WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Căn bệnh trầm kha hoang tưởng của thế kỷ?

Nguồn: timlebon.com

Lẽ ra tôi phải ăn mừng ngày cô Lê thị Công Nhân được ra tù Cộng sản, ít ra bằng một bài viết, một đoạn thơ ca tụng dòng máu Trưng nữ vương của cô, nhưng đã có quá nhiều người và hội đoàn làm việc đó rồi nên xin tha cho tôi cái tật ‘theo đóm ăn tàn’ và thay vào đó xin phép quý vị cho phép tôi nói đến một hội chứng tệ hại hơn’ ở hải ngoại này. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân’, phải thế không? Hay là tôi, cũng như hàng ngàn, hàng vạn người Việt khác, cảm thấy hân hoan như chính bản thân mình đã đạt được một thành tích, chiến công thiển hách khi được tin nữ anh thư Lê Thị ̣Công Nhân của chính nghĩa, của lý tưởng dân tộc mình được về với gia đình?

Tôi có tội vì bản thân không làm được một mảy may gì cho thời cuộc, lại sa đà vào cơn mê không tưởng, trọng vọng, đặt tất cả hy vọng, tin tưởng, niềm tin yêu tất thắng vào một nữ anh hào, một thiếu nữ quả cảm như cô Công Nhân rồi có thể một ngày xấu trời nào đó sẽ sầu bi yếm thế, thất vọng (hoặc trách móc ) nếu chẳng may giấc mơ của mình gán vào ai đó bị đổ vỡ, đứt gánh giữa đường?

Không hẳn như vậy, vì tôi — tuy ôm một giấc mơ Việt Nam tươi sáng trong cơn tuyệt vọng tối tăm não nề — hiếm khi trông đợi hoặc kỳ vọng vào một cá nhân nào vác thánh giá cho cả dân tộc. Tôi  cảm phục Lê chí Quang, người anh hùng, không phải chỉ vì anh dám đứng lên đối đầu với cầm quyền bán nước trước khi bị vào tù, tôi vẫn yêu mến anh sau đó vì anh là kẻ thức thời, biết sống cho bản thân và gia đình. Tôi chúc anh cũng như mọi con dân Việt còn ưu tư, khắc khoải với đất nước hai chữ bình an trong nội tâm. Đương nhiên, tôi cảm thấy  thơ thới, nhẹ nhỏm hơn khi cô Lê thị Công Nhân, thân phận liễu yếu đào tơ đã thôi chịu cảnh bất công tù tội. Tôi cũng chúc cô bình an với chọn lựa kiên định của riêng mình, không bị lung lạc vì ngoại cảnh hay bất cứ một thúc đẩy hồ hỡi nào.

Tôi tin rằng con đường của các nhà dân chủ, nhân quyền, của các người đối kháng, yêu nước chống lại bạo quyền bất công, chống lại sự bành trướng của bá quyền Trung quốc vẫn còn nhiều gian nan, chông gai và thử thách. Nhiều người trong số họ vẫn phải dày dạn chịu đựng những chuyện áp bức, những cảnh giam cầm, đày đọa.  Có phải chính nghĩa dân tộc, tiếng nói chính thống của muôn dân hơn nửa thế kỷ nay vẫn chưa bao giờ đạt được một cơ hội hay thắng lợi nào từ ngày chia đôi đất nước, bất kể cuộc chiến thắng thống nhất đất nước, giải phóng miền Nam mà Cộng sản rêu rao mấy chục năm nay? Có phải chính ngày 30 tháng 4, ’75 là cái mốc, đóng dấu ấn cho người Việt Nam một căn bệnh hoang tưởng của thế kỷ?

Thật ra, căn bệnh hoang tưởng của thế kỷ trở thành bản ngã của dân tộc bắt đầu khi có chủ thuyết Cộng sản ở Việt Nam.  Căn bệnh trở thành mãn tính. Nó thâm lậm ghê gớm khi đảng Cộng sản thay vì ý thức được chuyện lầm đường lạc lối của mình sau ngày độc lập, thống nhất đất nước đưa dân tình ra khỏi ngõ cụt, vẫn tiếp tục đi vào con đường của tội ác, trù dập con dân, bán chủ quyền cho ngoại nô. Khi lây sang người dân, căn bệnh thế kỷ hiểm nghèo này cũng độc địa không kém những ký kết hiểm nghèo, nhượng đất bán biển đảo, buôn bô-xít trên Cao nguyên, bán đầu rừng cho bá quyền Trung quốc. Nó song hành cùng một nhịp điệu, tăng tốc với những chuyện tham nhũng, lũng đoạn ngân sách, đàn áp quốc dân. Nghĩa là lãnh đạo càng quái ác, sai trái bao nhiêu thì dân tình càng sống trong cơn mê, hoang tưởng bấy nhiêu.

Trong nước, ngoài những thành phần tỉnh thức, chống đối hay cam chịu cuộc sống tạm bợ hay khốn khó của mình, và một số người khác bị bưng bít hay mê hoậc, sống trong ảo tưởng vì cái bã lợi danh đã đành, ở hải ngoại căn bệnh hoang tưởng này càng hoành hành mạnh hơn đối với những thành phần căm phẫn, uất ức vì tác động hô hào chống nhà nước Cộng sản của họ chẳng mang lại một sự thay đổi cụ thể nào trong nước. Không kể những tiếng nói chân chính của những thành phần ý thức được chuyện thực tại của thời cuộc (quốc nội và hải ngoại), một số người ở ngoài này chỉ chực chờ một biến chuyển khả quan nào đó đề củng cố cho thế đứng của họ bằng cách dựa hơi, ủng hộ người đối kháng trong nước.

Thật sự tôi cảm thấy có một chuyện gì không ổn trong sự hồ hỡi của một số người hải ngoại reo mừng quá độ, tuyên bố vung vít, diễn giải sự kiện một cách chủ quan cho sự trở về của Luật sư Lê thị Công Nhân như một chiến lợi phẩm, đạt được do chính sự tranh đấu hậu cần (hải ngoại) của mình. Có ai cảm thấy sự phong thánh của cô Công Nhân như một Jeanne D’arc của Pháp, hay con cháu hai Bà của Việt Nam không, hay chỉ riêng tôi?

Luật sư Lê Thị Công Nhân.

Hình như trong mấy chục năm qua, từ ngày đảng Cộng sản Việt Nam đổi mới, mở cửa để tìm lối thoát cho mình, Việt Nam đã có nhiều điều tệ hại, tiêu cực hơn những tiến triển khả quan cho đất nước và dân tộc. Có phải do các nỗi uất ức không lối thoát,  những cơn tuyệt vọng trầm luân vì thực trạng tụt hậu về nhân quyền, mất chủ quyền của đất nước mà những lên án, cáo buộc, hô hoán của nhiều người hải ngoại đã trở thành những lời nguyền rủa thừa thải, những tuyên bố, phát biểu ồn ào,  vô nghĩa, những bài thơ sáo rỗng, không đi đến đâu? Nhiều lúc tôi ước ao trời cao có mắt, biến những lời chửi rủa thù hằn, những phát biểu thậm xưng này thành những bài kinh cầu thành tín, mầu nhiệm có thể biến đổi thực tại Việt Nam, thay thế lãnh tụ với những người biết đặt quyền lợi của đất nước trên quyền lợi cá nhân, phe đảng mình!

Ảo vọng đầu tiên của những kẻ cuồng nhiệt tự gán cho mình cái mác dân chủ ở hải ngoại là sự cuồng tín, thịnh nộ của chính họ trong một thế giới cách biệt ở hải ngoại. Ảo tưởng thứ hai là họ có thể tạo ảnh hưởng, gây tác động đến những diễn biến ở trong nước. Không hiểu trong thâm tâm sâu thẳm họ có tin rằng sự hô hào ồn ào, chị hát em nghe của họ sẽ gây phản cảm, không thuyết phục được ai ngoài sự trấn an cho con tim bé nhỏ, nỗi lòng thấp thỏm hoài nghi cho sự bất lực của chính mình?

Không hiểu người ta có thể áp dụng tâm lý học Tây phương để gọi cho hội chứng của căn bệnh hoang tưởng trầm kha này là “projection” (phóng rọi) không? Nói nôm na, trường hợp projection/phóng rọi xảy ra khi chủ thể (người trong cuộc) vì một hạn hẹp hay bất lực nào đó không đạt được ước muốn của mình nên ‘phóng rọi’ ước muốn đó vào đối tượng mình tin yêu. Chẳng hạn như cha mẹ ủy thác hay đặt trọng vọng đỗ đạt cao vào con em mình, hoặc giả khán giả đem ước ao thành đạt hay chiến thắng đặt vào tài tử ciné hay cầu thủ/vận động viên của đội nhà. Ở đây, khi chính bản thân con người vì nỗi sợ hay một lý do nào đó không dám, hoặc không làm được một điều gì thì tất nhiên họ cần thần tượng hóa hay thúc đẩy một nhân vật dũng cảm nào đó thay thế cho họ.

Theo tâm lý học, đây có thể là một ước muốn bình thường nếu nó không đi quá trớn. Cha mẹ không thể ép buộc con cái phải đỗ đạt cao, học hành quá sức nếu môn học đó không đúng sở thích hay năng khiếu của con mình. Cả một dân tộc lại càng không thể gán ghép nhiệm vụ, trọng trách của họ cho một vài cầu thủ đối trọng trong khi mình chì là kẻ bàng quan, làm khán giả reo hò, cổ vũ như trong một trận đấu bóng.

Nhiều quý vị đọc giả đã nghe những lời nói chân tình của Lsư Lê thị Công Nhân khi Tường Thắng của đài SBTN hỏi: “Lsư  Lê thị Công Nhân có gì nhắn nhủ với người Việt hải ngoại không?”

“Tôi rất mệt… cũng không biết nhắn nhủ một điều gì cả…” Cô nhắc lại hai câu hỏi của Công An bên mật vụ ở Hà Nội khi họ vào phỏng vấn khi cô đang ở tù Thanh Hóa, hai câu đã gây rất nhiều ấn tượng với cô:
“Chị có thấy rằng là chị đã thất bại chưa? Chị có thấy rằng cuộc đời chị dở dang không?” Rồi cô mượn hai câu này để nói lên tâm tư mình, nhắn nhủ 90 triệu người Việt, 87 triệu trong nước và khoảng 3 triệu người ở hải ngoại:

“Tôi thấy rằng là tôi không thành công, tôi chưa thành công và tôi thấy rằng mọi thứ cũng thật sự là dở dang,” cô nói tiếp một sự kiện sau đây mà cô lập lại đến 3 lần: “Tôi chỉ có thể làm cái phần của tôi, chứ tôi không thể làm được cái phần của 90 triệu người Việt Nam khác và nếu như cái lý tưởng của tôi có thất bại thì tôi nghĩ rằng đó cũng là điều rất đúng… và mọi thứ có dở dang thì nó cũng không cần phải nói nhiều vì các anh chị và mọi người cũng biết công việc và tất cà các khía cạnh khác của cuộc sống và dù có gì đi chăng nữa thì tôi nghĩ rằng tôi đã có những việc làm và những giây phút mà mình cảm thấy thật sự tự do đó là khi tôi sống theo cái lý tưởng của tôi và rất may là sau 3 năm ngồi sau song sắt nhà tù thì tôi thấy rằng cái lý tưởng đó nó không sai (nó không sai), nhưng có thể cuộc đời tôi sẽ không thể thành công vì lý tưởng đó, nhưng đối với tôi thì điều đó nó cũng không phải quá quan trọng.

“… Và tôi nghĩ rằng với những gì mà tôi đã làm thì có lẽ nó hơn cả những gì mà cái cá nhân tôi trong cái tỉ số dân số học này có thể làm được thì quá sức của tôi rồi…”

Nói tóm lại những người tự gán cho mình cái mác dân chủ cần phải làm bổn phận của quý vị và hãy để yên cho “nữ anh thư” của mình hai chữ bình an.

“Leave her alone!”

I do my thing, and you do yours.
I am not in this world to live up to your expectations, and you are not in this world to live up to mine.
You are you, and I am I, and if by chance we find each other, it’s beautiful.
If not, it can’t be helped.
Dr. Fritz (Frederick) Perls (1893-1970)

Tôi làm chuyện tôi, anh chuyện anh
Tôi không sống trên thế gian này để làm chuyện anh mong đợi, mà anh cũng chẳng hiện hữu ở đây để làm chuyện tôi muốn.
Anh là anh và tôi là tôi, nếu do một cơ duyên nào đó chúng ta gặp nhau, âu đó là một điều diễm lệ.
Nếu không, chẳng qua đó là chuyện (bất khả kháng) ngoài ý muốn của chúng ta.

© Nguyễn-Khoa Thái Anh

19 Phản hồi cho “Căn bệnh trầm kha hoang tưởng của thế kỷ?”

  1. tvn says:

    Nguyen Khoa Thai Anh nay` hay la^n la o? khu truong` UC, Berkeley. Ma` qui’ vi. de^u` biet, truong` nay` , trong thoi gian Chien Tranh Lanh., da~ bi. tham^ nhap. boi co quan tinh` bao’ Soviet luc bay gio`. De^? gay nen phong trao` cua? sinh vien hoc sinh luc bay gio`. Dac biet la` trong cac nga`nh khoa hoc xa~ hoi. No’ anh? huong den ca? doi ngu~ giang? day. tai day. Vi` the^’, ai tot nghiep tai do’, deu^` noi’ mo^t giong. giong^’ nhau. Cai’ nay` hoan` toan` la` ket qua? , anh? huong? cua? tuyen truyen^`. Khoa khoa hoc nhan van o UC Berkeley, khong co’ nghien cuu gi` dang’ ke^?.

  2. Luu Danh Khach says:

    Cảm ơn DCV đã cho đăng một bài ko theo phong trào này. Chính tôi cũng tỉnh ngộ khi đọc vài, hãy để chị CN yên, chị cần nghỉ ngơi chứ không cần vào nhà giam lần nữa, còn chúng ta, hãy học tập chị làm việc của mình.

    Điều nhận thấy tác giả rất tinh ý khi phát hiện ra căn bệnh của dân tộc không những ở giới quan lại VN mà cả những ca nặng hơn bên “bển”. Thể hiện rõ nhất là các suy luận chụp mũ của rất nhiều người “yêu nước” bên bển!

    Điều gì sẽ xảy ra nếu vài tháng nữa chị CN mệt mõi tuyên bố “GIVE UP”, tôi đoan chắc phản ứng của những người chửi rủa tác giả NKTA về bài viết này sẽ là thái độ trở cở.
    Công việc chị làm hôm nay, sẽ còn nhiều người tiếp nối, chị cũng chỉ là người bình thường như chúng ta, không muốn quay lại nhà tù nữa. Dù gì xảy ra, tôi vẫn khâm phục chị, anh Định, em Trung vì những gì họ đã làm cho dân tộc mình, vì họ không ươn hèn như tôi và như đa số các vị trong số 90 trẹo Vịt. Nhưng tôi hèn còn biết bệnh của mình, nhẽ lắm kẻ có bệnh mà nhìn người chữa thành kẻ có bệnh?

  3. Nguyen Huy Chu says:

    Các cơ quan truyền thông quốc tế như VOA, RFI, RFA, AFP đều loan tin luật sư Lê thị Công Nhân được ra tù về với mái ấm gia đình với sự trân trọng. Cộng đồng người Việt Hải Ngoại cũng chia vui với cô niềm vui đoàn tụ, đồng thời tỏ lòng ngưỡng mộ tấm lòng yêu nước trong sáng của cô. Giá trị của cô tự nó đã như một viên kim cương tỏa sáng, không cần ai “phong thánh” cho cô cả.
    Chỉ những kẻ thèm khát được phong thánh như Nguyễn Khoa Thái Anh mới “suy bụng ta ra bụng người” như thế. Sự ghen ghét đã làm NKTA mờ mắt! Hỡi ôi, coi vậy mà những viên kẹo hạ đẳng kiểu “còi hụ Ba Đình” cũng có tác dụng ra phết! Qua bài viết này, Nguyễn Khoa Thái Anh đã tự phong thánh còi hụ cho mình, đồng hội đồng thuyền với Nguyễn Hữu Liêm!

  4. Ngọc Việt says:

    “Tôi chỉ có thể làm cái phần của tôi, chứ tôi không thể làm được cái phần của 90 triệu người Việt Nam khác ” (LTCN)

    Một câu nói quá hay và đầy-đủ-ý-nghĩa. Cái phần của tôi (LTCN) tôi đã làm… còn các ngài? (hơn 80 triệu người) liệu các ngài đã, đang và sẽ làm gì? Tôi đồ rằng nhiều người đọc, nghe những câu trả lời phỏng vấn của LS Lê Thị Công Nhân nhưng không hiểu, hoặc hiểu không rõ nghĩa, rồi đánh tạt cái ý nghĩ mơ hồ của mình sang một hướng khác. Bình luận chính trị cần phải có cái đầu thực sự tỉnh táo để nhận rõ sắc diện, bằng không địch-ta “nẫn nộn” tuốt tuột…

  5. TU_NHAN_DAN_ says:

    Lai co them 1 nguyen huu liem va “nhom vit cieu ieu nach >moi dung la can benh tram kha cua the ky 20 cu da qua roi ” Hoi nhom vit cieu ieu nach oi ! Hay thuc day di !!! sao con ngu guc hoai vay ??? .
    The theo loi yeu cau cua moi nguoi xin : Nguyen Khoa Thai Anh hay ” De yen cho Anh Thu Kiet Nu LE THI CONG NHAN nghi ngoi sau , sau 3 nam tu toi va hien gio con bi cuc hinh 3 nam quan che ” .
    Mot lan nua xin ong nha bao Nguyen Khoa Thai Anh hay DONG NAO .

  6. Thon Nu says:

    Nguyen Khoa Thai Anh sao ban khong gui bai nay cho 700 to bao trong nuoc dang .
    Neu Duoc Ong Ngyen Phu Trong (Hoi Dong Ly Luan Trung Uong) doc.Chac ban se Thanh Cong .
    Dung la tay BOI BUT Khong biet XAU HO Luong Tam Khi gap Le Thi Cong Nhan

  7. Hoa Lu says:

    Ba bà chín truyện.Chữ tôi của mỗi người Việt Nam lớn quá…Lớn đến nỗi làm nổ tung mọi thật giả lẫn lộn hết..

  8. Nhật Lan says:

    “… Và tôi nghĩ rằng với những gì mà tôi đã làm thì có lẽ nó hơn cả những gì mà cái cá nhân tôi trong cái tỉ số dân số học này có thể làm được thì quá sức của tôi rồi…”

    Nói tóm lại những người tự gán cho mình cái mác dân chủ cần phải làm bổn phận của quý vị và hãy để yên cho “nữ anh thư” của mình hai chữ bình an.

    “Leave her alone!” Nguyễn Khoa Thái Anh

    Anh này đang nói trong cơn mê, hình như anh đang ghen với sự thương yêu cô Lê thị Công Nhân , của mọi người hay sao í ! Người ta mến cô CN vì cô gái trẻ này, tuy thân hình nhỏ thó, nhưng lại có một tinh thần sắt thép qua câu nói :” Dù chỉ còn một mình tôi, tôi vẫn đấu tranh! Đừng mong tôi hợp tác, vì tôi và gia đình tôi đã lường trước được cái việc xấu nhất có thể xảy ra cho tôi, bị tù chưa phải là sự xấu nhất !”
    Nếu chúng ta lấy câu nói của người phụ nữ mảnh mai nhưng lại có một tinh thần “Thép” mà thương mến cô, với bài viết của anh NKTA thì độc giả thấy ngay :”Tại sao mọi người lại thương mến cô Lê thị Công Nhân ” (không phải là PHONG THÁNH cho cô Công Nhân! ) NHƯ NKTA VIẾT.

    Hãy tỉnh dậy NKTA,anh đang ở sâu trong cơn hoang tưởng của anh mà anh đặt lên độc giả những người mến mộ cô ấy ! Mong rằng bài viết khác của anh sẽ khá hơn .

  9. Vũ Đình Kh. says:

    Thật hết biết, một bài viết kỳ cục!

    Tôi thấy Đàn Chim Việt on line, đăng những bài viết, mà tôi cho là không nên đi.

    Hôm chủ nhật vừa rồi, bà Luật sư Nguyễn Hữu Thống tổ chức một buổi tiệc Tết, cho luật sư đoàn ở Sanjose. Ông Nguyễn Hữu Liêm cũng có tham dự. Luật sư Lê Duy San, bỏ buổi tiệc ra về, vì cho rằng sự có mặt của ông Diệt Cộng NHLiêm! Sau đó, ông NHLiêm bị đuổi cổ ra khỏi bửa tiệc! Chừng nào đến ông NKTAnh???

    vũ Đình Kh.

Phản hồi