WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thư gửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo

Kính gửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo,

Tôi đã đọc bài viết của anh phản biện lại bài viết của tôi đăng trên ”Đàn Chim Việt”. Lẽ ra, tôi cũng không muốn thêm nữa mà để cho bạn đọc phán xét.

Người đồng quan điểm người ủng hộ hoặc không, cũng là lẽ thường tình khi đánh giá nhìn nhận về một tác phẩm văn học.

Tôi phải viết lá thư này vì trong lá thư xin lỗi nhà văn Nguyễn Văn Thọ có đoạn anh viết (trích):

1/..”Có người nói nhỏ với tôi: sở dĩ ông Trần Ngọc Tuấn viết bài “Chém” “Dị hương” là Trần Mạnh Hảo “tự thiến” văn hóa đọc” là để làm đơn xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam theo kiểu Thọ Muối (Nguyễn Văn Thọ) .Tôi không tin điều này, vì một người quân tử như ông Trần Ngọc Tuấn, lẽ nào lại phải vào Hội Nhà Văn theo kiểu “đi cửa sau” không minh bạch thế?”..

2/ …” Trong khi viết, tôi chỉ nghĩ là hiện nay có một phong trào các nhà văn người Việt ở Đông Âu xin vào Hội Nhà Văn VN kiểu như ông Nguyễn Văn Thọ. Do trình độ diễn đạt của tôi còn hạn chế, nên hai câu văn trên không ra đúng ý này, mà lại thành phản nghĩa, đâm ra bôi nhọ danh dự nhà văn Nguyễn Văn Thọ.

Chúng tôi hết sức kinh ngạc khi ông Trần Ngọc Tuấn dám viết ra những câu thóa mạ chính “phe mình”, hay nói khác đi ông Tuấn đang thóa mạ chính mình. Chúng tôi xin nhắc để ông Tuấn biết, trên internet vẫn còn đang lưu tất cả những bài viết của ông. Chỉ cần ông vào mạng http://google.com , rồi đánh từ khóa “Trần Ngọc Tuấn –Cộng hòa Séc” là ra rất nhiều bài ông đã viết, ví như bài “Tâm sự nỗi buồn người Việt trong nước Ngày Nói ‘Không!’ Với Chủ Nghĩa Cộng Sản Ngày tháng: 06/05/2007 Trần Ngọc Tuấn – Phóng sự từ Praha, Cộng Hoà Séc(1)

Trong nhiều năm, ông Trần Ngọc Tuấn đã viết rất nhiều bài với những nội dung y như các cây bút hải ngoại đã viết : Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Lê Diễn Đức, Mạc Việt Hồng, Trần Ngọc Thành…Vậy mà hôm nay vì cớ gì ông lại mắng họ sa sả thế này: “Những kẻ hả hê một cách thớ lợ khi đưa tin trên báo: mất mùa bão lụt, nhân dân mình khổ sở, các hiện tượng tiêu cực… nhưng lờ đi cái tích cực ở tổ quốc mình (nó có, dù ít nhưng vẫn có). Những người như vậy không lương thiện, dù họ sống trong môi trường dân chủ. Những người như thế, tung hô anh, vô tình lại làm anh mất giá.”

Ông Tuấn chửi họ là “những kẻ thớ lợ, tháu cáy, thủ dâm chính trị” khi họ từng viết giống ông, từng một phe với ông mới gần đây thôi là  “không lương thiện”, thì xin lỗi, chính ông đang tự mắng mình đấy…”

Muốn hỏi anh Hảo điều này: ai nói với anh là tôi viết bài  “Chém Dị Hương Là Trần Mạnh Hảo Tự “Thiến” Văn Hóa Đọc để làm đơn xin vào Hội Nhà Văn?

Câu này của ai? Hay là anh “hư cấu”? Rất mong anh trả lời câu hỏi này của tôi. Và cũng xin được nói thẳng: chưa bao giờ và cũng không bao giờ tôi làm đơn xin vào HNV. (Chằng dại!!!). Đang muốn viết gì thì viết (không bị kiểm duyệt), tôi không bao giờ hành quyết tự do của chính mình đâu anh Hảo ạ! Tôi muốn anh chứng minh cụ thể. Đưa ra chứng cớ minh bạch về cái sự…” để làm đơn xin vào hội nhà văn”” anh Hảo nhé!

…”Trong khi viết, tôi chỉ nghĩ là hiện nay có một phong trào các nhà văn người Việt ở Đông Âu xin vào Hội Nhà Văn VN kiểu như ông Nguyễn Văn Thọ. Do trình độ diễn đạt của tôi còn hạn chế, nên hai câu văn trên không ra đúng ý này, mà lại thành phản nghĩa, đâm ra bôi nhọ danh dự nhà văn Nguyễn Văn Thọ.”

Xin cám ơn anh Hảo đã thông tin cho tôi biết có một phong trào các nhà văn người Việt ở Đông Âu xin vào HNVVN… tôi ở Đông Âu mà không biết “phong trào”” này. Cũng mong anh đưa ra dẫn chứng cho nó…tiện một thể.

…”Chúng tôi hết sức kinh ngạc khi ông Trần Ngọc Tuấn dám viết ra những câu thóa mạ chính “phe mình”, hay nói khác đi ông Tuấn đang thóa mạ chính mình. Chúng tôi xin nhắc để ông Tuấn biết, trên internet vẫn còn đang lưu tất cả những bài viết của ông. Chỉ cần ông vào mạng http://google.com , rồi đánh từ khóa “Trần Ngọc Tuấn –Cộng hòa Séc” là ra rất nhiều bài ông đã viết, ví như bài “Tâm sự nỗi buồn người Việt trong nước Ngày Nói ‘Không!’ Với Chủ Nghĩa Cộng Sản Ngày tháng: 06/05/2007 Trần Ngọc Tuấn – Phóng sự từ Praha, Cộng Hoà Séc.

Trong nhiều năm, ông Trần Ngọc Tuấn đã viết rất nhiều bài với những nội dung y như các cây bút hải ngoại đã viết : Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Lê Diễn Đức, Mạc Việt Hồng, Trần Ngọc Thành…Vậy mà hôm nay vì cớ gì ông lại mắng họ sa sả thế này: “Những kẻ hả hê một cách thớ lợ khi đưa tin trên báo: mất mùa bão lụt, nhân dân mình khổ sở, các hiện tượng tiêu cực… nhưng lờ đi cái tích cực ở tổ quốc mình (nó có, dù ít nhưng vẫn có). Những người như vậy không lương thiện, dù họ sống trong môi trường dân chủ. Những người như thế, tung hô anh, vô tình lại làm anh mất giá.”

Ông Tuấn chửi họ là “những kẻ thớ lợ, tháu cáy, thủ dâm chính trị” khi họ từng viết giống ông, từng một phe với ông mới gần đây thôi là  “không lương thiện”, thì xin lỗi, chính ông đang tự mắng mình đấy.”

Trước hết, tôi không thóa mạ (chữ của anh TM Hảo) “Phe Mình” bởi vì tôi không tham gia bất cứ một phe phái chính trị nào ở Hải Ngoại. Tính tôi không thích gò mình vào các quy định của các đảng phái, tôi chỉ tuân thủ luật pháp của quốc gia mà tôi đang sinh sống.

Những người mà anh nêu tên là bạn của tôi, hoặc ít ra là chỗ tôi quen biết, quý mến và tôn trọng các quan điểm của họ. Tôi chỉ thấy ghê tởm hành vi, thiển cận, cực đoan của một số các tổ chức “chính trị” hải ngoại biểu tình chống những đoàn ca nhạc từ trong nước sang, gọi cờ vàng ba sọc là biểu tượng của tự do dân chủ, ai không công nhận lá cờ đó là “Việt Cộng”. Điều này tôi đã công khai viết trên báo tại CHLB Đức mà tôi chắc chắn nhiều người vẫn nhớ. Anh viết như vậy vô tình anh đã cho những người anh nêu tên và tôi quen biết là thớ lợ ư? Họ khác rất xa những cá nhân, tổ chức chính trị mà tôi dùng từ thớ lợ. Anh không thễ gom những con người mà tôi quý trọng đó vào thế “”việt vị” trong sự suy luận của anh.

Tôi đã tuyên chiến với sự chống cộng cực đoan đó gần hai mươi năm nay. Điều này anh có thể kiểm chứng qua các bạn làm báo bên này hay báo “Đàn Chim Việt”” bên Ba Lan.

Cho tới bây giờ tôi cũng không phủ nhận những bài viết mà anh trích dẫn. những bài viết đó là suy nghĩ thật của tôi.

Mong thư anh
Chào anh

Trần Ngọc Tuấn – Praha (Cộng Hòa Séc) – 24.2.2011

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Thư gửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo”

  1. Bạn đọc says:

    Theo tôi biết, sở trường của anh Trần Mạnh Hảo chính là THƠ, còn sở trường của anh Trần Ngọc Tuấn lại là TRUYỆN NGẮN (VĂN XUÔI). Vậy thì nếu nói anh này có là đối thủ của anh kia hay không, phải chăng là sự so tài quá khập khiểng?
    Tôi chỉ là một người yêu mến văn chương, ai viết hay thì tôi đọc và ngưỡng mộ, chứ không bao giờ “mượn gió bẻ măng” như mấy vị cả. Thiết nghĩ, lương tâm của mấy vị có còn chút tự trọng nào không khi mà viết những comment đầy sự hằn học và thù vặt cá nhân đến thế?
    Hãy dừng lại và đừng quên tất cả chúng ta đều là người Việt Nam. Nếu bức xúc về tác phẩm văn học “Dị Hương” thì cứ nêu ra chính kiến để bạn đọc khắp nơi thưởng lãm cái tài “bình phẩm” của các vị. Còn bằng không, xin dựa cột mà nghe từ các phía cho nó khách quan vậy.
    Nói ít, mong hiểu nhiều!

  2. Bạn đọc says:

    Chữ “Tài” đi với chữ “Tai” một vần.
    Cuộc đời này lắm người “té nước theo mưa” thế không biết.
    Tôi là một độc giả, xưa nay đều mến mộ tài năng của anh TMH và TNT, theo dõi vụ này thấy buồn quá, mà buồn nhất là những comment của mọi người, dường như ai cũng muốn giành phần hơn để xâu xé nhau. Nên chăng, chỉ dừng lại ở việc cảm nhận tác phẩm thôi, đừng đi quá đà những vấn đề riêng tư khác.

  3. Trên mạng Trannhuong.com có bài viết của tác giả xưng là bạn Tuấn mà chắc chắn ông Trần Nhương biết Email chính xác, Kí tên Gia Văn có một bài dài nói rất rò về Nhà thơ, nhà văn, nhà báo Trần Ngọc Tuấn. Trong bài này có một chi tiết lưu ý là ông Tuấn bấy lâu đi đâu, gạp ai lặ cũng tự giới thiệu ông là con tướng Cộng sản Trân Văn Trà. Gia Văn tin điều này chăng, xin nói là cả Tuấn và Gia văn chưa tường Trần Văn Trà là bí danh để vị tướng này hoạt động từ hồi bí mật. Tra các mạng thấy Trần văn Trà tên thật là Nguyễn Chấn. Ông trà lấy vợ có ba con và vợ con ra Bắc ở lập gia đình với tiến sĩ sinh hóa nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur TP.HCM Lê Thị Thoa, con gái luật sư Lê Đình Chi (1912-1949), Trưởng ban Quân pháp Nam Bộ. Sau khi nghỉ hưu, ông tập trung viết hồi ký và tham gia nhiều hoạt động xã hội. và, Ba đứa con ra đời từ năm 1955 – 1967 đều do một mình bà chăm sóc. Như vậy có thể xác định điều tác giả nêu việc Tuấn nhận là con tướng Trà là nghi vấn , vì có ai lấy họ bí danh để đặt tên cho con của mình không?
    Xin ai ở thành phố hồ Chí mInh gần gia đình con cái cố tướng Trần Văn Trà xác minh cho rõ.
    Về bài của Gia Văn vì hiện tjaio trang Trannhuong.com đang bị khó truy cập nên gái này xin chép cả vào đây cho bè bạn ở Đức kiểm tra xác tín, vì trong bài này có nhiều tin rất cụ thể về Nhà ( Thơ, Văn, báo) Trần Văn Tuấn, để anh Tuấn và ai biết có dịp minh oan, nếu không đúng nên phản ảnh lại mạng Trannhuong.com:
    Xin đi lại với nguồn dẫn cuối bài sau:
    Mục: Bầu bạn góp cổ phần
    ĐÔI LỜI VỚI LỜI VỚI ÔNG TRẦN NGỌC TUẤN Ở CH SÉC
    Gia Văn

    (Nhân đọc CHÉM DỊ HƯƠNG LÀ TRẦN MẠNH HẢO TỰ THIẾN VĂN HÓA ĐỌC đăng trên Trannhuong.com – ngày 21.02.2011)
    Tôi đã đọc khá kỹ bài của ông Trần Ngọc Tuấn phản biện lại ông bài phê bình “Dị hương“ của ông Trần Mạnh Hảo. Tôi thấy ông Tuấn cũng khá công phu trong bài viết này. Vì chưa được xem “Dị hương“ nên tôi chưa thể bàn sâu được vào “cuộc trao đổi“ về văn chương của cả hai ông. Nhưng tôi thấy có những trao đổi “ngoài văn chương“ (chữ của ông Tuấn) cũng xuất hiện khá rõ nét trong bài viết của ông Trần Ngọc Tuấn!
    Nếu so sánh giữa hai ông thì tôi với ông Tuấn là gần gũi hơn. Tôi đã từng gặp ông Tuấn hàng chục lần ở Đức. Còn ông Hảo thì tôi chưa hề quen và gặp lần nào. Cũng như ông Tuấn tôi cũng sống xa quê (tha hương), cũng quan tâm tới sinh hoạt về văn chương nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. Nên thấy trên các diễn đàn có “Cuộc trao đổi về Hội thề và Dị hương trên Trannhuong.com“ (cuộc trao đổi mở). Đã khiến tôi rất chú ý. Mục tiêu của tôi để học hỏi cho mình là chính chứ không hề muốn tranh tụng, ăn thua gì mấy vụ… dễ gây ân oán này. Khi lĩnh vực phê bình văn học lại không thuộc sở trường của mình. Nhưng nay thấy người mình có quen biết (đã lâu) là Trần Ngọc Tuấn có hiện tượng trao đổi “ngoài văn chương“ hay tạm gọi là “bỏ bóng đá người“ (chữ của nhà văn Nguyễn Văn Thọ – Tôi đã có lần đọc được trên Trannhuong.com) thì tôi thấy cần phải lên tiếng.
    Đó là đoạn như thế này:
    “Nhiều người nói với tôi: Trần Mạnh Hảo cao ngạo khi được giới cầm bút ở hải ngoại lăng sê… tôi không tin, khi qua Mỹ được đọc “Ly Thân” của anh. Có người hỏi: ông thấy thế nào? Tôi trả lời: cũng là một cuộc “đấu tố thời cải cách văn chương” theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, nhưng thơ trong đó thì hay
    (…)
    Vào thời điểm đó, dù chưa một lần diện kiến tôi quý trọng anh biết dường nào. Nhưng sau này tôi thấy “tội nghiệp” cho anh khi “được” (các “chính khách” hải ngoại) tung anh lên tận mây xanh, họ gọi anh: nhà văn “Phản Tỉnh”, tôi cho đó là trò tháu cáy của kẻ thủ dâm chính trị.
    Những kẻ hả hê một cách thớ lợ khi đưa tin trên báo: mất mùa bão lụt, nhân dân mình khổ sở, các hiện tượng tiêu cực… nhưng lờ đi cái tích cực ở tổ quốc mình (nó có, dù ít nhưng vẫn có). Những người như vậy không lương thiện, dù họ sống trong môi trường dân chủ. Những người như thế, tung hô anh, vô tình lại làm anh mất giá.
    Anh Trần Mạnh Hảo là người yêu tự do dân chủ, (tự do dân chủ ai mà chẳng yêu), nhà thơ cấp tiến. phản tỉnh. Nhưng khi đọc các bài phê phán đồng nghiệp của anh, và gần đây nhất là bài viết về “Dị Hương”, tôi thấy anh không xứng đáng với sự tung hô ngưỡng mộ đó.“ (hết trích)
    Nếu tôi không nhầm thì cả tôi và Tuấn là chưa bao giờ đi Mỹ cả. Đơn giản chúng tôi rất nghèo, không ai đài thọ, tiền đâu mà đi ngao du Mỹ quốc?. Tôi gặp ông Tuấn lần đầu tiên là ở Hannover vào lễ Vu Lan năm 1994 (Tuấn đi cùng Trần Kế Hoạch (Yên Phong); Đinh Văn Lý; Đỗ Quyên (Đỗ Ngọc); Nguyễn Thế Việt; Hồ Quang Chinh…). Người giới thiệu Tuấn với tôi là anh Dũng già (lúc đó trông coi thư viện cho Chùa Viên Giác). Sau đó tôi còn tới cả “sào huyệt“ của Tuấn lúc đó ở Mainz (lúc đó Đinh Văn Lý là hội trưởng hội người Việt Đông âu ở Mainz). Chúng tôi cũng chạc tuổi như nhau (tôi hơn Tuấn 1 tuổi) nên cũng dễ gần. Tuấn say mê thơ (văn chương), tới đâu Tuấn cũng cổ xuý cho văn chương chữ nghiã. Dạo đó Tuấn sang sống hẳn ở Đức để khuấy động phong trào làm báo. Gặp ai Tuấn cũng mời chào tham gia Ban Biên tập (BBT) các báo Tuấn đang làm với một câu rất ấn tượng “muốn được công nhận tỵ nạn… bạn phải tham gia viết báo… có viết báo thì mới có bằng chứng để bổ xung hồ sơ xin tỵ nạn (HSTN) chính trị …“ (Thời điểm đó có điều luật §.82 tương tự như điều §.88 bây giờ) nên Tuấn dùng ngay cái Pass tỵ nạn chính trị ở Szech (Tiệp) của Tuấn (từ thời Tuấn làm tờ “Điểm Tin Báo Chí“ ở Tiệp) để chứng minh cho các đối tượng mà Tuấn chào mời … khiến nhiều người cũng rất tin. Bất cứ ai dù có viết bài được hay không, nếu có tên trong Ban Biên tập (BBT) đều phải đóng tiền để “nuôi“ báo. Những ai muốn có bài (dù không biết viết) thì Tuấn sẵn sàng viết hộ (bồi dưỡng tuỳ tâm chứ Tuấn cũng không đòi) và ghi tên (và kèm cả ảnh) của người đó… để lấy bằng chứng nộp bổ sung cho HSTN.
    Kết qủa việc làm này trên thực tế thì giai đoạn đầu cũng có người được công nhận theo điều §.51 (Pass Đức màu xanh, hai sọc đen – Tạm dung vì lý do chính trị) nên dịch vụ “báo chí Đông âu“ dạo đó cũng khá “ăn khách“. Sau này Trung tâm xét duyệt tỵ nạn (Zindorf) và các toà án hành chính ở các tiểu bang của Đức cũng biết được trò “tháu cáy“ của người Việt xin TNCT “dỏm“ nên nhiều người theo đuổi “nuôi“ báo Đông âu khá lâu, khá tốn kém mà vẫn bị bác đơn thậm chí trục xuất… nên chỉ sau dăm ba năm gặt hái… các tờ “lá cải“ như thế đã dần dần tự tiêu vong. Hình ảnh ấn tượng nhất mà tôi không phai mờ về Tuấn là một chàng trung niên chưa vợ (Tuấn danh xưng nhà thơ mà vụng tán gái lắm cơ nên bị muộn vợ chăng?). Tuấn luôn ăn vận trung thân với cái áo Bludông màu xám, khăn len sọc xám quấn mấy vòng liền quanh cổ, chân đi giầy thể thao da nâu, nước da xám, hai mắt to như choán gần hết khuôn mặt vuông, xương với cặp môi thâm đen (vì Tuấn nghiện thuốc lá rất nặng) trông khá lam lũ. Nhưng Tuấn lại là con người rất hiền lành, dung dị và không cầu kỳ trong giao tiếp với mọi người. Cái vụ “đi Mỹ“ của Tuấn có lẽ chưa chính xác. Mà Tuấn có gặp một số “chính khách“ người Việt ở Mỹ sang Đức “gây dựng phong trào“ thì đúng hơn. Những người Tuấn Hâm mộ về văn chương và tư tưởng là Bùi Minh Quốc, Hà Sỹ Phu, Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Mạnh Hảo; Phạm Thị Hoài… Những nhà văn trí thức “phản tỉnh“ (như Tuấn đã dẫn).
    Sở dĩ tôi phải dài dòng văn tự như thế để thấy rằng việc trao đổi luận bàn về học thuật, về văn chương thì nên tránh tình trạng “bỏ bóng đá người“. Vì dù trọng tài có thiên vị hay không nhìn thấy thì còn bao khán giả (độc giả) còn chứng kiến nữa. Đọc được những dòng Trần Ngọc Tuấn đã dùng như thượng dẫn với các “chính khách“ người Việt (mà Tuấn đã gặp ở Đức) đến từ Hoa Kỳ và cả Trần Mạnh Hảo là tôi không sao hiểu nổi. Vì như thế là tiền hậu bất nhất.
    Tôi biết nhân thân của Tuấn là rất tuyệt vời (bố mẹ Tuấn người Quảng Ngãi tập kết ra Bắc và Tuấn ra đời cũng trong dịp đó-1955). Nhưng Tuấn đã từ bỏ truyền thống đỏ rực của gia đình mà nộp đơn xin TNCT ở Szech (tức là phải có lý do chính đáng quay lưng lại với chế độ trong nước thì mới được Tiệp công nhận TNCT ). Vậy Tuấn có lý gì lại đi chê bơi một người như Trần Mạnh Hảo? Nếu không tin cứ hỏi cụ cựu đại tá Bùi Tín ở Pháp (người biết khá rõ về Tuấn) xem Tuấn có sánh được với TMH không mà chê bơi?
    Viết những dòng này tôi không hề có ý định “dìm hàng“ với bất kỳ ai. Đặc biệt với Tuấn vì tôi và Tuấn cho tới lúc này cũng không hề có mẫu thuẫn gì. Nhưng sự thật thì ta không nên né tránh. Nếu ai không tin cứ hỏi nhà thơ Đỗ Ngọc (bút danh Đỗ Quyên hiện đang sống ở Canada) hay về thành phố Mainz (Đức) hỏi Đinh Văn Lý xem những điều “ôn cố tri tân“ trên có đúng hay không. “Sông có khúc người có lúc“ chả ai không có lỗi lầm, sai quấy. Tôi cũng vậy dù không tham gia vào cái BBT của bất kỳ tờ báo nào của Đông Âu hay hải ngoại, nhưng tôi cũng từng xin TN như Tuấn. Cũng như biết bao cán bộ chiến sỹ QĐND và CAND hay con em cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước ta đi sang Đông âu học tập và lao động… khi bức tường Berlin vỡ… chạy sang Tây Đức…. muốn được định cư lâu dài… đành phải làm đơn xin TNCT… để được ở lại… để lao động kiếm tiền gửi về giúp đỡ gia đình và xây dựng quê hương! Đảng và nhà nước cũng chả ghét bỏ hay cố chấp gì… khi số tiền hàng năm do Việt Kiều gửi về tới gần chục tỷ USD. Nhưng bốc phét như Tuấn (với những bà con thuyền nhân) khi ở sang Đức làm báo Đông âu rằng, Tuấn là con trai của thượng tướng Trần Văn Trà nổi tiếng thì thật không nên (những người mà Tuấn khoe vẫn còn sống ở Đức). Cũng như đã cầm bút thì nghĩ gì viết nấy một cách sạch và ngay thẳng chứ không viết hộ viết thuê (dù cũng có lúc là giúp không nhận tiền thù lao) như Tuấn thì thật chả hay ho gì. Cùng sống ở Đức, tôi biết nhà văn Nguyễn Văn Thọ không hề xin TNCT. Ông Thọ hàng chục năm dòng đứng bán quần áo dưới trời tuyết mưa giá lạnh kiếm tiền nuôi thân, mua đất và xây nhà khang trang ở HN. Đêm về cơm nước xong ngủ vài tiếng cho lại sức rồi nửa đêm lén thức dậy viết văn. Mấy chục truyện ngắn đã ra đời trong thời gian lao động miệt mài như thế! Thiết nghĩ đó cũng là tấm gương cho những ai yêu văn chương chữ nghiã suy ngẫm. (Xem bộ phim “Thời đẹp nhất“ đã phát trên VTV của Chu Hoà và Nguyễn Như Vũ). Hoặc gần đây thấy bác Trần Nhương khoe “ … vẽ mỏi cỡ hàng trăm bức chân dung ký hoạ“ cho độc giả chỉ trong một ngày Nguyên Tiêu ở Văn Miếu hôm rằm tháng Giêng vừa rồi (chắc hôm đó bác vớ bẫm… nên mới khoe “nhạy cảm lắm“ như thế chứ, he he). Qua đó tôi thấy kính phục những lao động của những người cầm bút chân chính hết lòng vì độc giả như các bác.
    Lời cuối, cũng như suy nghĩ của nhà văn Phạm Viết Đào, tôi sẽ tìm đọc cả hai cuốn “Hội Thề“ (của Nguyễn Quang Thân) và “Dị hương“ của Sương Nguyệt Minh! Tới lúc đó mới dám đưa ra những cảm nghĩ cá nhân của mình để trao đổi với cả hai ông Trần Mạnh hảo và Trần Ngọc Tuấn được.
    Điều mong mỏi của tôi là các nhà văn, nhà thơ xứ mình luôn giữ ngòi bút cho thẳng thướm như “Lời mẹ dặn“ mà nhà thơ Phùng Quán đã bày tỏ cách đây hơn nửa thế kỷ. Mong lắm thay!
    CHLB Đức, ngày 23.02.2011
    Gia Văn

  4. Đỗ Hoàng hà Châu says:

    Sao ông Trần Ngọc Tuấn không hỏi nốt ông Hảo việc Trần Mjnah Hảo tốp cáo ông Nhà thơ Trần Ngọc Tuấn ăn cắp thơ của ông Hảo làm thơ của mình in phứa trên Vietinfor Czeck ( dưới commen tưởng độc giả mù). Thương ông Tuấn quá “bị vu oan giáo hoạ” nhiều sự quá mà Hảo lại chính danh kí tên chứ không dưới nickname nào mới đau chứ Tuấn nhể. Thân bại danh liệt rồi ông Tuấn ơi. Ông nên thư xin lỗi đàng hoàng anh Hảo thì sau mới tranh luận về học thuzaajt được. Còn thằng ăn cắp thì sao nói chuyện được tử tế và ai nghe ông nữa
    Ông Tuấn là nhà văn nhớn, to lắm, đang ở Sapa ra sao cả cộng đồng tụi tôi biết cả.

  5. Dan mien nam says:

    Toi biet bac Hao qua bai tho ” Con tac ke” khoang sau thoi gian 1975. Thanh that ma noi toi men bac Hao…. va cho den bay gio, Tho muoi hay Tran ngoc Tuan chang phai la doi thu cua bac dau. Chuc bac vui, khoe.

  6. Hoa Henschel says:

    Tính cách, văn chương dạng Tuấn l vào hội nhà văn VN có lẽ hội này phải đổi tên. Anh, chị em tị nạn ở Frankfurt/m, Ludwighalfen, trại tị nạn Ingeheim.. đang tìm Tuấn đấy. Không hiểu sao bác Hảo có thời gian trao đổi với Tuấn mọi người ở Séc, và Đức quá hiểu con người này.
    BBT cắt

  7. David Nguyen says:

    Anh Tuấn ơi! Em có cửa vào Hội Nhà Văn Việt Nam cực chuẩn. Không phải cửa trước cửa sau gì đâu mà là cửa của mình đàng hoàng. Cần thì liên hệ nhé. Ghi chú: Không cần nộp tiền vào cửa!!!

  8. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Tuấn ơi,

    Đối thọi mí nhau thế đủ rồi.
    Đừng thòng thêm “mong thư anh” cho rách việc.

    Cũng cám ơn qua câu chuyện giữa cậu với ông Hảo, mà bà con trong đó có tôi, được dịp “buôn dưa lên” biết thêm tường tận những chuyện trong nhà ngoài ngõ.

    Thú vị nhất là chuyện Thọ muối !
    Cách nay đã lâu, tôi nghe Phạm Hải Anh kể đôi điều về ông ấy ở “Hà … Lội”,
    mình cũng không ngờ … Thọ muối có tài DIỄN & LỊNH đến thế, hahahaaaaa.

    Lão Ngoan Đồng

Phản hồi