WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đường Trịnh Công Sơn sẽ thành “Không Gian Văn Hóa Trịnh”

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – một con người tài hoa, có nhiều tuyệt tác âm nhạc để đời (1.4..2001 – 1.4.2011), nhiều hoạt động đã được chuẩn bị tích cực tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng tại Huế, nơi sinh ra, lớn lên và thành danh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bên cạnh việc Hội Âm Nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc thi “Giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn” với sự ghi danh dự thi của đông đảo công chúng yêu nhạc Trịnh là sự kiện ngày 17.3.2011 Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức thông qua việc  đặt tên cho 68 con đường ở thành phố Huế, trong đó có con đường mang tên Trịnh Công Sơn cho con đường mới mở ven sông Hương tại kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ khóa V (2004 – 2011). Người dân Thừa Thiên Huế, các nhà hoạt động văn hóa, giáo dục, giới văn nghệ sĩ… đã rất đồng tình hân hoan bày tỏ sự vui mừng trước sự kiện văn hóa này.

Việc UBND, HĐND thành phố Huế kiến nghị UBND, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đặt tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho con đường mới mở, xinh đẹp bên cạnh sông Hương là một việc làm rất có ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; phù hợp với niềm mong đợi tha thiết từ lâu của giới văn nghệ sĩ Huế cũng như của công chúng yêu nhạc Trịnh Công Sơn. Được biết, với đặc điểm Huế đã được Unesco 2 lần công nhận là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của nhân loại nên từ những ngày đầu đặt tên đường phố đến nay, UBND, HĐND thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất công tâm khi đặc biệt lưu ý đưa tên những nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ tài hoa, tâm huyết, có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển nền văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam trong nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ, các thế hệ lên những con đường. Số đường mang tên các nhà văn hóa và văn nghệ sĩ chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong danh mục tên đường đã được đặt và sẽ đặt trong tương lai ở Thừa Thiên Huế. Tại đợt đặt tên đường lần này, cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn có nhà thơ Trần Quang Long, người nổi tiếng với bài thơ “Thưa mẹ trái tim!” cũng được đặt tên cho một con đường ở phường Phú Hiệp, gần con đường mang tên nhà thơ Ngô Kha ở phường Phú Hậu.
Con đường mới mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được hình thành từ một khu dân cư bên bờ sông Hương phía vùng Gia Hội gồm bà con lao động, thợ thuyền, buôn bán nhỏ. Họ đã đồng tình với dự án của thành phố Huế di dời sang nơi ở mới tại phường Phú Hiệp, phường Phú Hậu để góp phần chỉnh trang đô thị; làm cho Huế có thêm những công trình mới xinh đẹp, khang trang hơn và dòng sông Hương cũng phong quang hơn, thông thoáng, thơ mộng, trữ tình hơn.

Văn bản phụ lục 1 và phụ lục 2 của “Đề án đặt tên đường phố đợt VI (năm 2010) ở thành phố Huế” đã mô tả khái quát con đường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như sau:

- “Điểm đầu tiếp giáp đường Chi Lăng, điểm cuối là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, vị trí thuộc phường Phú Cát. Chiều dài: 600 mét, nền đường: 11, 5 mét, mặt đường: 7, 5 mét, loại mặt đường: bê-tông nhựa” (Phụ lục 1)

- ”Đề án lựa chọn đường bờ sông Hương vừa được xây dựng cơ sở hạ tầng kỷ thuật để đặt tên cho một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam: nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Con đường này nằm cạnh dòng Hương giang thơ mộng, phù hợp với tâm hồn, tính cách  của người nhạc sĩ tài hoa, người con yêu dấu của xứ Huế.” (Phụ lục 2).

Hai bên đường sẽ thành “Không gian văn hóa Trịnh”. Ảnh: Lãng Hiễn Xuân

Trong những ngày này, thành phố Huế đang tích cực đẩy nhanh tiến độ việc xây dựng một công viên mới, đẹp, xanh… bên cạnh con đường Trịnh Công Sơn. Khi con đường Trịnh Công Sơn, công viên này được hoàn thiện, chỉnh chu thì đây sẽ là một điểm nhấn văn hóa cần thiết trong cảnh quang chung của đô thị Huế. Đã có nhiều ý tưởng từ những người yêu nhạc Trịnh là mong muốn nơi này sẽ thành một “không gian Trịnh” với các chương trình biểu diễn chuyên đề nhạc Trịnh Công Sơn mỗi tuần hay mỗi tháng, khi thì hát chỉ với cây đàn ghi-ta như lúc sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường hát; những mùa Festival Huế, ban tổ chức nên thiết kế một chương trình nhạc Trịnh Công Sơn thật quy mô với sự tham gia của các diễn viên chuyên hay không chuyên về dự lễ hội; các du khách đến với Huế trước hoặc sau khi tham quan chợ Đông Ba sẽ tản bộ qua cầu Gia Hội đến chụp hình lưu niệm trên con đường mang tên Trịnh Công Sơn;  các ca khúc Trịnh Công Sơn, băng, đĩa, phim ảnh… về Trịnh Công Sơn cũng sẽ được phát hành tại một ki-ốt được thiết kế thật hài hòa, mỹ quan, văn hóa; những quán cà phê dọc theo con đường Trịnh Công Sơn sẽ lấy tên ca khúc của Trịnh Công Sơn để đặt tên cho quán mình bên cạnh việc mở nhạc Trịnh Công Sơn phục vụ theo yêu cầu của khách; và những sinh hoạt thường nhật từ “không gian Trịnh” cũng sẽ được diễn ra một cách đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng như cốt cách, tâm hồn Trịnh… Qua những ý tưởng, những ước muốn cụ thể như thế mới hiểu được sự trân trọng, lòng mến yêu vô hạn của người dân Huế đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, còn chuyện có thực hiện được những ý tưởng, những niềm mong mỏi đó hay không là tùy thuộc vào các yếu tố khác và quan trọng nhất là cần có một tấm lòng, nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Lần đầu tiên có một con đường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Huế!

Xin được trang trọng gởi đến gia quyến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lời chúc mừng thân ái! Xin được biết ơn các vị đại biểu hội đồng nhân dân Thừa Thiên Huế đã thay mặt người dân của thành phố mình, của tỉnh mình để nâng cao những cánh tay biểu quyết về một sự kiện đắc nhân tâm.

Con đường mới mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mở gợi nhớ con đường phượng bay mù không lối vào một thuở nào xưa. Từ con đường này từng cung bậc Trịnh lại ngân lên thanh thoát, người với người càng yêu thương nhau hơn bởi cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…

© Võ Quê

Nguồn: thethaovanhoa.vn

26 Phản hồi cho “Đường Trịnh Công Sơn sẽ thành “Không Gian Văn Hóa Trịnh””

  1. C.Lui says:

    Nghĩ tới TCS,người ta không thể quên Ca Khúc Da Vàng,đó là một phần lớn trong sự nghiệp TCS(cũng như người ta không bao giờ quên những ca khúc chống Cộng của Phạm Duy).Bọn CSVN đã láu cá(hay hèn nhát?)cố tình lờ đi những bài hát của TCS làm xúc động tâm thức của thanh niên và trí thức miền Nam VN(trong đó TCS gọi thẳng cuộc chiến tranh bấy giờ là “nội chiến”,cảnh dân chúng VN bịVC giật mìn xe đò,cuộc thảm sát Mậu Thân…).Sự nghiệp của TCS đâu chỉ có mỗi tình ca ?

  2. LeQuocTrinh says:

    Mỵ Dân

    Nhà Nước CS VN đang dùng thủ đoạn “mỵ dân”: đặt tên đường Trịnh Công Sơn để đánh bóng chế độ bằng một lớp sơn “dân chủ”.

    Đặt tên đường phố TCS vẫn chưa quan trọng bằng những hành động cụ thể, ví dụ như:

    1)- Giải quyết yêu cầu của gia đình họ Trịnh về vấn đề bản quyền nhạc Trịnh Công Sơn, quý vị tìm đọc bài phỏng vấn trên báo chí mới đây sẽ hiểu rõ những mâu thuẫn giả dối còn tồn tại;

    2)- Nhà Nước CS hãy có can đảm công khai bạch hoá những mối dây liên hệ với TCS để mọi người hiểu rõ cuộc đời của vị nhạc sĩ thiên tài này. Dĩ nhiên phải cần những nhân chứng thực của lịch sử (Liên Thành, Hoàng Phủ Ngọc Tường) và dữ liệu chính xác để mọi người biết rõ tư thế chính trị của TCS, tránh nhiều ngộ nhận đáng tiếc;

    3)- Nhà Nước CS hãy có can đảm cho phép công chúng phổ biến nhạc TCS công khai, tát cả mọi tác phẩm của ông phải được hát tự do, kể cả những Ca Khúc Da Vàng (ví dụ: Gia Tài Của Mẹ). Thu hồi lệnh cấm hát một số bài ca, mỗi lần ca sĩ hải ngoại về trình diễn là cứ bị bức tường Nhà Nước ngăn cản, danh sách tác phẩm phải được đệ trình để cán bộ xét trước khi quảng cáo;

  3. Muốn biết rõ bộ mặt thật của TCS xin cac bạn vào Mot Góc Trời đọc bài của Liên Thành.

  4. BốcPhét says:

    LeThuong viết:
    Xin nguoi viet ten la Hwy Tse, S&FR giải thích cho cái từ Chân và Thiện của Trịnh công Sơn.
    Nếu giải thích rõ ràng, đầy đủ có dẫn chứng để chứng minh điều Hwy Tse, S&FR nói thì việc đặt tên không có gì để phản bác.

    Lethuong
    …………………………………………………………………………….

    Chânthiệnmỹ, chỉ ước mơ
    Ai nói tuyệtđối là phĩnhphờ kẻ thấtphu!
    Thiênđàng hạnhphúc tối mù
    Chuá – ma, sáng – tối, khôn – ngu,.. một nhà!
    Hãy dùng trítuệ mà suy ra
    Sống – chết là một gốc, thì ”hắn”- ”ta” cùng một nhà!
    Có chi mô phải tỵ ganh
    Cái tên là để gọi chứ có thành cái gì đâu ?!?

    Biết ”rầu”, thôi chớ lầubầu…

  5. kqd says:

    Tại sao lại đặt tên đường là TCS trong khi chúng ta đang còn trong thời gian học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Chúng ta cần phải đặt tên của Bác nhiều hơn nữa cho những con đường ở Việt Nam để nhân dân biết về Bác mà học tập.

    Tôi đề nghị đặt ở mỗi thành phố đủ các tên hay bút hiệu của Bác như: Trần Dân Tiên, T.Lan, Nguyễn Văn Ba, …

  6. QUANG TRẦN says:

    Tại sao CS lại bốc TCS ?? Hiện nay làn sóng cách mạng Hoa Lài đang đánh thức người Việt, Cái bộ mặt thật của Nhà cầm quyền CS lộ diện là 1 tập đoàn bán nước, bán máu dân. Phải thổi bạt tư tưởng người dân bằng thứ nhạc của TCS là chuyện phải làm . Nhạc TCS nhiều thể lọai : tình ủy mị sướt mướt chiếm đa số, phản chiến làm hèn lòng người, và đấu tranh thân cộng 1 số ít thì hiện nay đã lỗi thời. Nếu thổi bùng nhạc TCS vào thời điểm này , thì chỉ có 2 lọai nhạc tình và phản chiến là hợp lòng giới trẻ. Đó là cách đánh thức sự ủy mị của tầng lớp thanh thiếu nhiên VN để họ quên đi cái thực tại đau thương của đất nước, họ quên đi cái nghĩa vụ thiêng liêng mà họ phải làm đối với đất nước này.

  7. ky nguyen says:

    “nối vòng tay lớn”

    Việt Nam chúng ta đang đi qua những mốc son lịch sử của dân tộc mình.

    Âm hưởng của đêm nhạc “Hòa giải Yêu thương” đã đưa chúng ta trở về với niềm vui của 35 năm trước, cả dân tộc “nối vòng tay lớn”, cả giang sơn thống nhất “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay” và “biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh”.

    Những khúc ca hùng tráng “Điều còn mãi” giữa Mùa Thu Tháng Tám vừa thức dậy trong ký ức mỗi người Việt Nam Ngày Độc lập của 65 năm trước, từ đó “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.

    Sắc màu rực rỡ của đất trời và phố phường Hà Nội những ngày này cũng đang hướng con tim của 80 triệu người con giòng giống Lạc Hồng từ nhiều miền đất nước và nhiều phương trời xa trên trái đất về ngày Đại Lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thu hút sự quan tâm của thế giới về một dân tộc với bề dày 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước và đang xây dựng, tô điểm cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn.

    Sự phân cách giữa đông đảo nhân dân với một số quan chức chưa làm tròn vai trò “đầy tớ nhân dân”.

    Sống trong niềm tự hào đó, đứng trong ánh vinh quang này, mọi người Việt Nam không thể không nhìn thấy bao chông gai, thử thách đang ở phía trước, không thể không biết đất nước ta đang ở bậc thang phát triển nào ở khu vực này, trên thế giới này.

    Nước ta chưa vượt ra khỏi danh sách những nước đang phát triển, nền kinh tế vẫn ở vị trí khá thấp trong bảng xếp hạng quốc tế. Việt Nam lại là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề và phải sẵn sàng đối phó với mối đe dọa của sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

    Thế giới quanh ta cũng đầy những bất ổn. Biển Đông ẩn chứa những cơn sóng ngầm và sự toàn vẹn bờ cõi nước ta chưa bao giờ hết những mối đe dọa. Các lò lửa chiến tranh vẫn âm ĩ cháy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn diễn ra ở Đông Á, Nam Á và đặc biệt ở Trung Cận Đông. Một số quốc gia lớn nhỏ vẫn cố sống cố chết để có trong tay những vũ khí giết người hàng loạt. Các siêu cường còn chất đầy kho hàng ngàn quả bom nguyên tử và khinh khí, đang đua nhau phát triển các loại máy bay tên lửa hiện đại nhất…

    - Bài hát “Nối vòng tay lớn” được phổ biến rộng rãi ở miền Nam trong phong trào HSSV năm 1960.

    - Khoảng 3g chiều 30-4-1975, trên Đài phát thanh Sài Gòn đột nhiên có tiếng của Trịnh Công Sơn: “Tôi là Trịnh Công Sơn…”, rồi cất tiếng hát bài Nối vòng tay lớn.

    Chừng nào sự nghi ngờ và lòng hận thù giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo không được xóa bỏ thì nhân loại chưa thoát khỏi mối đe dọa của gây cấn, chiến tranh và hủy diệt.

    Sống trong một thế giới như vậy, “Hòa giải và Yêu thương” giữa con người và con người, giữa các tín ngưỡng gia và các quốc gia đã trở thành thông điệp khẩn thiết. Đó cũng là thông điệp mang tính sống còn cho mỗi dân tộc, mỗi đất nước chậm phát triển đang hướng đến một nền kinh tế, một xã hội phát triển và văn minh, trong đó có Việt Nam.

    Riêng đối với Việt Nam chúng ta, cuộc chiến tranh 30 năm đã để lại những hệ lụy, không chỉ với vật chất, mà cả về tinh thần không dễ dàng hàn gắn. Tâm lý mặc cảm hoặc ngược lại là thành kiến còn tồn đọng trong một số bộ phận dân tộc, ở trong và ngoài nước.

    Mối bất hòa giữa các tôn giáo tín ngưỡng nặng nề ở một số quốc gia trên thế giới cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến nước ta. Và cả những bất đồng giữa các quyền lợi cục bộ giữa một số bộ phận với quốc gia có nguồn gốc từ thời quá khứ.

    Sự khác nhau trong nhận thức và quan điểm về đường lối phát triển và hội nhập đất nước trong các cấp. Sự phân cách giữa đông đảo nhân dân với một số quan chức chưa làm tròn vai trò “đầy tớ nhân dân”.

    Những bất hòa, bất đồng và trái ngược đó ảnh hưởng to lớn đến ước mong xây dựng một xã hội lành mạnh, hài hòa và văn minh, cản trở lớn sự nghiệp phát triển đất nước sớm tiến gần với các nước khác trong khu vực và thế giới.

    Hy vọng, những tồn đọng nói trên sẽ dần dần được hóa giải trong tinh thần “Hòa giải và Yêu thương”:

    “Giòng máu nối con tim đồng loại

    Dựng tình người trong ngày mới

    Thành phố nối thôn xa vời vợi

    Người chết nối linh thiêng vào đời

    Và nụ cười nối trên môi”

    để đất nước thân yêu sớm thực sự là một nước Việt Nam Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ và Giàu mạnh.

    • Tiên Ngu says:

      Thưa,

      Nếu…hoà giãi và yêu thương thực sự như bạn nói thì…quí hoá quá…

      Người Việt Nam nào lại không muốn được như thế?

      Nhưng…hoà giãi yêu thương, tập họp hết để nghe theo lời các anh đảng cộng sản Việt Nam một cách tuyệt đối, thì…giựt con mắt quá?

      Cộng sản đã bị toàn thế giới lên án là tội ác, cùng hung cực ác đối với nhân loại. Tượng đài tưỡng niệm nạn nhân của cs được dựng lên khắp thế giới. Riêng dân Việt thì cũng có vài tượng đài tưỡng niệm thuyền nhân VN tị nạn cs…

      Đảng csVN có hoà giãi với dân VN chưa?

      Nên hoà giãi với Lê thị công Nhân, Lê công Định, Nguyễn văn Đài…., tất cả người VN dòi dân chủ một cách bất bạo động, trước đi…

      Hãy xin lỗi linh mục Nguyễn văn Lý, hoà thượng Quãng Độ, giáo hội Hoà Hão…

      Bỏ cái điều 4 hiến pháp láu cá, độc quyền cho đảng Cộng năm đầu dân Việt, dắt đâu phải đi đó. Chấp nhận quyền tự do hội họp, internet, báo chí truyền thông tư nhân. Đừng có hù…lộn xộn, bất ỗn mà…qua phà…

      Nhất là bỏ luôn cái tên đảng cs, tranh quyền vận hành đất nước một cách công bằng với từng công dân Vn qua đầu phiếu công khai…

      Không làm được những điều như thế, hát hoà giãi yêu thương, đoàn kết xây dựng, cùng tiến lên,

      Chỉ là lời của…bà Tú Để, dụ khị dân ngu trong 36 năm dài…

  8. Bui.Băm. says:

    Ghétghen là chuyện thường tình
    Ngumê, tămtối, cũng bìnhdân thui!
    Tên đường để gọi cho vui
    Cũng như con số thay tui cả cuộc đời!!!

    Trên đời còn lắm cái ”hời”
    Hời hơn tấtcả là chuá hời mà có răng mô???

  9. Tiên Ngu says:

    Thưa, sáng suốt mà nhận định…

    Trịnh công Sơn nếu…bị sống ở miền Bắc cộng sản, biết…nịnh cở Tố Hữu, có lẽ cũng có danh chút chút, nhưng tiếng…thúi thì muôn đời. Ngàn năm bay mãi…

    Còn không biết nịnh như Tố Hữu, giử được tư cách của một con người:

    Thứ nhất, sẽ như là Nguyễn hữu Loan, Quang Dũng, Nguyễn mạnh Tường…, đói tơi tã, không quần mà mặc. Nỗi buồn mang xuống tuyền đài…không tan….

    Thứ hai, chầm lá thay…quần, một đời…xe cút kít, hốt phân…trồng rau muống…! Cãi thiện mệt xĩu.

    Tài tình đến mấy, không biết cách khom lưng, nịnh hát bơm Hồ chí Minh, ở dưới cái chế độ cai trị của họ, thì chỉ có nước đi…ăn mày! Cách chi mà…tình ca, phãn chiến…

    Phải công nhận ông nhạc sĩ này số…hên. Ở miền Nam, được nền văn hoá của VNCH đào tạo mà lên đời. Tha hồ…hát, hát kiểu gì cũng…Ok. Được vỗ tay quá xá…
    Nhạc sĩ lại biết…theo thời, khi Cộng sản chiếm miền Nam, cái đầu tiên phải làm là…nhào ra, xung phong hát bài…nối vòng tay lớn. Ta tuy ở miền Nam, sống với chế độ…nguỵ, nhưng ta cũng biết…mần cách mạng!

    Rồi kế tiếp,

    Em ra đi, nơi này…vẫn thế…, không có cái vụ…đói te tua, rách trơ củ cải, vẫn ngon lành, vẫn…bãnh tỏn! Không…người bốc lột, lừa láo với người…

    Ánh sáng Mạc Tư Khoa, hoành tráng (chử VC, thay vì huy hoàng, chử của…nguỵ), soi đường dẫn lối cho…nhân loại, chứ không phải là tia…tử ngoại giết người. Bài này nhạc sĩ…bơm Nga Xô theo ý các anh Cộng, nghe hay hết biết

    Con tàu sắt thống nhất Bắc Nam, bài này nhạc sỉ chứng tỏ ngoài cái tài sáng tác nhạc, ta viết văn xuôi, cũng…bá phát. Con tàu của hạnh phúc, không phải con tàu của…đau khổ. (Rủi lâu lâu bị….trật đường rày vì chất lượng…tốt, chết hàng trăm mạng, hoặc cướp giật, trấn lột từ toa đầu đến toa cuối, ta không nói, ai biết?)

    Chỉ vài…tuyệt chiêu tung ra, nhạc sỉ hoàn toàn…hoà đồng, hoá thân thành…cách mạng thứ thiệt, dễ ợt. Lại gặp cái lúc cán Cộng cũng được quyền làm…kinh tế, tiền vô như nước, trưỡng giả hoá ra….sang, khoái nghe nhạc….nguỵ, tình yêu, tình người..

    Nhạc sỉ thành ra…bồ tèo cách mạng, qua cơn kinh hoàng…

    Lâu ngày, dép râu lên…Mẹc, Lexus, (một bửa…cướp ngày, bằng ba năm…móc bọc…)
    Nhật nó còn khoái nhạc Trịnh công Sơn, mình cũng phải…khoái, mới là…đại gia biết chơi chớ?

    Sống vinh danh, chết đặt tên đường…,
    Nó thơm, mình cũng thơm…

    Kẹt có cái mình chê văn hoá VNCH tới tấp, bây chừ nại bơm anh nhạc sỉ này lên như diều gặp…bão,

    Cũng hơi….ngượng…

    • Thanh says:

      Right! (Sorry, I have to write in English because DCV won’t let me write Vietnamese without “dau”. It’s simply because “This copy of Windows is not genuine” and I am computer-blind). If TCS had lived in the communist North during those years, he could not have (or was not permitted to write) written his anti-war songs, and indirectly had helped degrading the morale of the South.

      • Tien Ngu says:

        Here is the secret to make your trial version of Win 7 to be genuine, free.

        Go to Google.com
        Search Windows loader
        Sign up with the host web, download Windows loader
        Try to get the extreme loader if you can ( the normal version is OK, too)
        Unzip and copy Windows Loader in to a USB flash drive
        Disconnect internet (important, don’t forget)
        Run Windows Loader, either from USB driver or C:\ drive (follow exactly its instruction on the srceen)
        Your OS will be…genuine! OK to install VNI or…whatever…
        (Hope to hear from you more about this…”lucky” artist in Vietnamese… )

        Good luck, man

      • Thanh says:

        Thank you. I’ll try.

      • Bui.Băm. says:

        So, you too! If you were born in the North VN, you would be a ”bộđội” to go fight in the South and now could be someone powerful in the government, right? When you
        were born to be someone, you don’t have any ideas about it! You couldn’t choose tobe whatever you want, you just be whatever to be! Nobody knows, nobody could
        do anything about that either!!! Don’t blame me! Blame ”HĨM” up there! You are under ”hĩm”, underwhere? I don’t know!!!

  10. Vó Hưng Thanh says:

    VẤN ĐỀ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

    Đường là nơi người ta đi lại, cài gì trên đường người ta đều thấy hết. Đường phố là loại đường đặc biệt, vừa náo nhiệt, vừa đông đảo những ngườim lại vừa nhiều con đường kề nhau, không giống đường ở thôn quê. Bởi vậy, việc đặt tên đường phố là để dễ tìm, mà cũng nhân tiện đó nhắc nhớ người dân về các anh hùng, vĩ nhân trong lịch sử nhiều ngàn năm của dân tộc.
    Ý nghĩa của tên đường phố nó quan trọng như thế, những hình như các thập niên vừa qua, việc đặt tên đường phố không còn thận trọng, nghiêm túc như truyền thống ngày xưa nữa.
    Thời thực dân, dĩ nhiên có các tên đường phố của các tên tuổi trong lịch sử của nước đi thực dân. Nhưng không chối cãi có những tên vĩ nhân của nhân loại, cho dù họ là người nước nào cũng được đặt.
    Thời tự chủ, tức nhiên chỉ đặt tên những vị anh hùng quan trọng, hay các vĩ nhân của dân tộc.
    Bởi đường phố có nhiều bao nhiêu, anh hùng danh tiếng trong lịch sử đất nước cũng nhiều hơn vô kể, không thể làm sao mà đặt đường cho đủ. Bởi thế, chỉ nên đặt tên những anh hùng quan trọng hay đáng nhớ nhất, để giáo dục lòng yêu nước yêu nòi, những tấm gương danh nhân cao cả cho tất cả mọi người. Đàng này, có thời gian tên đường thành lạm phát, đặt tên đường theo thị hiếu nhất thời, kiểu ý nghĩa ngắn ngày, các anh hùng thuộc loại ra ngỏ gặp được, nên tên đường nhiều khi thành không quan trọng, mất thiêng liêng, chỉ là công cụ tìm số nhà, địa chỉ thông thương.
    Hiên thời đặt tên đường cho Trịnh Công Sơn, nhiều người cũng cho là kiểu lúa ngắn ngày như thế.
    Thật ra, tài hoa họ Trịnh cũng chỉ mới thuộc loại thường thường bậc trung trong chiếu các nhà nhạc sĩ tài hòa hay quan trọng của đất nước trong các thời kỳ. Nhạc, hay nói đúng các ca khúc của họ Trịnh chỉ thuộc lại đại chúng, không thật sự cao sang, tuyệt đỉnh gì lắm. Phải nói có nhiều nhạc sĩ khác còn tài hoa hay được yêu chuộng hơn nhiều. Do đó, giá trị thời gian luôn luôn là giá trị khách quan, nó phải đạt được chiều cao vĩnh cửu, phổ quát của lịch sử, không phải chỉ ngang giá với một số đông quần chúng đương thời nào đó trong xã hội. Sự ca ngợi Trịnh Công Sơn, công tâm mà nói, dường như mang tính chất phong trào, tính chất yêu ghét theo cảm tính trước mắt, chưa thật sự lắng đọng, hay chưa hoàn toàn qua sự sàng lọc nghiêm khắc và lâu dài của lịch sử.
    Tất nhiên, được đặt tên đường là vinh dự cho người người được hân hạnh.
    Nhưng cái quan trọng hơn còn chính là ý nghĩa, giá trị khách quan. Cái quan trọng hơn còn là dân tộc và lịch sử mà không phải chỉ cá nhân. Cho nên, nếu việc đặt tên đường mà đường đột, mang tính cảm xúc nhất thời, không nhìn trước ngó sau, thiếu suy nghĩ chín chắn, dài lâu, đó là lỗi của nhứng người đề nghị, của Hội đồng phụ trách duyệt xét việc đặt tên đường. Nói khác đi là của những người có thẩm quyền quyết định cuối cùng. Nhưng trong đời này thực chất không ai cao hơn nhân dân, rộng lớn hơn toàn dân, cho dù nhân dân địa phương. Cho nên mọi việc liên quan ở đây vẫn còn chờ dư luận rộng rãi của xã hội, phê phán ra sao, thừa nhận hay không thừa nhận ra sao, còn cứ nên tiếp tục chờ hạ hồi phân giải.

    VHT

Leave a Reply to ky nguyen