WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tinh thần yêu nước và tinh thần xã hội của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu

Phan Bội Châu có viết bốn câu thơ rất đặc sắc và nổi tiếng, tóm lược được toàn bộ giá trị, ý hướng và nhân cách cá nhân trong suốt cuộc đời hoạt động vì dân vì nước của ông:

Trà trà nước nước cũng hôm mai

Yêu nước nên chi nhớ nước hoài

Nâng chén sơn hà xem nóng nguội

Giở bình xã hội thử đầy vơi!

Đây chỉ là hình ảnh của mỗi sớm uống trà, hay cả ngày dùng trà, thế nhưng nhà chí sĩ họ Phan đã dùng hình tượng ấy để nói lên các nỗi niềm tâm sự của mình, đó là tình cảm và mục đích luôn luôn hướng đến quốc dân, đất nước. Từ ‘nước’ ở đây được dùng theo hai nghĩa, nhưng nghĩa bóng quả thật còn quan trọng hơn nghĩa đen gấp bội phần. Điều đó cũng nói lên tinh thần, tình cảm yêu nước khôn nguôi của nhà cách mạng họ Phan. Chén sơn hà, cũng vẫn chỉ là chén nước, nó nói lên non sông yêu quý của cả một dân tộc, của chính bản thân nhà cách mạng. Sự nóng nguội ở đây là chỉ tình hình, tình trạng cụ thể của đất nước, giang sơn qua từng thời điểm, từng quá trình lịch sử.

Còn bình xã hội cũng vẫn là bình nước. Nhưng đây là ý nghĩa cụ thể của dân tộc, đất nước. Bởi vì xã hội là do những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt trong đời sống hàng ngày họp lại. Đó mới thật là ý nghĩa cụ thể, thực tế nhất của dân tộc, của đất nước. Vì dầu sao hai ý niệm sau chỉ từ ý niệm trước mà có. Không thể có đất nước nếu không có dân tộc cụ thể. Không thể có dân tộc nếu không có những con người cụ thể. Đó chính là tinh thần và ý nghĩa xã hội hoàn toàn khách quan, thực tế, mà chính nhà yêu nước Phan Bội Châu đã bày tỏ ra một cách hết sức tự nhiên, đầy ý nghĩa, khách quan và đúng đắn. Đó chính là bút pháp văn học hay thi pháp của họ Phan, bởi vì ông đã dùng hình ảnh này nhằm mục đích nói lên một hình ảnh cần thiết khác.

Chúng ta biết cụ Phan đã khởi đầu hành động cách mạng chống thực dân Pháp của mình khi ông rất còn trẻ, chỉ mới mười bảy tuổi. Đó là năm quý mùi, Tự Đức 36, khi Pháp chiếm lấy Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, ông đã cùng anh em đồng chí tự tổ chức ra đội sĩ tử cần vương để nhằm giúp nước. Từ đó cho đến suốt cuộc đời hoạt động tích cực, sôi nổi, cuối cùng thì ông bị Pháp bắt và đưa đi an trí tại Huế cho đến lúc qua đời. Sở dĩ Phan Bội Châu đúng nghĩa là nhà cách mạng thật sự, bởi vì ông tự thân vận động, tự chủ ý thức trong hoạt động yêu nước, mà không hề được ai tổ chức trước, không chịu lệ thuộc vào sự điều động của cấp trên nào, không chịu bất kỳ sự tuyên truyền, khuyến khích nào của người khác. Ông đúng là nhà chí sĩ, nhà cách mạng đích thực, là người muốn tạo thời thế, mà không phải chỉ là một sản phẩm tuyệt đối hay hoàn toàn của thời thế, tức là kiểu thời thế tạo anh hùng, hay thuộc phạm trù quần chúng nhân dân và lâu năm lên lão làng như điều vẫn thường tình xảy ra trong mọi lịch sử xã hội.

Chỉ có một điều duy nhất mà mọi người thắc mắc, đó là Phan Bội Châu có khuynh hướng và mục đích dùng bạo lực để cứu nước cứu dân. Thậm chí ông còn mong liên kết với Nhật, cầu viện và muốn mượn thế lực quân sự hùng mạnh của Nhật lúc bấy giờ để thực hiện mục đích đánh đuổi thực dân Pháp. Điều này mọi người hoài nghi, bởi vì lực lượng quân sự giữa ta và quân Pháp lúc đó quá chênh lệch, chưa cụ bị gì trước mà hoàn toàn chỉ lo chiến đấu, đó không phải là điều hữu lý lắm. Vả chăng dùng một thế lực nước ngoài để trục xuất một thế lực nước ngoài ra khỏi nước, chưa chắc đã hoàn toàn sáng suốt hay khôn ngoan. Đó là cách đuổi hùm ngõ trước rước cọp ngõ sau, chưa hẳn đã hoàn toàn thượng sách. Thế nhưng có lẽ do khuynh hướng thiên tư tức tính khí của bản thân hướng về bạo động, cũng như lòng yêu nước quá nồng nàn, nóng bỏng, quá vì thời cuộc lúc đó, mà tính toán theo cách riêng của ông chăng, đó cũng là một điều mà ngày nay mọi người cũng nên cảm thông, phân tích và suy nghĩ sao cho hữu lý.

© VHT

5 Phản hồi cho “Tinh thần yêu nước và tinh thần xã hội của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu”

  1. Minh Đức says:

    Ông Phan Bội Châu gửi thanh niên qua Nhật để được huấn luyện về quân sự. Còn về lực lượng quân sự thì ông Phan Bội Châu tự gây dựng lấy ở bên Trung Quốc. Có những người dân có tiền ở trong nước gửi tiền qua đóng góp cho phong trào của ông Phan Bội Châu. Như vậy không thể gọi là mượn một nước ngoài để đuổi nước ngoài.

    Về chế độ chính trị thì ông Phan Bội Châu chủ trương quân chủ lập hiến giống như Nhật, nước vẫn có vua, nhưng quốc hội thì do dân bầu, bầu thật chứ không phải là bầu dối. Nói những từ yêu nước, nhân dân, xã hội chủ nghĩa, dân chủ, pháp quyền … cho lắm vào. Thế mà có những nước vẫn còn vua như Thụy Điển, Nhật, Anh, Bỉ … mà dân của họ không bị lầm than, không bị chính quyền đối xử bất công, họ lại cai trị theo luật lệ. Chẳng qua là dân các nước đó mở mắt ra mà nhìn, cái gì có hại cho nước thì họ tránh, cái gì có lợi thì họ làm, họ không chơi trò ma giáo, nói những từ đao to búa lớn, còn làm thì rặt là mánh lới tiểu xảo, lừa người.

  2. Võ Hưng Tjhanh says:

    Võ hưng Thanh says:
    17/04/2011 at 07:49
    Bài đăng nhan đề :

    NÓI THÊM VỀ Ý NGHĨA KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG CỦA QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN KHOA HỌC

    của tác giả VHT thấy còn thiếu đoạn chót như sau :

    …………………………………………..

    Tức quyền lực là quyền lực chung của toàn xã hội, không thuộc về bất kỳ những nhóm cá nhân nào. Điều thứ ba là sự trí thức hóa quản lý. Tức nhà nước chỉ còn là nhu cầu điều hợp theo cách thông minh, quản lý xã hội chỉ như một nhiệm vụ, một trách nhiệm khoa học, sao cho hiệu quả nhất, mà không còn là chủ thể độc tôn của quyền hành, vì mọi quyền hành đã nhất thiết thuộc về toàn dân. Đó chính là tinh thần, mục đích và ý nghĩa của quan điểm nhân văn. Tính khoa học của nó là tính phân biệt giữa con người và xã hội. Chính con người tạo thành xã hội mà không phải xã hội là nguồn gốc thiết yếu của con người. Tính xã hội phải là tính nhân văn trong con người mà không phải chỉ là một thiết kế, một tổ chức hoàn toàn hình thức đi ngược lại hay dẫm đạp lên tính nhân văn. Đó chính là ý nghĩa cũng như mục đích sâu xa nhất của tinh thần và nền tảng nhân văn mà những loạt bài viết này(1) đã nổ lực định hình và hướng tới.

    Đà Lạt, một ngày đầu Xuân Tân Mão
    (08/02/2011)
    VÕ HƯNG THANH

  3. Tien Pham says:

    “Vả chăng dùng một thế lực nước ngoài để trục xuất một thế lực nước ngoài ra khỏi nước, chưa chắc đã hoàn toàn sáng suốt hay khôn ngoan. Đó là cách đuổi hùm ngõ trước rước cọp ngõ sau, chưa hẳn đã hoàn toàn thượng sách.”

    Tôi thấy lời nhận định này của ông VHT kô đúng.

    1. Việc cụ Phan (PBC) sang cầu viện nước Nhật, rồi mở đầu cho phong trào Đông Du xảy ra vào khoảng đầu thế kỉ 20. Trước đó, nước Nhật (Japanese Empire) đã đánh bại nước Nga (Russian Empire). Đây là 1 sự kiện quan trọng, vì cho tới lúc đó, kô có dân Á Đông (chủ yếu là Trung Hoa, Việt Nam, Cao Li (Korea), các nước đồng văn) nào tin rằng người da vàng có thể đánh bại nguời da trắng! Người VN nào muốn đánh đổ thực dân Pháp rất muốn biết bằng cách nào mà người Nhật hay vậy! Họ muốn học hỏi những cái hay đó.

    2. Người Nhật mưu đồ Á Châu Đại Đồng và nêu khẩu hiệu Á Châu là của người Á Đông là về sau này, khoảng vào giữa thế kỉ 20. Khi việc xâm chiếm lãnh thổ của quân phát xít Nhật xảy ra, vào thời điểm của cụ PBC, kô có cách gì cụ có thể biết được chuyện sau này.

    “Chỉ có một điều duy nhất mà mọi người thắc mắc, đó là Phan Bội Châu có khuynh hướng và mục đích dùng bạo lực để cứu nước cứu dân. “

    Lúc đó, phong cách đấu tranh dành độc lập cho VN bằng cách dùng bạo lực là 1 đường hướng (có tính) phổ thông. Vào khoảng cùng thời với cụ PBC, có cụ Phan Chu Trinh, xiển dương 1 đường lối khác, 1 phương hướng làm cách mạng khác hẳn cu PBC. Thuở đó, chưa có ai tin rằng đường lối bất bạo động lại có khả năng đánh đổ chính quyền thực dân. Phải đợi đến ông Mahatma Gandhi và nước Ấn Độ (India) vào khoảng thập niên 1940s. Vào thời điểm của cụ PBC, đấu tranh chống thực dân Pháp cũng giống như việc đấu tranh dành độc lập từ sự đô hộ của phương Bắc, lấy mô hình dùng bạo lực là chủ yếu, vì cho tới lúc đó, cụ PBC chỉ biết rằng mô hình này worked!

    Chúng ta kô thể lấy nhãn quang của kẻ thời nay để phán xét việc thời xưa!

    Tiện đây, tôi cũng muồn bàn thêm về thuật Nhân Trị (NT) và thuật Pháp Trị (PT).

    Có nhiều người, kể cả Khổng tử, cho rằng thuật NT là “vương đạo”, còn PT là “bá đạo”. Thuật NT lấy Đức (Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín) mà trị người. Ngoài Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, ông ấy còn tâm niệm 8 điều (cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, thiên hạ bình) để làm những nấc thang cho những người theo thuật NT. Đối tượng của thuật NT là bản thân con người. Còn đối tượng chính yếu của thuật PT là luật pháp. Như vậy, đường lối NT này phải có 2 chiều: Người dùng Đức để thu phục người, người nhận phải hiểu, tâm phục khẩu phục để đáp lại. Trái lại, thuật PT thì chỉ cần có 1 chiều: Người lập ra Pháp, và người nhận phải tuân theo, kô cần biết người đó có tâm phục khẩu phục hay kô. Cả 2 có cùng 1 mẫu số chung: Người lấy Đức phục người, bản thân phảì có Đức đã, rồi người khác mới nghe theo. Tương tự như vậy, người lấy Pháp phục người, bản thân phải tôn trọng cái luật pháp mà mình ban hành. Mình kô noi gương, ai theo?

    Trong một xã hội có nhiều sự khác biệt, giữa mỗi con người với con người, xã hội (dân sự) với xã hội (dân sự), thuật NT kô có hiệu quả. Vì cần có 2 chiều, thuật NT kô đủ khả năng để bảo đảm quyền lợi của mỗi người.

    Ông Khổng thường hay cổ xuý cho thuật NT, cho đó là “vương đạo.” Vậy, người theo dùng thuật PT là kô “vương đạo” chăng?

    Kô hẳn. Quan niệm “vương” hay “bá” là quan niệm thời phong kiến chuyên chế, ngày nay kô hợp thời nữa. Vậy, tại sao ngày xưa những người (theo) Pháp gia kô thành công? Hỏi 1 cách khác, tại sao thuật PT ngày nay lại thành công? Kô thành công vì có người muốn đứng trên luật pháp. Chế độ ngày xưa là chế độ độc tài, gia đình trị! Kô thể lấy nhãn quang của việc thời nay để bàn “lộn” việc thời xưa!

    • Võ hưng Thanh says:

      Tôi xin được đáp lại lời của bạn Phạm Tiên như sau :

      Theo tôi, khi các chế độ thực dân, thuộc địa phương Tây áp đặt lên một số các đất nước phương Đông trước kia, điều này thật sự rất khó gỡ. Đó là do cán cân lực lượng về vật chất và ý thức cũng như kể cả nhận thức của hai bên đều quá chênh lệch. Đó là lý do tại sao mọi cuộc đấu tranh bạo động giải phóng đất nước rất nhiều nơi đều không thành công. Duy chỉ trường hợp tiền phong là cuộc đấu tranh bất bạo động của thánh Gandhi ở Ấn độ chống ách đô hộ của thực dân Anh là đạt kết quả. Lý do vì đó là sức mạnh ý thức tâm lý, không phải là sức mạnh kỹ thuật vật chất. Thực dân Anh thua vì không thể dùng sức mạnh vật chất kỹ thuật để chống lại ý thức tâm lý một khi nó đã được kết thành một khối hoàn toàn vô địch, bất khả diệt. Vì diệt như vậy là quá dã man, trái lại mọi dư luận thế giới và mọi ý thức lành mạnh của cả một dân tộc Anh.
      Cho nên ở ta cũng thế, không có được khối sức mạnh khoa học kỹ thuật, cũng không có được khối sức mạnh về ý thức thống nhất, nói khác mọi trình độ nhận thức, hiểu biết của dân ta lúc đó còn quá thấp, bạo động tất là vô vọng, là hi sinh vô ích, là chết, nên theo tôi con đường của Phan Chu Trinh sáng suốt, hợp lẽ hơn con đường của Phan Bội Châu. Tất nhiên nó có chậm hơn, nhưng lại chắc hơn, ít hi sinh hơn, và phù hợp với tiến hóa lịch sử của xã hội hơn. Lúc đó Nhật bản đang mạnh lên, là nhờ họ đã biết duy tân trước. Dùng sức mạnh của Nhật vào năng lực chưa có của mình, chẳng khác gì kiểu mượn đầu heo nấu cháo, làm sao mà đạt yêu cầu mong muốn. Giống như các tướng lĩnh bình thường làm sao múa được thành long đạo của Quan Công. Cho nên phải có thời gian luyện tập trước, đó là cái kế sách sáng suốt lâu dài của họ Phan Chu. Thật ra vị anh hùng họ Phan Bội cũng rất nên đáng được trân trọng, tuy nhiên ý chí thì mãnh liệt, nhưng có thể biết đâu chủ quan. Nghĩ mình có thể lợi dụng được người Nhật, nhưng nếu bị người Nhật lợi dụng ngược lại thì sao ? Thật ra, nếu sách lược của nhà chí sĩ Phan Bội Châu thành công, biết đâu sẽ đứng vào khối Đại đông Á của Nhật lúc đó, và sau này cũng phải bị phe Đồng Minh đánh lại. Cho nên sách lược của Phạn Chu Trinh chính là kiểu dĩ độc trị độc. Nó sẳn ngay trong tay, có thể vận dụng được liền ngay tức khắc. Bởi Pháp có thể triệt bạo động, nhưng thật khó triệt được văn hóa. Cả hai bên nếu cùng văn hóa phát triển đề huề thì cùng có lợi với nhau cả. Chắc Phan Chu Trinh nghĩ rằng một nước Pháp văn minh cũng không thể nào từ chối việc đó. Rõ ràng điều Phan Chu Trinh nghĩ xem ra rất có lý và rất triển vọng. Bởi vì cho dầu nhiều vị anh hùng khác cứu nước theo cách bạo động như đã biết, nhưng nếu sách lược PCT thành công, sẽ đẩy nhanh được tiến trình hơn, không hẹm gì mà chỉ là cùng vận hành cả hai cổ xe độc mã hay cả một cổ xe song mã thế thôi.
      Ấy nên có thể nói :

      Phan Bội Châu rất vội vàng
      Phan Chu Trinh cứ nhịp nhàng mà lên
      Nếu mà sức mạnh hai bên
      Cùng nhau hợp lại chắc nên công rồi !

      VHT

    • nvtncs says:

      Cũng giản dị thôi:

      Thời Pháp thuộc, người trí thức Vịêt Nam thấm nhuần văn hóa Pháp rất ham mộ những quan niệm bình đẳng, tự do, tình đồng bào, của Pháp. Tuy vậy những quan niệm này chỉ áp dụng giữa người Pháp với nhau. Người trí thức Việt có văn hóa Pháp, ghi nhận rằng họ và dân họ không được hưởng những quyền này. Do đó họ đòi hỏi những quyền đó và khi kô được, họ chống Pháp. Hơn nữa họ không chấp nhận sự hiện diện và điều chính của quân đội Pháp trên đất nước họ.
      Khuyết điểm của Trí thức VN có văn hóa Pháp là họ chỉ biệt đòi hỏi tự do nhưng không biết những trách nhiệm nặng nề của tự do. Trách nhiệm đó là mình phải có kỷ luật để hiểu rằng tự do kô phải là tư do ăn nói bừa bãi và phải cẩn thận
      Khuyết điểm lớn hơn là họ ít có liên lạc với dân đen. Hơn nữa, dân đen chưa chín mùi tự do, bình đẳng. Rốt cụôc là trí thức VN trong tháp ngà viết báo chí không thàng công.

      Trái lại HCM đảng CSVN chặt chẽ, lợi dụng lòng yêu nước của dân đen, ở gần với dân, tập hợp quần chúng gây nên sự căm thù giả tạo, đổ dầu vào lửa ( gỉa tạo vì Gandhi không gây căm thù mà trái lại, sẵn sàng điều đình với Anh Cát Lợi )người Pháp, để lên cướp quyền của vua BĐ.

      Chế độ nhân trị là một điều không bảo đảm, vì dưới thời phong kiến, vua chúa có người tốt, người xấu. Vua tốt thì dân may mắn, xấu thì dân khổ. Như vậy việc cai trị dân gian hoàn toàn thay đổi và phụ thuộc chất tính của từng nhà vua.
      Trái lại nền Pháp trị đều đặn và ít thay đổi vì Pháp luật và quan trọng hơn nữa là hiến pháp, do quốc hội của dân bầu, viết và chỉ thay đổi khi 2/3quốc hội thuận ý. Cuối cùng luật pháp là do dân chọn, qua quốc hội.

      Vì vậy nên nền pháp trị cũng như quan niệm tự do, bình đẳng của công dân trước pháp luật, công bằng xã hội, bao gìơ cũng đúng, chỉ khổ nỗi là ở thời điểm 1900-1940, những quan niệm trên chưa chín mùi trong dân gian VN.

      Còn ai chỉ trích gia đình trị thì người đó chưa suy nghĩ cho đến nơi, đến chốn.

      Thứ nhất, phần đông những người chỉ trích ông Diệm, không bằng một gọc cỏn con của ông Diệm trên phương diện tài, đức, trong sạch, yêu nước.

      Thứ hai, nếu ô Diệm không có đảng đứng sau ông ta như HCM với đảng CSVN thì ô ta phải dựa vào gia đình mình chứ dựa vào ai bây giờ? Chả nhẽ tin cậy mấy ô tướng sao? Những người chỉ trích ô Diệm gia đình trị, nếu những người đó làm TT, có tin cây anh em họ mình hơn người ngoài không? Vả lại ông Nhu là người có tài thật sự.
      Cuối cùng, ô Diệm chỉ là bước đầu tiên của con đường người dân Nam đi tới tự do dân chủ, vì ô Diệm rôì cũng sẽ dễ thay thế chứ đảng CSVN thì rất khó thay nó, bằng chứng là 36 năm trời daì đằng đẵng, nước nát như tương mà NÓ văn phây phây ăn hại đái bát trên dân, trên nước VN.

Leave a Reply to nvtncs