thông thường, một tổ chức ban đầu của cách mạng muốn có sức sống bền vững, thì nó phải được xây dựng và phát triển theo quy mô từ nhỏ đến lớn, từ thấp lên cao, chứ không thể “đốt cháy” giai đoạn. Những vị trí lãnh đạo phong trào phải là những người ưu tú, đã từng trải và được quần chúng công nhận, đề cử, chứ không thể do một vài cá nhân tự tung hô, tự xưng tụng nhau lên một cách tùy tiện. Và nếu muốn tạo hình lên một ông Bụt, thì tốt nhất là không nên tạo bộ râu tóc bạc phơ trước, vì như vậy ma quỷ sẽ đoán biết đây có thể sẽ là ông Bụt trong tương lai, chắc chắn nó sẽ tìm cách phá hủy trước khi ông Bụt thành hình.

“Thất bại chính là mẹ của thành công”, mong rằng đối với phong trào đấu tranh giành dân chủ hóa đất nước, hướng đến một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng tại Việt Nam, những người đấu tranh cũng sẽ lần lượt vượt qua tất cả những khó khăn trên con đường đi tìm chân lý của mình!

Phản hồi