WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nobel Văn chương 2010: Mario Vargas Llosa, Gaugin và Kỳ Đồng

Tahiti. Thiên đường vỡ mộng.

Năm 1891, vào lúc tranh của ông đã may mắn được trưng bày và được biết tiếng, được mua, Paul Gaugin quyết định đi tìm thiên đường của nghệ thuật ở Tahiti, vùng Nam hải. (South Seas. French Polynesia). Trốn chạy văn minh châu Âu, nơi nghệ thuật thật sự đã bị vong thân chạy theo thị hiếu và theo tiền, để tìm đến thế giới nguyên sơ trong lành. Miền đất không có mùa đông, ở đó nghệ thuật không phải là kinh doanh thương mãi, mà thiêng liêng, đầy sức sống. Nơi mà ông sẽ tìm học, sẽ thấm sâu mọi điều mà châu Âu chưa biết đến hay chối từ.

Tahiti làm Gaugin vỡ mộng. Những quan chức đô hộ Pháp, những linh mục và mục sư, nhân danh công lý và thiên chúa, nhân danh văn minh và khai hóa đã cố hủy hoại phong tục tập quán bản địa. Những người Tàu chủ tiệm tạp hóa, thực phẩm, tiệm hút thuốc phiện. Những quán rượu và nhà điếm. Không còn những thiếu nữ da màu nâu sáng, đôi vú căng đẹp, những mông đùi lành mạnh quyến rũ. Những mái tóc kết hoa, phủ dài trên đôi ngực trần, nay đã bị che, đậy kín trong áo phủ trên đường phố bụi. Và bản thân ông ngay khi vừa đến, cũng đã bị kết tội xúc phạm công cộng. Bị bắt khi đang khoan khoái tắm trần truồng dưới hồ thác nước trong veo.

Gaugin bắt đầu một cuộc sống trụy lạc phóng đảng. Rượu và gái. Những ngày, những tháng thiếu đói, khi chưa nhận được tiền bán tranh từ Pháp. Túng quẫn, Gaugin đã năn nỉ van xin tên chủ tiệm Tàu mua thiếu, mua chịu thức ăn và rượu để nuôi mình, nuôi vợ con. Thế nhưng khi có tiền thì lại tiệc tùng gái rượu thâu đêm. Cuộc sống này làm cho những quan quyền Pháp, nhất là cha xứ và mục sư cùng dân chúng tẩy chay xa lánh.

Gaugin, lúc đó đã ngoài bốn mươi, lấy vợ là những cô gái bản xứ còn non choẹt, tuổi mười ba mười bốn. Những người vợ trẻ đến rồi đi, có với ông hai con, một đứa chết non. Nhưng đam mê rạo rực của thân xác với những cô gái trẻ đã cho ông niềm hưng phấn sáng tác, những kiệt tác để đời.

Với màu sắc tươi sáng, hình thể nguyên sơ và những cô gái của hải đảo Thái bình Dương, những bức tranh vẽ trong thời gian này được sắp hạng giũa những tác phẩm đẹp nhất đương đại, Gaugin được xem như là họa sĩ tiên phong của Hậu ấn tượng (Post-Impressionism).

Tuy vậy, sau gần hai năm vì nghèo nợ, chán nản và trầm uất, Gaugin chạy trốn thiên đường vỡ mộng, để trở về Pháp năm 1893

Đảo Marquesas. Thiên đường ở góc trời khác

Gaugin trở lại vùng đảo này vào năm 1895 với căn bệnh kỳ lạ. Đôi chân ghẻ lở đau đớn. Nha phiến và rượu giúp cho ông giảm cơn đau, đồng thời làm cho ông nghiện ngập.

Tháng 9 năm 1901, một lần nữa ông bỏ Tahiti. Sau sáu ngày sáu đêm trên biển, chiếc tàu La Croix du Sud bỏ neo tại bến cảng Atuona, Hiva Oa.

Marquesas, một hòn đảo đẹp nhất hành tinh trong Thái Bình Dương, trong quần thể hải đảo Polynesia thuộc Pháp. Ông ở đây cho đến chết vì căn bệnh không tên quái ác đã hành hạ ông đau đớn và làm mắt ông mờ lòa.

Ông qua đời ở cạnh bốn người bạn chung thủy. Trong số đó có Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm. Ông là một trí thức yêu nước Việt Nam, mà một may mắn lạ kỳ, đã đến đây thay vì mục xương trong Đảo Quỷ, Devil’s Island, tên gọi đảo Guana, nơi tù đày biệt xứ.

(Cũng như Van Gogh, có người cho rằng Paul Gaugin chết vì bệnh phong tình, bệnh phong cùi, hay tim đột quỵ. NH)

Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, bạn cuối đời của Gaugin

Khi đến Marquesas, Paul rất vui vì giấc mơ đã thành hiện thực. Người đầu tiên Paul gặp ở trên bến cảng Atuoa là một người An Nam tên Kỳ Đồng. Từ bỏ địa vị trong bộ máy hành chánh của thực dân Pháp tại quê hương Việt Nam, ông dấn thân vào các hoạt động chính trị chống ách đô hộ, kể cả khủng bố. Bị bắt. Tòa án Saigon kết tội phản loạn với án xử tù chung thân. Đày ông đến Đảo Quỷ (Devil’s Island) ở Guiana rất xa xôi (Gần Brazil). Kỳ Đồng là hoàng tử (?) Nguyễn Văn Cẩm, theo học văn chương và khoa học tại Saigon và Algeria. Từ đây ông trở về Việt Nam được bổ dụng làm công chức sang trọng trong chính quyền Pháp. Ông bỏ tất cả để chống sự xâm lược của thực dân.

Nhưng bằng cách nào Kỳ Đồng lưu lạc đến ở tận Atuona này?

Cám ơn tờ báo Les Guêpes của Đảng Thiên Chúa Giáo tại Tahiti. Cám ơn Gustave Gallet. Cám ơn Paul. Tất cả đã vô tình đưa đẩy cứu Kỳ Đồng. Giữ Kỳ Đông ở lại thiên đường trên đường đến địa ngục.

Vì túng thiếu Paul Gaugin có thời gian đã bắt tay với những kẻ ông khinh ghét để nhận làm tờ báo này cho họ lãnh tiền hàng tháng. Những bài tấn công của ông nhằm vào các viên chức hành chánh do Paris bổ nhiệm, trong đó có thống đốc Gustave Gallet khiến ông này bị bay chức.

Trước đó ba năm, khi con tàu chở Kỳ Đồng ghé qua cảng Papeete của Tahiti trước khi đi tiếp đến đảo lưu đày Devil’s Island, thống đốc Gallet lên tàu và tình cờ gặp ông. Với tiếng Pháp lưu loát hùng biện, phong cách tao nhã tự nhiên và trí thông minh, Kỳ Đồng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ khiến thống đốc cứu đời ông khỏi số phận tù đày. Gustave Gallet bổ nhiệm Kỳ Đồng làm viên chức tại Trạm Y Tế Atuona . Kỳ Đồng đã chấp nhận số phận của mình một cách bình thản chỉ có được với người phương Đông. Ông biết sẽ không bao giờ có thể rời đây được, ngoại trừ bị giải về địa ngục Guiana. Cưới vợ là thổ dân đến từ Hiva, Marquesas, với tài thiên phú từ nhỏ, không lâu ông nói rất rành ngôn ngữ Maori. Làm việc với lòng tin, giúp đở những người địa phương ngu dại với sự khôn ngoan tế nhị, ông được mọi người kể cả Gaugin yêu kính.

Biết Gaugin là một nghệ sĩ, Kỳ Đồng đã tận tình giúp đở ổn định nơi ăn chốn ở. Kể cả nơi mà Gaugin chọn để chôn cất khi qua đời về sau. Tình bạn và những lời khuyên bảo can gián của Kỳ Đồng thật vô giá với Paul từ ngày đầu tiên kỳ ngộ cho đến giờ phút cuối đời của Paul. Và với Paul, Hoàng tử Kỳ Đồng là một người bạn khôn khéo dịu dàng, ăn nói duyên dáng. Paul tự hỏi. Một người bạn tốt như thế là một tên đặt bom khủng bố như bị kết án? Khó tin.

Sự gặp gỡ và tình bạn của nhau giữa Paul và Kỳ Đồng đúng là định mệnh hay của thân tình có từ tiền kiếp.

Pages: 1 2 3 4 5

1 Phản hồi cho “Nobel Văn chương 2010: Mario Vargas Llosa, Gaugin và Kỳ Đồng”

  1. Hey I know this is off topic but I was wondering if you knew of any widgets I could add to my blog that automatically tweet my newest twitter updates. I’ve been looking for a plug-in like this for quite some time and was hoping maybe you would have some experience with something like this. Please let me know if you run into anything. I truly enjoy reading your blog and I look forward to your new updates.

Phản hồi