WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh

Ông Tiêu Dao Bảo Cự

Tiêu Dao Bảo Cự trước năm 1975 là sinh viên tranh đấu ở Huế rồi đi dạy học. Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1974, có một thời làm Phó Tổng biên tập báo Langbian, sau bị khai trừ và quản chế một thời gian vì đòi hỏi tự do, dân chủ cho Việt Nam. Ba cuốn sách của ông đã được xuất bản ở hải ngoại: Nửa đời nhìn lại (1993), Mảnh trời xanh trên thung lũng (2007) và Tiếng chim báo bão (2009). Ông hiện sống ở Đà Lạt, Việt Nam.

1. Thưa ông, là người tham gia phong trào sinh viên tranh đấu trong thập niên 1960 và 70 tại miền Nam Việt Nam, theo ông nhạc Trịnh Công Sơn có những ảnh hưởng gì đến phong trào?

- Phong trào tranh đấu của sinh viên tại miền Nam diễn ra từ 1963 đến 1975, có lúc cao trào, có lúc thoái trào. Tôi chủ yếu tham gia thời sinh viên từ 1963 đến 1967 tại Đại học Huế. Sau đó ra trường, tôi đi dạy học ở những tỉnh lẻ, xa các trung tâm tranh đấu của sinh viên ở Sài Gòn, Huế, Đà Lạt. Tuy nhiên vì vẫn tiếp tục hoạt động với thanh niên học sinh, có bạn bè ở các trường đại học, chịu tác động của phong trào sinh viên tranh đấu nên tôi không bị tách rời khỏi phong trào chung nhưng về sau không có điều kiện theo dõi sát phong trào ở các trung tâm. Do đó nhận xét của tôi có thể bị hạn chế.

Thời kỳ 1963-67, sinh viên tranh đấu chưa có bài hát riêng. Chúng tôi hát những bài hát nào có chút hơi hướng liên quan đến lý tưởng, tâm trạng của mình. Tôi còn nhớ đài hiệu của đài phát thanh tranh đấu ở Huế năm 1966 do tôi phụ trách là mấy câu trong bài “Mẹ Việt Nam” của Phạm Duy. Chúng tôi còn hát các bài khác nữa của Phạm Duy như Tâm ca hay của những nhạc sĩ khác có nội dung về tình tự, truyền thống dân tộc.

Sau này khi có Ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn, sinh viên tranh đấu cũng hát nhiều. Nhưng tôi nghĩ “nhạc phản chiến” của Trịnh Công Sơn không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự dấn thân, các cuộc xuống đường hay bạo động của sinh viên. Nhạc Trịnh Công Sơn chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh và mơ ước hoà bình. Một số nhạc sĩ khác cũng góp phần vào điều đó như Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Đức Quang v.v… Những điều này làm cho người ta yêu thương hơn, buồn đau hơn về số phận đất nước, có thể từ đó khơi nguồn cho tình thần trách nhiệm, ý thức đấu tranh.

2. Như thế nhạc đấu tranh của sinh viên là loại nhạc nào?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhạc phong trào, hay còn gọi là “nhạc tranh đấu” là những bài ca chính thức của phong trào sinh viên phần lớn do những nhạc sĩ sinh viên sáng tác. Đó là âm nhạc “hát trên đường tranh đấu”, “hát cho đồng bào tôi nghe”, “hát cùng đồng bào”. Đây mới chính là âm nhạc đấu tranh, hát trong những đêm không ngủ, những buổi sinh hoạt, lúc xuống đường, lúc ở trong lao tù.

Đó là “Hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào…”, “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”. Đó là “Dậy mà đi, dậy mà đi, ai chiến thắng không hề chiến bại…” hay “Xuống đường, xuống đường, đập tan mọi xích xiềng…” Đó là “Chốn lao tù là nơi ta rèn tâm chí, đây cũng là chiến trường mà ta không cần vũ khí…”

Trong các cao trào về sau này, nhạc Trịnh Công Sơn không còn ảnh hưởng và được sử dụng nhiều mà phong trào sinh viên tranh đấu đã có âm nhạc của riêng mình, đó là “nhạc tranh đấu”, “tranh đấu ca” mang tính thôi thúc, hào hùng, dữ dội, quyết liệt hơn những lời thở than buồn bã.

Xin được mở ngoặc nói thêm là những “nhạc sĩ sinh viên tranh đấu” này và những sinh viên đã hào hùng hát những bài ca của họ ngày nào, sau năm 1975 có người trở thành “quan cách mạng”, có người bị coi là “ngụy”, rất ít ai cất lên lời hát tranh đấu năm xưa, khi hoàn cảnh yêu cầu phản kháng có những điều còn tồi tệ hơn trước 1975. Tôi đã công khai đặt vấn đề này trong bài “Đọc thơ Đông Trình, suy nghĩ về văn nghệ, chính trị và sám hối”, viết năm 1993 và công bố trên báo Đối Thoại ở Mỹ, sau này trên mạng talawas.org và mới in lại trong tác phẩm Tiếng chim báo bão [Nhà xuất bản Tiếng Quê hương. Hoa Kỳ 2009]. Mãi gần đây mới có một số “sinh viên tranh đấu” ngày trước ký tên vào Kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bô-xít ở Tây nguyên hay lên tiếng về tình hình đất nước, tiêu biểu là Lê Hiếu Đằng. Đây vẫn còn là một câu hỏi, một vấn nạn đặt ra cho những người yêu nước, những người phản kháng “tranh đấu” ngày nào. Dĩ nhiên trong một bối cảnh khác, với ý nghĩa và phương thức khác.

3. Tuy không là nhạc của phong trào, những bài hát nào của Trịnh Công Sơn đã được sinh viên hát nhiều nhất trong các sinh hoạt?

- Đó là những bài hát trong tập Ca khúc da vàng mà phổ biến nhất là bài “Gia tài của mẹ”.

4. Có người cho rằng nhạc của Trịnh Công Sơn mang tính ru ngủ thành phần thanh niên và làm nản lòng chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Ý kiến của ông thế nào?

- Tôi không nghĩ như thế. Vì như đã nói trên, nhạc Trịnh Công Sơn chủ yếu khơi dậy tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh, ước mơ hoà bình. Nhiều người lính của Việt Nam Cộng Hòa thích nghe, hát nhạc Trịnh Công Sơn. Ngay cả người lính miền Bắc cũng vậy, tuy một số rất ít có cơ hội. Vì những điều trên họ có thể chiến đấu hăng say hơn, hay muốn đào ngũ, tùy tâm trạng và hoàn cảnh riêng từng người. Tuy nhiên tôi không thể xác quyết điều này mà xin dành nhận định cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa.

5. Ông dạy học trong những năm 1970, học sinh của ông có nhiều em yêu thích nhạc Trịnh không?

- Thời gian đầu tôi mới ra trường, học sinh đệ nhị cấp, tức cấp 3 bây giờ, chỉ kém thầy vài tuổi, chúng tôi thường cùng đi uống café nghe nhạc hay hát hò. Nhạc Trịnh là một trong những dòng nhạc mà chúng tôi cùng yêu thích.

6. Thời gian từ 1970 đến 1975 ở miền Nam nhiều người biết đến những lời ca của Trịnh Công Sơn:

Một ngàn năm nô lệ giặc tàu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
gia tài của mẹ là nước Việt buồn…

Ông nghĩ gì hay có lí giải về những ca từ trên?

- Thời trẻ tôi và các bạn thân thường lên án thế hệ đàn anh đã để lại cho chúng tôi một gia tài rách nát với vô vàn vấn nạn. Có lẽ lớp trẻ bây giờ cũng vậy. Lời ca của Trịnh Công Sơn trong bài “Gia tài của mẹ” diễn tả đúng nhận thức của tôi vào thời điểm đó và ngay cả bây giờ.

Chuyện “nô lệ giặc tàu”, “đô hộ giặc tây” hầu như mọi người đều đồng ý nhưng người ta nghĩ khác nhau về chuyện “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Bởi có hai phe, hai miền tham dự chiến tranh và bên nào cũng cho mình là chính nghĩa.

Người ta có thể có mọi thứ nhân danh, đặt ra nhiều tên gọi, nhưng dù là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh giải phóng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược hay chống cộng sản độc tài tàn bạo thì trong cuộc chiến lâu dài đó hai bên đều nhận viện trợ, súng đạn của ngoại bang để bắn giết nhau. Trong cuộc chiến đó, người Việt chết nhiều nhất, người Việt giết nhau nhiều nhất, nên dù lý giải cách nào cuộc chiến tranh này cũng mang yếu tố nội chiến.

Tiếc thay đến nay 36 năm đã trôi qua từ ngày cuộc chiến chấm dứt, phần lớn những người tham dự của hai phe vẫn không thay đổi quan điểm của mình và cuộc nội chiến dường như vẫn còn tiếp tục dưới một dạng khác, tuy không còn súng đạn nhưng hao tổn không ít tiềm lực của dân tộc trên con đường xây lại nước non mình.

7. Trưa ngày 30.04.1975 sau khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, trên đài phát thanh Sài Gòn Trịnh Công Sơn đã hát ca khúc “Nối vòng tay lớn” của ông:

Mặt đất bao la, anh em ta về
gặp nhau mừng như bão cát
quay cuồng trời rộng bàn tay ta nắm
nối tròn một vòng Việt Nam…

Lúc đó ông đang ở đâu? Ông có nghe được những lời ca trên qua sóng phát thanh và cảm nhận của ông thế nào vào thời điểm đó?

- Thời điểm đó tôi đang ở Bảo Lộc và không được nghe Trịnh Công Sơn hát trên đài phát thanh Sài Gòn. Tuy nhiên tôi có thể nói cảm nhận của mình bây giờ.

Thống nhất đất nước là nguyện vọng lâu đời của người Việt Nam sau nhiều lần qua phân tranh trong lịch sử. Không ai không muốn đất nước thống nhất nhưng có người muốn thống nhất theo kiểu Đông-Tây Đức, có người muốn theo kiểu Việt Nam. Có lẽ không ai muốn đất nước chia cắt lâu dài như Nam-Bắc Triều Tiên, khi gặp lại nhau, anh em-bà con-bè bạn không còn nhận ra nhau hay không còn cơ hội nào để gặp nhau nữa và sự khác biệt, thù hận giữa hai miền đất nước kéo dài chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt. Cho nên ngoài những ý nghĩa mà người ta bất đồng về ngày 30.04.75 là ngày quốc hận hay ngày giải phóng, có lẽ không ít người đồng ý rằng, dù sao đi nữa, ngày đó cũng là một dấu mốc lớn trong lịch sử Việt Nam vì đó là ngày thống nhất đất nước. Dĩ nhiên sau ngày thống nhất này đất nước như thế nào là một vấn đề khác liên quan đến đường lối chính sách, tài năng, bản lĩnh của những người cầm quyền, nhưng không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của việc thống nhất. Nếu sau 30.04.75 mà Việt Nam thực sự có hoà giải hoà hợp, đại đoàn kết dân tộc, vươn lên hùng cường như nước Nhật sau Thế chiến 2 thì thống nhất quả là hạnh phúc lớn của dân tộc. Tiếc thay lịch sử không có chữ “nếu” này nên bi kịch vẫn còn tiếp diễn.

Bài hát “Nối vòng tay lớn” nói lên khát vọng thống nhất đất nước một cách hình tượng, với cảm xúc, niềm vui dâng tràn. Đây không phải là tình cảm riêng tư, cá biệt mà là của cả dân tộc. Bài hát này ngay hiện nay chúng ta vẫn có thể hát với niềm rung động trong những ngày anh-em-tụ-hội. Tuy nhiên khi Trịnh Công Sơn hát bài này trên đài phát thanh Sài Gòn ngày 30.04.75 có nhiều phản ứng khác nhau nơi người nghe. Có người ngây ngất hạnh phúc, có người nghe như sét nổ bên tai. Điều ấy tất nhiên vì lúc đó có thắng-bại, tử-sinh, vinh-nhục khi cuộc chiến ngã ngũ với kẻ thắng người bại. Tuy nhiên không phải mọi người của mỗi bên đều nghĩ như nhau. Có người phía chiến bại vẫn vui với tiếng hát, có người hơn 30 năm sau vẫn uất hận khi hồi tưởng. Đây cũng là một khía cạnh bi kịch của nội chiến.
Có điều xin nói thêm. Gần đây tôi mới được nghe lời phát biểu của Trịnh Công Sơn trong dịp này qua thông tin trên mạng. Tôi hơi giật mình vì thấy Trịnh Công Sơn phát biểu rất “cách mạng”, giọng điệu rất “tuyên truyền” khi kêu gọi trí thức văn nghệ sĩ đừng bỏ nước ra đi mà hãy trình diện chính quyền cách mạng. Giá Trịnh Công Sơn đừng phát biểu gì thì hay hơn.

8. Trịnh Công Sơn nhìn quê hương và con người Việt Nam như thế này qua những ca từ của ông:

Người nô lệ da vàng ngủ quên
ngủ quên trong căn nhà nhỏ
đèn thắp thì mờ
ngủ quên, quên đã bao năm
ngủ quên không thấy quê hương…
Bao nhiêu năm còn nô lệ
anh em ta nhận vũ khí
quê ta bãi hoang chiến trường
diệt nhau như thú
Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
bao yêu thương lùi trong quá khứ
ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa…
Hãy mở mắt ra nhìn quanh đây
những ai còn là Việt Nam triệu người đã chết
Hãy mở mắt ra lật xác quân thù
triệu người Việt Nam trên đó…

Trịnh Công Sơn nhìn quê hương Việt Nam, dân hai miền Nam Bắc như thế. Nhưng sao lại có những người cho rằng cho rằng ông bênh vực hay đứng về phiá cộng sản?

- Ca từ trên chỉ là cách diễn đạt dài hơn câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Nói như thế, hai bên của cuộc chiến tranh quốc-cộng trước đây đều không hài lòng. Tuy nhiên khi đứng ở miền Nam mà hô hào phản chiến, người ta hiểu là chống Mỹ và chống Mỹ có nghĩa là bênh vực hay đứng về phía cộng sản. Những người phản chiến thực sự không nghĩ như vậy vì họ chỉ phản đối cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt mà đất nước phải gánh chịu trong cuộc tương tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc.

Có thể có người cho rằng Trịnh Công Sơn bênh vực hay đứng về phía cộng sản là do ông có bạn bè thân theo cộng sản, có xu hướng thiên tả, ngày 30.04 hát trên đài phát thanh Sài Gòn và sau 75 ở lại trong nước, dần dần được coi trọng, quan hệ với nhiều “văn nghệ sĩ cách mạng” và làm một số bài hát có nội dung ca ngợi chế độ mới.

9. Trước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã viết:

Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
nhìn quanh em không ai còn lại
không ai còn lại
ru đỡ tình người cho có đôi..

Trịnh Công Sơn như đã tiên đoán về một ngày hoà bình đến trên quê hương buồn như thế. Nhìn lại những năm chiến tranh, người Việt ai chẳng mơ ước hoà bình. Theo ông hoà bình có đã đến với quê hương?

- Người ta thường hiểu hoà bình là không có chiến tranh, như thế Việt Nam đã có hoà bình từ sau 1975. Tuy nhiên hoà bình còn có nghĩa là không có xung đột dưới mọi hình thức và bình an trong tâm hồn. Theo nghĩa đó, Việt Nam vẫn chưa có hoà bình. Những xung đột ngày càng mạnh thêm giữa người cai trị và người bị trị, giữa người có lợi ích và những người trắng tay. Và nặng nề nhất là cuộc đối đầu quốc-cộng giữa chính quyền trong nước và người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại vẫn còn tiếp diễn, nổi bật là cuộc chiến ngôn từ trên mạng thể hiện còn dữ dội hơn thời chiến ngày trước và mọi âm mưu thủ đoạn đối phó lẫn nhau vẫn đang tiếp diễn.

10. Sau năm 1975 Trịnh Công Sơn có dịp sinh hoạt với văn nghệ sĩ Lâm Đồng. Ông có tham gia sinh hoạt văn nghệ lúc đó và có còn nhớ về cuộc gặp gỡ này?

- Khoảng năm 1988, tôi đang làm việc ở Hội Văn nghệ Lâm Đồng tại Đà Lạt, Trịnh Công Sơn có đến thăm hội đúng vào lúc có đám cưới của Bùi Minh Quốc, chủ tịch hội, tổ chức ở ngay trụ sở cơ quan. Dịp đó có nhiều văn nghệ sĩ ở Lâm Đồng và từ các nơi khác về dự. Trong dịp này Trịnh Công Sơn không thể hiện gì đặc biệt vì đây là một cuộc vui chung. Ấn tượng nhớ lâu lại là về Trần Mạnh Hảo, ngà ngà say “độc chiếm diễn đàn” để đọc thơ và “nói phét”. Anh chàng thi sĩ này quả là thông minh và mồm mép.

Trịnh Công Sơn lên Đà Lạt lần đó theo lời mời của Hội Phụ nữ Lâm Đồng, trực tiếp do chị Cao Thị Quế Hương, phó chủ tịch hội mời. Chị Quế Hương là cựu sinh viên Sài Gòn, nổi tiếng trong phong trào tranh đấu vì từng bị bắt giam và có người yêu là Nguyễn Ngọc Phương bị đánh chết trong tù. Trong dịp này Trịnh Công Sơn đã sáng tác bài “Tình khúc Ơ-bai” viết về các cô gái dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng.

11. Nhận xét của riêng ông về con người Trịnh Công Sơn?

- Nhận xét về một con người rất khó khi ta chưa hiểu hết về họ, nhất là với một tài năng nổi tiếng. Ý kiến riêng sau đây không nhằm ngợi ca, phê phán hay phản bác, biện minh cho điều gì, chỉ là ý kiến riêng trong chừng mực hiểu biết của mình.

Trịnh Công Sơn trước hết và sau cùng chỉ là một nghệ sĩ, một nhạc sĩ tài hoa, một “người ca thơ”, “gã du ca” đã làm say mê nhiều thế hệ. Trong cuộc chiến tranh và cuộc sống sau này, Trịnh Công Sơn chỉ là một con người nhỏ bé trước các thế lực chi phối đất nước và xã hội. Ông bày tỏ nhận thức, nỗi niềm của mình qua tác phẩm âm nhạc, được đông đảo công chúng chấp nhận nhưng các chính quyền và một số người không hài lòng. Là một nghệ sĩ gắn bó với dân tộc và đất nước, trong chiến tranh ông đã công khai bày tỏ chính kiến qua tác phẩm, dù đúng hay sai đối với ai đó, nhưng đây là quyền, trách nhiệm và thôi thúc nội tâm của một người công dân-nghệ sĩ.

Trước và sau 75, Trịnh Công Sơn đôi lúc có sự nương nhờ vào một số người có thế lực trong bộ máy cầm quyền cũng như sáng tác một số bài có phần mang tính ngợi ca. Ông nương nhờ để tồn tại nhưng không trở thành “gia nô”. Ông ngợi ca nhưng không là “bồi bút”. Điều đó do bản chất nghệ sĩ, tài năng và nhân cách của ông. Như “Cho một người vừa nằm xuống” viết về Đại tá Không quân Việt Nam Cộng hoà Lưu Kim Cương tử trận, ông không ca ngợi chiến tích hay lên án kẻ thù mà nói về nỗi chết và phận người. “Huyền thoại Mẹ” sau 75 là hình ảnh, sự hi sinh và tình cảm của những người mẹ muôn thuở trong chiến tranh.

Trịnh Công Sơn không phải là người làm chính trị, chiến sĩ cách mạng hay kẻ cầm quyền để “biểu diễn lập trường” hay dấn thân tranh đấu. Người ta không thể đòi hỏi nhiều hơn nơi ông. Ông chỉ là một nghệ sĩ trong cuộc đời, một cuộc đời Việt Nam đầy máu lửa và bi kịch. Mãi mãi người ta sẽ nhớ về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ tài năng viết về chiến tranh, tình yêu và thân phận, sẽ ngân nga nhạc điệu đơn giản nhưng tài hoa, sẽ lắng nghe và rung động với ca từ có sức cuốn hút ma lực trong tác phẩm của ông để sống nhân hậu, hòa bình, yêu đời, yêu người hơn.

Liên tưởng đến một trường hợp khác, có lẽ hậu thế không ai phê phán thái độ chính trị của Nguyễn Du, một “hàng thần lơ láo” dưới triều Nguyễn, khi vào chầu không bao giờ phát biểu một điều gì, khi chết không buồn trăn trối. Người Việt vẫn không ngừng ngợi ca “Truyện Kiều” là tài hoa kết tinh ngôn ngữ thi ca dân tộc và thông cảm với tiếng thở dài của ông gởi cho người đời sau:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như.

12. Riêng với ông, nhạc Trịnh đã để lại những ấn tượng gì là sâu đậm nhất?

- Không biết từ bao giờ người ta dùng từ “nhạc Trịnh” để nói về âm nhạc của Trịnh Công Sơn và hầu như nó được nhiều người chấp nhận. Điều đó có nghĩa là âm nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một dòng chảy riêng trong nền âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh nhạc tiền chiến, nhạc kháng chiến, nhạc tranh đấu, nhạc đỏ, nhạc vàng, nhạc sến… có nhạc Trịnh. Đó là sự thừa nhận và vinh danh của công chúng dành cho thiên tài âm nhạc này mà chưa nhạc sĩ nào, dù rất tài năng như Phạm Duy hay Văn Cao cũng không có được.

Nhạc Trịnh có đến hơn 600 ca khúc với những giai điệu và đặc điểm ca từ rất riêng không lẫn với ai khác. Đối với riêng tôi, có nhiều bài đã trở thành những bài hát chuyên chở tâm hồn mình và tâm hồn của cả một thế hệ. Tôi đã nghe và hát rất nhiều lần những bài ca đó trong từng cơn xúc động lặng lẽ hay sôi trào của tâm cảnh. Đôi khi không cần hiểu thấu đáo ca từ, chỉ là cảm nhận rất sâu xa, dịu dàng và đau đớn những gì thuộc về tình yêu và phận người, trong thời chiến tranh cũng như trong cuộc làm người đẹp đẽ, mong manh và đầy bi kịch.

13. Những lời ca viết về thân phận quê hương của Trịnh Công Sơn thì gây tranh cãi, nhưng nhiều người yêu thích tình ca họ Trịnh. Có một hay vài bài tình ca nào của Trịnh Công Sơn mà ông yêu thích? Tại sao?

- Tình ca Trịnh Công Sơn là những niềm riêng nhưng lại rất phổ quát ở những người biết yêu thương, giận hờn, nhớ nhung, đau khổ, cô đơn, phiền muộn, nghĩa là trải qua vô vàn cung bậc của cuộc tình người. Có khi “Chiều Chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu, tôi xin năm ngón tay em thiên thần, trên vùng ăn năn, qua cơn hờn dỗi, tôi xin năm ngón tay em đưa vào cô đơn”. Không ai khác, chính là ta nằm đó lắng nghe chính mình. Có khi như trong cơn mê, cảm nhận “Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại, cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây. Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”. Rồi những khi đắm chìm trong suy niệm “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Hay âm thầm tự hỏi “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp trong tôi”. Và còn nhiều những rung động tinh tế khác của tâm hồn.

Những lúc đó, trong đêm khuya hay ngày vắng, một mình lại cất lên tiếng hát, hay dạo một khúc ghi-ta thánh thót, nghe đời hoang vu, thấy mình cô độc nhưng vẫn yêu đời, yêu người trong cuộc hành trình về nơi vô tận.

14. Ngày 01.04.2011 là kỉ niệm 10 năm ngày Trịnh Công Sơn mất, ông có dự định tham dự chương trình tưởng niệm nào không?

Tôi đang ở Sài Gòn. Trong những ngày này, nhiều nơi trong cả nước chuẩn bị cho những sinh hoạt kỷ niệm 10 năm ngày mất Trịnh Công Sơn. Nhiều tổ chức, ban nhạc, ca sĩ, phòng trà, quán café tổ chức các chương trình, live show, ra đĩa, ra sách kỷ niệm. Riêng tại Sài Gòn, sinh hoạt quy mô nhất vẫn là ở hội quán Hội Ngộ, làng du lịch Bình Quới ở quận Bình Thạnh. Đây là nơi hàng năm đều tổ chức chương trình nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Năm nay đêm nhạc có chủ đề “Trịnh Công Sơn – người ca thơ” sẽ diễn ra vào đêm 4-4.

Mấy năm trước đã có một lần tôi tham dự đêm tưởng niệm Trịnh Công Sơn ở đây, phải mất một giờ để gởi xe và một giờ để lấy xe ra sau khi tan cuộc vì người tham dự quá đông, đi như trẩy hội và con đường độc đạo đi vào khá chật hẹp. Năm nay nếu không có gì trở ngại, tôi cũng đi tham dự để xem có gì thực sự mới trong sinh hoạt này.

© Bùi văn Phú – TDBC

Nguồn: Damau.org

135 Phản hồi cho “Tiêu Dao Bảo Cự: nhạc Trịnh chỉ khơi dậy tình tự dân tộc, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi đau chiến tranh”

  1. nvtncs says:

    Ông Igazsag:

    Chính tay ông đã đánh máy:

    “Không có BẤT CỨ kết quả nào ÁM CHỈ sự “Ô NHỤC cho nhân dân VN” cả.”

    Rõ ràng ông dùng chữ “ám chỉ” ( allude, insinuate, use inuendo, imply )
    ————————————-

    Sau ̣đây là một bài trích của ngoại quốc, nói về Ngày 30/04/1975, không những “ám chỉ”, như ông viết, mà còn thẳng thừng dùng chữ “ô nhục”, để diễn tả sự kiện ngày hôm đó cho người miền Nam VN.

    Tôi trích bài của người ngoại quốc để làm gi?

    Tôi trích bài ngoại quốc để chứng minh lời ông nói là sai.

    Ông đã nói gì?

    Ông tuyên bố rằng ông không tìm thấy BẤT CỨ ( chữ ông dùng ) một bài nào của ngọai quốc.
    Thật ra, có bài ngoại quốc nói rằng những sự kiện ngày đó là sự kiện ô nhục. Tôi trích cho ông biết rằng ông đã không tìm nổi hết, và đã vội vàng tạm kết luận.

    Ông đã viết như sau, trích toàn bộ lời ông viết:
    —————————————————-

    “Không có bất cứ kết quả nào ám chỉ sự “Ô NHỤC cho nhân dân VN” cả.

    Vậy có thể TẠM kết luận: Các nhà phân tích chính trị trên thế giới KHÔNG NGHĨ như ông KLV và vài người khác trên forum này.”

    • nvtncs says:

      Ông Igazsag:

      Bài trả lời của tôi đã bị cắt xén mất một nửa, cho đến nỗi không còn nghĩa lý gì nưã.

      Tôi viết lại, mong BBT Đàn Chim Việt không cắt xén, vì không có lý do chính đáng để cắt xén. Nếu BBT không đăng ý kiến của tôi, hoặc cắt xén, để tôn trọng sự công bằng, yêu cầu BBT cũng miễn đăng những câu trả lời của ông Igazsag, để tôi không phải trả lời ông ta nữa.

      Để chứng minh rằng, việc ông không tìm thấy bài ngoại quốc, là điều sơ sót hay cố tình của ông, sau đây là lời trích dẫn của một bài ngoại quốc, thẳng thừng, chứ không “ám chỉ” ( động từ ông dùng ) gọi ngày 30/04/1975 là ngày ô nhục:

      “As I previously said, I was stationed at Fort Bragg, North Carolina that evening, sitting on my gear awaiting orders that never came. Orders to redeploy to South Viet Nam to render assistance to keep those people free.

      Instead, we stood down where I went home to watch the shameful events unfolding on TV as desperate South Vietnamese tried in vain to board the few helicopters ferrying personnel out Saigon. I watched South Vietnamese helicopters landed on the deck of the USS Midway or ditched alongside her. Most of those that landed on Midways deck were to be pushed overboard, lost forever in the South China Sea.”

      Lew Waters
      Monday, March 29, 2010
      Opinions and views of a conservative Viet Nam Veteran in the liberal Pacific Northwest.

      Ông bảo tôi “nổ to”, thế nhưng ông tự cho ông quyền phán xét, phạ́t điểm cho mọi người, thì ông nổ có to không?

      “(1) B là điểm cao nhất dành cho những người dùng “võ mồm” để chống cộng như tôi và ông (và vô số những người khác). Điểm cao hơn chỉ dành cho những ai có hành động cụ thể, trực tiếp.”

      Ông viết:

      “(2) Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu có nhà phân tích chính trị nước ngoài nào nói thế. Theo nguyên tắc, trong cả 3 lãnh vực Chính trị, Ngoại giao, và Sử học, phát biểu như thế về NGÀY KẾT THÚC NỘI CHIẾN CỦA MỘT ĐẤT NƯỚC là không thể.”

      Theo ông, miễn kết thúc “nội” chiến là điều tốt, bất chấp kết thúc bằng cách nào, như thế nào?

      Người Mỹ, khi bàn đến ngày 30/04/1975, thường nói: “The bad guys won.” đó là một thí dụ, rất nhiều người ngoại quốc nghĩ sao về ngày 30/04/1975. Người thua là VNCH.

      • Igazsag says:

        Vụ “chấm điểm” xen vào đôi chỗ trong bài chỉ là hài một chút cho vui thôi. Cũng như tôi dùng từ “võ mồm” để tự giễu bản thân (và cả ông) ấy mà. Xin ông đừng để ý nhiều vào tiểu tiết.
        (Tôi vừa cười vừa viết những dòng này trả lời ông).

        Tuy nhiên nếu ông không vui thì tôi xin lỗi.

        (Nói lại một lần cho rõ: Tôi không phản đối bất cứ đánh giá nào của ông và bất cứ người VN nào về ngày 30/4/1975. Xin cứ tự do sử dụng quyền TỰ DO NGÔN LUẬN của mỗi người)

  2. Igazsag says:

    (Tôi khoái tên gọi “Nổ Vẫn To Như Cộng Sản”; ông nvtncs cho biết ông không bực mình; vậy tôi dùng tiếp tên này. Cười một chút trước khi trao đổi cho nó “lành”.)

    Thưa ông “Nổ Vẫn To Như Cộng Sản” (nvtncs),

    Như đã hứa, tôi xin trả lời ông.
    Đọc hai comments/replies dài của ông on 09/04/2011 at 09:03 và at 15:25, cùng với vô số comments khác trước đây, tôi không lưỡng lự khi chấm cho ông ngay điểm B về NHIỆT TÌNH chống cộng (1).

    Nhưng về nội dung thì tôi thất vọng. Đã vài lần tôi lưu ý ông; lần này xin nói thẳng.

    1- Bệnh NÓI MỘT ĐẰNG LÀM MỘT NẺO
    Trong comment on 09/04/2011 at 03:01, ông bảo tôi “Đừng có tự ti, (đừng) đi hỏi ý kiến ngoại quốc … Hãy hỏi người VN …”, thế nhưng ông lại trích dẫn rất nhiều từ các nguồn NGOẠI QUỐC.
    Cách làm của ông người Việt gọi là “Nói mà không làm.”, “Nói một đằng làm một nẻo.”
    Đây là cách cộng sản quen xài.

    Ông “Nổ Vẫn To Như Cộng Sản” – Chẳng oan!
    (Lỗi này thuộc về tính cách cá nhân nên không chấm điểm.)

    2- Bệnh LẠC ĐỀ.
    Những trích dẫn ông đưa ra tố cáo TỘI ÁC CỦA CS, nhưng KHÔNG trả lời cho giả định của ông/bà KLV: Có người NGOẠI QUỐC nào NÓI (said) 30/04/1975 là ngày ô nhục cho nhân dân VN không. Xin ông đừng lẫn lộn!
    Người Việt gọi cách chứng minh của ông là “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”, còn bác Phạm Quang Tuấn gọi đó là “straw man (disambiguation)” .

    Lỗi (fallacy) này ông nvtncs mắc hoài! Vì vậy, về KỸ NĂNG VIẾT tôi chấm ông điểm F.

    Khi nói/viết ông PHẢI: 1- Trả lời đúng vào câu hỏi, không lạc đề; 2- Phải có chứng minh bằng trích dẫn từ những nguồn có độ tin cậy. Nếu chưa có CHỨNG CỨ thì đừng nhắm mắt kết luận liều như các Thẩm Phán cs.

    Ông “Nổ Vẫn To (phán bừa) Như Cộng Sản” – Chẳng oan!

    Như vậy trong khi chưa tìm được người nước ngoài nào nói “30/04/1975 LÀ NGÀY Ô NHỤC CHO NHÂN DÂN VN” (2) thì không thể kết luận “30/4 là ngày ô nhục cho nhân dân VN trong con mắt của các nhà phân tích chính trị trên thế giới.” (3)

    Ý kiến đã dài. Xin kết thúc.

    Xin cảm ơn tất cả những ai đã bỏ công đọc đến tận đây.

    (1) B là điểm cao nhất dành cho những người dùng “võ mồm” để chống cộng như tôi và ông (và vô số những người khác). Điểm cao hơn chỉ dành cho những ai có hành động cụ thể, trực tiếp.
    (2) Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu có nhà phân tích chính trị nước ngoài nào nói thế. Theo nguyên tắc, trong cả 3 lãnh vực Chính trị, Ngoại giao, và Sử học, phát biểu như thế về NGÀY KẾT THÚC NỘI CHIẾN CỦA MỘT ĐẤT NƯỚC là không thể.
    (3) Câu hỏi của ông/bà KLV không liên quan đến quan điểm của người Việt nên không bàn. Chỉ đưa ra vài gợi ý:
    - Cộng sản VN có tàn ác thế nào thì cũng không thể tàn ác như bọn xâm lược phương Bắc. Mất cả đất nước/mất chính quyền vào tay cs VN dù có tồi tệ thế nào cũng không thể tồi tệ bằng mất nước vào tay bọn xâm lược phương Bắc.
    - Đã bao lần VN bị bọn phương Bắc đô hộ. Chẳng ai nói đó là sự ô nhục (vì mất nước, vì bị đô hộ). Thế thì tại sao ngày 30/4/1975 phải là ngày ô nhục? Chỉ có bọn bán nước, kẻ đầu hàng, và những kẻ chấp nhận thân phận nô lệ mới bị gọi là ô nhục.
    - Mỗi lần VN bị bọn phương Bắc đô hộ thì nhân dân VN lại đấu tranh giành lại độc lập. Lịch sử là vậy, hiện tại là vậy, và tương lai (nếu cần) sẽ là vậy.

    • Hai Phan says:

      Lòng vòng làm gì hở ông? Những con vật trong truyện của La Fontaine chưa bao giờ “trực tiếp” đưa ra những lời khuyên mà ông và tôi đều hiểu cả. Phải khá hơn thế chứ! À này, ông trở thành ban giám khảo chấm điểm khi nào đấy? có “sờ” con lừa lần nào trong đời chưa? tên tôi phía trên rất rõ ràng, chúng ta sẽ học hỏi lẫn nhau nhá!

    • Tiên Ngu says:

      Thưa,

      Hình như đây là đề tài về nhạc…tình Trịnh công Sơn thì phải?

      Sao lại có chuyện…lên lớp ở đây hè?

      Ông ngu này đi một vòng các trang webs(phãn động) để kiếm chuyện xưa nghe chơi, mà cái số đúng nà…xui. Chỉ tàn nà gặp cò mồi VC lên lớp phãn động…

      Một chục anh cò mồi, thì y như rằng cả…chục anh. Anh nào cũng…khoái lên lớp, khoe om sòm, ra vẽ ta đây cả…

      Lạ đời thiệt…

  3. Mạc Phi Đăng says:

    Ối, giời ơi nà giời!

    Chị MV Hồng cứ cắt xén ý kiến tui hoài! Tội nghiệp quá, chị chơi tui kiểu đó…sao bền?

    BBT: Ý kiến sẽ được hiển thị nếu bạn góp ý lịch sự, ôn hoà và liên quan đến bài chủ.

  4. nvtncs says:

    Thêm một bài phân tích ngọai quốc về “Ngày 30/04/1975 ô nhục của dân VN” để trả lời sự tìm kiếm, không kết qủa, qua Google của ông Igazsag:
    —————————————-
    May 2001

    Victor Davis Hanson
    American Heritage

    Tạm dịch:

    …Cuối cùng, truyền thống tự do ngôn luận và tự phê bình của phương Tây đã không hủy hoại nước Mỹ bất chấp sự phá hoại của các nguyên nhân của nó ở Việt Nam.

    CỘNG SẢN đã THẮNG TRONG CHIẾN TRANH NHƯNG THẤT BẠI TRONG HÒA BÌNH; MÔ HÌNH DÂN CHỦ và tư bản của Mỹ sẽ tiếp tục thu hút tín đồ, hơn bao giờ hết; QUÂN SỰ Mỹ cải cách đã mạnh hơn qua cơn thử thách.

    Bản ghi Việt Nam – sách, hình ảnh chuyển động, tài liệu chính thức – vẫn còn gần như độc quyền là một hiện tượng phương Tây. Nhà hoạt động phản chiến chỉ trích sự độc quyền của thông tin ngay cả khi họ tự xuất bản và giảng dạy trong một xã hội tự do và vì thế góp phần vào xã hội tự do đó. Các phiên bản cộng sản về chiến tranh, khi đã xuất hiện trong in ấn hay video, đã được nhận với một thái độ hoài nghi. Chính phủ Mỹ và các nhà phê bình nước Mỹ đã đôi khi “hai mặt”, nhưng hiếm khi cùng một lúc về cùng một vấn đề. Trong thị trường của các tài khoản mâu thuẫn nhau, hầu hết các nhà quan sát cảm thấy rằng tự do là nền bảo đảm cho sự thật và do đó đã không tìm kiếm tính xác thực ở thông tin Bắc Việt Nam, Trung Quốc, hoặc các tài khoản của Nga. Những kinh nghiệm của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam – dù cao quý hay đáng xấu hổ – vẫn gần như hoàn toàn là một câu chuyện phương Tây.

    … Trong vài thập niên tới, sự kiện sẽ xẩy ra là, Việt Nam sẽ giống phương Tây rất nhiều hơn là phương Tây giống Việt Nam. Sự tự do ngôn luận, các tiêu đề hấp dẫn, các tiết lộ hào nhoáng, và quan niệm rằng một người mặc y phục dân sự, sẽ là Tổng tư lệnh có khả năng giành chiến thắng cả trong và ngoài chiến trường.
    —————————————-

    …In the end, the Western tradition of free speech and self-critique did not ruin America despite the ruination of its cause in Vietnam. THE COMMUNISTS WON THE WAR AND LOST THE PEACE, AMERICA’S MODEL OF DEMOCRACY AND CAPITALISM GOING ON TO WIN ADHERENTS AS NEVER BEFORE, ITS REFORMIST MILITARY EMERGING FROM THE ORDEAL STRONGER RATHER THAN WEAKER.
    The record of Vietnam–books, motion pictures, official documents–remains nearly exclusively a Western phenomenon. Antiwar activists criticized this monopoly of information even as they themselves published and lectured in a free society and thus contributed to it. The communist version of the war, when it did appear in print or video, was received with skepticism. The American government and its critics were at times duplicitous, but rarely at the same time on the same issue. In that marketplace of conflicting accounts, most observers sensed that freedom was the guarantor of the truth and so did not look for veracity in North Vietnamese, Chinese, or Russian accounts. The American experience in the Vietnam War–whether noble or shameful–is nevertheless almost entirely a Western story.

    … In the next few decades, it shall come to pass that Vietnam will resemble the West far more than the West Vietnam. The freedom to speak out, the titillating headline, the flashy expose, and the idea that a man in tie and suit, not one sporting sunglasses, epaulets, and a revolver, is the Commander in Chief are in the end more likely to win than lose wars, on and off the battlefield.
    —————————————-

  5. Felix says:

    Đây là bài phỏng vấn nêu lên quan điểm cá nhân của ông TDBC về nhạc sĩ TCS….Riêng về điều này tôi hầu như hoàn toàn đồng tình với nhận xét của ông TDBC…..
    Tôi đọc nhiều bài viết của ông TDBC và thú thật là rất thích văn phong và cách diễn tả của ông, rõ ràng, mạch lạc và tương đối khách quan…..
    Thời hoạt động của ông thì tôi còn quá nhỏ nên không bàn, nhưng gần đây tôi thấy qua ngòi bút thì ông TDBC có thái độ rất chừng chạc, đàng hoàng và vô cũng trầm tĩnh mặc dù bất cứ ông viết ra cái gì thì hầu như đều bị đa số người Việt hải ngoại chỉ trích….
    Tôi thấy sự chỉ trích quan điểm chính trị của ông TDBC ngày xưa thì được nhưng bất cứ chuyện gì cũng lôi quá khứ ông Cự để chỉ trích thì theo tôi chỉ chứng tỏ sự nhỏ nhen và quá khích…..

    • Timsuthat says:

      Tôi nghĩ có lẽ phần đông đọc giả (như tôi) sẵn sàng chấp nhận và có thể khen về nhhững nhận định của TDBC về TCS trong phương diện nghệ thuật, nhưng ít nhất người ta mong là – nếu TDBC biết sự chọn lựa trong thái độ và hành động chính trị trong quá khứ của anh đã sai – thì ít nhất là phải có lời nhận lỗi và xin lỗi, thì người khác mới xác định được sự thay đổi chính kiến thực sự. Nhưng vì anh ta chỉ nhận xét hậu quả của 30/4 một cách vô tư như người ngoài cuộc (dù là nhận xét anh có thể đúng), nên đọc giả có cảm tưởng là anh ậm ờ, nên có vẻ như anh vẫn thù ghét VNCH, và cũng không phục tòng CS – dù anh đã giúp họ một tay – nên đọc giả chẳng biết anh muốn gì, và cũng chẳng quan tâm tới cái hậu quả mà chính những người đọc giả đã phải chịu đựng. Điều đó không nhỏ nhen và quá khích đâu; nếu anh có lời xin lỗi thì tôi cam đoan là rất nhiều người hải ngoại sẽ cho quá khứ đi qua, không thù hận.
      Riêng việc TDBC nói về sự tích cực của sự thống nhất VN, thì tôi cho là anh đã sai lầm hoàn toàn, vì trước 30/4 chỉ có miền Bắc là dưới sự toàn trị của đảng CSVN, và sau đó thì cả nước đã rơi vào cái chính thể quái ác này. Sự thống nhất không ý nghĩa gì nếu không nói tới hậu quả của sự việc. Nếu Nam và Bắc Hàn thống nhất dưới chế độ Bắc Hàn, thì có nhiều hay ít hơn những con người đau khổ? Đây có phải là thái độ chính trị của anh để biện hộ cho chế độ XHCNVN bây giờ? Nếu như thế thì theo thiển ý của tôi thì anh đang chạy tội đấy, và triển vọng chính kiến của TDBC không khá gì trong tương lai !!!

      • Felix says:

        Đối với tôi, chuyện nào ra chuyện nấy. Bài viết nói lên cảm nghĩ về TCS chứ không bàn đến những suy nghĩ và quan điểm chính tị của ông TDBC. Bình luận thì nên theo ý bài viết, nhưng theo tôi thấy, bất cứ ông TDBC viết về cái gì thì ngay lập tức lại bị lôi quá khứ và suy nghĩ chính rtị của ông ra hạch hỏi.
        Thí dụ TDBC viết một bài “Tôi đi chợ” thì sẽ nhận được câu bình luận kiểu như :”Ngày xưa ông theo CS vậy có hối hận không?”….chả có liên quan gì đến bài viết. Toi dám cá là nếu ông TDBC bàn về bệnh tiêu chảy thì sẽ có bình luận là :”Tại sao ông không thấy miền Nam tự do mà lại theo CS?”….Đọc một vài lần thì còn thông cảm nhưng lúc nào cũng vậy, bài nào cũng vậy phát nhàm!
        Mà không phải chỉ với TDBC, hầu như bất cứ tác giả nào có đôi chút dính dáng với chế độ CS đều bị hạch hỏi bất kể hiện tại ông ta hay bà ta có làm gì đi nữa.
        Tôi còn nhớ hồi ông HMC qua Mỹ, tôi đọc trên DCV thì thấy rất nhiều người gần như lăng mạ ông Chính vì quá khứ CS, cho dù trên bài chủ ông Chính bày tỏ lập trường chống Cộng rất dứt khoát!
        Cái kiểu “hài tội” quá khứ này dường như mang ý nghĩa là nếu anh lỡ theo CS thì phải theo tới cùng không được bỏ CS, vì có bỏ cũng không tha…Mà đôi khi sự đòi hỏi trở thành quá đáng, đòi ông TDBC phải xin lỗi này nọ mà quên rằng ông ta đang ở đâu, hình như người ta giết ông không được nên muốn mượn tay CS giết dùm cho hả giận!!!!!
        Mà những hành động đòi tự do dân chủ của ông TDBC đã dẫn đến kết quả ông bị khai trừ đảng, bị theo dõi, vào sổ đen….chẳng là câu trả lời rồi đó sao? Bất cứ ai khi lên tiếng đòi tự do dân chủ thì có nghĩa là người đó chống cộng rồi, chẳng lẽ cái gì cũng phải nói thẳng ra mới hiểu?

      • Mạc Phi Đăng says:

        Khổ quá, bỏ đi Tám ơi! To mồm nhưng rỗng tuyếch!

        Ông thử đọc lại cái ý kiến của ông coi. Chính ông là kẻ… đấu tố đấy thôi. Chẳng ăn nhập, chẳng ra đâu vào đâu cả!

      • Timsuthat says:

        Tôi hiểu ý ông, dù cái analogy ông đưa ra không hợp lý. Sở dĩ có vấn đề là vì TCS không phải là con người chỉ làm nghệ thuật, nhưng có thái độ chính trị (và hành động bí mật mà về sau dư luận mới biết) quan trọng. Nhận định về chính trị của TCS mà do đó có thể không được hoàn toàn trung thực và công bằng (vì tình yêu nam nữ thì nó universal dễ hiểu, chứ chính trị thì rất là tế nhị nên chính kiến của TDBC cần phải được hiểu)

        Tôi mới chỉ biết về TDBC trong bài viết này thôi, và trên lời giới thiệu ngắn về ông không đủ để tôi xác định ông ta. Nhận định của ông TDBC về TCS khiến tôi phải dè dặt. Tôi không biết tự do và dân chủ ông đã tranh đấu cho là thứ tự do nào và loại dân chủ gì – vì hầu như tất cả các đấu tranh chính trị nào và bất cứ nơi nào – cũng đều giăng bảng t.d./d.c, kể cả đảng CSVN (và họ đã từng bắt bớ thủ tiêu người khác chính kiến dù không đòi t.d/d.c). Nếu cái t.d./d.c mà TDBC đã và đang đấu tranh là thực sự như chúng ta mong muốn, thì tôi (và những người đã chỉ trích ông ta) nợ ông ta một lời xin lỗi lớn. Đương nhiên tôi hiểu ông TDBC đang ở đâu, nhưng thiếu dữ kiện thì tôi vẫn có quyền dè dặt.

        Cũng cần nói thêm là, vì người VNCH đã bị CS đánh lừa quá nhiều trong quá khứ – nhất là những người đã chịu đau khổ tận cùng, từ Bắc vào Nam – nên sự tin tưởng để lại gần không dễ, dù là họ có vẻ thể hiện ra là đã thay đổi. Đây là vấn đề tâm lý dễ hiểu thôi (post-traumatic disorder). Sẽ cần nhiều thời gian và thiện chí để hàn gắn. Đối với ông và tôi, chấp nhận những người như TDBC có thể dễ, nhưng không dễ cho nhiều nạn nhân CSVN khác đâu.

  6. nvtncs says:

    Ông viết:
    “Thưa ông “Nổ Vẫn To Như Cộng Sản” (nvtncs):”

    Câu này không làm tôi bực mình như ông tưởng.
    Nó chỉ chứng tỏ ông đuối thế trong tranh luận, dở trò ấu trĩ, ăn nói xỏ xiên, nhục mạ người đối thoại, vớ vẩn, vô cớ.
    Đọc giả trên diễn đàn sẽ nghĩ gì về ông, về lời lẽ của ông?

    Trong cách viết tiếng Việt của ông, thỉnh thoảng ông kèm theo, một vài từ ngữ Anh với mục đích gì?

    • i love u says:

      hehe, ko bực mình thì pm lại làm chi vậy ông nội.

      • nvtncs says:

        Nếu diễn đàn trờ thành nơi có nhiều đ/g tới để chọc tức, chửi bới, chế nhạo ( use sarcasm), thì ông “i love u” nghĩ sao?

        Sự chế nhạo, phản ánh tới người chế nhạo và nói lên bản chất của họ.

        Lên diễn đàn để nói lên sự đồng thuận, phân tích, chứng minh, chỉ trích ý kiến, tư tưởng của đ/g, mong đạt thêm chút hiểu biết về vấn đề đang bàn, là điều mong muốn.

        Chửi bới, xỏ xiên, không thuyết phục, còn biến đổi diễn đàn thành chợ.

    • Igazsag says:

      - Rất vui khi ông không bực mình vì ĐƯỢC gọi là “Nổ Vẫn To Như Cộng Sản”. Vậy tôi xin dùng tiếp tên này.
      - Tôi dùng từ ĐƯỢC vì thấy nhiều lúc cũng cần người nổ to như ông để đấu với cs, nôm na là “Dĩ độc trị độc.”
      - Về việc dùng vài từ tiếng Anh: Fair Play gợi đến thi đấu thể thao, vui là chính, đừng lên cơn. Weekend = NGHỈ NGƠI và ĐI LỄ NHÀ THỜ.

      Còn bây giờ thì mời ông đọc Reply của tôi ở trên.

  7. nvtncs says:

    Ông Igazsag viết:
    ————————————-
    Tôi dùng các từ khóa: 04-30-1975, ignominious day, ignominious event, falling of Saigon, Vietnam. (Không dùng quote để được nhiều kết quả hơn)

    Không có bất cứ kết quả nào ám chỉ sự “Ô NHỤC cho nhân dân VN” cả.

    Vậy có thể TẠM kết luận: Các nhà phân tích chính trị trên thế giới KHÔNG NGHĨ như ông KLV và vài người khác trên forum này.

    Hy vọng kết quả trên có ý nghĩa tham khảo cho những ai quan tâm.
    Nếu ai tìm được kết quả khác, xin báo cho mọi người cùng biết.”
    ————————————————–

    Tôi trả lời, bằng sự trích dẫn của một bài phân tích nhân ngoại quốc ( yêu cầu BBT cho đăng đầy đủ bài trích ):
    ————————————————–
    HUMAN RIGHTS: Vietnam’s sex trade shame
    by John Ballantyne, May 8th, 2004

    Tens of thousands of young Vietnamese girls have been forced into prostitution in a huge international sex trade racket.

    In early March this year, three Vietnamese girls – who appeared to be only in their early to mid-teens – were advertised for sale on eBay, an internet online trading website. The asking price? US$5,400 each.

    This online trade in human flesh, however, is only the tip of the iceberg.

    A huge international prostitution racket flourishes, entrapping tens of thousands of young Vietnamese girls, some of them as young as six years old.

    The Vietnamese Communist government has failed to halt the sexual exploitation of women and children. It has been accused of indifference towards, or even connivance at, these practices.

    ALMOST 30 YEARS AFTER THE END OF THE VIETNAM WAR, VIETNAM IS ONE OF THE MOST TRAGIC AND WRETCHED NATIONS ON EARTH.

    THE VICTORY OF THE COMMUNISTS AND THE CAPTURE OF SAIGON ON APRIL 30, 1975, DID NOT USHER IN PEACE, BUT A REIGN OF TERROR, DESPOTIC GOVERNMENT AND ECONOMIC MISMANAGEMENT THAT HAS REDUCED VIETNAM TO THE RANK OF ONE OF THE POOREST COUNTRIES IN THE WORLD.

    ACCORDING TO A UNICEF REPORT, ONE-THIRD OF VIETNAMESE CHILDREN SUFFER FROM MALNUTRITION, AND AN ALARMING NUMBER OF THEM HAVE BEEN SOLD INTO PROSTITUTION.

    THE COMMUNIST GOVERNMENT OF VIETNAM IS ONE OF THE MOST BRUTAL AND CORRUPT REGIMES IN THE WORLD.

    Duong Thu Huong, a one-time Communist Party member, was jailed after she started exposing government corruption and abuses of power. She accused government officials of being involved in drug-trafficking, smuggling, using the regime’s power to confiscate people’s properties, and embezzling public funds and assets.

    High-ranking government officials, including ex-ministerial and law enforcement officials, have reportedly been involved in prostitution and migrant-smuggling.

    The Vietnamese military and Communist Party officials have been implicated in the recent increase in child prostitution in the country.

    Victims of the sex trade are often desperately poor Vietnamese, deceptively lured by promises of foreign education, better career prospects and money. Sometimes they are forced into prostitution under the guise of brokered marriages to foreign men, who often sell and resell women abroad.

    Owing to the fear of HIV and AIDS, customers today look for younger victims. So female trafficking victims continue to get younger.

    Many of the younger victims end up in the child sex trade in Cambodia where girls aged 10 and younger are deprived of a normal childhood and instead are raped by male sex-tourists.

    Officially, prostitution is illegal in Vietnam, yet the Communist government has so far done little to protect its children from sexual exploitation.

    The government is a signatory to the Universal Declaration of Human Rights, yet its human rights record is one of the world’s worst. It persecutes not only political dissidents, but religious people of all persuasions – Catholic priests, Protestant pastors and Buddhist monks.

    Since 1975, Catholic priest, Father Nguyen Van Ly, has endured repeated persecution and imprisonment at the hands of the Communist authorities. In October 2001, he was sentenced to a further 15 years in a prison camp.

    The Hanoi regime has continued its unremitting persecution of the Montagnard Degar people of Vietnam’s central highlands. These proud people are one of the oldest indigenous races in South-East Asia. However, since 1975, the communist government of Vietnam has stripped them of their ancestral lands and suppressed Christian congregations and house churches there. Montagnard Christians comprise a significant portion of people imprisoned in Vietnam for their religious or political views.

    Recently, the authorities have put the region under virtual martial law, with squads of Vietnamese police and soldiers occupying Montagnard villages and bloodily suppressing peaceful protests.

    Also, the government’s suppression of Hmong Christians in the north-western highlands continues unabated.

    In Australia, a group of parliamentarians has teamed up with the local Vietnamese community to bring to light the repressive conditions that exist in Vietnam.

    On April 20, at Queen’s Hall in Victoria’s Parliament House, they launched a new human rights taskforce, “MPs for Vietnam”.

    The convenor, Mr Murray Thompson MP – state Opposition spokesman for Multicultural and Indigenous Affairs – called on his parliamentary colleagues to adopt Vietnamese political prisoners and act as the voices for the persecuted people in Vietnam.

    Other speakers at the launch included Victorian parliamentarians Luke Donnellan (Labor), representing the Bracks Government, Jeanette Powell (National Party), and Russell Savage (Independent), as well as representatives from Amnesty International and Christian Freedom International.
    • John Ballantyne

  8. Minh Đức says:

    Trích: “nhưng không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của việc thống nhất. Nếu sau 30.04.75 mà Việt Nam thực sự có hoà giải hoà hợp, đại đoàn kết dân tộc, vươn lên hùng cường như nước Nhật sau Thế chiến 2 thì thống nhất quả là hạnh phúc lớn của dân tộc.”.

    Muốn phát triển như nước Nhật thì phải nằm trong khu vực ảnh hưởng của Mỹ. Người Nhật cũng nhìn thấy điều đó nên trước khi họ đầu hàng họ bàn là nên hàng sớm thì sẽ đầu hàng dưới sự kiểm soát của Mỹ, nếu hàng trễ để Hồng Quân Nga đánh đến thì sẽ bị Nga cai trị, tương lai nước Nhật sẽ rất là đen tối. Một số người tại miền Nam trước 75 cũng đã nhìn thấy sự phát triển của Nhật, Tây Đức nên quyết định để miền Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của Mỹ thay vì của Nga. Nhưng Trịnh Công Sơn, ông TD Bảo Cự và các thân hữu của họ thì lại gọi những người này là bầy thú làm tay sai cho người ngoài Nếu muốn VN phát triển như Nhật thì không thể xuống đường biểu tình đuổi Mỹ cút đi vì sau khi Mỹ cút đi thì VN sẽ rơi vào ảnh hưởng của Nga. Một số người tại miền Nam cũng đã nhìn thấy khối CS được tổ chức thành một guồng máy chiến tranh khổng lồ để bành trướng. Miền Bắc trước 75 là một guồng máy chiến tranh giống như Liên Xô hay Đức Quốc Xã vậy. Sau khi thống nhất thì VN cũng sẽ bị tổ chức thành một guồng máy chiến tranh y như vậy và trở thành một bộ phận trong guồng máy chiến tranh của khối CS do Nga đứng đầu. Cái guồng máy đó không tranh đấu cho giai cấp công nhân, không tranh đấu cho độc lập dân tộc, nó tranh đấu cho quyền lực của những người gia nhập cái thiểu số nắm quyền lực trên chóp bu. Sẽ không có phát triển như Nhật trong guồng máy đó mà cũng không có hòa hợp hòa giải vì tất cả mọi tư tưởng, khuynh hướng đều phải bị dẹp bỏ để tất cả cá nhân phục vụ cho guồng máy đó . Đó là điều đáng lẽ phải nhìn thấy từ trước 75. Nhưng Trịnh Công Sơn và cả ông TD Bảo Cự và những người gọi “trí thức Huế đấu tranh” đã không nhìn thấy và cũng chưa chắc có người ngày nay nhìn thấy .

    • Felix says:

      Nhưng Trịnh Công Sơn và cả ông TD Bảo Cự và những người gọi “trí thức Huế đấu tranh” đã không nhìn thấy và cũng chưa chắc có người ngày nay nhìn thấy….
      Nếu anh MĐ đã nói là “chưa chắc người ngày nay nhìn thấy” thì sao lại trách ông TDBC ngày xưa không nhìn thấy? Bây giờ ngồi nói lại chuyện quá khứ thì quá dễ, chẳng hạn như ai cũng nói phải chi Mỹ bỏ bom thêm vài ngày thì Băc Việt đầu hàng nên sao Mỹ ngu mà chấm dứt sớm quá….Thật là buồn cười, quân đội Mỹ lúc ấy đâu có thầy bói mà biết như quý vị ngày nay biết….Thiếu gì người sau 30/4 đã không đi để rồi phải vào tù đấm ngực hối hận nhưng làm sao họ biết CS vào sẽ như vậy…..Nói tóm lại, vì chúng ta đã đi vào tương lai, biết hết các sự kiện quá khứ nên rất dễ nói và đễ…chửi!
      Mỗi người đều có cuộc đời, số phận, hoàn cảnh riêng,,,,nên người đi con đường này, kẻ kia đi dường khác…..Tại sao ông TDBC ngày xưa lại tin theo CS vì đó là ông. Ông đã quyết định cuộc đời ông theo những gì ảnh hưởng đến ông, mà ảnh hưởng này thì chỉ có ông biết được…Ngồi ngoài maf phán “tại sao không giống tôi” thì thật lố bịch!
      Ông TDBC nghiêng theo CS ngày xưa vì ông cho rằng đó là lối thoát cho đất nước, ông có thể có học nhưng lại hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về CS nên đã “trót trao duyên nhằm tướng cướp”. Tôi nghĩ kẻ đau lòng nhất chính là ông, bỏ cả quãng đời thanh xuân tươi đẹp, lý tưởng cao vời tuổi thanh niên hiến dâng cho bọn người sâu bọ…..Tôi nghĩ chừng đó đã là hình phạt cho ông rồi? Có cần thiết phải miệt thị ông như vậy không khi công cuộc chống cộng quang phục quê hương rất cần bàn tay và khối óc của mọi người trong đó có cả ông TDBC!

      • Mạc Phi Đăng says:

        Tay Flix này lếu láo quá!
        Vào những năm nào thì TDBC quỳ gối xin được gia nhập đảng cs? Vào năm nào thì miền Nam VN mất vào tay cs?

      • Felix says:

        Tôi đã viết rất rõ ở trên, hành động trong quá khứ của ông TDBC dù sai dù đúng thì cũng là chuyện đã qua…..Nếu bươi móc chuyện quá khứ mà giải quyết được những vấn đề cho hiện tại thì xin mời, nhưng đằng này tôi chỉ thấy nó như chuyện báo ân báo oán….
        Mà phải chi chúng ta đã thắng rồi đi báo ấn báo oán thì còn tạm hiểu được, mặc dù không chấp nhận được, nhưng chúng ta đã thắng đâu!
        Quá khứ của ông TDBC dù quan trọng cũng không thể quan trọng hơn chuyện hiện tại về ông….Ông đã làm gì trong hiện tại, chả ai nói đến mà cứ chăm bẳm vào chuyện nửa thế kỷ trước thì tôi không hiểu nổi…
        Tay Flix này lếu láo quá!…
        Mới bất đồng có chút xíu mà ông đã kết luận tôi lếu láo, cỡ ông cầm quyền thì chắc giết ba họ nhà TDBC…..

      • Mạc Phi Đăng says:

        “Ông TDBC nghiêng theo CS ngày xưa vì ông cho rằng đó là lối thoát cho đất nước, ông có thể có học nhưng lại hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về CS nên đã “trót trao duyên nhằm tướng cướp”.

        Tay Flix này không những “lếu láo” như tôi nghĩ, mà còn hàm hồ, đểu cáng!

        TDBC chắc hẳn đã mất trí, hoặc đui mù không thấy Đại lộ Kinh hoàng, hoặc những bãi chôn người tập thể, không thấy giòng sông Hương đầy máu của người dân vô tội??

      • Trung Kiên says:

        Đồng ý với nhận định của anh Felix!

      • Trung Kiên says:

        Ông TDBC nghiêng theo CS ngày xưa vì ông cho rằng đó là lối thoát cho đất nước, ông có thể có học nhưng lại hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về CS nên đã “trót trao duyên nhằm tướng cướp”.

        Mạc Phi Đăng viết…”Tay Flix này không những “lếu láo” như tôi nghĩ, mà còn hàm hồ, đểu cáng!

        –> Thiển nghĩ, “có lẽ” có sự hiểu lầm chăng, với câu trích dẫn ở trên, tôi không thấy có gì quá đáng khiến bạn Mạc Phi Đăng phải nặng lời với Felix như thế!

        Tôi nghĩ là Felix cho rằng TDBC đã lầm lạc và đi sai đường…Như vậy thì đâu có gì là “hàm hồ” hay “đểu cáng” ?

        Felix viết…”Mới bất đồng có chút xíu mà ông đã kết luận tôi lếu láo, cỡ ông cầm quyền thì chắc giết ba họ nhà TDBC…..

        Theo ngu ý của TK thì…Felix đừng suy đoán như vậy, không nên châm chích nhau chỉ làm cho diễn đàn nhiễu loạn và tình người thêm xa cách!

        Xin lỗi, mong rằng lời thật không làm mất lòng!

      • nvtncs says:

        Thưa ông Trung Kiên,

        Tôi đang đợi ông TDBC tuyên bố dứt khoát, ngắn gọn, thẳng thừng: ” Điều tôi theo CS, trước 1975, là một điều sai lầm. Tôi xin lỗi đồng bào miền Nam.”

        Nếu ông TDBC nói được như bác Tô Hải, tôi sẵn sàng bỏ qua chuyện ngày xưa.

      • Felix says:

        TDBC chắc hẳn đã mất trí, hoặc đui mù không thấy Đại lộ Kinh hoàng, hoặc những bãi chôn người tập thể, không thấy giòng sông Hương đầy máu của người dân vô tội??

        Đây là những câu hỏi rất hay, đáng để là một đề tài tranh luận thú vị.
        Thế nhưng vấn đề đáng để tranh luận nhưng người đặt vấn đề thì hình như không muốn tranh luận nên thôi đợi dịp khác vậy.
        Cám ơn anh TK nhé, nice to see you!

      • Trung Kiên says:

        Thưa anh nvtncs

        Vì không thấy mặt nhau, không biết tuổi tác, nên cách xưng hô vì thế cũng khó khăn, TK xin phép được gọi là Anh, Bác, hoặc là Bạn cho thân tình nhé!

        Thưa Anh

        Thông thường thì người ta càng yêu thương, quý mến nhau bao nhiểu thì lại càng tức giận, phẫn nộ khi bị thất vọng bấy nhiêu! TDBC cũng chỉ là 1 thành phần trong 86 triệu dân VN. Nếu ông ta tuyên bố thẳng thừng rằng “Điều tôi theo CS, trước 1975, là một điều sai lầm. Tôi xin lỗi đồng bào miền Nam!” như Anh mong đợi thì tốt, bằng không cũng chẳng hề hấn gì, tự lòng ông ta biết sẽ phải làm gì trong thời buổi hôm nay! Một lời xin lỗi như thế có ích lợi gì khi họ không thực lòng, mà chỉ làm cho thoả lòng người khác?

        Những bài viết, ý tưởng nhẹ nhàng nhưng thâm sâu…vạch trần tội ác và bản chất gian trá, xấu xa của lãnh đạo csvn thì quan trọng và cần thiết gấp vạn lần Anh ạ!

        Ông Tô Hải đâu có “xin lỗi”…mà chỉ “đấm ngực” nhận mình là thằng hèn, nhưng bà Dương Thu Hương thì tự nhận mình là “NGU” vì đã góp phần tạo nên chiến thắng cho csvn, bà Hương còn khẳng định rằng…(đại ý) kẻ gian ác đã thắng người công chính, bà đang làm tất cả để vạch tội ác của csvn;
        9) hà Văn Dương Thu Hương Trước Hiểm Họa Bắc Triều – P.9 !

        Thiển nghĩ, lời yêu cầu của Anh có thể sẽ đưọc thực hiện, nếu Anh viết một bài chủ “ngắn, gọn” nói thẳng với ông TDBC, chắc chắn ông ta sẽ đọc và phản hồi!

        Chúc Anh sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực!

        BBT: Đề nghị bạn không dẫn link, trong nhiều trường hợp chúng có virus làm tổn hại tới trang web

  9. Mai Pham says:

    Đất nước đang như dầu xôi lửa bỏng , ông TDBC xao lại rảnh quá vậy ?

    MP

  10. Igazsag says:

    Thưa ông nvtncs,

    Ông lại “đậu phộng” xa quá rồi.
    Cứ tự do bày tỏ thái độ. Nhưng hãy bám vào chủ đề/ý ông muốn REPLY.

    - Ông “ke luu vong” đưa ra một giả định.
    - Tôi sưu tầm chứng cứ để tìm câu trả lời cho giả định đó.
    - Kết quả tìm được là câu trả lời (tôi không đưa ra ý kiến cá nhân).

    Ông hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến cá nhân ý ông muốn REPLY, và như vậy là đủ. Đừng thòng thêm đoạn nhận xét cá nhân và thách thức này kia nữa. Như vậy “trẻ con” lắm.

    Có lần ông “tự giới thiệu” (rằng) ông kém tiếng Việt nên ông viết tiếng Anh. Gần đây ông lại “tự giới thiệu” lần nữa khả năng tiếng Pháp của mình khi dịch tin về vụ án CHHV. Như vậy chắc ông “ngấm” văn hóa Pháp (và cả Anh?) lắm.

    Nhưng đọc bao nhiêu ý kiến của ông trên Forum này tôi chẳng thấy tý nào “mùi” văn hóa Pháp (hay Anh) trong những ý kiến đó cả.

    Nhắc lại lần nữa:
    Hoặc đừng reply, cứ tự do viết riêng ý của ông; nhưng nếu đã reply thi xin ông đừng lạc đề.

    (Lưu ý: Sự tôn trọng là thứ dùng nhiều thì hết, như “Miếng da lừa” ấy.)

    • nvtncs says:

      Ông Igazsag:

      Đừng nói chuyện cá nhân của ông.

      Đừng đánh trống lảng.

      Tôi đã phân tích vì sao 30/04/54 là ngày ô nhục.

      Tôi hỏi ông nghĩ sao về ông Hồ, đảng CSVN, sao ông không trả lời?

      Hãy trả lời những câu hỏi về ông Hồ xin học trường Tây, ký cho Tây vào nước, nhượng biển, đảo cho Tầu, vv… có ô nhục không?

      Đừng có tự ti, đi hỏi ý kiến ngoại quốc về ngày 30/04/75. Đừng lên mạng tìm ý kiến của ngọai quốc về ngày 30/04/75. Hãy hỏi người VN rằng ngày 30/04/75 có phải là ngày ô nhục không?

      Không ai hiểu biết người CSVN như người VN, nhất là những người Bắc 54, đã tản cư về hậu phương năm 47, đã lên chiến khu Việt Bắc, đã bỏ CS vào Nam năm 1954. Hỏi họ xem họ nghĩ sao về ngày 30/04/54.

      Chuyện nước là chuyện của mỗi người VN; hãy bàn chuyện nước. Chuyện riêng tư của ông, không đáng quan tâm trên diễn đàn, ý kiến của ông không được sự thật chứng minh, vô giá trị.

    • Trung Kiên says:

      Xin được trao đổi với ông bạn Igazsag như sau:

      Những tác phẩm nói về THẮNG – THUA của cuộc chiến chỉ có giá trị khi nó trung thực và không có thiên kiến! Khác hẳn đối thoại hay tranh luận cá nhân với những lời lẽ châm chọc, xiêm xỉa, khiến người đối thoại phải đau lòng!

      Bạn viết…”Ông từng nói trên forum này, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”
      Vậy nếu không đưa ra những câu hỏi TẠI SAO, tại sao cs thắng, tại sao VNCH thua, … thì làm sao có thể thắng lại được trong tương lai khi có cơ hội?

      –> Câu trên đây đối với tôi “nặng lý thuyết suông” và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng, nên rất ít khi dùng. Đề nghị Bạn dẫn chứng (post lại ý kiến (?) mà tôi đã phát biểu trên forum này!

      Tôi nghĩ: lịch sử sẽ không tái diễn một cuộc chiến tranh như thế nữa, VNCH đã bị bức tử ngày 30/4/1975 và đi vào lịch sử! Câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” với cuộc chiến QUỐC-CỘNG vừa qua chẳng có ý nghĩa gì! Có điều đáng ghi nhận là;

      - Miền Nam (VNCH) đã bị trói buộc bởi hai chữ “Dân Chủ – Tự Do” nên Nhân phẩm và Nhân quyền và luật pháp được tôn trọng! (ai làm sai cá nhân người ấy phải bị xét xử theo luật pháp)

      - CSVN (Miền Bắc và MTGPMN) thì dã man tàn bạo, giết người không gớm tay, phá hoại khủng bố triệt để! (thủ tiêu cá nhân, hăm doạ và gây hoạ cho cả gia đình, bạn bè, người quen)!

      Bạn viết…”Ông nói “Có lẽ bác nvtncs muốn làm cho “ông bạn” Igazsag thoả lòng…nên nhận phần lỗi về mình là VNCH và nhân dân miền Nam?
      Tại sao ông nvtncs phải nói thỏa lòng tôi?
      Và thế nào là “nhận phần lỗi về mình là VNCH và nhân dân miền Nam?

      –> Trong trao đổi hay đối thoại, đôi khi vì tế nhị mà người ta “xin lỗi” hay “nhận khuyết điểm về phần mình” để làm cho người đối thoại thoả lòng, tình thế bớt căng thẳng hơn, lời lẽ sẽ nhẹ nhàng hơn!

      Thực ra khuyết điểm thì bất cứ quốc gia nào cũng có, VNCH khi xưa cũng không tránh khỏi, nhưng nếu so sánh với csvn thì chỉ bằng 1/10. Thế nhưng tại sao csvn không bị sụp đổ?

      Do vậy, nếu nói về những sai phạm mà VNCH bị sụp đổ là không đúng! Nó chỉ bị sụp đổ khi CS-Miền Bắc với sự trợ giúp đắc lực của khối CSQT, vi phạm HĐ Paris 1973, xua quân ồ ạt tấn công, trong khi VNCH không còn viện trợ, vũ khí bị cạn kiệt…như một kẻ bị trói tay để cho đối phương đánh! THẮNG như thể có phải là điều hãnh diện?

      • Igazsag says:

        Thưa ông Kiên,

        Vì ông trả lời nhầm chỗ nên tôi không “bình” gì thêm nữa.
        Chỉ nói về (việc trích) phát biểu của ông: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

        - Dạo ồn ào vụ “VNCH”, “Cờ này, cờ kia” có một người lấy nickname là “UVBCT đã nghỉ hưu” (Tôi nhớ vậy; nick này nghe hơi lạ).
        - Ông ấy nói về việc năm 1946 Việt minh đổi tên đảng để đánh lừa dư luận, rồi đến năm 1949 khi mạnh lên thì lấy lại tên cũ.
        - Ông “UVBCT đã nghỉ hưu” có gợi ý đừng quan tâm đến cờ nào lúc này. Sau khi lật đổ cs, tính chuyện cờ quạt vẫn chưa muộn (đại ý vậy).
        - Ông viết reply cho ông “UVBCT đã nghỉ hưu”, trong reply ông có nói câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tôi nhớ rất rõ câu này.

        Hy vọng những chi tiết trên giúp ông nhớ lại.

        (Công cụ tìm kiếm của DCV hoặc kém hoặc tôi không quen dùng nên không tìm thấy.)

    • Igazsag says:

      Thưa ông “Nổ Vẫn To Như Cộng Sản” (nvtncs):

      Nếu biết chắc là ông hiểu điều ông nói, tôi sẽ cố gắng trả lời ông ngay. Nhưng tôi cho rằng ông đang trong trạng thái kích động, mất kiểm soát.

      Hôm nay là cuối tuần. Nghỉ ngơi đã.

      Hẹn ông dịp khác.

      Have a nice weekend.

      PS: Tôi đi chơi xa, không đem theo laptop, không thể trả lời ông được. Đừng tranh thủ lúc tôi “vắng nhà” để “đơn phương viết comments phản công”. Như vậy không fair play. Hãy chờ đến Thứ Hai. Lúc đó ông “ra chiêu” cũng chưa muộn.
      Cứ coi như ta nghỉ Tết.

    • Phan Nguyen says:

      Sai lầm của bọn lãnh đạo miền bắc là đã sử dụng chủ nghĩa cộng sản làm “kim chỉ nam” cho mọi lãnh vực. “Thông nhất đất nước” là một sự ngụy biện khi nó được tuyên truyền như là mục đích tối hậu của bọn cộng sản VN. Nó chỉ là một bước của chặng đường cộng sản hóa thế giới. Sự dốt nát cộng với lòng ích kỷ từ “bản năng” đã khiến chúng bất chấp thủ đoạn và đã gây ra bao thãm cảnh cho người dân, ngoan cố phủ nhận mọi thất bại, chối bỏ mọi tội ác dã man bằng những luận điệu tráo trở lật lọng. Chứng nhân vẫn còn sống khắp nơi trên thế giới và ngay tại quốc nội. Đói rách, giết chóc, cầm tù, dân trí thấp kém, công lý như trò hề, giáo dục cặn bả, tham nhũng trở thành văn hóa dân tộc toàn bộ là hệ lụy của chủ nghĩa cộng sản đã đưa dân tộc VN vào vòng tròn không lối thoát ngày nay. Đó là tội ác đã xảy ra từ lúc bọn cộng sản VN cầm quyền, không chỉ sau 1975 khi cưởng chiếm miền nam. Hãy tự trả lời những gì mà bọn này đã mang lại sau hơn nửa thế kỷ ngoài bịp bợm dùng toàn sự trừu tượng để áp đặt người phải nghe và lặp lại:
      DÂN SINH, DÂN QUYỀN, CÔNG LÝ, GIÁO DỤC???
      Nếu còn chưa “sờ” được con lừa thì làm gì biết được da của nó??? Boring Clitché as you are. Can you just get over it???

Leave a Reply to Mai Pham