WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cù Huy Hà Vũ- lương tâm thời đại

GS Ngô Bảo Châu

Mấy hôm nay định viết một bài về Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nhưng không biết phải viết gì, vì những bài viết về ông đã quá nhiều. Hôm qua, nhân đọc cái note “Về sự sợ hãi” từ blog “Thích học Toán” của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Tiến sỹ Vũ, cảm thấy không thể không viết vài lời để nói lên những suy nghĩ của mình.

Bắt đầu bài viết ngắn của mình, giáo sư Châu nói rằng: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt.  Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường”. Mượn lời ông, tôi cũng muốn nói rằng tôi không đặc biệt hâm mộ giáo sư Ngô Bảo Châu, và vì thế không bị lòng ngưỡng mộ chi phối đến nỗi không thể viết một bài phản biện bài viết của ông.

Ngay từ lúc bắt đọc cái note này của ông, tôi cứ ngỡ như mình đang đọc một bài báo của một nhà báo ở New York Times, chứ không phải là của một người Việt Nam. Ông đã viết với giọng văn quá khách quan đến nỗi tôi cảm thấy ông là một người “ngoài cuộc”, nghĩa là ông đứng trên  lập trường của một người không gắn cuộc sống, sinh mệnh và trách nhiệm của mình với cái đất nước này. Có lẽ lúc viết ông chỉ nhằm viết sao cho nó khách quan, không bị quan điểm chính trị chi phối. Nhưng đối với một người viết, tôi nghĩ điều quan trọng là mình làm sao để diễn đạt cái quan điểm chủ quan của mình với tinh thần tôn trọng sự thật và trách nhiệm, vậy là đủ. Thật sư tôi chưa hiểu lắm khi giáo sư Châu cho rằng : “Những lý lẽ ông (Ts Hà Vũ) đưa ra tôi (Gs Châu) cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”. Câu này hơi mâu thuẫn với câu tiếp theo: “Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường”. Và nếu không phải là mâu thuẫn thì sự kết hợp của hai câu này cũng tạo cho người đọc cái cảm tưởng có căn cứ rằng ông Châu khẳng định những hành động của Tiến sỹ Hà Vũ mang nhiều tinh thần dũng cảm và lòng nhân hơn là tính hợp lý và trí tuệ.

Tôi không nghĩ như giáo sư Châu, qua những sự kiện nổi bật liên quan đến tiến sỹ Vũ từ trước đến nay, chúng ta có thể thấy những việc ông đã làm không những sáng suốt, hợp pháp, hợp lòng người, mà còn thể hiện hài hòa tinh thần trách nhiệm với lòng yêu nước, lòng nhân ái với dũng lược của một sĩ phu. Thử điểm lại vài hành động nổi bật mà tiến sỹ Vũ đã làm trong sự soi sáng của trí tuệ và lòng can đảm.

Ngày 11 tháng 6 năm 2009, ông gửi đơn kiện TT Nguyễn Tấn Dũng về việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên. Trong việc này ông đã hoàn toàn đúng khi cho rằng ông Dũng đã lạm dụng quyền lực và vi phạm pháp luật khi ký quyết định mà không thông qua Quốc hội. Theo luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, những dự án cấp tỉnh, vùng như dự án bauxite Tây Nguyên trước khi được cho phép thực hiện, chủ dự án phải lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược cùng với thủ tục lập báo cáo, thẩm định và phê duyệt báo cáo rất kỹ lưỡng. Trong đó, sự tham gia của các tầng lớp dân chúng, đặc biệt là các chuyên gia về môi trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong Hội đồng thẩm định báo cáo ấy. Mọi phê duyệt của cơ quan chức năng phải dựa vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định mà không có bất cứ báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược nào. Ngoài ra ông ta còn vi phạm một số luật khác. Với tư cách là một công dân, ông Vũ có quyền kiện thủ tướng.  Sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, tất cả chúng ta đều có lý do vững chắc để khẳng định việc phản đối dự án bauxite của Nhóm bauxite Việt Nam, mà ông Vũ là cố vấn luật pháp là việc làm hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và với tính thần trách nhiệm công dân cao.

Cũng trong năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã viết bài tố cáo Tòa án Đà Nẵng đã vi phạm nhân quyền nghiêm trong khi mang tướng Trần Văn Thanh đang bị hôn mê do tai biến ra xét xử, đề nghị cách chức và truy tố ông Chánh án Tòa án Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận về “tội làm nhục người khác” và “tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật”.

Ngày 14/9/2010 Tiến sĩ Hà Vũ lại có đơn kiện TT Nguyễn tấn Dũng về việc ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP cấm công dân khiếu nại tập thể, trái Hiến pháp và Pháp luật. Rồi cũng trong năm 2010, văn phòng luật sư của hai vợ chồng ông đã dũng cảm nhận lời bào chữa cho sáu giáo dân Cồn Dầu bị truy tố với tội danh ”chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng”. Ông Vũ cũng nhiều lần trả lời phỏng vấn trên các đài thuộc kênh thông tin tự do, yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân mà cụ thể là tố cáo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh Trung tướng Vũ Hải Triều về tuyên bố của ông Vũ Hải Triều đã đánh sập 300 trang mạng.

Đó là vài sự kiện nổi bật liên quan đến hoạt động đấu tranh bảo vệ môi trường và nhân quyền của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ. Những việc ông làm đều dựa trên luật pháp (dù nền luật pháp Việt Nam hiện nay còn vô số điều đáng nói), hợp nhân tâm và đúng với thông lệ quốc tế. Thử hỏi khắp Việt Nam này, có mấy người dám làm những việc trọng đại với tri thức phong phú và tấm lòng rộng rãi như ông. Vậy mà không hiểu giáo sư Ngô Bảo Châu đã có ý gì khi nói: “Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”?

Trong phiên tòa 4/4 vừa qua, Hồi đồng xét xử vụ án ông Cù Huy Hà Vũ đã vi phạm trắng trợn điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam khi họ từ chối công bố các tài liệu được cho là chứng cứ chống lại ông Vũ. Về điều này giáo sư Châu cho rằng: họ cẩu thả, “làm cho xong việc” và sợ hãi tranh luận.

Thứ nhất, tôi đồng ý với ông giáo sư khi ông cho rằng ở đây có sự sợ hãi tranh luận. Nhưng có lẽ ông chưa nói đầy đủ khi cho rằng Hội đồng xét xử sợ tranh luận. Hội đồng xét xử là người của chế độ, trước phiên tòa, họ là người đại diện cho chế độ, nói lên tiếng nói và bảo vệ quyền lợi chế độ. Vậy thì khi họ sợ hãi tranh luận thì điều đó cũng có nghĩa là cái chế độ này sợ hãi. Về cả mặt lý luận tư tưởng lẫn thực tiễn khách quan, sự tồn tại của chế độ này là cả một điều nghịch lý to lớn. Có ai không sợ hãi khi công lý, lòng người và sự thật không đứng về phía mình, dù kẻ đó có trong tay hàng ngàn đại bác, xe tăng, và hàng triệu Công an, Quân đội? Có ai không sợ hãi khi đối diện với một nhân cách lớn, một con người đại diện cho lòng dân, cho sự tiến bộ, đã tranh đấu hết mình cho công lý và sự thật, đặc biệt là khi gần đây một số chế độ độc tài lần lượt sụp đổ khi sự tồn tại không hợp lòng dân của họ đã đến đoạn đường cuối? Cả chế độ này đã, đang và sẽ sợ hãi những người con đất Việt đầy tài năng trí tuệ và có đủ cả sự can trường như ông Vũ, chứ không chỉ có mấy ông Thẩm phán và Hội thẩm tép riu.

Thứ hai, tôi không thể nào đồng ý khi giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, Hội đồng xét xử đã cẩu thả trong việc xét xử. Họ không hề cẩu thả, thậm chí còn rất cẩn thận. Hơn nữa, tất cả mọi diễn tiến và kết quả ở bất cứ một phiên tòa nào ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các phiên toà liên quan đến chính trị đều được xem xét ở hậu trường rất cẩn thận, nghĩa là mọi thứ đã được ngầm thỏa thuận và quyết định ở hậu trường trước khi phiên tòa bắt đầu. Các phiên tòa chỉ là một màn kịch, một trò hề công lý diễn ra cho công luận xem chơi. Hãy suy xét bằng tư duy logic để thấy rằng người ta không cẩu thả như giáo sư Châu nói. Trước tiên, Hội đồng xét xử là người phục vụ (và có liên đới quyền lợi với) chế độ, làm sao họ cẩu thả khi xét xử một vụ án liên quan đến uy tín và động chạm nghiêm trọng đến quyền lợi chế độ? Thứ nữa, khi bất cứ việc gì được sắp xếp từ trước thì chắc chắn nó luôn được xem xét cẩn thận bởi nhiều người với sự chỉ đạo thống nhất từ cấp trên; chỉ khi nào một phiên tòa được diễn tiến tự nhiên (như các phiên tòa dưới hệ thống Thông  luật Anh- Mỹ chẳng hạn), không có sắp đặt trước thì khi sai sót xảy ra chúng ta mới có thể quy kết  cho trình độ chuyên môn và mức độ cẩn thận của Thẩm phán. Theo tôi, phiên tòa xử tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chuẫn bị cực kỳ công phu, không những trong phiên tòa mà cả ngoài phiên tòa Công an dày đặc, kiểm soát mọi biểu hiện của người dân đến xem, và đã có rất nhiều người bị bắt, bị đánh…(theo RFA). Nhà cầm quyền Việt Nam đã thẩm định và tiên liệu kỹ lưỡng về phản ứng của người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế để đối phó.

Tiếp theo giáo sư Châu cho rằng: “Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta (quan tòa) chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn”. Cách chức một hai người có lỗi chỉ là sự giải quyết bề nổi, họ chỉ như những “con dê tế thần” của chế độ (lâu nay phương pháp này thường được nhà cầm quyền Việt Nam dùng khi có scandals). Sự ra đi của họ tạo sự chính danh ảo, sự chính danh mỵ dân cho những người còn tiếp tục cầm quyền. Vậy thì sự ra đi này có giải quyết được tận gốc vấn đề hay không? Hỏi cũng là để trả lời!

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã viết một câu kết khá ấn tượng: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Câu nói này thật hay và có gì đó mang hơi hướng triết lý nhưng thiết nghĩ những người cộng sản từ trước nay chưa bao giờ bất cẩn với sự sống còn của mình. Thay vì nói điều này với Hồi đồng xét xử phiên tòa 4/4, giáo sư Châu nên nói điều này (trừ cụm từ “sự cẩu thả”) với  Bộ chính trị và những người cầm quyền chóp bu thì tốt hơn. Tôi thấy thật không công bằng khi cứ đổ lỗi cho mấy ông Thẩm phán và Hội thẩm.

Là một người còn quá trẻ, thật sự tôi không tự tin lắm với việc viết phản biện nhắm vào một cá nhân, hơn nữa lại là một cá nhân nhiều thành tựu và uy tín như giáo sư Châu. Thế nhưng, cũng mượn lời ông, tôi muốn nói rằng chúng ta không nên sợ hãi tranh luận. Bởi sự thật có thể là nhiều mảnh ghép, chứ không nhất thiết phải là đúng hay sai. Tranh luận giúp chúng ta tìm ra nhiều mảnh ghép của chân lý, do đó việc tiếp cận nó sẽ dễ dàng hơn. Và chân lý đạt được thông qua lý luận luôn là thứ cần thiết để tạo nên sự canh tân ngoạn mục trong mọi lĩnh vực : chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học…

Tam Kỳ, ngày 7 tháng 4 năm 2011

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

 

 

142 Phản hồi cho “Cù Huy Hà Vũ- lương tâm thời đại”

  1. Nato2011 says:

    “ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TA – MÀ TỰ HỎI TA ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC HÔM NAY…”

  2. TTH says:

    Theo thiển ý sau khi đọc cả 2 bài của GS NBC và của TV, tôi nghĩ:
    - HTV viết với lý luận rất rỏ ràng, chặc chẻ, đầy thuyết phục, nhưng chủ quan háo thắng, dù cuối cùng cô cũng tỏ vẽ khiêm tốn một chút cho đúng kỹ thuật viết. Bài viết của cô TV kích thích tinh thần đấu tranh của những người yêu nước hiện nay và có thể cả những người yêu nước theo kiểu hồng vệ binh ngày xưa.
    - GS Châu viết có vẽ như người ngoài cuộc, nhưng hết sức thâm thúy. Ngày nay chiến đấu cho tự do dân chủ cũng cần phải lập trình, chứ nếu chỉ có lòng yêu nước không thì hy sinh tổn thất sẽ không biết đâu mà lường. Sức âm hưởng của bài viết của GS đối với nhân dân, nhất là giới trí thức, hay có thể ngay cả một số người CS đang cầm quyền là rất lớn và sẽ còn lâu dài. Tôi tin là âm hưởng đó chắc lớn và lâu dài hơn bài của TV nhiều.
    Cô TV tự nhận mình là người học Phật mà không “ngộ” được thực ý của nhà sư Thích học toán. Đức Phật có nói “Ai tin ta mà không hiểu ta là phĩ báng ta”.

    • Xin lỗi Bạn TTH !
      Trước hết , vô cùng hoan nghênh Cô Huỳnh Thục Vy – Một Thanh Niên Việt Yêu Nước !
      Phân tich và lý luận của Cô rất Sắc Bén , tôi rất đồng ý nhiều điểm với Cô !
      Thưa Bạn TTH !
      Bạn đã rất Không Công Bằng – Khi so sánh , đánh giá 2 bài viết của Cô Thục Vy và của GS Ngô Bảo Châu – Đó có thể là … Mục Đích và Ý Đồ … của Bạn !
      */- Với GS Ngô Bảo Châu – Bạn đã Tỏ Ra quá Tôn Kính – Vì Học Vị và Giải Thưởng Toán Học … chăng ?
      */- Với Cô Huỳnh Thục Vy – Bạn đã Tỏ Ra ” Trịch Thượng ” – Hạ thấp Cô Thục Vy : Bài viết của cô TV kích thích tinh thần đấu tranh của những người yêu nước hiện nay và có thể cả những người yêu nước theo kiểu hồng vệ binh ngày xưa. !!!

      Bạn lại còn ” Bắt ” Cô Thục Vy – Phải ” Ngộ ” được thực ý của GS Ngô Bảo Châu như ” Ngộ ” cái Tinh Thần Nhà Phật … Thì thật là Quá Quắt – Với Bạn GS Ngô Bảo Châu là Đức Phật ?
      Vậy thì Bạn đã ” Ngộ ” được gì từ GS Ngô Bảo Châu ? – Đức Phật của Bạn !
      Biết đâu ” Ngộ ” của Bạn Bây Giờ – Tương Lai trở thành ” Ngộ Nhận ” chăng !!!

      Bạn ơi ! Trong cuộc sống Ngắn Ngủi – Chúng ta cần phải Công Bằng – Với Tất Cả Mọi Người ! – Đó là điều cơ bản để xây dựng một Xã Hội Dân Chủ !
      Xin chào Bạn !

  3. vuvan says:

    Nhất trí đề cử Luật sư ,Tiến sỉ CU HUY HA VU làm lảnh đạo phong trào dân chủ cho đất nước VIET NAM.

  4. Hoang Nhat Minh says:

    Cong an VN thoi nay toan mat laoi bien chat ko ah

  5. Huỳnh Thế Phan says:

    HTP TÔI CHỦ TRƯƠNG: CHIA RẼ BẮC NAM,
    ĐỂ SẼ THỐNG NHỨT PHÁP LÝ SAU NÀY!

    HTP tôi từ 10 năm qua, đứng kính nhi viễn chi vói
    tất cả qúy vị hay phong trào dân chủ trong nước, biết
    rằng đây chỉ là sự tranh thắng, đấu đá lẫn nhau trong
    hàng ngũ CS.
    Hầu hết các cá nhân hay phong trào dân chủ vẫn
    Tôn vinh Cụ Gồ, và chủ trương …đổi mới để làm sạch
    hôn cho cái Xã hội CS mà họ đang sống đời.

    Bắc Kỳ vẫn tự hào về cái chiền thắng Miền Nam, và
    chưa có nửa lời nhận ra cái Lẽ Phải của VNCH!

    HTP tôi chủ trương : mặc thây cho các phe Cs bắc Hà
    đấu đá nhau cho ê chề, cho mềm rũ ra,, cho học khôn ra,
    nêu không khôn nổi, thì sẽ rã rời…

    Và đó là CƠ MAY cho Quân dân VNCH và Người
    Việt t Tị nạn chúng ta. Đây là dịp tốt: Hãy vỗ tay cho nội
    bộ Bắc Kỳ choảng nhau cho chúng mau tàn mau rã. Hơi
    đâu mà dại mà khờ xía vô ủng hộ chúng!

    • Xin lỗi anh Huỳnh Thế Phan, anh có biết là anh đang nói gì ko? Hành động nầy là anh đang chia rẽ dân tộc Việt anh có biết ko? Anh có biết ngày xưa thực dân Pháp đã chia bắc nam để dễ cai trị VN ko? Hành động anh đang làm chẳng khác gì thực dân Pháp ngày xưa. Vâng, tôi cũng là người Việt tị nạn, nhưng tôi chỉ nhìn đất nước mà chua xót cho người dân nước tôi thôi. Màu da của anh đã đổi chưa vậy?

  6. Võ Thục Đăng says:

    Thục-Vy nhìn vấn đề rất sâu sắc. Một thiên tài chính trị,nếu có điều kiện.

  7. Cu Lan says:

    Thuc ra Ngo Bao Chau chua biet dien dat suy nghi . NBC muon noi la Ong Cu Huy Ha Vu chi la mot Anh hung Don doc .khong co kha nang lanh dao hay lam cach mang . Them nua la NBC muon noi nhung dan chung Ong CHHV neu ra la thieu suc thuyet phuc va qua roi rac . De thay doi ca mot Che do thi nhung dan chung cua ong Cu Huy Ha vu neu la khong du va khong logic .Khong le chi vi mot vai dan chung nhung Ong CHHV neu ra ma ca mot che do duoc xay dung het suc cong phu lai phai thay doi de chieu theo y CHHV . Co the noi them o day ca Ngo Bao Chau va Cu Huy Ha Vu chi la dua tre tren dien dan Chinh tri

    • Anh Dũng 0935203070 0988111247 says:

      Các cụ ta có nhiều câu nói chí lý, cấm có sai chút nào, “gái đĩ già mồm”, những kẻ “ăn tục” thì hay “nói phét”. Lâu rồi, viết vài lá thư mong được hồi đáp liên tục từ ông, nhưng ngoài vài cái email chửi tục, hăm dọa kiểu trẻ con, cấm có thấy ông hồi âm danh chính môn thuận cho phải lẽ của bậc “học giả” hay “dòng dõi”.

      BBT: Ý kiến của bạn dài gần 4000 chữ, nội dung quá lan man. Chúng tôi đã cắt bỏ.

  8. Võ hưng Thanh says:

    NÓI VỀ BÀI VIẾT “VỀ SỰ SỢ HÃI” CỦA NGÔ BẢO CHÂU

    Sau khi nhà toán học danh tiếng Ngô Bảo Châu viết bài nói về “sự sợ hãi”, trong đó có nêu ý kiến riêng nhận xét về một số ý kiến của ông Cù Huy Hà Vũ, và về vài khía cạnh của phiên tòa xét xử ông Vũ có liên quan, dư luận bổng nhiên sôi nổi hẳn lên trên mạng. Kết quả đưa đến ông Châu tuyên bố đóng cửa Blog toán học của mình mà không đưa ra lý do chính yếu nào. Điều này khiến có nhiều người cảm thấy hụt hẫng, vừa ấm ức, vừa hối tiếc. Đây là ý nghĩa hoàn toàn tự nhiên, bởi nó như một hệ quả dây chuyền bất ngờ và hết sức bất đắc dĩ về tâm lý của mọi người, kể cả trong đó có ông Châu. Vậy thì ý nghĩa ở đây chính là do hệ lụy của sự sợ hãi chưa hoàn toàn được giải thích về nhiều mặt nào đó, trong các chiều hướng khác nhau, kể cả vì các nguyên nhân còn ẩn giấu và chi phối nhiều đối tượng khác nhau.
    Bởi vậy hôm nay thấy cũng nên nói về sự sợ hãi, không nhằm ám chỉ riêng của ai, mà có thể của mọi người, hay chính khái niệm sự sợ hãi nói chung.
    Vậy sợ hãi hay sợ là gì ? Đó là nổi lo âu một điều nguy hiểm nào đó có thể xảy ra, và chủ thể có liên quan đó thấy cần phải có phương thức, hay tìm cách đối phó. Nhưng nói cho cùng, sự sợ hãi trên đời có rất nhiều, mọi người đều có trong các khía cạnh nào đó, không ngoại trừ ai cả, mà là chung cho tất cả.
    Sự sợ hãi có khi là bản tính tự nhiên : sợ gián, sợ chuột, sợ phấn hoa, sợ rắn, sợ tiếng ồn, hay kể cả sợ tiếng động, sợ đêm tối v.v… thôi thì đủ thứ. Đó là lý do không thể giải thích hoặc hoàn toàn tự nhiên.
    Sự sợ hãi vì điều kiện xã hội : sợ mất việc, sợ chỉ trích, sợ quở trách, sợ kỹ luật, sớ mất mát cái gì đó, sợ thất sũng, sợ bị chê cười, sợ trách nhiệm, sợ nguy hiểm, sợ bị thiệt hại v.v… thôi thì đủ thứ, và mỗi người tùy hoàn cảnh, trường hợp, vị trí hay vấn đề, đều có thể tùy lúc mà có các mỗi lo sợ hay sợ hãi riêng.
    Sợ pháp luật : đây chính là cái sợ cơ bản nhất của con người trong xã hội. Người phạm pháp mọi loại ban đầu không sợ. Nhưng khi bị ra tòa thì lại sợ. Bởi khi ấy mới thấy mọi phiền phức rất cụ thể mà ban đầu có thể không thấy hết. Đặc biệt các ý nghĩa chính trị thì nhiều người luôn luôn tránh mọi sự nhóm ngó, mọi sự nhạy cảm, phần lớn chỉ muốn an thân, tức cầu an, tiêu cực, nói chung là sự vị kỷ, mũ ni che tai, theo cách của quan niệm mackeno về mọi việc là chắc ăn nhất. Điều này đúng ra chỉ là nổi buồn của xã hội mà không phải mang tính hay ho, cao quý hoặc tích cực gì.
    Vậy thì sự sợ hãi nói chung là gì ? Đó chính là tâm lý muốn tránh điều nguy hiểm và tìm sự an toàn. Khi sự sợ hãi chưa xảy ra, người ta tìm cách tránh né, đề phòng, không muốn chạm mặt với nó. Khi sự sợ hãi đã có, tức đã hiện diện hay trước mắt, người ta tìm cách giải quyết hay trốn chạy, tìm đến nơi hay đến kết quả an toàn nhất.
    Nói chung lại, tâm lý sợ hãi luôn luôn là tâm lý tự nhiên. Nhưng nói chung không phải tâm lý này luôn luôn thắng tất cả. Nói cách khác, nếu có các ý nghĩa nào đó, các lý do chính đáng nào đó, hay các điều kiện nào đó an toàn, tức lực lượng tự thân của nó có thể giúp chiến thắng các hậu quả của sự sợ hãi, khi đó người ta cũng không sợ hãi. Có nghĩa có nguyên nhân nào đó mà lực lượng lớn hơn lực lượng tức sức mạnh của sự sợ hãi, cũng triệt tiêu được sự sợ hãi, khiến người ta không còn sợ nữa. Như mặc áo mưa thì không còn sợ mưa ước, có cây gậy đi đêm thì ít sợ bóng tối hơn, con ông cháu cha hay gia đình đại gia thì chẳng thể sợ thiếu hụt về tài chánh hoặc ai đe dọa cả v.v… và v.v…
    Vậy thì, chung lại, mối quan hệ sợ hãi gồm ba cơ sở : tương quan tự thân giữa mình và mình về mặt ý thức tâm lý tự nhiên. Tương quan với người khác, tức với xã hội, và tương quan với thế giới tự nhiên, tức tương quan vật thể. Hay nói cách khác, tương quan nhân bản, tương quan vật chất, và tương quan pháp luật.
    Tương quan nhân bản : một xã hội thật sự tự do dân chủ thì người ta ít hay sợ hãi vô cớ. Một xã hội mà con người đều tốt đẹp, người ta cũng ít ngờ vực, e sợ lẫn nhau. Một xã hội có độ an toàn cao về mặt kỹ thuật, người ta cũng ít sợ các nguy hiểm của các thế lực tự nhiên. Một xã hội mà thực chất quyền làm chủ của nhân dân cao, người dân không e sợ chính trị, không xa lãnh chính trị, trái lại xem chính trị là sinh hoạt vui vẻ, tự nhiên, thường xuyên, cần thiết, và hoàn toàn chính đáng.
    Nói khác đi, nguyên nhân của sự sợ hãi có thể do chính mình : bệnh nhát gan. Có thể do người khác : người khác bặm trợn quá, ưa dùng vũ lực để khống chế, thế làm sao một người hiền lành, lịch thiệp lại không sợ. Trong khi đó, nếu một nền pháp luật rành mạch, có hiệu quả, có tính nhân bản cao, tất nhiên mọi người đúng đắn cũng sẽ đều không sợ pháp luật mà còn thấy thân ái với pháp luật. Chỉ còn những người càn quấy người khác về các mặt nào đó mới phải sợ pháp luật.
    Vậy nên, nổi sợ hãi thật sự là điều không nên có hay sự rất bất đắc dĩ nơi con người. Do vậy, yêu cầu khắc phục tức là đức tự chủ, sự lành mạnh của xã hội, và tính nhân văn cao của toàn xã hội. Trong ý nghĩa đó, Ngô Bảo Châu viết về nổi sợ hãi không phải không có lý. Nhưng khi anh viết xong bài đó và đóng cửa Blog mà không giải thích hợp lý, có nhiều người lại còn sợ hãi hơn. Sợ mất trang Blog của anh như mất một niềm vui và mất đi một sự hữu ích xã hội. Cho nên điều này cũng cho thấy, ngoài các nguyên nhân đã phân tích, sự sợ hãi cũng còn có ý nghĩa và kết quả của nó. Và cũng chính ý nghĩa và kết quả đó lại trở thành điều đáng nói nhất. Nó cũng như một phép toán mà anh Châu làm, tức kết quả, đáp số, và cách giải nào thông minh nhất, vẫn là ý nghĩa và giá trị sau cùng nhất. Cho nên không thể trách anh Châu. Mà cái đáng trách là tại sao mọi người hay những người cụ thể nào đó lại làm cho anh Châu phải sợ hãi. Từ đó hành vi tiếp theo của anh Châu lại làm cho nhiều người cũng thành sợ hãi. Đây quả thật là sự tương quan không ổn giữa con người con người và xã hội con người. Thật ra, con người có thể sợ thiên nhiên, bởi vì đó là lực lượng vô ý thức, mù quáng. Còn khi con người còn sợ con người vì các lý do nào đó không chính đáng, có nghĩa là tính nhân văn trong đối xử lẫn nhau và tính nhân văn của cả xã hội đều còn phần nào hạn chế. Một nhà nước nào đó thật sự tự do, dân chủ thì không phải làm cho bất cứ người dân nào đều phải sợ. Vậy nên, bất cứ ở đâu, thời nào, người cầm quyền còn làm dân sợ, đó đều chưa phải là giải pháp hay. Làm cho dân tôn trọng pháp luật mà không hề sợ bất cứ điều gì không chính đáng, đó mới là nhà nước lý tưởng, đúng nghĩa, mà mọi người mong muốn, dù cho thời đại nào hay ở đâu cũng vậy.
    VHT

    • Lê Dân Việt says:

      Ông Võ Hưng Thanh bỏ công ra viết một góp ý dài, xoay quanh từ “sợ hãi” một cách chung chung, chẳng đưa được nguyên nhân sự sợ hãi đã đè nén lên người dân Việt thấp cổ bé họng đó chính là cái cơ chế côn đồ CSVN.

      Ngay từ thời toàn dân kháng Pháp, Hồ Chí Minh đã tự nguyện làm tay sai cho đế quốc CSQT, lãnh lương hàng tháng từ CS Nga-Sô viết, sau khi bị từ chối học làm quan thuộc điạ cho mẫu quốc Pháp. Chính Hồ Chí Minh và đồng đảng CSVn đã áp dụng chính sách khủng bố, buộc người dân phải theo Việt minh kháng Pháp. Còn những đảng phái khác có thực tâm kháng Pháp để giải phóng dân tộc như Việt Nam Quốc Dân Đảng của anh hùng Nguyễn Thái Học, Đại Việt Quốc Dân đảng của cụ Nguyễn Hải Thần, Việt Nam Dân Xã đảng của đức Huỳnh Phú Sổ thì CSVN trà trộn vào làm lũng loạn và tiệu diệt dần các đảng phái này để cướp công kháng Pháp đuổi Nhật. Sau đó tiêu diệt địa chủ, trí thức qua vụ đấu tố dã man, rừng rợn 1954 và Nhân Văn Gia phẩm 1958. Hàng vạn những người con ưu tú của dân tộc đã bị CSVN giết hại không gớm tay trong giai đoạn này.

      Rồi cũng chính Hồ Chí Minh và đồng đảng CSVN đã thông đồng với Pháp chia hai đất nước, dâng chọn miền Bắc cho CSQT, tự nguyên làm “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á” thúc đẩy cuộc chiến nồi da xáo thịt xuốt 20 năm trường, để dâng chọn Việt nam cho Nga Tầu. Đẩy đất nước tới bờ vực thẳm của nhân loại, cơm không đủ ăn áo không có để mặc trong thời kỳ “tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH 1976-1980″, nếu ai sống trong thời gian này ở VN đều biết rõ là ngay cả bobo cũng không có đủ để nhai cho đầy cái dạ dầy.

      Thế là Nguyễn Văn Linh phải “đổi mới hay là chết” năm 1980, nhưng vẫn nhất định theo “định hướng XHCN” cho nên với gây ra cảnh chéo cổ ngỗng sinh ra mấy cái Tổng công ty, mượn nợ làm ăn chia chác tài giỏi như Vinashin ngày nay của thủ Dũng tài ba, “lãnh đạo sáng giá nhất Á châu (sic!-tự sướng), nếu ai nói ra tài năng phá nước của CSVn thì nhất định dùng “toà án khủng bố” để khủng bố người ngay bằng những án án phi lý như Ls. Vũ, Lm Lý, Ls. Công Nhân, Đài…, cho nên mới gây ra cái bệnh sợ hãi trầm kha mà ông đang bàn nhảm. Ngay cả Nguyễn Tuân cũng đã phải thốt ra:” Nếu tao không biết sợ thì chẳng còn sống đến ngày nay” trong cái XH côn đồ CSVN. Như vậy, sự sợ hãi của dân chúng VN hiện nay là kết quả “trăm năm trồng người” của chính Hồ Chí Minh và đồng đảng CSVN gây ra từ 1930 trở lại đây. Muốn căn bệnh sợ hãi này không còn nữa thì phải tìm cách dẹp bỏ caí cơ chế gây ra nó. Đó là tận diệt chủ nghĩa khủng bố CSVN ra khỏi sinh hoạt chính trị tại Việt nam.

    • Tu A. Luong says:

      Hãy mường tượng một thế giới trong đó mọi người được tự do tiếp cận với nguồn trí tuệ của toàn nhân loại.

      —Jimmy Wales, Người sáng lập Wikipedia

      Dậy! Dậy! Dậy!

      Bên án một tiếng gà vừa gáy,
      Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
      Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?
      Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng.
      Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót,
      Trời đất may còn thân sống sót,
      Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh.
      Thưa các cô, các chị, lại các anh:
      Đời đã mới, người càng nên đổi mới.
      Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội,
      Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.
      Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
      Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại.
      15Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi,
      Nén sắt tâm mà tu dưỡng lấy tinh thần.
      Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn,
      Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân…

      Nếu Bảo Vệ Chân Lý và Sự Thật là Nhân Thiên Chức thì hãy cùng nhau…

      Dậy Dậy Dậy

      Xuân Này Hơn Hẳn Mấy Xuân Qua.
      Tự Do Công Lý Cho Mọi Nhà.
      Cao, Nam, Trung, Bắc cùng Tâm Lực.
      Non Nước Từ Nay Khởi Sắc Nhà.
      Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân…

      Áng sáng đưa bàn tay ánh sáng,
      Đánh vào bóng tối một thoi.
      Bóng tối mất đi một khoảng đất đai,
      Bằng thể tích bàn tay ánh sáng.

      Bởi vậy:
      Even though I do not have an army of fighters nor an army of missiles nor an army of tanks, I do have one, the army of hope, faith, friends, understanding, creativity and knowledge, that shall overcome all.

      Đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau đứng lên gánh vác Non Sông.
      Dậy Dậy Dậy:
      Xuân Này Hơn Hẳn Mấy Xuân Qua.
      Tự Do Công Lý Cho Mọi Nhà.
      Cao Nam Trung Bắc Cùng Chung Lực.
      Non Nước Từ Nay Đổi Sắc Nhà.

      • Tu A. Luong says:

        Chỉ có con đường xốc tới đi thôi
        Con đường duy nhất cứu nguy giống nòi.
        Vùng lên đi những trái tim cách mạng,
        Ngọn đuốc nhân quyền thắp chính thân ta.
        VIỆT NAM ƠI ! TUỔI TRẺ ƠI!
        FREEDOM FOR VIỆT NAM!
        Phá tung xích xiềng
        LA LIBERTÉ POUR LE VIET NAM ! Xóa tan bạo quyền,
        VIỆT NAM ƠI ! TUỔI TRẺ ƠI!
        Hỡi ai cùng khát vọng tự do,
        Vá đi thôi dãy sơn hà rách nát!
        Khiêng lên vai mảnh tổ quốc điêu linh,
        Đứng lên đi cho đất mẹ phục sinh!
        Đau dân tộc, đau quốc gia tan tác,
        Thù xâm lăng thù bán nước tham quan.
        Đôi vai gầy thề cứu lấy giang san,
        Vì non sông đường gian khó đâu màng!

        Vietnam Vietnam Tu*. Do, Co^ng Bi`nh, Ba’c A’i
        http://www.youtube.com/watch?v=1c6OpC0te5k

  9. Nguyễn tấn Trung says:

    Tôi đề nghị: Nên chọn một ngày một ngày nào đó mỗi nhóm từ 3 người trở lên tập trung về cơ quan tỉnh để xin ở tù thế cho TS Cù Huy Hà Vũ,

  10. tran phong says:

    “Cù Huy Hà Vũ- lương tâm thời đại”
    1 bài viết hay của 1 cây bút trẻ đầy tài năng có lòng vị tha vì nước vì dân nhưng không đúng thời điểm:

    Trong những ngày tháng lịch sử này- thế giới hồi giáo chống độc tài bây giờ là cơ hội ngàn năm có 1 của hơn 80 triệu đồng bào trong nước và 3 triệu người Việt sống ở nước ngoài vùng lên đạp đổ chế độ phong kiến hiện đại đội lốt XHCN tại VN.Nên viết về đề tài này thì tốt hơn.
    Tính mạng và sự tự do của TS CHHV và hàng trăm tù chính trỉ trong nhà tù của CĐ CS giả danh bị đe dọa từng ngày từng giờ (không ai tin vào CNCS nữa kể cả bè lũ 14 tên trong bộ chính trị nhưng chúng bám vào cái bia CNXH để đàn áp nhân dân ta cho có vẻ danh chính ngôn thuận-người dân không dám phản kháng khi bị chụp mũ chống chính quyện nhân dân).Hơn 80 triệu dân VN lo lắng cho tính mạng CHHV và hàng trăm tù chính trị khác ở VN.Nên gây sức ép liên tục để chế độ độc tài không thủ tiêu họ và phải trả tự do cho họ (họ sẽ là những người lãnh đạo phong trào đấu tranh cho 1 XH DC ở VN trong tương lai gần)
    Quan điểm của GS NBC là rất rõ ràng,GS không đồng ý với thủ tục tố tụng của phiên tòa nhưng GS chấp nhận chế độ độc tài này vì quyền lợi của GS và gia đình gắn liền với chế độ độc tài này.Trong 1 xã hội dân chủ (mục đích của chúng ta) mọi quan điểm đều được tôn trọng dù nó có trái ngược nhau,trong mọi XH DC đều có ĐCS nhưng số phiếu họ có không đáng kể.
    GS NBC là 1 trí thức yêu nước ,ông đã phản đối vụ bán nước tay đôi giữa vua Dũng và Trung quốc-Bauxite .Nhưng ông chọn chế độ độc tài vì quyền lợi riêng.Chúng ta chấp nhận vì dân chủ là không cưỡng ép, cưỡng ép là độc tài.
    GS NBC nghĩ gì về TS CHHV đó là quan điểm riêng của GS,chúng ta quan tâm 2 người đã làm gì và sẽ làm gì cho Tổ quốc,cho dân tộc,cho 1 XH DC tương lai ở VN.
    TS CHHV có thể sống trong nhung lụa cùng bè lũ bán nước nhưng ông ta không chịu nổi cảnh bất công trong xã hội và chọn con đường đấu tranh chống độc tài ( dù có thể bị tù tội,chết chóc cho bản thân và cho gia đình mình) .Đó chính là bản chất của 1 nhà lãnh đạo phong trào dân chủ.
    Vua Dũng,chúa Mạnh,12 triều thần và bắc triều run sợ trước làn sóng dân chủ ở trung đông ,làn sóng chống đối ở VN và ở TQ.Chúng đã phải ký chấm dứt vụ mua bán nước bauxite để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân ta .Chính phủ VN trợ cấp khẩn cấp cho những người nghèo khổ nhất để họ không xuống đường biểu tình.Bộ chính trị phải hõan xử CHHV 10 ngày để tìm kế nhưng tìm không ra,cuối cùng họ chọn con đường cùn đến đâu thì đến-không cần thủ tục tố tụng,nếu đúng thủ tục họ sẽ thua và những việc làm phi pháp của họ sẽ bị phơi ra công chúng và quốc tế.Họ sẽ bị mất mặt và có thể sẽ bị sụp đổ.
    Những việc cần làm ngay:
    1.Thống nhất càng sớm càng tốt tất cả các đảng phái,phong trào,đòan thể,hội ,tổ chức tôn giáo… trong và ngoài nước vào mặt trận dân chủ VN duy nhất .Mục đích của mặt trận là chống chế độ độc tài ,bán nước,phản động,mafia và phong kiến hiện đại ở VN
    2.Bầu chủ tich và chủ tich đòan.
    3.Ra cương lĩnh và kế họach hành động của mặt trận dựa trên nguyên tắc dân chủ và không bạo động .
    4.Mặt trận tổ chức xin chữ ký đòi thả ngay lập tức tất cả tù nhân chính trị tại VN.
    5.Gửi đơn lên 3 ủy ban của LHQ,EU,20G và tất cả các quốc gia trên thế giới đề nghị ủng hộ phong trào dân chủ chống độc tài ở VN
    6.Kẻ thù chính :14 tên trong bộ chính trị,ban bí thư TƯ đảng,ủy viên TƯ đảng,ủy ban thường vụ quốc hội,các bí thư thành ủy và tỉnh ủy,các chủ tịch tỉnh.Kêu gọi các đảng viên ĐCSVN rời khỏi hàng ngũ bè lũ bán nước và cùng chung sức chống độc tài.
    7.Quyên góp chữ ký và tiền cho mặt trận,tài chính công khai tránh không minh bạch dẫn đến sự tan rã của mặt trận.
    8.Tập trung xin chữ ký của nhiều trang web vào 1 trang duy nhất của mặt trận ( qua đường links) để tập trung sức mạnh
    9.Tránh cãi nhau gây mất đòan kết trong mật trận.
    10.Xây dựng 1 trang web của mật trận với forum cho mọi người thảo luận.
    11.Không kể tội chủ tịch HCM bây giờ để sau khi thành công nhân dân sẽ phán xét (nếu kể bây giờ sẽ mất sự ủng hộ của ít nhất 40 triệu nhân dân trong nước)
    12.Giải tán trang web VNCH vì VNCH không được đồng bào trong nước ủng hộ (tham nhũng)
    13.Giải thích cho đồng bào trong nước biết bản chất của 1 xã hội dân chủ
    14.Gửi thư cho chính quyền cộng sản giả mạo yêu cầu tổ chức trưng cầu ý dân thành lập 1 chế độ DC ở VN.
    15.Tổ chức thảo luận trên forum thế nào là 1 xã hội dân chủ để nhân dân trong nước hiểu và ủng hộ.
    Còn rất nhiều việc cần làm ngay.
    Chúc bạn thành công và may mắn.

Leave a Reply to tran phong