WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những câu chuyện bên bàn nhậu 5

Những câu chuyện bên bàn nhậu 5:

- Bá đạo ’’kiểu’’ Thương Ưởng,
- Vương đạo ’’cách’’ Quản Trọng!

Bên bàn nhậu

Bài ’’Vệ Ưởng – Chơi lửa, Lửa chơi’’ đi trên trên Đàn Chim Việt hôm 30.03.2011, độc gỉa Vu Trung phản hồi’’ Trần Chân Nhân, nếu có rảnh thì viết (và luận) một bài về Quản Trọng, để cho độc giả đọc và chiêm nghiệm. Thương Ưởng và Quản Trọng -  mục đích giống nhau, phương pháp cũng giống, nhưng một theo Bá Đạo, một theo Vương Đạo. Đa tạ’’. (dcv online 01.04.2011).

Xin mời VT và độc gỉa cùng TCN tìm hiểu thêm về hai luận thuyết mà 2 nhân vật chính trị kiệt xuất thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã phát minh, thực hiện: Quản Trọng (QT) và Vệ Ưởng (VƯ).

Theo tôi: Mục đích của QT và VƯ giống nhau – nghĩa là đều muốn cho nước mình cường thịnh, nhưng phương pháp tiến hành hoàn toàn khác nhau, đối nghịch nhau: Quản Trọng lấy Đức Trị làm nền tảng thực hiện học thuyết của mình, còn VƯ  lấy Pháp Trị làn khuôn mẫu, áp đặt’’ép’’ dân phải làm theo…

Trước tiên, xin nói qua về hai nhân vật khác có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng , hành động và học thuyết’’Bá đạo kiểu Thương Ưởng’’ của Vệ Ưởng:

Người thứ nhất là Lý Khôi.

Theo sử liệu của Trung Hoa (Truyền hình TQ tái hiện trong phim Đông chu liệt quốc), Lý khôi là viên thái thú cai trị ở một vùng biên giới nước Ngụy . Lúc đó Ngụy Vương vừa thua trận may được viên tướng Địch Hoàng xả thân cứu thoát. Trở về triều, tinh thần suy xụp. Trong tận đáy sâu cõi lòng ông ta rất muốn trả mối nhục thua trận, đồng thời vẫn hướng tới ngôi bá chủ mà mọi nước chư hầu xung quanh thiên tử nhà Chu – mơ ước, phấn đấu. Nhưng đám quân thần dứới quyền đều bất tài, vô dụng, tham lam khiến đất nước cứ nghèo , quân đội yếu hèn, dân chúng lầm than . Hoàn cảnh này không thể giúp ông thực hiện được ý đồ. Ngụy Vương quyết đi đây đó tìm hiểu tình hình nhằm khuây khỏa tinh thần, đồng thời hi vọng tìm được người tài giỏi hiện đang ẩn mình nơi thôn dã , về triều giúp ông đưa đất nước tiến lên…

Một lần tuần thú tới vùng biên ải. Ngụy Vương suýt trúng tên của một cây cung do một dân quân đang tập bắn . Các quan tùy tùng bắt người dân quân kia định xử chết vì’’hành thích nhà vua’’. Ngụy vương không nghe, giao cho quan Thái thú xét xử muốn xem tình hình thực thi pháp luật của quan , dân – vùng này ra sao?

Quan Thái thú cai trị địa phương tên là Lý Khôi. Theo lệnh vua, ông mở’’phiên tòa’’. Thay vì – theo thông lệ – xử chết tội nhân, Lý Khôi chỉ xử người kia với mức án rất nhẹ… NV bất bình về bản án ’’chẳng giống ai’’… Đại tướng Địch Hoàng – người có công cứu Ngụy Vương trong chiến trận, giờ được trọng dụng , cũng đi theo tuần thú – cho rằng LK vi phạm phép vua, đề nghị Ngụy vương trị tôi bất kính cả quan cai trị.

Lý Khôi cãi: Luật pháp là tối thượng. Mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật cho dù thiên tử hay thường dân . Phạm nhân chưa đáng phải chết vì anh ta mải mê luyện tập, không được ai báo trước nên không biết Vua xuất hiện. Do đó không có ý  định gây hại cho Vua. ’’Không biết là không có tội’’. Mục đích trừng phạt phải làm cho người phạm tội thấy được lỗi lầm mà sửa đổi, qua đó răn đe kẻ khác. Điều quan trọng: Thi hành luật pháp phải công minh làm cho dân thoả nguyện, tán đồng, ủng hộ tin cậy pháp luật mà tự nguyện tuân thủ, đó là nền tảng vĩnh hằng của quốc gia!

Căn cứ tình hình thực tế nơi biên cương : Bọn người bên kia biên giới thường xuyên sang gây rối, nhổ cột mốc, lấn chiếm đất đai của quốc gia, việc bảo vệ tổ quốc chống giặc ngoại xâm bằng cách cần mẫn tập luyện là đáng khuyến khích nên dù có lỗi chỉ ’’Xử phạt hành chính’’ nhằm răn đe là đủ.
Đai tướng Địch Hoàng thấy LK hành xử như vậy , ngoài việc trái với luật pháp hiện hành, người này còn đi ngược lại tư tưởng’’Binh trị’’ của mình, sẽ làm phương hại tới địa vị trong tương lai . Ông ta quyết định’’tiêu diệt mầm mống của hậu hoạ’’ – ngầm xử chém Lý Khôi!

Trong đoàn tuần thú có người vốn ghét ĐH lộng hành, ngầm báo, Ngụy Vương đến kịp cứu được LK, rồi trực tiếp nghe ông ta giải thích , đồng thời nhận cuốn sách do LK tâm huyết viết ra, với nội dung đại ý : Muốn quốc gia cường thịnh, cần phải có luật pháp công minh, cần duy trì những điều có lợi cho dân cho nước, thay đổi , bổ xung một số điều của luật pháp vì trong đó nhiều điều được các triều đại trước đưa ra, giờ trở nên lỗi thời, nếu cứ tiếp tục áp dụng, sẽ ngăn trở sự phát triển đi lên của đất nước…

Ngụy Vương vô cùng vui mừng vì đã tìm được người vạch ra cho nước Ngụy con đường trở thành cường thịnh – vội triệu LK về triều phong chức Quốc Sư (1), được cùng tham dự triều chính hoạch định kế sách bình định thiên hạ (sau thay ĐH làm Tưóng quốc),. Thuyết của Lý Khôi được gọi là BIẾN PHÁP LÝ KHÔI (BPLK).

Người thứ hai là Ngô Khởi.

Ngô Khởi (吴起), người VỆ, từng làm đại tướng ở hai nước LỖ và NGỤY.Sau đó làm Tướng quốc nước SỞ. Ông là nhà quân sự đại tài , nhà chính trị, nhà cải cách nổi tiếng thời Chiến quốc. Khi ông nắm quyền ở nước nào, nước đó đều trở nên cường thịnh, mở mang bờ cõi, các quốc gia đối kháng trong vùng không còn dám dòm ngó….

Tư tưởng về nghệ thuật quân sự của ông được ghi trong bộ binh pháp Ngô Khởi, đó là tác phẩm rất có giá trị – một trong 7 bộ binh pháp (Thất đại kỳ thư) nổi tiếng của Trung Quốc, có thể sánh ngang với binh pháp Tôn Tử.

Là Đại tướng , khi ra chiến trường, NK  ăn theo khẩu phần như quân lính, mặc như người lính bậc thấp nhất, lúc ngủ không trải chiếu, đi không ngồi xe, thân hành mang lương thực, cùng chia ngọt, xẻ bùi với quân sĩ. Có một truyền thuyết: Một người lính mắc bệnh , ông tự đến hút mủ cho anh ta. Vì gần gũi với sĩ tốt nên ông rất được lòng quân tướng.Nguỵ Văn hầu thấy Ngô Khởi giỏi dùng binh, thanh liêm công bằng nên cho ông làm quan thú Tây Hà để chống lại nước Tần và nước Hàn. Học thuyết của Ngô Khởi được người đương thời gọi là BINH PHÁP NGÔ KHỞI (BPNK).

Năm 396 TCN, Ngụy Văn hầu mất, thế tử Kích lên thay, tức là Ngụy Vũ Hầu. Một hôm Vũ hầu bơi thuyền xuôi theo dòng sông Tây Hà cùng NK. Nhìn phong cảnh, Ngụy Hầu cảm thán : Núi sông hiểm trở quả là của quí của nước Ngụy. Ngô Khởi đáp lời:

Giữ nước cốt ở đức chứ không ở chỗ đất đai hiểm yếu. Ngày xưa, Tam Miêu bên trái là hồ Động Đình, bên phải là hồ Bành Lãi, nhưng vì không trau giồi đức nghĩa, nên bị vua Vũ diệt.

Đô thành vua Kiệt nhà Hạ, bên trái là Hoàng Hà, bên phải là Thái Sơn, Hoa Sơn, núi Y Khuyết ở phía nam, núi Dương Trường ở phía bắc nhưng vì chính sự bất nhân, nên bị vua Thang diệt.

Nước của vua Trụ nhà Ân, bên trái là núi Mạnh Môn, bên phải là núi Thái Hàng, núi Trường Sơn ở phía bắc, sông Đại Hà chạy dọc phía nam, nhưng vì chính sự không có đức cho nên bị Vũ vương diệt. Qua đó xem ra,  giữ nước ở đức chứ không ở chỗ hiểm. Nếu mà vua không lo tu đức, thì người trong thuyền đều là nước địch vậy.

Ngụy Vũ hầu tán đồng ý kiến, phong Ngô Khởi làm Tây Hà thái thú.

Ngụy vũ hầu chết, sợ bọn công thần bảo thủ giết hại, NK trốn sang nuớc Sở. Sở Điệu Vương đã nghe tiếng Ngô Khởi phong ngay co NK làm tể tướng. Trước Sở Vưong, Ngô Khởi nêu rõ chủ  ý mình:

Muốn làm cho nước Sở  hùng mạnh cần phải thay đổi pháp luật, tiến hành cải cách hành chính: Bỏ những chức quan không cần thiết, không chu cấp cho những vương thân đã qúa lâu đời, lấy số tiền đó hậu đãi những người có  công trong việc xây dựng đất nước, cùng những tướng sĩ lập nhiều công trạng trong chiến đấu, coi trọng quân đội , động viên tinh thần Quân – Dân một lòng xây dựng, bảo vệ tổ quốc, chống xâm lược…

Thực hiện kế  sách của NK, nước Sở giàu lên , quân đội hùng mạnh tiến hành bình định Bách Việt ở  phía Nam, tiêu diệt nước Trần, nước Sái ở phía Bắc, cự tuyệt sự o ép của liên minh Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy), khởi binh đánh Tần nhằm bảo vệ Sở  ở  phía Tây. Chư hầu trong vùng lo sợ, cảm phục vì sự hùng mạnh của nước Sở.

Vì bị tước mất bổng lộc, bọn quý tộc Sở không chịu, rắp tâm tìm cách giết Ngô Khởi.Năm 381 TCN, Sở Điệu Vương mất, các đại thần, tôn thất làm loạn tìm giết Ngô Khởi. Ông chạy đến nấp bên thây Sở Điệu Vương. Những người nổi loạn bắn tên giết chết Ngô Khởi, trong khi loạn đả, họn chúng cũng bắn phải thi thể Điệu vương. Thái tử Hùng Tang  nối ngôi tức là Sở Túc vương. Sau khi chôn cất vua cha, sai quan Lệnh doãn bắt tất cả bọn làm loạn đem giết hết với tôi danh: Dám mạo phạm thi thể của tiên đế! (khi bắn Ngô Khởi) . Trong vụ này, hơn 700 người làm loạn cùng’Tam tộc’’ bị chu di. Cách trả thù của nhà quân sự, chính trị -  lỗi lạc Ngô  Khởi thật độc đáo, thông minh khiến hậu thế phải kính nể…

Nhưng…

Đây cũng là’’Quả báo’’ mà viên tướng mắu lạnh phải trả: Vì muốn nổi danh, vì sự hãnh tiến, Ngô Khởi giết cả vợ mình (người nước Vệ – cùng tổ quốc với NK) để nước thù địch của Vệ , nơi NK dự định đến tiến thân – khỏi nghi ngờ lòng trung thành của mình mà từ chối thu nạp…

Vệ Ưởng muốn vươn lên, vượt tiền nhân nên tiếp thu Biến Pháp Lý Khôi – Binh Pháp Ngô khởi. Tuy nhiên chỉ lấy ở mỗi học thuyết một ít để bổ xung cho thuyết Bá đạo theo kiểu của mình:

- Thuyết BPLK, chỉ lấy cái nguyên tắc : Thay đổi pháp chế để ban hành chính sách mới (…), bắt ép dân làm theo mà  không được’’có ý kiến’’…’’bàn bạc’’…’’bày tỏ nguyện vọng’’, vì vậy ’’Thuyết Bá Đạo kiểu Thương Ưởng’’ không được lòng dân, cuối cùng thuyết bị phế bỏ, người chủ thuyết chiụ hình phạt nặng – ’’xé xác’’…

- Thuyết BPNK – Chỉ lấy phần tinh túy trong việc điều binh khiển tướng. Lẽ ra  phải bằng tài năng giành chiến thắng trên chiến trường, thì VƯ lại thực hiện nguyên tắc’’Vì mục đích, bất chấp thủ đoạn’’ cho dù thủ đoạn hèn hạ, bỉ ổi như vụ lợi dụng tình cảm sẵn có của hai người quen thân : VƯ  lừa công tử Ngang để chiếm thành, chiếm đất của nước bạn, và nhiều vụ lừa khác với mục đích tối thượng- giành chiến thắng…

Trên tổng thể: Vệ Ưởng kết hợp – học tập Lý Khôi và Ngô khởi đưa ra luận thuyết’’Bá Đạo kiểu Thương Ưởng’’. Mặc dù do áp dụng luận thuyết của mình mà nước Tần cường thịnh, vua Tần có uy tín với các nước trong vùng. Nhưng cá nhân Vệ Ưởng nhận thất bại thê thảm – phải trả gía cho học thuyết của mình bằng cả mạng sống (…)

Quản Trọng tuy cùng mục đích với Vệ Ưởng – làm cho nước Tề cường thịnh, đưa Tề Hoàn Công lên ngôi vị Bá chủ thiên hạ. Song, hành động, quá trình tiến hành lại khác. Ông lấy Đức Trị làm nòng cốt để cai trị quốc gia, luôn hướng tới Dân, thực hiện đúng nguyên tắc’’của Dân, do Dân, vì Dân’’.

Khuyến khích cả dân Tề cùng tham gia gánh vác việc nước nhằm mục đích đưa Quốc gia giầu mạnh, không kẻ thù nào dám dòm ngó, gây sự, nhân dân có cuộc sống ấm no. Nhờ áp dụng đường lối đúng đắn, hợp lòng dân, Nước Tề cường thịnh, vua Tề vững vàng trên ngôi bắu,, được các nước chư hầu trong vùng tin cậy, nghe theo, Thiên tử nhà Chu vị nể….

Học thuyết QT dùng chính là Vương Đạo theo phong cách Quản Trọng. Kết quả chuỗi thành công của Quản Trọng, chính là: ’’Tu thân – Tề gia – Trị Quốc – Bình thiên hạ!’’. Quản Trọng thành công , còn hơn cả sự thành công. Tiếng thơm của ông  lưu danh thiên cổ. Đáng tiếc nhiều chính khách thời nay không học, hoặc chỉ học rất it từ nhà chính trị đại tài: Quản Di Ngô – Quản Trọng – Trọng Phụ !
Thương Quân Vệ Ưởng cùng mục đích như QT lại chọn cách đi khác… Tuy cũng có thành công, nhưng đem so với thất bại, lỗi lầm mà ông vấp phải – thành công bị giảm sút, thậm chí bị xoá sạch. Vệ Ưởng đã để lại ấn tượng xấu, tiếng xấu – trong lịch sử tiến hóa của nhân loại.

Một số kẻ hậu sinh mù quáng áp dụng (một phần, hoặc toàn phần) thuyết’’ Bá đạo kiểu Thương Ưởng’’ – cũng không tránh khỏi số phận như Tổ sư của thuyết: Bạo chúa Tần Thủy Hoàng, độc tài phát xít A. Hitler, diệt chủng Pol pot… và nhiều kẻ khác thời nay – là một minh chứng xác thực để hậu thế lấy đó làm gương!

10.04.2011
TCN

© Đàn Chim Việt

——————–

(1) – Khi Ngụy Vương triệu Lý Khôi về triều phong cho chức Quốc Sư, Địch Hoàng – vốn chỉ là người nông dân , ít học, có tinh thần dũng cảm nhưng thiếu tri thức – không phục, ngầm ganh tị. Lý Khôi đã bầy mưu khiến Tần Vương cùng Ngô Khởi – giết ĐH, cho LK thay thế chức thừa tướng của ĐH, cho NK làm Đại tướng…

3 Phản hồi cho “Những câu chuyện bên bàn nhậu 5”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Thật ra,chỉ có thời phong kiến xa xưa là thích hợp cho kiểu trị nuớc của Quản Trọng vì thời đó,mọi
    quyền lực cai trị trên bất cứ lãnh thổ nào chiếm đoạt được cũng đều tuỳ thuộc vào người đứng đầu là vua,quốc vương hay hoàng đế,trong đó vị trí tột đỉnh nằm trong tay duy nhất 1 người.
    Nếu vua sáng suốt tức là minh quân thì dân sẽ được hưởng ơn vua lộc nước và thiên hạ thái bình mà 2 vua Nghiêu Thuấn được xem như khuôn vàng thước ngọc cho 1 chế độ lý tưởng hay nói cách khác là thời đại hoàng kim tuyệt vời nhất.Ngược lại,vua ngu dại thì dân khốn đốn lãnh đủ hậu qủa và
    điều này thường có xác xuất xảy đến cao hơn trường hợp minh quân nói trên.
    Tuy nhiên,thời đại ngày nay,quan niệm đức trị là lạc hậu và lỗi thời với nền dân chủ đang được nhân
    loại khắp nơi ủng hộ và hướng đến.Không nên chờ đợi minh quân làm gì cho…rách việc mà phải tạo
    ra điều kiện giúp cai trị được thuận tiện và đề ra biện pháp chế tài quyền lực một tổ chức hay một hệ thống cai trị.Quyền lực bị kềm chế thì người dân sẽ khó hay không thể bị đàn áp.Muốn kềm chế
    như vậy thì quốc gia phải cần có pháp luật minh bạch và hợp lý hợp tình.Và tất cả mọi người dân sẽ
    được bình đẳng trước pháp luật nói trên.Nói cho văn vẻ thì đó là pháp trị,tức cai trị bằng pháp luật.
    Chính trị thời nay qúa phức tạp trong tương quan với nhiều nước trên phạm vi toàn cầu,do đó phải dựa vào pháp luật hay phép nước mới giải quyết được những vấn đề phát sinh từ trong thì mới yên ổn cả bên ngoài một quốc gia như người xưa từng nói tề gia,trị quốc,bình thiên hạ.Việc nhà mình
    mình phải làm đâu ra đấy thì mới làm cho thiên hạ kiêng nể.
    Không một nước nào tự đứng một mình được,không thể có độc lập tuyệt đối ở thế kỷ này.

  2. Nguyen Nguyet Anh says:

    Mâm kia có cầy tơ, mâm nầy bia bốc đầy đủ. Ngồi vào thôi bác Viện ơi. Mệt…

  3. Vu Trung says:

    Cám ơn TCN. Mong Chân Nhân an lạc để viết thêm những bài học cổ kim cho hậu sinh (trung sinh hay là lão sinh cũng được) được ôn cố tri tân.

Leave a Reply to D.Nhật Lệ