WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Doanh nghiệp nhà nước và vấn đề đặt ra

Ảnh: Getty Image

Các chuyên gia đã cảnh báo từ hơn bốn năm nay về những rắc rối của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Chúng đã được thành lập mà không có cơ sở pháp lý tương ứng, hay nói thực là bất hợp pháp. Ngoài ra các tập đoàn hoạt động không hiệu quả và nhiều cảnh báo về những rắc rối pháp lý, kinh tế và khả năng đổ vỡ đã được đưa ra. Song đáng tiếc các nhà chức trách đã quá “say sưa với mô hình vĩ đại” với “các quả đấm thép” và nguyên nhân sâu xa nằm ngay trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) trong trao cho khu vực kinh tế nhà nước vai trò chủ đạo. Thậm chí dự thảo văn kiện của Đại hội XI sắp tới của Đảng CSVN còn có một bước lùi xa hơn nữa trong xác định “vai trò của sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể” trong tương lai.

Sự đổ vỡ của Vinashin vừa qua, và khó khăn của nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, phải là một lời cảnh báo nghiêm túc đối với tất cả mọi người để kịp thời ngăn chặn những người muốn kéo lùi công cuộc đổi mới của đất nước.

Báo cáo này cập nhật, bổ sung nội dung của một báo cáo đã được trình bày từ vài năm qua mà nội dung của nó vẫn còn rất thời sự.

Vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao (trên dưới một nửa) trong tổng đầu tư xã hội nhưng tỷ lệ đóng góp vào GDP không cân xứng chỉ ở mức 37-39% và tạo công ăn việc làm cho khoảng 4,4% của  tổng  số lao động. Suốt hàng chục năm khu vực kinh tế nội địa, mà có lẽ chủ yếu là khu vực kinh tế nhà nước, luôn nhập siêu ở mức cao, khu vực đầu tư nước ngoài lại xuất siêu, nói cách khác các doanh nghiệp nhà nước đã tiêu dùng và đầu tư hơn mức nó tạo ra rất nhiều trong thời gian dài. Sự nhầm lẫn trong lý giải thành tích “nộp ngân sách” (mà chủ yếu là thu từ bán tài nguyên của đất nước và thuế do người tiêu dùng đóng chứ không phải thành tích của các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn!). Sự kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn kinh tế vĩ mô, tăng lạm phát. Không nhìn nhận đúng về các doanh nghiệp nhà nước để cải tổ thật triệt để chúng, thì Việt Nam không có cơ hội phát triển tiếp. Chúng tôi sử dụng những con số thống kê của chính các cơ quan nhà nước Việt Nam, những con số biết nói về thành tích của khu vực kinh tế giữ vai trò “chủ đạo”, để mổ xẻ, phân tích và xóa tan các huyền thoại về doanh nghiệp nhà nước mà nhiều vị lãnh đạo muốn thuyết phục dân chúng về vai trò “chủ đạo” và những đóng góp “to lớn” của chúng.

Nhân thảo luận về các văn kiện sắp trình ra Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhìn nhận nghiêm túc các nguyên nhân đổ vỡ của Vinashin, đã đến lúc phải thật nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò “chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước và cải tổ chúng một cách triệt để. Ý tưởng về có các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn mà nhà nước đầu tư và bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo để làm công cụ cho Nhà nước “điều khiển” là một cám dỗ quyền lực hấp dẫn. Song không phải là lựa chọn khôn ngoan, vả lại Nhà nước không phải lúc nào cũng điều khiển được chúng (vấn đề về người ủy thác, người chủ (nhà nước) và những người được ủy thác).

Theo tôi, các doanh nghiệp nhà nước không những không giữ được vai trò chủ đạo mà là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề. Nên xác định lại vai trò của nhà nước cho bước phát triển mới, trong đó việc nhà nước đi kinh doanh (thông qua các tập đoàn kinh tế) và các doanh nghiệp nhà nước khác chắc chắn KHÔNG phải là công việc của nhà nước.

I. Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước

Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đã có những thay đổi trong quan niệm của Đảng CSVN và được ông Trần Đức Nguyên tóm tắt lại như sau:

Đối với kinh tế quốc doanh[1], nhận thức về vị trí của khu vực kinh tế này được điều chỉnh từng bước trong tiến trình đổi mới. Đại hội VI (12-1986) gắn vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh với việc “chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu thông”; Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (3-1989) vẫn đặt quốc doanh vào vị trí chủ đạo, nhưng “không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề”. Vào đầu thập kỷ 90 (thế kỷ trước), kinh tế quốc doanh đang nắm vai trò chi phối nền kinh tế với 12 nghìn xí nghiệp (toàn bộ vốn đều thuộc Nhà nước), chiếm tỷ trọng lớn và giữ những vị trí then chốt trong các ngành phi nông nghiệp[2]. Cương lĩnh 1991[3] chỉ nêu gọn “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”.  Chiến lược 1991[4] nói rõ hơn : “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những hoạt động mà các thành phần khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh… Những cơ sở không cần giữ hình thức quốc doanh thì Nhà nước chuyển hình thức kinh doanh, hình thức sở hữu hoặc giải thể, đồng thời có chính sách giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động”.

Quan điểm này một mặt tạo tiền đề cho sự phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là kinh tế tư nhân; mặt khác, không coi vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh là điều mặc nhiên mà phải gắn với việc “sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh, tự trang trải và tích luỹ trong môi trường hợp tác, cạnh tranh; Nhà nước chỉ tài trợ có thời hạn cho một số cơ sở thật sự cần thiết”.

Chủ trương đó đã thúc đẩy việc đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, giảm mạnh số xí nghiệp[5], tiến hành cổ phần hóa và đổi mới cơ chế, nâng cao tính tự chủ của xí nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, khu vực quốc doanh chưa thật sự đảm nhiệm được vai trò chủ đạo vì nhìn chung kém hiệu quả hơn các khu vực khác, vẫn còn dựa dẫm, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước dưới nhiều hình thức và còn bị ràng buộc bởi cơ chế “chủ quản” của cơ quan hành chính.

Từ thực tế đó, để định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ, kiểm soát được các hoạt động trong nền kinh tế, Nhà nước phải sử dụng toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình, không chỉ có các doanh nghiệp nhà nước, mà còn có các nguồn lực quan trọng khác, như ngân sách nhà nước, vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác (ngoài doanh nghiệp nhà nước), dự trữ nhà nước, tài nguyên quốc gia, đặc biệt là đất đai. Với nhận thức đó, Đại hội VIII (6-1996) xác định vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế không chỉ đặt vào các doanh nghiệp nhà nước mà dựa vào toàn bộ kinh tế nhà nước bao gồm đẩy đủ các nguồn lực nêu trên. Quan điểm này điều chỉnh sự đánh giá quá mức về vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay, công cuộc cải cách này vẫn chưa đi kịp yêu cầu của cuộc sống, cả về mặt sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, đổi mới quản trị doanh nghiêp cũng như về cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. [6]

Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá IX về các Văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có nêu: “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Trong Bản trình bày của đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có giải thích về vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước như sau: “… vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỉ trọng đóng góp GDP cao hay thấp mà ở chỗ, đó là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010 (gọi là Báo cáo phát triển Kinh tế-Xã hội), cụm từ “vai trò chủ đạo”  xuất hiện 1 lần duy nhất trong “vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương”. Nghị quyết số 21-NQ/T.Ư Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng CSVN khóa X “về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã nhiều lần nhắc lại “vai trò chủ đạo” của kinh tế nhà nước.

Ở đây có sự chưa rõ ràng về khái niệm: khu vực kinh tế nhà nước nghĩa là gì? Nó có đồng nghĩa với khu vực của các doanh nghiệp nhà nước không? Có vẻ nó rộng hơn, như nêu ở trên nhưng cụ thể là gì thì chưa được nêu một cách tường minh. Cũng trong báo cáo phát triển kinh tế-xã hội có nói: “khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế”. Nếu hiểu theo nghĩa này thì gần như khu vực kinh tế nhà nước đồng nhất với khu vực các doanh nghiệp nhà nước. Tuy còn có những điểm chưa rõ, nhưng người ta vẫn hiểu các doanh nghiệp nhà nước có “vai trò chủ đạo”. Báo điện tử ĐCSVN ngày 2-4-2008 khẳng định trong khó khăn của nền kinh tế hiện nay, thì “đây là lúc khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước”.

Đáng tiếc từ 2006 đến nay việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước đã chậm lại, thậm chí theo hướng củng cố các doanh nghiệp nhà nước với việc “thí điểm” khá ồ ạt các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tôi cho rằng đó là một chủ trương thực sự “trệch hướng” và sai lầm, nếu không sửa nhanh có thể gây tác hại cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam một cách lâu dài.

Tuy đã được giải thích, “vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỉ trọng đóng góp GDP cao hay thấp” nhưng chắc chắn những chỉ số như vậy cũng quan trọng trong “vai trò chủ đạo” ấy. Sử dụng số liệu thống kê chính thức của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, chúng ta hãy xem các doanh nghiệp nhà nước sử dụng bao nhiêu nguồn lực xã hội và đóng góp được những gì và xem các thành tích đạt được so với những nguồn lực chúng sử dụng có cân xứng hay không. Chúng ta hãy xem các con số nói lên điều gì.

Chú thích:

[1] Từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng CSVN (1-1994), kinh tế quốc doanh được đổi tên gọi là khu vực doanh nghiệp nhà nước, xuất phát từ nhận thức mới về chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế, tuy có vai trò đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nhưng không trực tiếp kinh doanh.

[2] Năm 1991, các xí nghiệp quốc doanh chiếm 53,5% giá trị sản xuất công nghiệp, hầu hết kim ngạch ngoại thương, hầu hết bán buôn và 33,5% tổng mức hàng hoá bán lẻ, hầu hết tín dụng và dịch vụ ngân hàng, 90,4% vận tải hàng hoá và 53,5% vận tải hành khách.

[3] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thông qua tại Đại hội VII  năm 1991 nên ở đây gọi tắt là Cương lĩnh 1991.

[4] Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000, được thông qua tại Đại hội VII năm 1991 nên ở đây gọi tắt là Chiến lược 1991. Những đoạn in nghiêng ở đây là trích từ Cương lĩnh 1991 và Chiến lược 1991.

[5] Trong công nghiệp từ 2798 doanh nghiệp năm 1990, đến năm 2000 còn 1786; trong thương nghiệp từ 1836 doanh nghiệp năm 1993, đến năm 2000 còn 1387

[6] Trần Đức Nguyên, “Chiến lược 1991-2000, bước đột phá về quan điểm phát triển”, trong cuốn Đổi mới ở Việt Nam – Nhớ lại và suy ngẫm, NXB Tri Thức, 2008

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Doanh nghiệp nhà nước và vấn đề đặt ra”

  1. Nhật Hồng says:

    Các cụ lầm rồi . Dũng và bộ cướp trị lấy doanh nghiệp nhà nước làm nền để đổ đô vào sau đó chạy lại túi mấy tên này thôi.
    Bán nước chúng nó ( Phiêu-Mạnh-Trọng ) còn làm được nửa , các tên này có coi dân tộc này ra gì đâu.
    Chúng là loài quỹ dữ.

  2. Trí tuệ says:

    Bản chất Doanh nghiệp nhà nước của bọn đảng CSVN là gì?
    Xin thưa, thực chất đó là một Công ty cổ phần mà các cổ phần này do những tên trong bộ chính trị của đảng góp vốn (Vốn này là tiền đóng thuế của người dân) tạo nên, rồi thuê những tên tay chân tin cậy của chúng làm giám đốc, hoạt động dưới hình thức chiêu bài nhà nước. Nếu chúng làm ăn có lời thì phần lời ấy sẽ vào túi bọn chúng, nếu lỗ thì lấy tiền đóng thuế của dân mà bù vào hay tìm mọi cách móc túi người dân để bù vào. Là một Công ty vô trách nhiệm nên hoạt động luôn luôn bị thua lỗ. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân chính đẩy đất nước vào con đường bần cùng, lạc hậu,… mà chúng ta đã và đang chứng kiến.

Phản hồi