WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dư âm của những tiếng vỗ tay

Đại Hội Việt Kiều tại Hà Nội tháng 11/2009. Nguồn: vnexpress

Sau giai đoạn ở hang, loài người ở chòi, ở túp, ở lều… trước khi dọn vô ở nhà. Đây có thể là lựa chọn tối hậu, và tối ưu, của phần lớn nhân loại. Phần còn lại, ở công trường, ở nông trường hay ở trại – trại lính, trại giam, trại tị nạn, trại lao cải, trại sáng tác… Ăn ở tập thể kiểu này (thường) là do bị hoàn cảnh ép buộc, hay vì phán quyết của toà án nhân dân, hoặc chỉ thị của hội nhà văn, – chứ không lại ai tự nguyện vác xác đến những nơi đông đảo, ồn ào, rất mất vệ sinh, rất linh tinh và thiếu thốn (đủ bề) như thế. Và bởi thế nên cựu công dân nước CHXHCNVN, ông Lâm Hoàng Mạnh, đã cất tiếng than:

Sáng dậy theo đài, đêm theo kẻng
Cuộc đời như thế, sướng hay không?

Mới đây, có vài người (lại) xoay ra ở… cũi! Sự lựa chọn khác thường – và hiếm hoi này – vừa được tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng… “phát hiện,” và cho biết như sau: “Quốc gia nào khép mình bó chặt vào bất cứ một quan hệ đơn phương nào cũng là tự nhốt mình trong cũi.”

Cũi, dù là loại cực lớn, cũng không cách chi “nhốt” được một quốc gia. Nó chỉ đủ chỗ cho một số người, và ai cũng hiểu đây là những kẻ đang cầm quyền ở Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, do tế nhị, đã không tiện nói (hẳn) ra như vậy.

Và có lẽ nhờ vậy nên bài viết của ông (“Trung Quốc – Rồng thật hay Voi giấy?” ) đã có cơ hội xuất hiện trên Tuanvietnam. net, vào hôm 18 tháng 11 năm 2009, và vẫn còn (nguyên) trên diễn đàn này – mãi cho đến hôm nay.

Con thú ở trong cũi là cảnh thường thấy. Con người thì không. Ngó kỳ chết mẹ. Có lẽ vì ý thức được điều này, và vì ý muốn “bình thường hoá” hiện trạng khó coi của mình nên thỉnh thoảng những nhân vật đang sống trong cũi lại khua chân/ chém tay – bi bô hay hô hoán chuyện này, chuyện nọ – để biện minh cho sự lựa chọn (kỳ cục) này. Hệ quả là họ đã tạo ra nhiều thứ … hoang ngôn quái đản:

- Báo Quân Đội Nhân Dân, số ra ngày 11 tháng 10 năm 2009, có bài chính luận để cập đến “sức mạnh của truyền thông hiện đại,” với nhiều chi tiết rất… hoang đường:

“… báo chí, mạng Internet được chúng triệt để sử dụng vào việc truyền bá các quan điểm thù địch, sai trái, xuyên tạc, công kích chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phá vỡ trận địa tư tưởng vô sản, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng còn trực tiếp tiến công vào báo chí cách mạng, vào những nhà báo cách mạng. Với chiêu bài ‘tự do ngôn luận’, ‘tự do báo chí’, chúng vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hòng làm cho báo chí tách rời sự lãnh đạo của Đảng, làm cho các nhà báo mất phương hướng chính trị, mất sức chiến đấu trong hoạt động báo chí của mình. Đòn tiến công này thật sự nguy hiểm đối với sự nghiệp cách mạng và đối với sự phát triển của báo chí nước ta.

- Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư và Nghị quyết Trung ương Khoá X (về “Công tác tư tưởng, lí luận, báo chí trước yêu cầu mới”) cũng “đề ra” nhiều giải pháp (nghe)  hoang đường và hoang mang không kém:

Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu ‘Diễn biến hoà bình’ thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch ; thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng, chống nguy cơ tự diễn biến ở cả Trung ương và các ngành, các cấp.

Chính vì tình thế khẩn trương tới cỡ đó nên Đảng đã quyết định (phải) chui vào cũi. Ở bên trong những chấn xong, tất nhiên, an toàn hơn bên ngoài. Nhưng tầm nhìn, vì thế, không tránh khỏi bị giới hạn. Và sự hạn hẹp này đã phát sinh ra nhiều hoang ngôn (loại) khác:

- Theo TTXVN: “… đến năm 2010 (sẽ) xóa hết hộ đói, cơ bản không còn hộ nghèo!”

- Qua tới thập niên 2030 hay 2040 thì viễn tượng mới thực là huy hoàng, theo như lời của  tiến sĩ Nguyễn Xuân Kiên (Viện trưởng Viện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Đông Nam Á): “Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ 20 -30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 40 năm nữa, Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đồng bộ với với phát triển (tột bực) về kinh tế, văn hoá, giáo dục và âm nhạc cũng đạt đến những thành tích ở đỉnh cao. Báo Lao Động, số ra ngày 30 tháng 9 năm 2009, đi tin: “Việt Nam có nhiều  tiến sĩ, giáo sư thuộc loại nhất khu vực.” Qua tháng sau, báo Thể thao  & Văn hoá (số ra ngày thứ Bảy 03/10/2009) bồi thêm: “Việt Nam có nền âm nhạc cổ điển đứng đầu khu vực.

Nói tóm lại, theo lời của ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (phát biểu vào hôm khai mạc Đại hội Việt kiều) “là chưa bao giờ mình lại cất cao tiếng nói như thế.”

Thiên hạ đều bị ù tai hết trơn hết trọi. Ông Huy Đức mặt mày “đỏ lựng.” Ông Hà Sĩ Phu vò đầu bứt tai, nhăn nhó: “Biết nhục không phải là điều đáng sợ, trái lại, khi nói về dân tộc mình, không hiểu sao tôi cứ rùng mình ghê sợ trước một thái độ hơn hớn tự đắc.” Còn ông Nguyễn Đình Đăng thì phàn nàn là những tiếng nổ quá lớn (hay nói theo nguyên văn lời của ông là “quá trớn”) đã “át mất tiếng lòng sâu lắng của lương tâm.”

Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Văn Lục nhận xét rằng: ”Cái tồi tệ nhất trong bài nói chuyện ‘vô học’ của ông chủ tịch không hẳn là những lời phát biểu huênh hoang lố bịch mà là tiếng vỗ tay rào rào.” Ngoài những tiếng “vỗ tay rào rào, ” còn có những tiếng xuýt xoa khen ngợi (từ vài vị đại biểu Việt kiều) mà theo dư luận thì đây chỉ là những lời “nói nịnh” của một bọn “về hùa.”

“Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.”

“Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quý giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày…” ( Việt Nam chặt cầu để tiến lên).

Trước viễn tượng “đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang” như thế mà không có lời phát biểu, hay một bài tham luận nào, từ qúi vị đại biểu Việt kiều (về những nan đề và vấn nạn của đất nước) chỉ nghe thuần có tiếng “vỗ tay rào rào” thì cũng kỳ thiệt, thiệt kỳ. Cộng đồng người Việt hải ngoại ở khắp năm Châu, đặc biệt là thành phần những doanh nhân và trí thức Việt kiều, có thể ví như những cửa sổ mở – từ đó cả nước có thể nhìn ra bên ngoài để học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của toàn thể nhân loại.

Đại hội Việt kiều vừa qua, tiếc thay, lại chỉ gồm toàn những khung cửa đóng. Và người ta không đóng cửa để thảo luận hay bàn bạc gì ráo mà (theo lời của ông Bùi Tín) là để “nghe ông chủ tịch nước đọc diễn văn dài thòng kiểu đại ngôn, rồi nghe một thứ trưởng trưởng ban Người Việt ở nước ngoài đọc báo cáo chỉ kể lể những điều hay ho tốt đẹp, toàn một màu hồng…”

Đại Hội Việt Kiều tại Hà Nội. Nguồn: vnexpress

Nếu đúng vậy thì “vỗ tay rào rào” là phải (chuyện). Chuyện của những người rỗi việc đi xem thú làm trò, trong cũi, rồi vỗ tay tán thưởng. Đó là tiếng vỗ tay của những kẻ vô tâm, hay vô luân – hoặc cả hai.

© Tưởng Năng Tiến

Phản hồi