WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài cảm nghĩ nhân đọc bài “Phật Giáo Việt Nam”

Tuy vậy, đọc các bài viết trên, mọi người có thể giật mình là mối đe dọa đối với Phật giáo hiện nay là có thật. Chính vì vậy tuy tôi không phải là người Phật giáo nhưng tôi thấy có mối quan tâm, và chắc những người Phật giáo thật sự còn phải quan tâm rất nhiều hơn như thế. Trường hợp của ông Đoàn hay ông Liêm viết bài, có thể là những ví dụ chẳng hạn. Tính phát sinh của điều đó đúng ra chỉ là lẽ công bình bên ngoài, mình thấy có điều gì chính đáng mà lại có thể bị phương hại hay mai một đi, vậy thì phải quan tâm, thế thôi. Đạo Phật cũng vậy, nó là điều rất chính đáng, chính đáng trong giáo lý của đức Phật, chính đáng trong ý nghĩa xã hội thường xuyên của nó, nên nếu đạo Phật bị phương hại hay mai một quả thật là điều rất đáng tiếc. Về lý thuyết đạo Phật, xin để dành cho các tu sĩ Phật giáo. Tuy nhiên hiểu lý thuyết đạo Phật, tức giáo lý của đức Phật sâu tới đâu lại là chuyện khác. Tu sĩ và nhà nghiên cứu Phật học hoàn toàn là chuyện khác. Nhà nghiên cứu Phật học và nhà tư tưởng Phật giáo hoàn toàn là chuyện khác. Người noi theo giáo lý của Đức Phật theo nghĩa nào đó và người có thể vận dùng và thực hành giáo lý ấy hoàn toàn độc lập, tự chủ, sâu lắng trong chính bản thân mình lại là chuyện khác. Ngay cả đạo Phật, hay Phật giáo và triết học Phật giáo cũng là chuyện khác. Phật là nhà tư tưởng, nhà triết học lớn, hay Phật là người tu đạo, vị giáo chủ, người chỉ đường thực hành cho người khác, cho xã hội, cũng không phải chỉ là những điều dễ hiểu hoặc suy nghĩ hời hợt được. Đấy ý nghĩa chiều sâu của Phật giáo là thế, và ý nghĩa của những người thực hành đạo Phật cũng thế.

Cho nên nói đến tôn giáo là nói đến vị giáo chủ, lý thuyết của vị giáo chủ đó đưa ra, và những tín đồ, tức những người thực hành và hoạt động theo tôn giáo đó. Điều đó có nghĩa một tôn giáo nào đó có mai một hay không qua từng thời đại hoặc xã hội thực chất là còn tùy cả ba yếu tố đó. Có khi tôn giáo mai một nhưng ý nghĩa và giá trị của vị giáo chủ và lý thuyết vị giáo chủ đưa ra vẫn luôn có ý nghĩa, giá trị và vẫn tồn tại muôn đời. Đó cũng là ý nghĩa của việc Phật giáo từ xưa đã bị đẩy ra khỏi Ấn độ, nhưng lại phát triển và tồn tại mạnh mẽ ở các quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Đó có nghĩa là sự phù hợp hay ít phù hợp của một lý thuyết nào đó đối với khung cảnh xã hội, truyền thống xã hội, hay chính bản chất và các sắc thái tinh thần của xã hội, dân tộc, đất nước đó. Tất nhiên những chuẩn mực đó không thể chủ quan, bởi vì nó vẫn có thể biên thiên, thay đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau của những thời đại. Vậy nên về mặt thực tế, nói cho cùng, sự tồn tại và phát huy được hay không của một tôn giáo còn tùy chính những con người cá nhân cụ thể đang họp thành tôn giáo đó, tức là các tín đồ của nó. Bởi ai cũng biết tín đồ chủ yếu là ở niềm tin, ở sinh hoạt tôn giáo, ở sự tổ chức của giáo hội, ở chất lượng và số lượng của những người theo đạo, ở ý nghĩa, hiệu lực của những hệ thống chức sắc và bản thân giá trị của mọi thành phần chức sắc trong chính hệ thống tổ chức, thực hành của tôn giáo đó. Ý nghĩa của Phật giáo nhất thiết cũng không ra ngoài nguyên lý ấy, và sự tìm tòi, cách tân lại những gì là ưu điểm, những gì còn là nhược điểm của mình, cũng là điều hoàn toàn cần thiết, sáng suốt, và ích lợi.

Như vậy, ý nghĩa còn lại ở đây qua bài viết của các tác giả về nguy cơ của đạo Phật hiện nay chính là niềm tin về “tính Không” và “Thượng đế”. Các tác giả đều cho rằng điểm mạnh của đạo Tin lành đối với quần chúng vẫn luôn là sự cứu rỗi của Thượng đế, còn điểm yếu của Phật giáo đối với quần chúng hiện nay chính là việc không công nhận có sự cứu rỗi của một Thượng đế, và ý nghĩa của tính Không. Các quan điểm này đúng ra hoàn toàn chính xác và thực tế. Bởi vì bất cứ tôn giáo nào, hay ngay cả những trào lưu chính trị cũng thế, lực lượng chính yếu của nó vẫn chính là số đông quần chúng đi theo, mà phần lớn những người này đều là những sự hiểu biết bình dân, luôn luôn hướng đến cái lợi trước mắt, hoặc là lợi ích vật chất hay tinh thần, hoặc là cả hai, hoặc là sự thú vị hay ích lợi thiết thân, sát sườn nào đó mà họ quan niệm. Do đó, lý tưởng và thực lợi ở đây hoàn toàn là điều khác. Đạo Tin lành ai cũng biết là một tôn giáo giàu có, trong khi Phật giáo mang ý nghĩa xuất tục, hướng về sự tự thân giải thoát, hướng về tính từ bi và chịu đựng, không đặt nặng về lợi ích vật chất mà hướng đến tinh thần siêu thoát, hướng đến sự giải phóng tuyệt đối về cá nhân, thế thì điều này có thích hợp với thời đại ngày nay phần lớn là thời đại thực dụng, đó cũng là điều nên đáng quan tâm cũng như rất cần bàn tới, nhất là những người có quan tâm, tâm huyết, hay cả những chức sắc, những người trong chính lòng đạo Phật. Tất nhiên ý nghĩa là sự tự do tôn giáo của mọi người, cho nên sự lôi kéo bằng các hình thức nào đó là không thể bị cấm, bởi vì đó cũng là những yêu cầu tự do nhất định, nhưng cái chính là sự tự vệ, sự không để bị cám dỗ nhất thời nào đó, cái chính là ý nghĩa chân lý khách quan của từng tôn giáo, cái chính là tự thân mỗi người có đạo, dù là đạo gì cũng vậy, tức cái chính là ý nghĩa đạo lý hiểu theo nghĩa rộng, ý nghĩa của chân giá trị khách quan, ý nghĩa của chân lý tối hậu, ý nghĩa của bản thân nhận thức đúng đắn và chân chính của mỗi chủ thể cá nhân, đó hoàn toàn là những gì chính đáng nhất mà không thể ai xâm phạm.

Cho nên ý nghĩa cuối cùng còn lại vẫn là ý nghĩa về Thượng đế, về giải thoát, và về tính Không như từ đầu đã nói. Khái niệm Thượng đế tất nhiên là khái niệm về sự tồn tại của một chủ thể siêu nhiên, một ý chí tuyệt đối, một năng quyền và tình thương yêu đích thực mang ý nghĩa cứu rỗi, giải thoát mọi cá nhân con người. Đó là ý nghĩa của những tôn giáo hữu thần, cụ thể là Do thái giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Tin lành giáo mà mọi người đều biết, cho dầu khái niệm Thượng đế như thế có được hóa thân ra hình ảnh con người hay hoàn toàn không có ảnh tượng chỉ là chuyện khác. Trong khi đó Phật giáo đúng ra chỉ là một trải nghiệm tâm linh, đó là toàn bộ cuộc đời sống đạo của đức Phật, ngài đã thấu thị được mọi điều về bản thân vũ trụ qua chính tâm thức của riêng mình và để truyền lại cho đời. Giáo lý đạo Phật do vậy là giáo lý của sự tự giải thoát mà không hề mong vào sự giải thoát bên ngoài nào khác. Phật nói khi bàn tay chỉ mặt trăng, phải nhìn vào mặt trăng mà không thể chỉ nhìn vào bàn tay. Mặt trăng đó là giáo lý đạo Phật, bàn tay đó là bản thân đức Thích ca hay cả giáo hội Phật giáo. Bởi vậy ý nghĩa bình dân là đi chùa cúng Phật, cầu xin Phật, còn ý nghĩa trí thức là đi chùa để chiêm bái Phật, để ngưỡng mộ ý nghĩa cao khiết và chân lý chỉ ra của ngài, đi chùa để tịnh lòng, để trực quan thêm về ý nghĩa chân lý, mà hoàn toàn không phải để cầu xin bất cứ điều gì. Đạo Phật quả đúng là cái Đạo, tức là con đường đi, tự đi thì mới đến. Tức đạo Phật không phải hữu thần cũng không phải vô thần theo nghĩa thông thường. Trong khi đó các tôn giáo khác rõ ràng có tin điều, có niềm tin cứu rỗi cụ thể, có sự tổ chức và những lễ nghi chặt chẽ của giáo hội, nói tóm nó giống như con đường rây, mọi toa tàu phải được đặt vào đúng vị trí trên đường, và toa tàu nhất thiết phải có lộ trình cũng như phải tự động và an toàn đến đích. Đó chính là ý nghĩa tôn giáo đích thực, là tính chất được dẫn dắt theo niềm tin, mà không phải có niềm tin rồi tự mình phải hành trình đi cho đến đích. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa của đạo Phật là ý nghĩa về triết học, ý nghĩa của một hệ thống tư tưởng, ý nghĩa của yêu cầu phải trải nghiệm bản thân, mà không hoàn toàn là ý nghĩa thuần túy tôn giáo như những tôn giáo khác. Bởi đối với các tôn giáo nói chung, niềm tin, tín điều là chính, rồi mới đi đến lý thuyết hay giáo lý. Trong khi đó đạo Phật hoàn toàn ngược lại, chính lý thuyết hay giáo lý tạo thành niềm tin, đức tin, thành mục đích hành đạo mà không là gì khác. Do đó, tính trí thức là tính triết học của đạo Phật, còn tính bình dân, đó là tính tôn giáo của đạo Phật.

Vậy thì để kết luận, cái khác và cái giống nhau giữa Chân lý và Thượng đế là gì. Thật ra giữa hai cái này không có gì khác cả. Nếu Thượng đế không phải là Chân lý, tất nhiên đó cũng không phải là Thượng đế. Còn nếu Chân lý khách quan nó quả là như thế, thì đó cũng chính là Thượng đế duy nhất rồi còn gì. Cho nên ý nghĩa của con người chỉ là ý nghĩa của niềm tin mà không là gì khác. Khi ta tin rằng Chân lý là Thượng đế, thì đúng là ý nghĩa cao tột sau cùng chính là Thượng đế. Nhưng khi ta tin Thượng đế mới là Chân lý, thì làm gì có cái gì khác hơn Thượng đế như là ý nghĩa và giá trị sau cùng. Có nghĩa Chân lý khách quan chỉ là duy nhất, còn nhìn hay quan niệm Chân lý khách quan đó ra sao lại là chuyện khác. Giống như một cái lộc bình có quai. Khi nhìn từ trên xuống, có thể người ta chỉ thấy một vành tròn, bên trong trống rỗng. Nhưng khi nhìn từ dưới lên, đó cũng là một vành tròn, nhưng hoàn toàn đặc kín. Khi nhìn nghiêng, có khi là một hình như thế nào đó có một quai, có hai quai, hay chẳng có cái quai nào. Như vậy cách nhìn, cách quan niệm có làm thay đổi gì bản thân cái lộc bình khách quan không. Hẳn nhiên là hoàn toàn không. Thế thì Chân lý và niềm tin cũng vậy. Đúng ra Chân lý là phải có, nhất thiết phải có, thậm chí chỉ có thể có một. Nhưng niềm tin thì hoàn toàn phong phú, hoàn toàn đa dạng, và đó lại chính là một thực tế. Bởi vậy không có niềm tin về Chân lý tối cao, tối hậu, đó chính là tính cách vô thần. Còn có niềm tin về Chân lý tối cao, tối hậu, đó là ý nghĩa hữu thần, hay ý nghĩa của các tôn giáo nói chung. Tôi không phải là người theo tôn giáo, cụ thể tôi không phải là người đạo Phật, nhưng thực chất tôi là người làm triết học, theo đuổi tư duy triết học, nên tôi không phản đối tôn giáo mà còn cảm tình, tìm hiểu, hay đồng hành với các tôn giáo, nói chung mọi tôn giáo đích thực nhất, trong đó tất nhiên kể cả triết lý Phật giáo, tức đạo Phật. Bởi vậy bài viết này chính là một bài viết để cho những người trong đạo Tin lành cùng suy nghĩ, những người trong Phật giáo cùng suy nghĩ, những người trong mọi tôn giáo khác cùng suy nghĩ, và tất nhiên kể cả những người không tin vào tôn giáo, những người phi tôn giáo, tức những người hoàn toàn chủ trương vô đạo, cũng vậy.

Đà Lạt, một sớm mùa Xuân Tân Mão
(25/02/2011)

© Võ Hưng Thanh

© Đàn ChimViệt Online

Pages: 1 2 3

11 Phản hồi cho “Vài cảm nghĩ nhân đọc bài “Phật Giáo Việt Nam””

  1. Võ Trang says:

    Tôi nhớ hình như tôi có đọc bài của ông Nguyễn Hữu Liêm ở đâu đây – Talawas? nhưng tôi bỏ qua vì tôi cho là ông Liêm không hiểu Phật Giáo hay biện luận về Phật Giáo qua 1 lăng kính của triết lý Tây Phương. Tôi tin là 1 số các bậc chân tu Phật Giáo có thể chỉ cho ông Liêm rõ hơn về những giáo lý căn bản của Phật Giáo nhưng tôi không thấy ai lên tiếng. Phải chăng họ cũng bỏ qua như tôi hay hơn tôi họ hiểu rất rõ rằng 1 sự “giác ngộ” trong Phật Giáo là cái không thể nói được?
    Ở đây, tôi chỉ muốn nhân cơ hội này gởi đến độc gỉa 1 vài cảm nghĩ để nếu có thể được đánh tan những nhận thức sai lầm của những phát biểu như vậy.
    Thay vì nói đến 1 sự suy đồi trong biểu hiện bề mặt của số lượng tín đồ hay phát triễn của đền đài, thiền tự, ông Liêm đi xa hơn đến nguồn gốc của sự suy đồi này vì chính cái giáo lý của Phật Giáo – 1 sự phủ nhận của thượng đế và linh hồn

    (… Ông Liêm cho rằng động lực làm cho đạo Phật Việt Nam thoái trào, là vì giáo lý nhà Phật xa vời, khó hiểu, giống như một hiện tượng biểu dương chữ nghĩa, không đáp ứng được khát vọng tri thức cũng như nhu cầu tâm linh của những con người trong thời đại mới. Ông viết : “Có nhiều lý do cho sự thoái trào này. Nhưng trong bài này tôi chỉ nêu lên hai vế của một vấn đề về khái niệm và ngôn ngữ : cái gọi là “Tính Không” và “Thượng Đế”. Khi giáo lý nhà Phật – vốn được hiểu bởi quần chúng – phủ nhận “Thượng Đế” và “linh hồn”, thì đối với tâm thức khát khao niềm tin của con người thời đại, Phật giáo không còn hấp dẫn đối với họ. Trên phương diện học thuật, khi “Tính Không” trở thành một đối thể tri thức cho trí thức Phật giáo, khi trò chơi ngôn ngữ nay đã trở thành một “bình ruồi” (nói theo Wittgenstein) mà kẻ tham dự không thoát ra được, Phật giáo chỉ còn là một hoài niệm, hay là một tự ái bản sắc cá nhân… ”.)

    Tính không là bản thể của vạn vật. Nhưng tánh không là 1 điều mà người ta có thể cảm nhận được bằng 1 suy luận logic, nghĩa là bằng khả năng của con người thật sự chứ không phải là 1 khái niệm siêu hình mà con người phải chấp nhận như 1 quyền năng của thượng đế. Ở đây tôi không tranh luận về sự hiện hữu của 1 thượng đế vì có lẻ không 1 ai trong chúng ta có đủ thẩm quyền để xác định sự hiện hữu này. Nhưng cái hệ lụy của nó mới là vấn đề: tại sao phải có 1 niềm tin tuyệt đối như thế? Đây chính là cái điễm “khó nuốt” của đạo Phật. Trong khi con người dễ dàng hiểu cái định luật Nhân – Quả, mấy ai trong chúng ta dễ dàng chấp nhận nó? Khi chúng ta lầm lỗi, thậm chí nặng nề như giết người, mấy ai trong chúng ta dễ dàng chấp nhận đền mạng? Trong tuyệt vọng và với cái bản năng vốn yếu đuối của con người chúng ta mong cầu 1 sự cứu rỗi mà ở đó sự hiện hữu của 1 đấng có đầy quyền năng là cần thiết và có khi những lỗi lầm như thế lại được diễn dịch như là ý muốn của chính đấng tối cao đó.

    Trong đời sống tâm linh, tu dưỡng theo tinh thần đạo Phật, cái đích cuối cùng (giải thoát) có thể khó hiểu, nếu hiểu theo nhân gian nhưng nó là cái không thể diễn tả bằng chử nghĩa chứ không phải là 1 hiện tượng biểu dương chử nghĩa hay là 1 trò chơi của ngôn ngữ. Giác ngộ, Kiến Tánh là cái không thể nói được. Và ở đây, 1 lần nữa, cái mong cầu cuối cùng này là cái mà chính con người phải tìm ra chứ không phải là 1 phần thưởng hay ân huệ của thượng đế.

    Khởi đầu của đạo Phật là 1 mong cầu giải thoát – 1 giải thoát triệt để và tận cùng – chứ không phải là 1 mong cầu được cứu rỗi. Cho đến khi tìm được chân lý, trên trọn con đường này, con người chịu tất cả trách nhiệm về những hành xữ của nó. Như vậy, đạo Phật là đạo đưa con người đi vào cuộc đời của chính nó, trong tỉnh thức và trách nhiệm mà những định nghĩa như thực dụng, thời đại, tri thức mới chính là những trò chơi của ngôn ngữ.

    Tôi không hiểu tâm thức khát khao niềm tin của con người thời đại là (loại ngôn ngữ) gì và ai có thẩm quyền đặt để nó. 1 trí thức thật sự là người phải biết tiêu hóa tư tưởng của nhân loại để biến nó thành nhận thức của chính mình và khai phóng mình thành 1 con người mỗi ngày một mới chứ không phải chỉ là những cái đuôi dù là những cái đuôi của Hegel, Wittgenstein, Heidegger, Dewey và Marx…

  2. Builan says:

    Sau khi góp với ngài Cư Sĩ _ Tôi không cần có ” phép thần thông” – thậm chí chưa đọc – không cần đọc. tôi cũng thừa biết ông VHT là tín đồ cuả tôn giáo _”ĐỒNG ĐAỌ” với tôi _ khỏi cần đoán mò như ông CS !

    Nay thì xin thưa :tôi đã đọc _ đọc đến 2 lần !
    Theo tôi : Bài viết cuả ông VHT gần như không có ý kiến cuả riêng mình- Chỉ phân tích -bình luận- mở rộng quan điễm cuả những TRÍ THỨC thứ thiệt ! Đúng và thật sát nghiã “Vài cảm nghĩ nhân đọc bài “Phật Giáo Việt Nam”” – Có vẽ đạc biệt thân tình – đậm đà với ông TKĐ !
    Nhờ qua “vài cảm nghĩ” tôi có thể rụt rè ,góp một chút “đồng tình” _ tôi cho là chính xác và RẤT THẬT – không sợ CHẠM với cư sĩ ! hay những ai cùng baỏ thủ như cư sĩ !!

    “…Hai là do hệ thống tổ chức của giáo quyền tan rã và bất lực, bởi mỗi chùa có một vị trú trì, một đạo tràng riêng, có sự độc lập về mọi mặt tổ chức, kinh tế, tài chánh, lễ nghi, tu học, mà nếu cần, cũng có thể tự đặt tên, xưng danh, và sinh hoạt như một “Giáo hội” riêng biệt, hoàn toàn hợp pháp trong bối cảnh xã hội phương Tây.
    Thứ ba là hiện trạng tăng già chống báng nhau, làm Phật tử mất niềm tin và nản lòng. Bốn là truyền thống lễ nghi, lễ nhạc của Phật giáo Việt Nam đang bị “phát huy” một cách tùy tiện, tự phát, và mang nặng tính trình diễn hời hợt, do hàng tăng ni cao niên và tuổi trẻ thiếu sự hợp tác cần thiết, cả trong vai trò chủ động lễ nghi tôn giáo, trong lúc nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt và tu học lại đang cần đến, tức sử dụng phương tiện nghi thức, lễ nhạc hài hòa, thống nhất và đồng bộ, để hoằng dương Phật pháp. Sau chót, sự bế tắc đối với một khả năng hóa giải về những dị biệt trong cộng đồng tăng lữ, vì mặc cảm (tự tôn là chính), và định kiến (khuynh hướng chính trị, viễn kiến bảo thủ và cấp tiến). Tuy thời đại mới, nhưng bản chất vẫn cũ, không chấp nhận và thỏa hiệp đối với sự khác biệt để hóa giải, cứ khăng khăng bảo thủ, cho cái riêng của mình là đúng. “

    KHÔNG giáo luật, giáo quyền ! GIÁO CHỦ
    Chỉ cần mỗi caí máy bơm cuả cư sĩ !

    ” Sau cùng Quảng Tịnh tôi xin kính chúc các chư bạn đồng tu, thân tâm an lạc, công đức tròn đầy, đạo hạnh thêm tăng tiến. Chúng ta hãy vững tin vào một ngày không xa, Phật giáo Việt nam sẽ phát triển rực rỡ hơn hôm nay gấp trăm ngàn lần.
    Nam mô A-Di-Đà Phật.
    Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
    Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-Tát Ma-Ha-Tát thùy từ chứng giám.
    Trân trọng vô vàn:
    Cư sỹ Quảng Tịnh

    AMEN !

  3. Trung Hoàng says:

    Đạo Phật là con đường tự giải thoát cho tất cả mọi người, con đường tự lực để trở về tính thánh thiện nguyên thuỷ, tính mà Thượng Đế đã ban sự bình đẳng cho mỗi người như nhau. Đó là điều mà Đức Thích Ca đã tuyên xướng là tất cả mọi người đều có Phật Tính, tự giác là chính mỗi người sẽ phải tìm trở về chơn tính đó. Sẽ không có một vị Phật Thánh nào cứu rỗi được mình, nếu mình không chiụ tự mình bước lên đường để tìm thấy lại nó.(“Coi rồi phải THÂN MÌNH TỰ TRỊ,/Chẳng độ xong Phật khó dắt dìu./ Thả thuyền từ bến giác nâng niu,/Kẻ hiểu đạo mau mau bước xuống.”).

    Đời sống vô thường là chơn lý vĩnh hằng cuả đạo Phật, lý thành trụ hoại diệt là chu trình bất biến trong chơn không. Sự biến dịch không ngừng cuả trời đất sẽ không bao giờ ngừng lại ở một điểm nào, lý vô thường luôn hoạt dụng trong nguyên lý sắc tức thị không, không bất dị sắc. Thị hiện trong hiện hữu nên có pháp, mà pháp đó có cũng như không chẳng khác, do từ sự biến hiện cuả tâm mà có. Đã có sanh tất là phải có diệt, sanh sanh diệt diệt không ngừng, nhưng cũng vẫn không thể nào vượt ra ngoài chơn không pháp giới, nơi nhà Phật còn có tên gọi là Chơn Không Bát Nhã, mẹ cuả tất cả Chư Phật và Chư Bồ Tát Mười Phương và khắp Ba Mươi Sáu Cõi.(Nam Mô Tây Phương Cực Lạc, Tam Thập Lục Vạn Ức, Nhứt Thập Nhứt Vạn, Cửu Thiên Ngũ Bá, Đồng Danh Đồng Hiệu, Đại Từ Đại Bi, Tiếp Dẫn Vong Linh…A Di Đà Phật.).

    Cho là Đạo Phật không có Thựợng Đế hay từ bỏ Thượng Đế là điều sai lạc, Đấng Tạo Hoá hay Đấng Tối Cao chẳng lẻ khác với Thựơng Đế hay sao. Nhưng, với sự hiểu biết cuả phàm phu, thì ai là kẻ có thể thấy được Thượng Đế, hay chẳng qua cũng giống như kẻ mù rờ voi không khác.(“Nỡ sao lại vày bưà đồng loại,/ Cũng gốc người Thượng Đế xuống trần. Quày đầu nghe tiếng chuông ngân,/ Trở về nơi củ cho gần Phật Tiên,”). Đã bao thời nhân danh Thượng Đế để vày bưà đồng loại là sự đã từng thấy qua, cho những người không theo đạo cuả mình là mê tín và tà đạo, tưạ như con chồn hoang có bao giờ thấy được cái đuôi bông lai cuả mình, lại luôn cười cái đuôi dài cuả loài cáo gian xão.

    Chồn hoang cười cáo đuôi dài,
    Chồn nào thấy được đuôi lai của mình.

    Xin trân trọng.

  4. Hồng Lĩnh says:

    Đạo Phật ở VN đang bị “mục nát bên trong” trầm trọng . Lý do vì đảng cộng sản len lõi, mua chuộc, hoặc cử người nắm giữ các chùa – biến nơi thờ phượng thành nơi buôn thần bán thánh – xây chùa hoành tráng là để thu hút khách du lịch, chiêu dụ tín đồ đến cúng bái, đóng góp tiền.

    Đạo nào cũng vậy, chỉ lo “xây bên ngoài” thì sẽ lụi tàn theo năm tháng .

  5. p says:

    Hiện nay tôi thấy ở VN đạo phật xây chùa rất to và nhiều đạo hữu đông , thầy đông nhưng đạo phật hiện giờ các thầy không thấy đến chùa thuyết pháp, trong các ngày lễ… rằm tháng 4 , rằm tháng 7 . Mà chỉ thấy các thầy thích đi xế hộp , xai dế hạng sang , thích ngồi phòng lạnh …Khi kinh kệ cho các gia đình đạo hữu , phật tử có tang gia cũng phải chi trả theo giá cả thị trường …. Người dân và xã hội VN nhìn đạo phật với câu nói đạo QD . Trong trường hợp này có nhiều chùa ko QD thì bị cô lập , bên đạo Thiên chúa giáo cũng tương tự nhưng mật độ ít hơn . Ở ĐÀ NẴNG có ông nguyễn bá Thanh bí thư thành phố ĐN đi coi thầy Hông kong xây cho được 4 chùa Linh Ứng , nay đã xây được 1 chùa L Ư tại núi BÀ NÀ VÀ 1 CHÙA Linh Ứng tại núi SƠN TRÀ ĐÀ NẴNG đễ được phát lộc và làm quan to .ông Thanh có ý định xây tại Làng Vân ” làng phong ” dưới chân phía nam đèo HẢI VÂN đễ được hưởng bỗng lộc và thăng quan tiến chức …Tiền chúng sanh cúng dường có người của ông NBT đứng ra thu hồi đễ hoàn vốn và kiếm lãi hihihi

  6. ĐắcKhông says:

    Có, không, mà sợ mất, còn ?!,
    Mây bay, nước chảy, xoay tròn miênman…
    Hãy dừng lại, kẻ langthang,
    Trầmluân chìm nổi, vôvàn thờigian !!!

  7. Chúng tôi đã đọc kỹ Bài viết “Phật giáo Việt Nam đang lụi tàn hay khởi sắc” là bài viết ngày 23/02/2011 (Mùa Xuân Tân Mão), tại Napa-Sacramento của ông Trần Kiêm Đoàn và bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng trên Báo điện tử Phật giáo Việt Nam, xuân Tân Mão 2011, nhan đề “Tính Không và Thượng đế, vài cảm nghĩ nhân đọc bài “Phật Giáo Việt Nam” và bài báo mới đây của tác giả Võ Hưng Thanh với nhân đề:” Vài suy nghĩ về đạo Phật” cùng bài viết thật cảm động của cư sỹ Nhất Nam đang được bạn đọc đón nhận. Tôi xin có vài lời tâm sự như sau:
    Thứ nhất: Như tác giả Võ Hưng Thanh nói ông không phải là Phật-tử nhưng là người có cảm tình với đạo Phật thì bạn đọc chắc chắn qua bài này cũng chẳng cần có các phép thần thông cũng biết ông là người đạo nào rồi dù ông có nói lời cảm tình với Phật giáo thì chúng tôi đó là điều không có gì làm lạ, vì cả thế giới này đều có cảm tình và yêu quý Đạo Phật. Đó là lẽ đương nhiên, vì đạo Phật là đạo của lòng từ bi, của Giác ngộ và trí tuệ cho nên uy và đức bao trùm tất cả, có sức cảm hóa nhiếp phục mọi chúng hữu tình trong đó có một chút phần dư lại của ông ( vì các cụ thủy tổ và các cụ đời xưa của ông là theo đạo Phật. Vì sao nói vậy? Vì ông là người Việt nam, mà đọc nghĩa khí nghe như không có duyên với Nho giáo và Khổng giáo nên có thể nói các cụ tổ xưa của ông theo đạo Phật và chỉ có ông bây giờ là đang theo đạo khác hoặc đứng ở nơi không Đạo mà thôi.
    Con như ông và mấy tác giả này nhận định nay đạo Phật suy tàn và nhiều người ở Việt nam theo đạo khác như tinh lành, Thiên chúa giáo. Chúng tôi thấy nhận định này sai hoàn toàn và hình như các quý vị có nhãn quan nhìn lệch thấy 1 hóa 100, hay ngàn rồi đâm ra lẫn lộn. Các vị sống ở Việt nam hay ở đảo lẻ đại dương nào vậy mà chẳng hiểu gì về đạo Phật Việt nam?
    Tôi thấy nhận định của thầy Nhất Nam đã quá rõ ràng nên xin trích chút ra đây kẻo mất thời gian viết thêm. Thầy nói: “Chúng ta ai cũng biết! Ngay sau năm 1975 đất nước một dải thì đạo Phật như bừng giấc mộng, lan khắp mọi nơi đến từng thôn xóm. Chúng ta hãy xem tất cả chùa chiền đều được xây dựng tu bổ lại nhanh chóng trang nghiêm đẹp đẽ. Kinh điển Phật nhất là pháp môn Tịnh độ được in ấn hàng triệu triệu bản để đến tay mọi người. Mỗi dịp đầu tháng hay rằm thì dòng người đổ về chùa theo thầy tụng Kinh niệm Phật say sưa? Có những nơi không còn có chỗ để ngồi nữa như chùa Hoằng Pháp hay Yên tử Trúc lâm. Hay mỗi dịp xuân về thì không thể nói số người đi lễ chùa tính kể là bao nhiêu? Trẻ có, già có, người quan chức, kẻ dân thường khắp nơi nuờm nượp đổ về như thác. Chúng ta hãy nhìn dòng người trên thuyền đầy cả sông để đến chùa Hương Tích hay lên đỉnh non mờ Yên tử thì mới thấy hết sự lớn mạnh của Phật giáo Việt nam. Hay các bạn nếu có dịp về các khoá lễ của chùa Hoằng Pháp phía Nam hay Sơn tây Hà nội thì sẽ thấy càng rõ hơn, hàng ngày có hàng ngàn Phật tử với áo già lam, tràng hạt trang nghiêm ngồi nghe các bậc trí-thức giảng về giáo lý nhà Phật, đêm đến nên thắp sáng cả một vùng trời để niệm Phật A-Di-Đà. Những điều này trước đây không bao giờ có, hay nếu có quy mô và hình thức, chất lượng sao có thể được như vậy?”
    Hay ngày nay bên ngoài cổng chùa có các hiện tượng dem giết thịt thú vật để bán cho khách hành hương, hay tệ đốt vàng mã v.v…Điều này thầy Nhất Nam đã phân tích rất chí lý là: “ Hiện nay có hiện trạng là có những người đem đạo này để nói xấu đạo kia hay đem những nhận thức chủ quan, thành kiến, đem những hiện tượng bên ngoài, những tập tục lạc hậu gán cho đạo Phật mà đặt ra câu hỏi đầy hoài nghi rằng đạo Phật ở Việt nam khởi sắc hay lụy tàn chưa cần ai nói họ lấy vài hình ảnh tiêu cực mà kết luận đọa Phật ở nước ta sẽ tàn lụi. Họ kể ra nhìn thấy lễ hội chùa Hương hay Yên-tử người ta vẫn mê tín dị đoan đốt vàng mã, bán thịt sát sinh thú vật mở quán ăn bên đường v.v…Vậy những cái đó có phải là từ bản chất của đạo Phật không? Đó là nhận định sai lầm không đúng.
    Nếu mọi người đều được học giáo lý nhà Phật thì ngay thấy rõ, tính mạng một con kiến, con sâu cho đến cỏ cây đều được người Phật tử nâng nịu trâng trọng bảo vệ huống là lấy mạng sống của thú vật làm món ăn nuôi sống chính mình? Cho nên đây là nhận định sai lầm và đầy thành kiến không tốt có dụng ý xấu.
    Việc đốt vàng mã là tập tục của nhân gian, đạo Phật không có những khuyến khích và thói quyen này và cho rằng nó sẽ làm tốn đi tiền của và công sức làm ô nhiễm không gian mà thôi. Nhưng tập tục đó đã có nhiều đời thì nhà chùa không ngăn cấm mà sau khi học giáo lý nhà Phật, những người đó sẽ tự nhận biết để làm hay không làm nữa. Đạo Phật là đạo giác ngộ và tự giác là vì vậy.”
    Tôi thấy đây là lời nhận định rất có lý đạt tình và có cả đạo lý ở trong đó. Nhưng tôi thì cần góp ý thêm là, trong dòng người cuồn cuộn đến lễ Phật đó, nếu ai là Phật tử thuận thành, học giáo lý Phật, chắc chắn họ tránh xa chỗ này, đâu có thể ngồi nhậu thịt với các quý vị kia? Và điều này chỉ thấy đáng thương vì đó suy cho cùng những người chủ quán kia lẫn người vào ăn vẫn là vì họ chưa có ai chỉ bảo cho họ giáo lý của nhà Phật hoặc vì mưu sinh biết sai mà phải dấn thân vì miếng cơm manh áo vật lộn của cuộc sống của gia đình họ, trong đó có cả lỗi của người Phật-tử chúng ta, của những ai vai đội vác sứ mạng của Như Lai đã giao phó là chưa đến được để gần gũi chỉ bảo cho họ về giáo lý nhà Phật về nhân quả, thiện ác, nghiệp báo v.v… Nếu được giác ngộ cả kẻ bán và người ăn đều không thể có nữa.
    Thứ hai: Riêng chỉ có nhận định là hiện nay nhiều nơi chùa chiền không giữ phép tắc giới luật xưa hoặc đang trở thành nơi tham quan du lịch và nhiều người tri thức và dân tu tại gia ít đến chùa hơn. Điều này đúng vì đến 90% Phật tử là tu tại-gia vì có gia đình, cha mẹ, vợ con, lại do cuộc sống phải làm ăn lam lũ, khẩn trương, cho nên họ không thể hàng ngày đến chùa tụng Kinh, niệm Phât, nên đa số họ đã biết thiết lập ban thờ Phật tại-gia để hành lễ, tụng kinh hàng ngày đó là điều rất đáng trân trọng. Trong dòng Phật tử đông đảo đó, có nhiều Phật-tử có trình độ, căn cơ cao, họ là những Kỹ sư, bác sỹ, giáo viên, giáo sư v.v…những khi có thời giờ là họ vào trang mạng điện tử để học giáo lý của Phật. Kinh điển giáo lý của Phật nay tràn vào đầy ắp trên các trang mạng của internet, vì thế rất là thuận lợi cho tầng lớp này học tập Kinh điển Phật rồi tự y giáo phụng hành, có gì còn cần trao đổi, họ có thể nhờ các vị Hòa thượng chỉ giáo, bổ khuyết. Cho nên rất mau thành tựu. Nhiều người trong số này cũng ăn chay trường, giữ giới không khác gì các vị xuất-gia và họ hàng năm thường về các Đạo-tràng để bổi bổ tri thức Phật giáo, bồi dưỡng tâm linh, có nhiều bvị sau đó đã tự biết đứng ra gánh vác sứ mạng cao cả là đi hoằng pháp độ sinh. Ngày càng có nhiều các thiện-tri-thức này xuất hiện, thật là đáng quý biết bao nhiêu? Như vậy không thể nói là đạo Phật vì lý do này mà suy tàn, đó là cách nhìn ngược mà trái lại phải thấy đạo Phật hôm nay đang có thêm luồng sinh khí mới và đang đam hoa kết trái, tương lai càng đầy hứa hẹn hơn. Càng nhiều người như vậy thì chúng ta càng thấy vững tin hơn, hoan hỷ hơn phải không quý vị? mọi người lao động tu hành tại nhà vì càng ở môi trường đó càng có điều kiện tốt đẹp để thực hành tiêu diệt phiền não, lấy đó thử thách tâm kia mà thành tựu ngay tại nơi chiến trận chóng ma chướng. Cho nên xưa có câu: ” phạm phu tức Phật, phiền não tức Bồ-Đề. Ngay các vị chân tu trên núi cao hàng năm cũng phải dành thời gian xuống núi vào nơi đời thường để thử thách chính mình xem dadiệt trừ phiền nào đến đâu để tự biết mình còn gì phải làm tiếp cho mau thành công quả. Đức Phật xưa rất khuyến khích những việc làm đi vào thực tế như vậy.
    Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế thì cũng có 95 % Phật tử là tu tại gia và nếu ông đọc tụng Kinh Địa Thừa Vô Lượng Thọ thì sẽ thấy 85 % các vị Bồ-Tát lớn thời đó là tu tại gia. Cho nên nhận định này của các ông bị sai lầm hoàn toàn và lệch lạc về nhãn quan và tư duy.
    Đúng như Phật tử Quảng Tuệ nhận định đó là do hiện nay sự không thống nhất được giữa hai giáo hội Việt nam kéo dài làm cho đạo Phật bị kìm hãm và dân chúng thiệt thòi nhiều. Vì sao? Vì số thầy đi hoằng pháp lợi sinh không được đông đảo vì bởi nhiều lý do, trong đó phải nói rằng có lý do các vị lãnh đạo hai nhánh đó dù muốn hay không cũng bị chi phối thời gian, tâm lực vào việc không cần thiết cho cuộc tranh đua ăn thua này mà không tập trung toàn tâm toàn ý cho việc hoằng pháp lợi sinh. Nếu khắc phục được tình trạng này thì đạo Phật tiến lên mạnh mẽ như cây cối gặp mưa sẽ bừng lên và các vị có tin không, các đạo kia các mục sư chắc rồi ngồi chơi xơi nước vì lúc đó bóng dáng các tà áo nâu sòng đi về muôn ngả và dù người dân có ở non cao thì chùa nơi đó cũng sẽ mọc lên, tự họ sẽ biết mà tìm đến, họ được học giáo lý của Phật nên mất ai theo đạo khác làm gì? Đó là điều chắc chắn! Nếu ví Phật giáo Việt nam như một cơ thể con người thì tìnhv trạng hai giáo hội do vì chưa đoàn kết lại được, phần cơ thể đó đâu có được phát huy mà chỉ mới đi bằng đôi chân còn cái đầu thì chỉ như người trong cơn ốm đau bệnh tật đâu được khỏe mà đã thu gặt được kết quả như vậy hỏi nếu đôi tay ấy mà được kết hợp với đôi chân và bộ não thì Phật giáo nước nhà mãnh mẽ biết dường nào? Cho nên muôn dân, muôn Phật-tử cũng như Quảng Tuệ và nhiều bạn đọc khác đều khao khát mong có ngày đó chóng tới. Mong mỏi quá đến nỗi bực mình giận hờn với cả lãnh đạo hai nhánh giáo hội hiện nay là vì vậy. Đó cũng nên thông cảm và hiểu được tấm lòng của họ vì Đạo Phật nước nhà vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, từ tầm đại thừa mà có những tâm tư nguyện vọng nồng cháy và lời nói bốc lửa đến như vậy. Nhưng các vị hay tin là rồi quy luật Đoàn kết hòa hợp sẽ phải trở về. Vì ngay thời đức Thế-Tôn còn tại thế hay thời Tượng pháp thì đạo Phật cũng vào hoàn cảnh này và vì sự nghiệp Phật đạo, các giáo phái lại biết tìm đến nhau, chia sẻ suy tư rồi đi đến hòa hợp nên đạo Phật lan tỏa khắp thế giới như hôm nay. Chúng ta có quyền hy vọng vào một tương lai như thế.
    Tôi hay vào trang mạng điện tử và cũng thường mỗi ngày dành ra vài phút đọc báo này. Là một Phật-tử nên thấy rằng Phật giáo và tâm linh với tôi còn quan trọng hơn cả những vấn đề chính trị hiện nay. Vì sao? Vì đạo Phật có thể hóa giả tất cả nếu mọi người đọc tụng giáo lý của Phật lấy đó y giáo phụng hành. Khi tâm thanh tinh không chút bụi nhơ, khi thân, khẩu, ý cũng đều là một, đều là vì quần sinh, vì nghĩa lớn, đầy sự bao dung, từ bi hỷ xả thì làm gì có chia rẽ, có chiến tranh? Đạo Phật là cái gốc, nếu ai ai cũng học Kinh điển Phật thì đều giác ngộ và vì thế có thể hóa giả tất cả mọi vấn đề xã hội và thế giới hiện nay mà không cần phải dùng đến cãi nhau và chiến tranh vũ lực. Nơi đâu đạo Phật được quan tâm, nơi đó xã hội an bình, đất nước phồn thịnh đi lên, đạo đức ngày càng được tôn trọng, luật pháp được gìn giữ. Cho nên, theo tôi muốn cải cách xã hội đi lên thì phải canh tân, cải cách và quan tâm đến Phật giáo trước tiên. Làm sao cho mọi người dân đều là Phật-tử và hiểu đạo Phật một cách rốt ráo. Sứ mạng đó cần phải chung ta không chỉ của người Xuất-gia mà cả của mọi người, đặc biệt cần có của các vị Sư sỹ tại-gia. Hễ ai nói mình là Phật-tử chân chính thì đây chính là thước đo thực tế nhất. Đức Phật mong muốn chúng ta như vậy. Chúng ta phải thấy đạo Thiên chúa, hay Tinh lành hay Hồi giáo v.v… còn nhiều sự nhức nhối hơn đạo Phật gấp 100 ngàn lần và mọi người vẫn cứ mong các đạo giáo này sẽ lại trở về với giáo lý nguyên thủy của các bậc anh minh mà y giáo phụng hành đi vào đời thường tốt đẹp Trời người. Đạo Phật hoan hỷ chúc các đạo giáo khác càng tiến xa hơn nữa. Phải từ cái tâm như thế đề nhìn và quán tưởng thì mới thấy hết và lúc đó các vị mới thấy sự vĩ đại của Đạo Phật viên dung. Vì thế, thay như mọi lần mà buộc phải chuyển đề tài một phen viết nên dòng tâm sự này. Kính mong các chư vị đại-đức, các vị chư Tăng Ni và bạn đọc hàng ngày vào xem trang báo yêu quý này cảm thông và nếu có gì chưa tròn chĩnh xin các bậc thiện-tri-thức, đại xá.
    Sau cùng Quảng Tịnh tôi xin kính chúc các chư bạn đồng tu, thân tâm an lạc, công đức tròn đầy, đạo hạnh thêm tăng tiến. Chúng ta hãy vững tin vào một ngày không xa, Phật giáo Việt nam sẽ phát triển rực rỡ hơn hôm nay gấp trăm ngàn lần.
    Nam mô A-Di-Đà Phật.
    Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
    Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-Tát Ma-Ha-Tát thùy từ chứng giám.
    Trân trọng vô vàn:
    Cư sỹ Quảng Tịnh

    • Mot Khuc Ruot says:

      ” Như tác giả Võ Hưng Thanh nói ông không phải là Phật-tử nhưng là người có cảm tình với đạo Phật thì bạn đọc chắc chắn qua bài này cũng chẳng cần có các phép thần thông cũng biết ông là người đạo nào rồi dù ông có nói lời cảm tình với Phật giáo thì chúng tôi đó là điều không có gì làm lạ …”
      Sao ông không nói rõ là đạo nào ??? Hành động úp úp mở mở là hành động cũa một tên bất lương …Ông tự mạt sát tôn giáo cũa ông bằng chính lời nói bất lương cũa ông .

    • Trung Kiên says:

      Tôi định không có ý kiến gì về bài viết này, lại càng “ngại” khi ông Võ Hưng Thanh nói “ông không phải là Phật-tử nhưng là người có cảm tình với đạo Phật” sẽ khiến cho những kẻ hiềm thù Công Giáo có cớ “!!!”, mà điển hình là ý kiến của Cư sỹ Quảng Tịnh trên đây!

      Chỉ xin post lên đây bài viết của người Phật tử để rộng đường dư luận:

      Các tu sỉ Phật giáo VN tại chùa Điều Ngự nên trả lời thế nào trước những bài viết do tờ Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái và tâm thư của một số Phật tử ?

      Về phần tôi trước sau như một rằng…ĐẠO là CHÂN CHÍNH!
      chỉ có CON NGƯỜI lạm dụng và làm hoen ố đạo mà thôi!

    • Builan says:

      Xin thưa chuyện với ngài Cư sỹ Quảng Tịnh
      Tôi thật sự chưa đọc “bài chủ” cuả ông VHT !
      Qua giới thiệu ở com cuả ngài CS tôi lại đã biết nhiều về ông NHL và TKĐ – tôi không có gì phaỉ bàn ở đây !
      Với ông VHT thì dù chưa đọc bài chủ (sẽ đọc sau) – tôi dám chủ quan là ít nhiều cũng hiểu ông VHT viết gì !

      Thẳng một câu- biết rất dẽ mất lòng- chạm nọc !! nhưng tôi tin caí tâm phật cuả CS không đến nỗi !!! _ “Cư sĩ chủ quan và bảo thủ “- Chỉ có suy nghĩ cuả ông là đúng và đạo cuả ông là “chính đạo” “!!!

      Ông có bốc thơm lên đến chín tầng mây thì caí BỐC cuả ông cũng bằng thừa !
      ” Nhân chi sơ tính bàn thiện”- Đạo PHẬT vốn dĩ cũng vậy !
      TÂM PHẬT là tâm thiện- là tâm cuả “nhân chi sơ….” Ngừời không là tín đồ cuả tôn giáo khác có thể tin nơi TÂM PHẬT cuả mình sống và hành đạo với ĐẠO cuả riêng mình..
      Than ôi ! chế độ- xã hôi _ CHXHCN?VN đâu có cho phép- đâu có để yên !
      Ông CS thật quá ngây thơ KHOE bao nhiêu cái chuà hoành tráng !!!

      Nếu ông là người có tâm với đạo thì nên can đãm nhìn thẳng vào THỰC TRẠNG ! Cùng trăn trở- Noí viết lên những cái thoái hoá , thoái trào- biến chất… Caí hoạ loạn sư- loạn tăng – Đại hoạ- đại nạn “giặc thầy chuà” !!! cần phaỉ giaĩ phâu – phải cắt bỏ những gì cần cắt bỏ để cưú sông một sinh linh cần phaỉ sống !!!! Phaỉ xữ dụng cả những liều thuốc cực mạnh – cực độc ! thay vì baỏ thủ chủ quan – Ngôì đó mà BỐC mà tin, mà KHOE !!!

      “Phật giáo Việt Nam thống nhất Bắc Trung Nam từ đây…” – Thưa ông CS(cư sĩ) ” RẮN KHÔNG ĐÀU” có sống được không ? Nêu có “phép thần thông” sống được thì nó là cái gì !

      Chữ nghiã cuả tôi, tôi tự biết mình không bằng cuả TKĐ- NHL- VHT & ông CS đánh rơi !!! Tôi tin là ngài CS hiểu caí tâm thật thà cương trực cuả tôi !
      AI là SƯ-TĂNG -SAĨ… chân chính ? Ai còn caí TÂM với ĐẠO xin haỹ “khẩn trương” cứu đạo – nếu cần phải TỰ THiÊU cũng đừng có tránh né ! Nghe , đọc… tin vào cái mồm, những bài “thuyết pháp.”. cuả quý ông rồi thì sẽ VỀ ĐÂU !!!! TỊNH TÀI chỉ là bầu vú sưã nuôi béo vỗ mập những tên SƯ hỗ man – thế sự nhãn tiền – ngài CS “có hay biết gì không? ”

      Thôi thì tôi cứ tạm NGÂY THƠ tin theo niềm tin của ngài CƯ SĨ ( cho nó khoẻ )

      “..Đạo Phật nước nhà vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, từ tầm đại thừa mà có những tâm tư nguyện vọng nồng cháy và lời nói bốc lửa đến như vậy. Nhưng các vị hay tin là rồi quy luật Đoàn kết hòa hợp sẽ phải trở về. Vì ngay thời đức Thế-Tôn còn tại thế hay thời Tượng pháp thì đạo Phật cũng vào hoàn cảnh này và vì sự nghiệp Phật đạo, các giáo phái lại biết tìm đến nhau, chia sẻ suy tư rồi đi đến hòa hợp nên đạo Phật lan tỏa khắp thế giới như hôm nay. Chúng ta có quyền hy vọng vào một tương lai như thế. ”
      Xin ngài CS cũng nên quan tâm đến coms cuả Một Khúc Ruot
      Trân trọng

  8. Mot Khuc Ruot says:

    Phật Giáo Việt Nam hoàn toàn bắt chước , ảnh hưởng nặng nề Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa , như hai giọt nước . Phật Giáo tại Trung Hoa trãi qua thời gian đã bị pha trộn với hai tôn giáo lớn khác là Nho Giáo và Lão Giáo , câu chuyện ” Tề Thiên Đại Thánh ” là một bằng chứng rõ ràng cho sự pha trộn này . Ngày nay , tại một số ngôi Chùa bắt chước một vài nghi lễ cũa Thiên Chúa Giáo như tổ chức làm phép cưới ……..Theo tôi , nguyên do là vì Phật Giáo không có một tổ chức chặt chẽ , Tín Lý và Niềm tin không rõ ràng , minh xác để rồi giới Tăng lữ vì muốn làm thõa mãn sự mê tín cũa chúng sanh , thu hút tín đồ ….đã tạo ra trình trạng Phật Giáo như ngày nay . Thoát Tục là con đường để đạt đến cõi Phật , cực lạc ……hình như vượt quá khả năng cũa chúng sanh . Hơn nữa , Đức Phật phũ nhận Thượng Đế , Thần Thánh , phản bác mê tín dị đoan ….nên không thõa mãn khuynh hướng tâm linh , mê tín cũa chúng sanh để rồi chúng sanh đúc tượng Phật để thờ , để cầu xin những dục vọng , ham muốn trần tục ….tệ hơn nữa là bị đồng hóa với các tôn giáo khác .

Leave a Reply to p