WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Công lý hay ‘bất nhân bất nghĩa’?

“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”.

(Nguyễn Trường Tộ)

Cù Huy Hà Vũ hiên ngang ngẩng cao đầu và 2 bàn tay nắm chặt. Ảnh AP

Ấn tượng nổi bật về Việt Nam trong những ngày gần đây là gì?

 

Dù cố tình đến mấy, dù có học thói vô cảm, cũng không thể quên nổi đôi tay của một trí thức bị nghiến chặt trong chiếc còng số 8.

Hình ảnh ấy làm rơi nước mắt và tạo nên sự công phẫn của nhiều người tại nhiều quốc tịch trên thế giới. Vì đôi tay bị nghiến trong còng số 8 đó không chỉ là của Cù Huy Hà Vũ – một người không vi phạm pháp luật đã phải nhận một án tù hết sức vô lý, nặng nề.

Bây giờ thì hình ảnh đôi tay bị còng bị còng ấy, trước một rừng trấn áp, đã trở thành biểu tượng của tự do ngôn luận bị giam cầm rồi. Mà cái gì đã trở thành biểu tượng thì lại hay sống đời.

Là một luật sư – công dân, nhiệm vụ và lẽ sống còn của Cù Huy Hà Vũ là là phải lên tiếng bảo vệ sự thật và công lý, đồng thời phản biện những gì mà bộ máy này đã làm trái pháp luật để xây dựng đất nước.. Luật sư, trí thức, văn nghệ sĩ được sinh ra không phải để trở thành những kẻ xưng tụng hèn hạ.

Nếu không làm được như thế, nếu thấy đen mà nói trắng hoặc ngược lại, thì anh ta cũng chỉ là một kẻ “giá áo túi cơm” làm hại xã hội mà thôi.

‘Cái bẫy’

Cần phải nhớ lại, như thừa nhận một chân lý đương nhiên sinh ra cùng mặt trời, rằng tất cả những hành động phản biện và cảnh báo tai họa không phải để chống phá chính phủ, mà là để góp phần làm vững mạnh chính phủ và đất nước.

Ai cũng biết và đừng vờ rằng không biết, rằng, có những người ủng hộ chính phủ và tổ quốc rất hữu hiệu, bằng cách khám bệnh và cung cấp những liều thuốc trụ sinh.

Cù Huy Hà Vũ vốn chỉ là con người bình thường. Vì sự công chính của pháp luật VN, vị luật sư này đã tự hoàn thiện mình, trở thành một trong số hiếm hoi người dám “tử vì đạo”, đã tự hoàn thiện mình trong quá trình dũng cảm bảo vệ chính kiến dù có bị đàn áp một cách hết sức bất công..

Ngoài đôi tay bị xích của Luật sư Cù Huy Hà Vũ, là sự bắt giam vô cớ những người chỉ đến để xem phiên tòa được thông báo chính thức là xử công khai này.

Luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn cùng một số công dân nữa đã tin lời của nhà chức trách, dù chỉ đến chiêm ngưỡng xa xa phiên tòa “công khai” này mà cũng bị bắt giam rồi bị khám nhà và tịch thu một số tài sản! Như thế, nhiều người nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ người ta đến để rồi bắt giam.

Mất thể diện quốc gia

Dẫu không lạ gì tiền lệ vi phạm hiến pháp và vi phạm quyền tự do ngôn luận trong nhiều phiên tòa của VN, đặc biệt trong những phiên xử người bất đồng chính kiến, nhưng sự vi hiến của phiên tòa xử luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/2011 đã quá sức hình dung ngay cả của những người bi quan nhất về nền tư pháp.

Cả bốn luật sư bào chữa cho CHHV đã đồng loạt bỏ về vì phiên tòa vi phạm Luật tố tụng hình sự, vi phạm Hiến pháp và Luật luật sư đã quy định. Ngay trong ngày 4/4/2011, các luật sư dũng cảm này đã viết gửi kiến nghị lên Quốc hội, Viện kiểm sát tối cao và các cơ quan hữu trách khác đề nghị xử lý hành vi cản trở quyền tự bào chữa của bị cáo và quyền bào chữa của luật sư của chủ tọa phiên tòa.

Dư luận nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối và kêu gọi “trả tự do ngay lập tức” cho tiến sĩ Cù Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và tất cả các tù nhân lương tâm khác.

Trong đó, Mỹ và khối đại diện cho 27 nước châu Âu đã mạnh mẽ lên tiếng khẳng định việc buộc tội ông Cù Huy Hà Vũ và bắt giữ những người đến quan sát phiên tòa một cách ôn hòa đã đi ngược lại với tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc.

Hiệu ứng của phiên tòa này là một biển những bất bình thể hiện trên các trang mạng Internet và ngoài xã hội. Có nhiều người còn bộc lộ sự công phẫn. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – đã nhận xét: “…từ ngày cách mạng tháng Tám đến nay chưa có phiên tòa nào xử như thế…tôi thấy báo chí, bản tin điện tử của nhiều nước chỉ trích ta mạnh quá! Tôi buồn quá và cảm thấy xấu hổ”.

GS Ngô Bảo Châu bình luận rất xác đáng: “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. ..Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”!

Những ngọn nến và lời nguyện cầu

Cũng như thời cải cách ruộng đất, thời nhân văn giai phẩm, thời khoán 10 do Kim Ngọc khởi xướng và nhiều vụ khác, người VN không phải không trông thấy bất công và đau thương nhưng hầu hết vẫn im lặng.

Nhiều người biết rằng từng ngày từng ngày một, sự im lặng thờ ơ chính là chiếc thòng lọng thít chặt cổ mình nhưng vẫn chọn cách sống hoặc phải sống với hơi thở khò khè mong kéo dài cuộc sống còn hơn là bị “thắt cổ chết” ngay lập tức.

Đó là cách tồn tại mà khốn khổ thay, người VN đã chọn sau bao kiếp thương đau.

Việt Nam cam kết rằng đây là một nhà nước pháp quyền với khẩu hiệu giăng giăng đỏ rực đầy đường: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Nhưng những gì đang diễn ra gần đây thì việc sống và làm việc trái Hiến pháp và pháp luật đang ngang nhiên hoành hành.

Nếu những người có trách nhiệm không ngăn chặn xu thế những kẻ lạm dụng tay đấm chân đạp dùi cui súng ống và cầm tù hãm hại người khác theo ý thích và quyền lợi của mình, thậm chí còn coi đó là những hành vi trung thành đáng được khen thưởng và vinh danh, thì khó có thể ngăn chặn xã hội đi theo xu hướng tàn bạo và man rợ của những chúa đất và chủ nô thời trung cổ.

May thay, vẫn còn những ngọn nến và những lời cầu nguyện.

Một ấn tượng cảm động là một số luật sư và một số ít ỏi trí thức đã dám từ bỏ quyền lợi, chịu nguy hiểm để lên tiếng bảo vệ công lý.

Trong hoang lạnh, cũng đã có những người đã thắp lên ngọn nến sưởi ấm. Họ cầu nguyện cho Cù Huy Hà Vũ và nhiều dân oan.

Trong tiền lệ, họ đã từng cầu nguyện cho nhiều người. Họ gửi lời da diết và nước mắt của mình lên Chúa, người đã từng lấy thân mình chịu đóng đinh trên cây thập giá để chịu tội thay cho loài người.

Chọn “bất nhân bất nghĩa” hay chọn công lý?

“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ từ thế kỷ XIX đã nói như vậy.

Ông là nhà cải cách đã hơn 30 lần liều thân dâng bản điều trần lên vua Tự Đức đề nghị canh tân đất nước.

Nếu vua mà không tăm tối thủ cựu, biết nghe theo ông, thì rất nhiều khả năng Việt Nam hiện nay đã có thể phát triển ngang Nhật Bản. Và, bao nhiêu triệu người có thể đã không phải bỏ mạng. Bao nhiêu nụ cười có thể thay cho nước mắt.

Lời Nguyễn Trường Tộ là liều thuốc trụ sinh “nghịch nhĩ”. Nhưng đến nay, chưa thấy ai phản bác được điều này.

Nếu để giải độc, thì những vị lãnh đạo cao nhất của đất nước này cần cấp bách đưa ra những cử chỉ thể hiện tầm vóc, vị thế và tính nhân văn cũng như nghệ thuật lãnh đạo.

Bên cạnh việc tiếp tục duy trì những thành quả của đổi mới và phát triển kinh tế, lại có quá nhiều điều khiến họ cần khấu đầu xin lỗi dân một cách thành thực và sửa chữa nó triệt để càng sớm càng tốt.

Nguồn BBC

15 Phản hồi cho “Công lý hay ‘bất nhân bất nghĩa’?”

  1. Nguyen Duc An says:

    Theo tôi, Cù Huy Hà Vũ tựa như Don Kihote trong 1 đại tác phẩm của Tây Ban Nha, và tựa Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao. Sai lầm lớn nhất của Chính quyền Việt Nam là biến Cù Huy Hà Vũ thành 1 cái bóng quá to so với chính ông. Không phủ nhận sự bức xúc của CHHV đối với tình hình hiện tại, nhưng nó cũng không to hơn bà hàng chợ khi giá cả tăng, không to hơn những bác xe ôm chạy xe cả ngày mà vẫn không đủ ăn. Nhưng để trở thành 1 tư tưởng lớn, thì ông Vũ thiếu hẳn bản lĩnh chính trị để vừa thể hiện quan điểm cá nhân của mình, vừa bảo vệ chính mình. Làm việc lớn mà không biết tự bảo vệ, cứ như trứng chọi vào đá, thì làm sao đại diện cho 1 cộng đồng lớn được.

    Do đó, tôi không phủ nhận sự dũng cảm 1 cách Chí phèo của ông CHHV, và tôi cũng bất bình trước việc Chính phủ vô hình chung tạo một áo khoác YÊU NƯỚC đẹp đẽ cho ông CHHV.

  2. Võ tri Thức says:

    Tôi rât chia sẻ với sự trải lòng trước những nghịch lí ở XHVN đương đại của nhà văn Võ thị Hảo : người con gái xứ Nghệ , Xuât thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước thương dân .VTH .đã rât trăn trở trươc sự đối xử bất công của giới quan chức chóp bu CSVN với giới trí thưc tinh hoa của dân tộc VN hiên nay . LS viêt nam qua bao thăng trầm nhờ xuất hiên các minh quân va xung quanh họ là các trí thức tên tuổi thì mới cứu nguy cho dân tộc ………. ngày 20 tháng 4 năm 2011.

  3. Trung Kiên says:

    Ông ANH HOA “chê” bà Võ Thị Hảo “viết lăng nhăng” (vì tiểu tiết), mà quên đi Ý CHÍNH của bài viết thì thật đáng tiếc! Ông ANH HOA còn viết…”Không những thế, Nguyễn Trường Tộ là linh mục?

    Thực ra thì những sách sử trước 1975 đã bị csvn thiêu hủy hầu như toàn bộ, vì thế những sách sau này nói về ông Nguyễn Trường Tộ, dù là do LM Trương Bá Cần biên soạn (cuối tháng 6-1988 và xuất bản năm 2002) thì cũng không trọn vẹn! Nguyễn Trường Tộ chỉ là một nhà trí thức độc thân, chứ không phải là một LM!

    Ngay như ông TRẦN BẠCH ĐẰNG, một người CS cũng đã phải thú nhận rằng; “Tôi được vinh hạnh – có lẽ – là một trong những độc giả đầu tiên của công trình nghiên cứu lịch sử đồ sộ này của Trương Bá Cần, với tôi, một bè bạn, dù anh và tôi có một khác biệt, trên một nghĩa nào đó, khá lớn: anh là một linh mục, tất nhiên tin ở Chúa, còn tôi, một đảng viên Cộng sản, tất nhiên vô thần. Và, linh mục Trương Bá Cần muốn tôi viết tựa cho quyển sách của anh.

    Chắc chắn tôi không viết nổi bài tựa cho một thành quả lao động tốn nhiều năm tháng của một Tiến sĩ sử học mà, hơn một mặt, tôi hiểu thái độ nghiêm túc của anh – không chỉ trong trường hợp đặt Nguyễn Trường Tộ dưới ánh sáng của hiện thực lịch sử.

    Vả lại khi tôi đọc bản thảo, vụ “phong thánh” ít nhiều quấy rối tâm tư tôi. Theo ý riêng – hoàn toàn ý riêng của tôi – Nguyễn Trường Tộ đáng được hiển thánh theo cái nghĩa cả thế tục lẫn tôn giáo. Nếu quả con người có linh hồn và linh hồn vẫn tồn tại khi trái tim con người ngừng đập, thì Nguyễn Trường Tộ hiện đang ở cạnh Chúa, với vị trí cao, rất cao.

    Tôi biết tiếng anh Trương Bá Cần trước lúc gặp anh – tôi chỉ gặp anh sau ngày 30-4-1975. Trong hoạt động bí luật, tôi đọc anh và khâm phục, nhưng tôi khâm phục các anh Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích, Nguyễn Hồng Giáo, Phan Khắc Từ, Nguyễn Nghị… Bài nghiên cứu của anh – tôi hoàn toàn thông cảm những hạn chế mà anh bắt buộc phải chấp nhận do điều kiện tồn tại của anh – về sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau 1954, gieo trong chúng tôi sự tôn trọng tính dũng cảm của một linh mục giữa muôn trùng hiểm nguy mà chiếc áo chùng thâm và cây thập giá không phải lúc nào cũng giữ vai trò hộ mệnh tuyệt đối.

    Bây giờ, tôi đọc Nguyễn Trường Tộ của anh. Điều anh mang lại cho tôi là: Cần đánh giá công bằng cống hiến của mọi con người Việt Nam, dù theo tín ngưỡng nào, trong những bối cảnh vô cùng phức tạp.

    Tôi thường nghĩ: thật dễ dàng nói về điều không hay của Giáo hội đạo Thiên Chúa ở Việt Nam suốt mấy trăm năm mà đạo Thiên Chúa “đổ bộ” lên miền đất này, nhưng điều đáng quý là tìm trong mớ hỗn độn ấy – có cái thuộc quy luật quá trình phát triển của thế giới, có cái do kẻ ngoài lợi dụng đạo Chúa, có cái từ trình độ ấu trĩ của vua quan ta… những tia sáng, nhỏ và lớn, để hiểu thêm chiều sâu của phẩm giá dân tộc Việt Nam.

    Nếu Nguyễn Trường Tộ là một người lương, các “điều trần” của ông vẫn đặc biệt như Nguyễn Lộ Trạch, nhưng Nguyễn Trường Tộ là một tín đồ đạo Thiên Chúa, các “điều trần” của ông càng tôn vinh ông. Tôi không đi vào khía cạnh “đổi mới tư duy” mà ông kiên trì, tôi chỉ muốn nhấn mạnh những kiến nghị vì lợi ích của đất nước, mà với tư cách một tín đồ đạo Thiên Chúa đang bị Triều đình ngược đãi, dân chúng nghi kỵ, ông không ngần ngại trình bày, hy vọng nhà vua đảo ngược thế cờ, chuyển nguy thành an, chuyển yếu thành mạnh, chuyển lạc hậu thành tiên tiến cho cả quốc gia, bấy giờ, đứng trước khả năng sụp đổ không phải khó thấy.

    Nguyễn Trường Tộ là một trí thức – theo nghĩa gần với hiện đại. Phân tích kỹ các “điều trần”, chúng ta dễ dàng phát hiện tính “không tưởng” ở một số chủ trương của Nguyễn Trường Tộ – Ông nóng vội và nhất là ông không biết cơ chế của triều Tự Đức không bao giờ cho phép suy nghĩ của ông trở thành hiện thực bởi chúng đụng đến bức tường lạc hậu kinh khủng về học vấn, về khoa học, sự mụ mẫm trong đầu các quan lại cao cấp, kể cả đấng chí tôn – nhưng ông vẫn không mệt mỏi. Tấm lòng yêu nước thúc đẩy ông. Ta quý Nguyễn Trường Tộ ở chỗ đó.

    Nói tóm lại, LM Trương Bá Cần đã biên soạn cuốn sách mà ông Anh Hoa đề cập, không phải từ một tư duy độc lập và trung thực, mà mục đích là cuốn sách phải được xuất hiện trong một hoàn cảnh “để được xuất bản”!

    Cám ơn bà Võ Thị Hảo, Bà đã lấy chuyện người xưa (Nguyễn Trường Tộ) để nói với “NGƯỜI THỜI NAY” và lãnh đạo csvn!

  4. cộng sản says:

    Muốn ta bất nhân , ta sẽ bất nhân. Muốn ta bất nghĩa, ta sẽ bất nghĩa. Miễn là ta tồn tại, còn thì sống chết mặc bây ! Hahaha …

  5. han tin says:

    kien khong duoc Dung ban tay nguyen cho trung quoc la bat man bi vao tu

  6. ANH HOA says:

    NGUYỄN TRƯỜNG TỘ CON NGƯỜI VÀ DI THẢO của Linh mục Trương Bá Cần, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1988. Trong đó có bản Di Thảo số 1, THIÊN HẠ ĐẠI THẾ LUẬN, trang 112 viết như sau:

    ….Tôi ở nước ngoài đã lâu biết rõ sức của họ, tinh tường tình hình của họ. Xưa Hàn Dũ có nói: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”. [Nguyễn Tường Tộ lập lại câu nói của Hàn Dũ, chứ không phải Nguyễn Trường Tộ nói vào thế kỷ XIX, mà bà Võ Thị Hảo viết lăng nhăng]

    Không những thế, Nguyễn Trường Tộ là linh mục, đã được linh mục Trương Bá Cần trong cuốn “NGUYỄN TRƯỜNG TỘ CON NGƯỜI VÀ DI THẢO”, trang 22 viết như sau:…linh mục Nguyễn Trường Tộ cùng giám mục Gauthier (Ngô Gia Hậu) đến Đà Nẵng gặp quân Pháp, ở đây có giám mục Pellerin, linh mục Caspar (tên Lộc, cha đỡ đầu cho Ngô Đình Khả đi tu linh mục), linh mục Croc có tên Việt là cố Hoà biết tiếng Việt, áp lực quân Pháp tấn công Huế cho chóng dứt điểm (Trương Bá Cần – Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, trang 22, trích từ Châu Bản Triều Nguyễn). Rigault de Genouilly chỉ có 800 quân gồm 300 quân Tagals (lính đánh thuê Phi Luật Tân) từ chối hành quân chờ ngày hồi hương, chỉ còn 500 quân phòng thủ…nên đã từ chối không đánh ra Huế mà còn ra lệnh cho các giáo sĩ người Pháp phải trở về nhiệm sở hoặc lánh nạn sang Hông Kông. Giám mục Pellerin, Gauthier cùng Nguyễn Trường Tộ sang Hương Cảng vào dịp này.

    Bản Di Thảo số 1 nầy, là BẢN DI THẢO GIẢ MẠO [Tháng 2 – tháng 3, năm Tự Đức 16, tức tháng 3 – tháng 4 năm 1863]. Bản Di Thảo giả mạo trong đó có những chi tiết không đúng với sự thật như sau:

    I ) Đề nghị hòa với Pháp. Nhưng triều đình vua Tự Đức đã ký hòa ước hòa bình với Pháp năm 1862 tại Saigòn [nghĩa là trước một năm bản Di Thảo số 1]

    II ) Trong Di Thảo số 1, trang 108 có ghi như sau:

    Họ lại có tính khẳng khái, hiếu chiến, với uy phong của một quân đội có xe sắt. Đó là lưu manh, tại vì xe hơi mới có từ năm 1896. Xe sắt đầu tiên của Thế giới là do người Anh chế năm 1914. Nguyễn Trương Tộ chết năm 1871, chưa bao giờ nhìn thấy xe hơi và xe sắt.

    Bà Võ Thị Hảo viết lăng nhăng: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”, là của linh mục Nguyễn Trường Tộ từ thế kỷ XIX đã nói như vậy.

    • D.Nhật Lệ says:

      Chủ đề chính của nhà văn nữ VTH.thì Anh Hoa cố ý lờ đi để bắt bẻ một câu trích dẫn
      nằm ở ngoài chủ đề chính,chẳng khác nào vào nhà người ta thì chỉ chăm chăm chú
      chú chỉ trích cái cổng xây không đúng ý mình ! Không phải bỗng dưng mà lại đi làm
      cái việc vớ vẩn như vậy,nếu không có ý đồ chơi xấu… chủ nhà !
      Cám ơn bài viết của bà VTH.,một trong những nhà văn hiếm hoi quan tâm đến vận nước và dân tộc VN.hiện nay,ngoài rất ít người như BMQuốc,TMHảo,ĐHiếu v.v.

    • VIỆT says:

      Bà Võ THị Hão nói thế thì sao ! Qua bài này , Rất cảm ơn Nhà văn Võ thị Hão. Tôi rất cảm tình với nhà văn sau khi xem ” Dạ tiệc quỹ ” . Phụ nữ VN rất hãnh diện về nhà văn !!

    • Hwy Tse says:

      TRI BẤT NGÔN…

      1) Hình như nguyên văn câu nói trên theo tiếng Hán Việt như sau:

      ” TRI BẤT NGÔN BẤT NHÂN, NGÔN BẤT TÚC BẤT NGHĨA.”

      Trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chương 56 được mở đầu với câu:

      ” Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri.”…
      (còn tiếp)

      Hwy Tse,…

  7. Vinh says:

    Vụ Mỹ, các nước trong Liên minh châu Âu, rồi tổng thư ký LHQ Ban-ki-Mo các cơ quan nhân quyền lên tiến yêu cầu VN thả ngay lập tức CHHV diễn biến ra sao rồi? Chẳng lẽ thế giới phải chịu thua CSVN. Giáo dân sao khg hiệp thông , thắp nến cầu nguyện cho CHHV, ra tuyên cáo yêu cầu CSVN thả ngay CHHV. Vụ này chớ để lâu .

  8. HQ says:

    “Biết mà không nói là bất nhân, Nói mà không nói hết là bất nghĩa”.

    “Không biết mà nói là bất nhân”,”Đã hết mà còn nói là bất nghĩa”

    Suy cho cùng, thù trong còn đó, làm sao đất nước khá nổi đây, chán cái đám suốt ngày hô hào “nhân quyền” này quá, cũng do có đám mối tụi bây mà đất nước phải gánh lưng chống đở cả thù trong lẫn thù ngoài…
    Ăn học trong lòng CS, lớn lến trong lòng CS, để rồi có những tấm bằng như ngày hôm này, thế nhắc tới CS lại chu cái mỏ lên như thế…Cù Huy Hà Vũ…ăn cháo đá bát thì ở đâu cũng thế…lời nói chả còn tí giá trị…
    To mồm kêu người dân sẽ trả lại công lý…haizz…dân nào đây…????

    Đất nước không phải là của một nhóm người…Không ai tin vào những kẻ đã bán nước đâu

    • Hoài An says:

      Ông HQ nói đúng đấy,
      Những người có ăn học như ông CHHV và bà Võ Thị Hảo đã không chịu bưng tai bịt mắt làm theo ý đảng để được hưởng đặc quyền đặc lợi, mà lại lên tiếng đòi dân chủ nhân quyền, như vậy không phải là “ăn cháo đá bát”, mà là …”không ăn cháo mà còn đá bát”, vì cho rằng, mình không phải là con vật, khi được chủ cho ăn thì cúi cầu hốc cạn! (người có học thì có khác)

      Đất nước không phải là của một nhóm người…không phải là của riêng đảng CSVN
      Không ai tin vào những kẻ đã bán nước đâu”… đảng CSVN đã chia đất bán nước cho TQ, nhân dân VN đã hết tin tưởng vào đảng rồi.

    • MAI says:

      Thưa ông HQ . Ai BÁN NƯỚC HỞ ÔNG ?? Đúng như ông nói . Dân VN chả ai tin vào kẻ đã làm mất HS-TS, biển, rừng , tài nguyên ! Ông đừng giả vờ nói rằng chính tụi …DÂN CHỦ : Nguyễn Văn Lý, Công Nhân, CHHV là THỦ PHẠM bán nước ! Cái chuyện BÁN NƯỚC có thời xửa thời xưa từ 1958…đến nay ! Ông giải thích cái hiện tượng này cho dân hiểu kẻo họ lại CHỬI … nhầm LÃNH ĐẠO VNCS !

  9. Cương Trực says:

    Cám ơn nhà văn VTH về những ý kiến rất tích cực.
    Nhưng: .”..Bên cạnh việc tiếp tục duy trì những thành quả của “đổi mới” và phát triển kinh tế,”
    xin đừng nhầm lẫn những việc làm của đàng csVN trong những năm qua là những “đổi mới!”
    Đó là việc làm của CP Việt Nam Cộng Hòa đã thưc hiện những thập niên 60 của thế kỷ trước và thế gíới đã thực hiện cả trăm năm nay!
    Đó không phải là công trạng của những ‘đỉnh cao trí tệ” mà do những sai lầm lạc hướng của cái chủ nghĩa cs phản động, lạc hậu và để tự cứu vớt lấy mình, đảng csVN đã phải bắt đầu chập chững những bước đi mà thế gíới đã bắt đầu từ rất lâu.
    Xin đừng lạm dụng chữ “ĐỔI MỚI”

  10. NLN says:

    Tôi thích bài này của bác Viện.

Leave a Reply to D.Nhật Lệ