WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì sao Đặng Tiểu Bình đánh VN năm 1979?

Năm 1979, quân Trung Quốc đánh vào đến Lạng Sơn

Nhắc lại Chiến tranh Trung – Việt 32 năm về trước, một số nguồn sử liệu gần đây nhấn mạnh hơn đến vai trò riêng của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình trong cuộc tấn công Trung Quốc gọi là ‘phản kích tự vệ’.

Trong phần gửi cho BBC hôm 16/2 vừa qua, ông Dương Danh Dy, nhà ngoại giao Việt Nam từng làm việc tại Trung Quốc, có nói đến cách nhìn cuộc chiến từ hai phía.

Tuy nhiên, văn bản này còn cho biết thêm về vai trò quan trọng của ông Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow.

Nay BBC Tiếng Việt khai thác thêm các góc độ trong tài liệu này và so sánh với một số đánh giá đã nêu từ trước về cuộc chiến 1979, sự kiện vẫn chưa được thảo luận công khai ở cả Việt Nam và Trung Quốc.

‘Hoa Kỳ không tán thành’

Đặng Tiểu Bình được trích lời nói rằng ông đã tuyên bố dạy cho Việt Nam ‘một bài học’ trước đó, khi thăm Hoa Kỳ, mở đầu chiến lược kiên kết với chính quyền Carter, nhằm chống lại Moscow và các đồng minh, trong đó có Hà Nội.

Ông Đặng nói với các tướng lĩnh Quân Giải phóng rằng Hoa Kỳ không tán thành việc Bắc Kinh trừng phạt Hà Nội nhưng cũng giúp một ít tin tình báo.

Cuộc đưa quân sang Campuchia của Việt Nam khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để ‘dạy cho VN một bài học’ vì ‘xâm lăng Campuchia’, nước khi đó là đồng minh, và hiện nay cũng đang gần lại với Trung Quốc trong chiến lược Đông Nam Á của Bắc Kinh.

Trong bản dịch của học giả Dương Danh Dy đăng tại một số trang mạng cá nhân ở Việt Nam như nguyenxuandien.blog nhân kỷ niệm 32 năm Chiến tranh Biên giới,

Ông Đặng tiết lộ:

“Khi thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số biên giới (Trung Xô) chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số,”

Có vẻ như chi tiết này khiến TQ tiến hành cuộc chiến họ gọi là ‘Đối Việt tự vệ phản kích chiến’ nhanh chóng và sau khi tàn phá sáu tỉnh biên giới của VN thì rút quân về:

“Ba phần tư binh lực Liên Xô bố trí tại châu Âu, nên muốn tấn công Trung Quốc qui mô lớn thì phải chuyển dời trọng điểm chiến lược, ít nhất phải điều 1 triệu quân từ châu Âu về, việc này không kịp vì thời gian hành động của chúng ta không dài.”

Trong bài nói chuyện đó, ông Đặng Tiểu Bình cũng gọi Việt Nam là ‘Cuba Phương Đông’, hàm ý nước này là ‘tay sai Liên Xô’, và gọi các lãnh đạo Hà Nội là ‘điên cuồng’.

Với giới trí thức bên ngoài, kể cả ở Phương Tây, cuộc chiến ngắn ngày nhưng dữ dội là một cột mốc quan trọng để đánh giá Trung Quốc trong quá trình tìm con đường mới, thoát khỏi thời kỳ tự cô lập của Mao Trạch Đông, và xác định vị trí trên trường quốc tế.

Vai trò quyết định

Trong một nghiên cứu hồi 2010, tác giả Trương Tiểu Minh từ U.S. Air War College, Hoa Kỳ cho rằng ông Đặng có vai trò cá nhân nổi bật trong quyết định đánh Việt Nam.

Theo ông, nhìn từ quan điểm của ban lãnh đạo TQ khi đó thì có ba yếu tố khiến bối cảnh xảy ra cuộc chiến trở nên khả thi.

Đó là quan hệ đặc biệt giữa Moscow và Hà Nội sau hiệp định 1978; vai trò thống trị của Việt Nam ở Đông Dương và quan hệ xấu đi nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Còn về nội bộ, theo TS Trương, chính việc thăng chức của ông Đặng Tiểu Bình, từ vị trí phó thủ tướng khi Mao chết năm 1976, lên chức vụ cao nhất, nắm Quân uỷ Trung ương tại Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là yếu tố quyết định cho việc đánh VN.

Trong bài dịch của học giả Dương Danh Dy, ông Đặng tỏ ra có quan điểm thù ghét Việt Nam một cách khác thường.

Trong phát biểu ngày 16/3/1979, ông được trích lời nói:

“Đồng thời khi kinh doanh chuyện chống đối Trung Quốc, Việt Nam đã đánh nhau nhiều năm, ngay lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng, có công sự đã xây bẩy năm, có cái đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế.”

Một số nhà quan sát đã từng cho rằng ông Đặng phụ trách chuyện viện trợ của TQ cho Hà Nội thời chiến tranh Mỹ – Việt nên cảm thấy bị ‘phản bội’ bởi thái độ quay sang Liên Xô của nước Việt Nam cộng sản sau chiến tranh.

Vì thế, quyết định trừng phạt của ông được nói rõ:

“Nó cũng nghĩ là cậy hiệp ước này kéo Liên Xô xuống nuớc, cũng cậy có hiệp ước này cho rằng chúng ta không dám áp dụng trừng phạt qui mô tưong đối lớn. Ngay trước khi chúng ta ra quân mấy ngày nó còn dự đoán rằng chúng ta chỉ có hành động phạm vi nhỏ hai sư đoàn. Chúng ta hạ quyết tâm này đúng là đã tỉnh táo đánh giá phản ứng của phía bắc lớn đến đâu.”

Các nguồn tin của phía Việt Nam, chẳng hạn như lời kể của cựu đại tá Bùi Tín, cho rằng mâu thuẫn giữa ông Lê Duẩn và Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình lên cao trước khi xảy ra cuộc chiến năm 1979.

Một số giới tại Việt Nam tin rằng ban lãnh đạo Bắc Kinh không thực sự muốn hai miền Nam Bắc VN thống nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Nội.

Ngoài ra, trong dư luận Việt Nam có niềm tin rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng tình thế để kiếm lợi về địa chính trị và cả lãnh thổ, với bằng chứng là vụ đưa quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa.

Hệ quả lâu dài

Về vai trò của Mỹ, các bình luận cho tới nay phần nhiều đồng ý rằng chiến lược lôi kéo Trung Quốc để bao vây Liên Xô của cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski là yếu tố cơ bản để Washington liên kết với Bắc Kinh trong vấn đề Đông Dương.

Điều này cũng được chính giáo sư Brzezinski, người gần đây lại một lần nữa kêu gọi chính quyền Obama xây đắp trở lại quan hệ với Trung Quốc, xác nhận trong nhiều bài viết và sách của ông.

Đổi lại, Trung Quốc được mở lối vào lại với Phương Tây để hiện đại hóa nền kinh tế nhờ các thí điểm về đầu tư tư bản và công nghệ.

Về phía Hoa Kỳ, chiến lược Brzezinski tạo liên minh không tên với Trung Quốc khiến Washington phá vỡ khối xã hội chủ nghĩa châu Á mà không phải tham chiến.

Chiến tranh Biên giới 1979 và cuộc chiến Việt Nam – Campuchia đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế này, xung đột quân sự nổ ra giữa các nước cùng ý thức hệ.

Kế hoạch Bốn Hiện Đại hóa của Trung Quốc cuối thập niên 1970, đầu 1980 có cả phần về quân sự.

Và dù thiệt hại nặng trong cuộc chiến biên giới, Quân Giải phóng Trung Quốc đã rút kinh nghiệm trong việc tổ chức và tiến đến hiện đại hóa.

Việc tăng cường quân bị theo mô hình dùng không quân, hải quân và tên lửa nhiều hơn bộ binh, lực lượng chịu nhiều thiệt hại năm 1979, khiến Trung Quốc ngày nay trở thành một cường quốc khu vực với tham vọng toàn cầu.

Còn với Việt Nam, ngoài thiệt hại nghiêm trọng về vật chất ở các tỉnh biên giới phía Bắc, xung đột vẫn kéo dài, gây chảy máu nền kinh tế.

Cuộc chiến và việc đóng quân lại Campuchia cũng khiến Hà Nội bị cô lập nhiều năm về chính trị và kinh tế.

Tới khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc 10 năm sau, cùng thời gian cách mạng dân chủ rung chuyển Đông Âu, ban lãnh đạo Việt Nam đã quay trở lại làm thân với Bắc Kinh qua cuộc gặp Thành Đô, tạo ra một loạt hệ luỵ mới cho quan hệ song phương tới ngày nay.

Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển dần dần được giải quyết nhưng hòa bình qua đường biên giới, giao thương tăng nhanh với phần lợi nghiêng về Trung Quốc, vẫn chưa thực sự đem lại hòa giải giữa hai nước.

Việc các trang mạng cá nhân và blog ở Việt Nam nhắc lại nhiều về cuộc chiến 1979 cho thấy giới trí thức e ngại Trung Quốc vẫn muốn lên tiếng, trong khi truyền thông chính thức không đả động gì đến chủ đề lịch sử này.

Nguồn: bbc

55 Phản hồi cho “Vì sao Đặng Tiểu Bình đánh VN năm 1979?”

  1. NgườiViệtYêuNước says:

    Câu hỏi; ‘Vì sao Đặng Tiểu Bình đánh VN năm 1979?’ đã được nhiều người quan tâm góp ý. Riêng với tôi thì đơn giản với 2 lý do:

    1) Dạy cho CSVN một bài học (lời của Đặng Tiểu Bình) vì đã ‘phản bội’ Trung Quốc để kết thân với Nga và xâm chiếm xứ chùa tháp, mà campuchia là đệ tử của TQ.

    2) Một lý do khác quan trọng hơn nhưng ít ai để ý đến, đó là nhân cơ hội này thì lấn chiếm thêm đất của VN để sát nhập vào lãnh thổ TQ.

    Vì sau khi khai chiến tháng 2/1979 TQ nói là rút quân về, nhưng họ đã di dời ranh giới vào sâu nội địa VN. Nhiều điểm then chốt và đồi cao chiến lược của VN giáp ranh giới nay đã nằm trong bản đồ TQ. Những người lãnh đạo nhà nước VN đã dấu kín không cho nhân dân biết chuyện này! Bài viết dưới đây củng cố cho nhận định của tôi:

    Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979 sau cuộc chiến tranh biên giới, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù “chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam” [1]. Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ[2] có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các mảnh đất không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam[3]‘. Xin đọc tiếp ở đây: Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990.

  2. Tăng Chính Quy says:

    Hày la, cái lám nhóc đang thất nghiệp ở mấy hãng xe hơi bày lặt nhảy lên thay thế mấy thằng già VOA viết sử làm cái gì ché. Hồng vệ binh đâu có vào lãnh thổ VN 8 cây số, chính xác là điễm cuối cùng chỉ cách Hà Lội có 30 cây…chuối mà thôi. Dân chúng đã sẳn sàng sơ tán hết chơn dồi, ông ngoại! Ngộ lồng ý là vào cái thời điễm ló thì lồ chơi Trung cộng dất là sơ sài. AK clones là chính, xe tăng nhản hiệu chú…hỏa, Kachiusa giết người vì nạn nhân pị thót tim không piết nó sẽ rớt chỗ nào. Chính vì thế mà đạt mục đích thì giới võ lâm trung nguyên đã phải trả một giá không nhỏ. Nhưng nhờ vào cái ống nhổ đầy trí tuệ của Mao chủ tịch mà Đặng tướng quốc kế thừa nên chỉ hai năm sau là có hai cái radar chuyên săn lùng và…tiêu diệt pháo của dân rau muống. 3000 cái xác ở Lão Sơn chở về hâu phương mai táng bằng sư đoàn xe tãi cộng với lữ đoàn xe trâu chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là cái lám “đâm cha chém chú, lắc vú chị dâu” sợ tới già.Hễ nghe quân binh thiên triều đi tới là đã tự đưa….lưng cho pắn. 64 cái lám giỗ hàng năm là đủ cho quân đội nhân dân VN ăn nhậu mệt nghỉ, xem ra chỉ là một thiện chí “hòa bình” của Trung Quốc, chứ lính ngộ mà ra tay thì cho dù các “xưởng đẻ nhân dân” hoạt động chenti pho sévờn cũng…cháy xưởng mà thôi, làm gì còn cọng nào để các lãnh đạo ngâm thuốc. Ai piểu lập quốc mà pày lặt chọn cái hình chữ… ếch. Cóc nhái thời này có con nào còn sống trong mấy quán nhậu đâu…pa? Số phận đã định dồi, chắc chắn không pị “chiên” thì cũng pị “luộc” kiểu giang hồ. Thoải mái được ngày nào thì cứ “thư giãn” ngày đó đi. Nhà nước của Trọng lú, Sán..giun hay Dũng Sang gì đó tiên liệu trước mọi việc dồi và vì thế mới quyết định kêu gọi nhân dân VN đóng góp cho quỹ ANQP để quân đội của Hồ lão đệ có phương tiện mà ĂN NHẬU QUẬY PHÁ.
    Vài hàng đóng góp, nếu có ai không vừa lòng thì cứ cho thằng mập Phùng Quang Thanh vác cái lu beer qua sứ quán của ngộ lai rai dâng sớ.
    Tăng Chính Quy, cựu chính ủy của sư đoàn Tăng…máy cày.

  3. says:

    Hãy xem ‘Đài tiếng nói Hoa Kỳ(VOA) nói gì?
    (VOA tiếng Việt ngày 6/10/2012)

    NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN VIỆT TRUNG 1979

    Những hành vi bị nhiều người cho là hung hãn của Trung Quốc trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh. Đó là nhận định của một số các nhà quan sát khi họ nhìn lại cuộc chiến tranh cách nay hơn 30 năm giữa hai lân bang theo chủ nghĩa Cộng Sản có mối quan hệ khắng khít, thường được mô tả là “môi hở răng lạnh”.

    Những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông có nhiều tài nguyên thiên nhiên tiếp tục gây căng thẳng cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số các nước láng giềng của họ ở Á châu, trong đó có Việt Nam.

    Những vụ tranh chấp như vậy giữa Trung Quốc và Việt Nam đã diễn ra trong nhiều thế kỷ. Nhưng đến cuối thập niên 1970, sự hiềm khích giữa đôi bên đã bùng lên thành một cuộc xung đột vũ trang có nhiều chết chóc, với cuộc chiến tranh thường được gọi là cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979.

    Trung Quốc đã dùng yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa làm một trong các lý do để xâm lăng Việt Nam, tuy cuộc chiến tranh đó diễn ra sau một loạt những vụ đụng độ ở biên giới hai nước và những hành động quyết liệt của Việt Nam ở Campuchia.

    Tại Campuchia lúc đó, chế độ Khmer Đỏ tàn bạo đã phát động một chiến dịch khủng bố trên cả nước. Chiến dịch diệt chủng này rốt cuộc đã gây tử vong cho hơn 2 triệu người. Khmer Đỏ có được sự hậu thuẫn của Trung Quốc nhưng bị Liên Sô phản đối. Việt Nam có được sự hỗ trợ của cả Trung Quốc lẫn Liên Sô trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, nhưng dần dần tránh xa Trung Quốc trong những năm giữa thập niên 1970 và nghiêng hẳn về phía Liên Sô. Việt Nam tiến quân sang Campuchia cuối năm 1978 và nhanh chóng lật đổ chế độ Khmer Đỏ.

    Ông Lý Tiểu Binh, Khoa trưởng Phân khoa Sử Địa của Đại học miền Trung Oaklahoma, cho biết lãnh tụ Trung Quốc lúc đó là ông Đặng Tiểu Bình đã tức giận trước hành động của Hà Nội và quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học”.

    Giáo sư Lý: “Vì ảnh hưởng ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực, cộng với việc xâm lăng Campuchia và sự hợp tác với Liên Sô, nên ông Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc e rằng Việt Nam có thể bành trướng thế lực của mình tới những khu vực khác, kể cả Biển Nam Trung Hoa.”

    Trung Quốc cũng tố cáo Việt Nam bách hại Hoa Kiều và lên tiếng chống đối việc Việt Nam chiếm đóng những hòn đảo của quần đảo Trường Sa.

    Đầu năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình đi thăm Hoa Kỳ và bày tỏ sự bất mãn đối với Việt Nam. Ông nói với các giới chức ở Washington rằng “những đưa trẻ không nghe lời cần phải đánh đòn.”

    Lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua biên giới Việt Nam hồi tháng hai năm 1979. Phía Việt Nam gọi đây là cuộc chiến “chống bá quyền Trung Quốc” trong lúc Bắc Kinh gọi cuộc xung đột vũ trang này là “Cuộc phản kích tự vệ chống lại Việt Nam.”

    Giáo sư Lý Tiểu Binh nói rằng Trung Quốc muốn mô tả cuộc chiến này là một cuộc chiến tự vệ.

    Giáo sư Lý: “Trung Quốc muốn biện minh cho hành động của mình. Họ muốn mọi người tin rằng cuộc chiến tranh này có tính chất phản ứng tự vệ để đáp lại chính sách hung hãn của Việt Nam.”

    Tiến sĩ Lý Tiểu Binh cho biết ông Đặng Tiểu Bình muốn dùng cuộc chiến tranh với Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc.

    Giáo sư Lý: “Có vấn đề giữa hàng ngũ lãnh đạo mới của ông Đặng Tiểu Bình và quân đội. Quân đội than phiền là họ không được lợi lộc gì trong các nỗ lực cải cách. Họ nói rằng trong lúc tiến hành cải cách họ đã không nhận được các nguồn lực để phát triển. Thậm chí họ còn cho rằng họ là nạn nhân của phong trào cải cách.”

    Ông Lý Tiểu Binh nói rằng ông Đặng Tiểu Bình đã để cho quân đội có được một cơ hội để chứng tỏ khả năng và cho phép họ tự soạn thảo kế hoạch xâm lăng Việt Nam.

    Tuy nhiên, cuộc xâm lăng đó lại nêu bật sự yếu kém của quân đội Trung Quốc. Họ chỉ tiến được vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 8 kilo mét, tuy đã gây thiệt hại nặng cho một số thành phố ở biên giới. Đà tiến của những toán quân Trung Quốc đã bị khựng lại khi gặp phải sự kháng cự kịch liệt của phía Việt Nam, những người đã tận dụng được các kỹ năng đánh du kích mà họ đã trui luyện trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Trung Quốc đã gánh chịu tổn thất nhân mạng rất lớn và phải rút về nước sau 29 ngày.

    Giáo sư Lý: “Đó là một thảm họa nhục nhã đối với quân đội. Thương vong ở mức cao, không theo đúng kế hoạch, thông tin liên lạc tồi tệ, tính toán sai lầm, vân vân …”

    Về mặt công khai, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Nhưng phía Trung Quốc biết rõ là quân đội của họ có nhiều khiếm khuyết. Không lâu sau đó, Bắc Kinh đã thực hiện một chương trình để hiện đại hóa quân đội của mình.

    Giáo sư Lý: “Quân đội nhận ra rằng họ đã bị lỗi thời. Tinh thần chiến đấu binh sĩ rất thấp. Các hệ thống của Liên Sô không hoạt động có hiệu quả. Khi đó họ còn dùng các loại khí tài của Liên Sô. Vì vậy cho nên họ đã sẵn sàng chấp nhận đề nghị cải cách quân đội.

    Giáo sư Lý Tiểu Binh cho rằng qua cuộc chiến năm 1979 Trung Quốc lại một lần nữa chứng tỏ với các nước láng giềng là họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ.

    Nhiều năm sau khi chiến tranh chấm dứt, những vụ đụng độ ở biên giới Việt-Trung vẫn tiếp diễn và quan hệ song phương tiếp tục bị căng thẳng. Mãi cho đến năm 1986, với bối cảnh của sự thay đổi hàng ngũ lãnh đạo ở Bắc Kinh và Hà Nội và các phong trào cải cách ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý gác qua một bên những vụ tranh chấp để tập trung nỗ lực vào công cuộc phát triển hòa bình.

    Công cuộc phát triển đó giờ đây đã bị đe dọa bởi những hành động có tính chất kịch liệt của Trung Quốc để chống lại điều mà họ cho là những mối đe dọa đối với lãnh thổ của họ ở Biển Đông. Các nhà quan sát cho rằng những hành vi gây nhiều sóng gió có thể làm cho Trung Quốc rơi vào một cuộc xung đột với các nước láng giềng cũng có yêu sách chủ quyền ở vùng biển rất quan trọng cho hoạt động thương mại của cả thế giới này.

    Dave DeForest
    VOA

  4. Phương says:

    vũ says:

    “Đăng Tiểu Bình áp dụng chiến thuật “chó cắn Trộm”(tức đánh nhanh, rút nhanh) vì “ở lâu” thì biết là sẽ “bị ăn đòn”. VN ta không ra tay ngay bằng các sư đoàn chủ lực là để “nhử” nhà người xuống đồng bằng để”làm cho nó gọn”, cho có hiệu quả cao (khỏi lãng phí đầu đạn cachiusa mà thôi). Gan Đặng lùn là “gan con nhái” nèn hắn chọn nước “cắn trộm” rồi “ù té quyền”

    Nói cho đúng là hắn tuyen bố trước vì những điều như đã nói ở trên , Nhưng trong thâm tâm của Đặng lùn thì hắn cũng nghĩ “nếu ngon xơi” là tiến thẳng về Hà Nội luôn, nhưng thấy “xương quá, rét quá” , gan lại là “gan nhái bén” nên hắn chọn “36 chước- chước chuồn là hơn”.

    Lời bình: tôi thấy giải thích của Vũ như vậy là hợp tình hợp lý!

    Reply

  5. says:

    Việc Đặng Tiểu Bình nuôi dưỡng bon diệt chủng Khơ Me Đỏ (Ponpot), thế giới ngaỳ nay đang lập tòa án QT xử bọn KMĐ, Riêng đối với tội nuôi dưỡng bọn diệt chủng của TQ thì thế giới còn ‘treo” để đấy, sẽ có ngày Đặng được lôi ra luận tội “chống lại loài người” (giết hai 3 triệu người CPC)!./.

    • Phương says:

      Xet nghĩ chỉ một bai của ông VN đã mô tả hết toàn bộ về mối quan hệ giữa VN và TQ. Đồng thời, ông Tan đã đưa ra những bài nhận định phân tich đánh giá về các mối quan hệ này của các nhà chyên gia, các học giả nước ngòai để minh chứng cho bài của ông VN. Đơn giản thế thôi, ai cố tình không công nhận thì tùy. “Chó sủa, đoàn người cứ tiến”!./.

  6. Bùi Lễ says:

    Nước nào cũng thế, họ đều muốn mang lợi ích đến cho đất nước họ
    chứ không ai muốn tự hiến thân làm nô tài chó cho người.

    Mỹ và Trung Cộng giống nhau cùng một quan niêm. Mỹ thì, “sẽ làm
    bất cứ chuyện gì nế thấy đó là có lợi cho đất nước họ”. Có nghĩa là
    “không có bạn lâu dài mà cũng không có kẻ thù truyền kiếp”. Còn Tàu
    thì như con thỏ phải có ba cái hang để hành động. Điều này việt cộng
    nên dùng cái đầu mà suy gẫm . Chứ thấy được phong thánh cho mấy
    chữ vàng thì đừng có vội huênh hoang thờ phụng như “bác” .

    Chiến tranh năm 1979 có nhiều cách nhìn . Theo tôi,
    1. Lê Duẫn chơi với Nga vì không muốn “trả nợ” cho Tàu qua sự dâng
    biển của Họ Hồ . Thấy Lê Duẫn quịt nợ nên Đặng Tiểu Bình đánh
    để mà đòi . Và khi mà Lê Duẫn đã ghét Trung cộng khi mà Tàu dẩn
    một đám Việt cộng (1960) chỉ trên bản đồ Tàu VN là tỉnh của họ.
    (Xem ra con quạ Lê Duẫn ít ra cũng có tinh thần quốc gia so với đám
    việt cộng bây giờ và họ Hồ thời trước!)

    hay là,

    2. Có sự thỏa thuận giữa Việt cộng và Tàu tạo ra cuộc chiến biên giới
    giữa hai nước để Tàu vào VN dời cột mốc biên giới để chuẩn bị
    hiệp ước biên giới trong tương lai (1999) cho hợp lý .

    Xét mặt nào cũng thấy có lý .

    “… Một số nhà quan sát đã từng cho rằng ông Đặng phụ trách chuyện viện
    trợ của TQ cho Hà Nội thời chiến tranh Mỹ – Việt nên cảm thấy bị ‘phản bội’
    bởi thái độ quay sang Liên Xô của nước Việt Nam cộng sản sau chiến tranh ..”

    Việt cộng Hồ chí Minh đem xương máu nhân dân VN và 1/2 đất nước VN
    để tạo cho Tàu sự vinh quang cho đến ngày hôm nay không lý nào họ Đặng
    không biết mà cho là “phản bội”. Tàu giúp VN “quậy”để có điều kiện với Mỹ
    (vấn đề kỷ thật nguyên tử đã cho thấy). Thành ra term “phản bội” không có tính
    thuyết phục.

    Còn bây giờ VN nên suy gẫm,

    Năm 1974 Mỹ đã không giúp ViệtNam Cộng Hòa mà để cho Tàu chiếm lấy
    Hoàng Sa Thì bây giờ Mỹ cũng không (giúp) xen vào vấn đề biển đông trừ
    Tàu đừng làm quá đụng với Phi là được .
    Có một điều chắc chắn là Mỹ & Tàu không muốn chiến tranh xảy ra ở biển
    đông. Nhất là Tàu họ không muốn trực tiếp đánh nhau . Nói chung vì lợi ích
    kinh tế .

    VN nên tự mình mà giử lấy nhà cửa . Mình không thương mình thì chẳng ai
    thương mình cã . Làm chủ hay làm nô tài is up to you việt cộng .

  7. Trung Kiên says:

    Tan says: 02/05/2012 at 11:57 “Tăng Chính Quy và Tăng Trung Kiên xem ngươi Hoa cỦA các ông nói gì nhé: xem họ có cho là VN hèn, VN là tay sai của TQ không?

    Tan says: 02/05/2012 at 22:07 “Gửi 2 ông họ Tăng! TQ Đại hán hèn mạt nhất thế giới? Trả lời đi tên Tàu phù “sâu quảng bằng cái bát”(1) trả lời đi? Xin hỏi vua quan nhà ngươi bị đánh chạy như vịt ở VN mấy lần?

    Ông Tan bị Tăng Chính Quy (không biết Tầu thật hay Tào lao) quay mệt nhừ thành thử bị hoảng loạn, quẩn trí, nhìn cò ra quạ…rồi xí xố, cái gì mà…”Trả lời đúng ta cho mi gói ‘Pi don don, cái pi dòn dòn, cái pi ngọt ngọt đây!…đồng thời dán ngay cho Trung Kiên “cái mác” họ Tăng của tầu, không biết có phải vì Tân đã bị tẩu hoả nhập ma?

    Tên vũ từ đâu xuất hiện cũng nhí nhố dây máu ăn phần! vũ says: 02/05/2012 at 20:22 “Gửi 2 ông họ Tăng! (Tôi xin copy lại đoạn này của nhóm ông Tân vì thấy quá hay)“…

    Rõ khổ!

    Cái hay điều tốt vũ không chịu học, lại đi đớp cái của Tan thải, phun ra bừa bãi rồi tự khen là “quá hay”…thật quá chán!

    Chưa hết…”Phương says: 02/05/2012 at 11:42 “Việt Nam đóng hàng loạt tàu tên lửa
    Cập nhật lúc :12:15 PM, 27/10/2010
    “.

    Để chống Tầu (TQ) mà bây giờ…Việt Nam mới “đã bắt tay vào đóng hàng loạt 10 tàu tên lửa lớp Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu lớp này

    Đóng một cái tầu đâu phải đẽo tầm vông “sáng đẽo chiều xong”, mà cả hàng năm dài chưa chắc đã xong! Đúng là nước đến trôn mới nhảy, trộm vào nhà tới nhà mới đi mài dao, hay là đang mặc áo giấy doạ ma ???

  8. Trúc Bach says:

    Tại sao Đang Tiểu Bình đánh VN năm 1979 ư ?

    Có gì là khó hiểu khi mà TQ cảm thấy bị thằng đàn em csVN trở mặt, ăn cháo đá bát một cách trắng trợn; ? Hãy xem những con số sau đây (Viện trợ nước ngoài trong chiến tranh VN – Wikipedia)

    - Từ 1969 đến 1972 Hồ Chí Minh nhận 761.001 tấn viện trợ từ Tầu trong khi nhận từ Nga là 194.793 tấn .

    -Từ 1973 đến 1975, Hà Nội nhận 620.354 tấn viện trợ từ Tầu, trong khi chỉ nhận được từ Nga có 65.601 tân (có nghĩa là Tầu viện trợ cho Hà Nội gấp 10 lần số viện trợ của Nga cho Ha Nội)

    - Khi Mỹ còn hiện diện ở miền Nam VN thì Nga và Tầu bắt buộc phải miễn cưỡng đoàn kết với nhau để chống Mỹ, nên Hồ Chí Minh đã lợi dụng điều này để đi hai hàng và nhận viện trợ dồi dào từ cả hai ông chủ lớn . …

    Cho đến khi cs chiếm được miền Nam VN, Mỹ không còn là “kẻ thù trước mặt” nữa thì sự đoàn kết miễn cưỡng Nga-Hoa cũng tự nhiên chấm dứt, và đương nhiên, đảng csVN cũng phải có lựa chon dứt khoát : hoặc theo bố nga hoặc theo bà mẹ ghẻ…tầu ; Chính điều không muốn nhưng sẽ phải đến này đã làm cho Hồ Chí Minh trăn trở và lo ngại cho đến chết ( mà ngay trong di chúc, ông ta đã thú nhận không dấu diếm về mối lo tâm phúa là sự “mất đoàn kết giữa các đảng cs anh em”) .

    Khi VN thống nhất thi đảng csVN buộc phải lựa chọn giữa Nga và Tầu, và Lê Duẩn , lúc đó là TBT đã quyết định bỏ mẹ Tầu và theo bố Nga và tin rằng, với hiệp ước “liên mimh quân sự Việt-Sô” vừa mới ký, cùng với sự hiện diện của hải quân Nga tại Cam Ranh thì Tầu sẽ không dám “hài tội” minh

    Nhưng Lê Duẩn và đảng csVN đã lầm, bất chấp hiệp ước quân sự Việt-So, bất chấp sự hiện diện của Nga ở Cam Ranh, TQ đã cho VC “một bài học” đau đớn mà không hề gặp bất cứ một phản ứng quân sự nào của Nga .

    Để xem tại sao Đặng Tiểu Binh lại quyết định “dạy cho bọn phản phúc VN một bài học” ?

    - Vì theo Đạng T Bình thì nhân dân TQ đẽ hy sinh từng bát cơm, cân thịt, từng hạt muối, cục đường, nhịn ăn, nhịn mặc để viện trợ dồi dào, hào phóng cho nó (csVN), mà cuối cùng nó lại phản bội minh để ôm chân “kẻ thù tiềm ần” của minh là Nga .. nên buộc phải dậy cho chúng nó một bài học để đời,

    Và quả như dự liệu của Đạng Tiểu Binh, sau bài học 1979 thì Hà Nội đã riu ríu như mèo bị cắt tai, sẵn sàng làm bất cứ diều gì mà ông chủ Bắc Kinh sai bảo…kể cả việc cho lính hải quân/QĐNDVN đứng làm bia cho quân đội thiên triều tập bắn tại đão Gạc Ma năm 1988 .

    Tóm lại. Đặng Tiểu Binh Đánh Việt Nam là vì csVN phản bội Tầu để ôm chân Nga ! và Đặng Tiểu Bính đánh VN là buộc VN phải quay lại phủ phục trước thiên triều .

    • says:

      Thế TQ nhận bao nhiêu viện trợ của LX? sao ông Trúc Bạch không kê ra? LX còn đổ xương máu đánh NHật khỏi mãn Châu TQ để TQ mới có như ngày nay. Vậy mà TQ vẫn đánh sang đất LX, chửi LX? Hãy trả lời đi? Ai phản bội ai, ai ăn cháo đá bát thì ông VN đã nói rõ từng chi tiết. TQ âm mưu cướp đảo HS, TS từ 1958 khi mà TQ công bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý có bao gồm HS, TS của VN. Tình tiết thế nào, ông VN đã lí giải rõ ràng.VN là nước nhỏ lại đang phụ thuộc vaoTQ năm ấy nên đành nhịn và có dùng một vài thủ đoạn với TQ cũng chỉ là những tiểu sảo “đi với bụt thì mặc áo cà sa – đi với ma thì mặc áo giấy” mà thôi. Mấy người bất cháp sự thật, cố tình xuyên tạc bẻ cong sự thật thì cứ việc gào. Gào thế chứ gào nữa thì CSVN nó có đổ cho đâu. Hành động của những tên mang dòng máu Việt mà lí sự cho Tâu, Vậy mà lại chửi người khác ôm chân tàu? Thật phi lý mà cũng nặn ra được nhứng lời hồ đồ, ngu xuẩn hết chỗ nói./.

      • Trúc Bạch says:

        Ha ha ha …đang bàn về câu hỏi “Vì sao Đặng Tiểu Bình đánh VN năm 1979?” Đấy , Nỡm ạ !

        Còn chuyện thằng Nga viện trợ thằng tầu bao nhiêu, và thằng Tầu ăn cháo đá bát ra sao thì …kệ cha chúng nó , mắc mới gì đến những người “lắm chữ” như…tui ?

        Có lạc đề thì cũng lạc….gần gần thôi nhá , các “đồng chí đỉnh cao trí tuệ loài ít chữ” nhá !

      • says:

        Trong bài của ông VN đã nói rất rõ từng thời kì một, lúc đầu quả thật TQ nó giúp VN tận tình và VN cũng thực tình với TQ. Nhưng ngay từ năm 1958 khi TQ ra tuyên bố lãnh hải 12 hải lý bao gôm cả H S và T S của VN, thì ngay lúc đó VN đã nhận biết cái bộ mặt đểu của TQ rồi. Tuy nhien tình thế không cho phép VN biểu lộ thái độ thật của mình nên ông Pham Văn Đồng mới dùng “thủ đoạn” gửi công văn hoan nghênh ủng hộ TQ, Mặc dù biết rằng cái công văn ấy hoàn toàn không phải là bằng chứng hợp pháp là VN công nhận chủ quyên của TQ và do đó đã làm tiền đề cho Lê Duẩn 1975 sau này mới có thể bật lại rất hùng hồn và đanh thép trước Mao ở Trung Nam Hải, làm Mao phải ứ họng chứ!.

        Tóm lại là TQ phản bội VN trước, VN đành phải dùng thủ đoạn sau thì nhu thế không phải là kẻ phản bội! VN có dùng một vài thủ đoạn cũng là tình thế bắt buộc, cũng chỉ là những tiểu sảo kiểu như ‘ Đi với bụt thì mặc áo cà sa- Đi với ma, thì mặc áo giấy vậy”. Ông có hiểu không?

        Ông Trúc Bạch không hiểu hay cố tình không hiểu đây???

      • Tang Chinh Quy says:

        Ý của đồng chí Vũ là thế lày: Không phải lưu manh thì đừng là…cộng sản. Phải hiểu vì sao người ta đã có câu: ” Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm”. Mượn nợ thì phải…cấn qua thằng khác theo kiểu giang hồ miền bắc mới là đúng chủ trương của đài tiếng nói nhân dân phát thanh từ thủ đô Hà Nội. Lỗi là lỗi của tụi Trung quốc, ai piểu tụi nó….dây với hủi. Quá hay cho trình độ của anh Vũ. Nói chung, lãnh đạo mà còn dzậy thì hèn chi nguyên cả nước thi đua đâm chém giựt dọc từ trong hẽm ra tới…nước ngoài. Nhưng thôi chuyện đâu còn có đó. Chú Duẫn đã hiểu thân phận đàn em từ trước nên mới phát ngôn:”…ta đánh là đánh cho Trung quốc và Liên Xô”. Ai ngờ chỉ một lần đi xin thêm “cơm” thất bại vào năm 1976 mà chú nổi cơn sùi lòi cả răng đan mã tấu, giở giọng du côn với đàn anh trùm du đãng. Thiệt ra chú có khôn ngoan cái giống gì. Con sao khôn hơn cha chứ. Muốn quịt sao được khi đã ký giấy tờ, đâu có liếm lại như nước dãi được. Hơn nữa nếu “xù” là chuyện “chính danh” thì đám thằng Phiêu đâu có ký cho thêm ngộ cả vài trăm ngàn cây số vuông trên bộ và trên biển. A Vũ ơi, dân của lị gọi cái này là: “Điếm thúi đụng lưu manh” , “khôn nhà dại chợ” đó mà. Lãnh đạo gì mà toàn là mấy thằng lật lọng thì làm sao dạy dân. Đã vậy còn mang lên mạng cho họ…tởm. Tiếng miền nam có câu để gọi đich danh bọn này là đám ” đâm cha, chém chú, lắc vú chị dâu, cạo đầu bà thím” đó nghen!

  9. Tang Chinh Quy says:

    Đồng chí Tan, nhân dịp sinh nhật của hồ Nghệ An sắp đến,ngộ đề nghị đồng chí và đoàn chèo Trung ương tạm thời chùi…bọt mép để chung vui với chúng tôi, những nhà lãnh đạo thiên tài đã từng bước dạy cho cho cha chú loại “khôn nhà dại chợ”- “điếm thúi đụng lưu manh” của các anh những bài học để đời đã được chúng thực bởi lịch sử và các văn kiện cộng thêm những tuyên ngôn bất hủ của Hồ, Duẫn sống mãi trong lòng dân Việt. Để tiếp tục truyền thống răn dạy đó, đảng ủy Trung Nam Hải đã yêu cầu ngộ cầm lấy micro đứng trên bục giãng trả lời các đạo diễn “phim” Viet nam theo lời kêu gào lòi cả…răng đen mã tấu của các anh Tan, Viet, Phuong, Bannong, Vu, Vietnam…
    1. Dựa theo thử nghiệm phân và nước tiểu mà quân địch đã bỏ lại tại Cao Bằng, Lạng sơn, Hà Giang…chúng tôi đã xác định rõ những đơn vĩ chính quy của VN đã từng ăn ỉ…a và sau đó dọt về tuyến sau bao gồm:
    Tuyến 1 : Sư đoàn 325B, Sư đoàn 338, Sư Đoàn 3 Sao Vàng, Sư Đoàn 374, Sư Đoàn 304, Sư Đoàn 346, và các Trung Đoàn 43, 576, 244, 49 biệt lập. Các sư đoàn 325B, 304, 3 là các đại đơn vị thiện chiến, chịu trách nhiệm hướng Đông và Đông Bắc Lạng Sơn
    Tuyến 2: Sư đoàn 312 Điện Biên, Sư đoàn 431, Sư đoàn 327, Sư đoàn 329, và Sư đoàn 242, và các Trung Đoàn 196, 38, 98 biệt lập.
    Điều này khẳng định rằng lập luận của anh cam Tan là Viet Nam chỉ dùng lực lượng du kích, dân quân địa phương,công an biên phòng để đánh nhau với thiên triều là…vô căn cứ, nếu náo!
    2. Trong lúc 6 tỉnh biên giới và hàng chục thị xã bị san bằng, nghiền nát thành tro bụi, chưa kể quân dân “Dao chỉ..tay chém” ôm đầu máu và bọc trứng còn đang chạy rất lộn xộn ở đáy quần thì “quân đội nhân dân” của ta đã quân lệnh như sơn tập trung tai khuôn viên Hà Nội đấu võ mồm chờ cuộc chiến khốc liệt sẽ…không bao giờ có. Anh Tan rất thích chữ “Nếu” vì anh có thể xài trái ngược nhau nhiều lần mà không biết ngượng nên ngộ chỉ nhắc khéo anh là “NẾU” không có Trung quốc thì ngay chính đôi dép các anh cũng không có để bước vào đời. Ví thế ngộ yêu cầu anh Tan chấm dứt các hành động khiêu khích với “conditional clause” thuộc dạng…ví von tưởng tượng rất dể nản lòng chiến sĩ. Chính xác phải gọi nó sự chữa thẹn không cần thiết vì nó đã…nhục tự bao lâu rồi.
    3. Để bồi thêm một cú nhẹ mà đau thì ngộ xin nhắc lại: Trung quốc tiến là tiến, khi lùi là lùi. Chưa có em nào đủ can đảm dozô ba sợi làm bậy lúc lính của ngộ rút lui. Đơn cử vụ việc vào ngày 5 tháng 3 1979, Dạng Tiểu Bình tuyên bố hoàn thành sứ mạng cao cả là “dạy cho Viet nam một bài học” và tuyên bố rút quân. Họ Đạng đã lên tiếng cảnh cáo mọi hành động “theo đuôi cắn trộm” Hồng vệ binh đang trên đường ca khúc khải hoàn trở về với chính quốc sẽ dẫn tới bài học thứ hai thì Chính quyền nhân dân VN đã lên tiếng trên đài phát thanh Hà Nội là sẽ để cho Trung quốc rút quân dựa trên “tinh thần nhân đạo” truyền thống” của dân tộc ta. Ngộ rất thích lối dùng chữ của các anh Viet Nam cộng sản. Bái phục.
    3. Cần bỏ qua chuyện trên trời với sự can thiệp của thằng Liên Xô trong cuộc chiến này.Chiến tranh triệt tiêu chữ “Nếu”,ngoại trừ nó nằm ở thể tương lai. Chuyện đã xảy ra rồi, Liên xô không có hành động nào để gỡ mặt cho đàn em Việt cộng cả. Hơn nữa vào năm 1988 lúc cả hải đội của tụi này nằm ở Cam Ranh thì hoàn toàn không động đậy gì hết lúc quân Trung quốc của ngộ chiếm Trường Sa. Tệ nhất là tụi nó còn không dám đi ra vớt xác 88 anh em Paven Cóc Xào Gừng. Anh Tan cần trở về với thực tế trên mặt đất.
    4. Anh nói là Điện biên phủ trên biển hả? Thôi để ngộ nói chuyện trước đó rồi từ từ tính nghen. Vào năm 1954 Trung quốc chỉ đạo, cung cấp chất xám, chất sắt cho các anh đi vào chiến trường. Cố vấn Trung quốc, vũ khí Trung quốc đầy đủ cho các anh để đưa gần chục ngàn cái xác vào trận địa. Chúng tôi áp đặt các điều khoản cho các anh ký tên tại hiệp định Geneva. Chiến thắng đó là của chúng toi từ đầu cho tới đuôi, đủ ba chi của xập xám, không đúng hay sao mà còn nổ? Cái gì là “Điện Biên Phủ trên không” nữa đây. Máy bay Mỹ rớt đa số là do giàn hỏa tiễn của Nga, ngay tới chuyên viên kỷ thuật của giàn phóng cũng là người Nga. Dog Fight ( không chiến ) thì phi công của Viet nam là những con thiêu thân đến nổi bộ chỉ huy phải mang Mig đem đi giấu và không cho phi công cất cánh vì các cảnh tự sát trên không phận của mình làm thằng Liên xô nổi cáu…đm..chết kiểu này máy bay nào chịu nổi. Không tin thì cứ lên các trang diễn đàn quân sự phương tay, tài liệu còn đầy, bao nhiêu giấy cũng không đủ…chậm nước mắt. Tôi nhắc thêm lần nữa, trong hai lần đánh nhau vừa rồi thì các anh duy nhất chỉ cung cấp mấy cái xác hùn vốn với hai đàn anh mà thôi. Mong anh đừng sùi..bọt mép.
    Điện Biên Phủ trên biển là chuyện của tương lai, hy vọng là vậy. Tuy nhiên hiện tại thì chúng tôi vẫn chặn xét cả tàu hải quân chở lương thực cho lính của các anh, chưa nói chúng tôi làm chủ chen ti fo sé vờn các” khu vực nhạy cảm” từ trên biển cho tới trên….giường thì có lẽ phim của anh chưa đủ vé….để chiếu. bỏ đi tám.

    Hãy hành động thực tế như một anh hùng có thật, không xạo dóc bừa bãi như Lê Văn Tám và Cù Chính Lan. Hãy cho máy bay, tàu chiến có mặt bảo vệ ngư dân Viet nam thay cho nước bọt và “truyền đơn” như thường lệ. Khi nào???? Hày la!

Leave a Reply to