WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những câu chuyện bên bàn nhậu 6: Thôi Trữ giết Vua!

Theo Wikipedia: Thôi Trữ (chữ Hán: 崔杼; ?-546 TCN) là tướng quốc nước Tề thời Xuân Thu. Trong lịch sử Trung Quốc, Thôi Trữ  (TT) đã thao túng chính sự nước Tề một thời gian dài, cuối cùng bị hoạ diệt tộc.

Sử ký Tư Mã Thiên: TT làm đại phu từ thời Tề Huệ công (608 TCN-599 TCN) và được lòng vua Tề. Ông vốn dòng dõi quý tộc nước Tề được phong đất Thôi nên lấy Thôi làm họ. Đến thời Tề Linh công, nước Tề xảy ra việc tranh chấp thừa kế ngôi vua giữa công tử lớn Khương Quang và công tử nhỏ Khương Nha. Thôi Trữ ủng hộ Khương Quang, đưa Khương Quang lên ngôi là Tề Trang công (545 TCN).

Thôi Trữ có người vợ lẽ tên Đường Cơ rất xinh đẹp. Tề Trang công mê mẩn nên thường lén lút đến tư thông. Thôi Trữ biết chuyện nên rất tức giận, nhưng bàn cùng Khánh Phong chờ thời cơ’’giết kẻ tình địch’’ – thực chất là làm phản….

Năm 548 TCN, nhân dịp Tề Trang Công mở tiệc đãi vua nước Cử, Thôi Trữ – Khánh Phong thấy thời cơ đã đến bàn nhau thực hiện ý đồ. Khánh Phong’’xui’’ Thôi Trữ ra tay  tại phủ của mình rồi vu cho là giết kẻ dâm đạo… TT nghe theo, tiến hành -  Doạ Đường Cơ phải nghe lời mình, (nếu không sẽ giết rồi phế truất con của nàng) . Đường Cơ sợ, nghe theo, phao tin TT ốm không dự tiệc chiêu đãi. Trang công nghe tin, nhân danh đến thăm Thôi Trữ, nhằm để gặp Đường Cơ. TT bố trí sẵn, sai thủ hạ vây bắt. Tề Trang Công vội trèo tường bỏ chạy nhưng không thoát, bị giết. TT, KP lập người em khác mẹ của Trang công là Khương Chử Cữu lên làm vua, tức là Tề Cảnh công.

Theo quy định của các triều đại phong kiến xa xưa: Mỗi triều có một’’Viện sử’’ do quan Thái sử chuyên việc ghi chép mọi hành vi của vua, mọi diễn tiến của triều đình để đời sau biết. Việc TT giết TLC  khiến những người viết sử sử bất bình, toàn dân căm ghét. Thôi Trữ biết vậy, vội đến gặp quan Thái sử , yêu cầu cho xem việc ghi chép sự kiện này ra sao? TT đọc , quan Thái sử viết: “ Tháng 5, mùa hè , Thôi Trữ giết vua” –Thôi Trữ hầm hầm nổi giận, bắt chép khác đi. Thái sử không chịu. Thôi Trữ quát: Phải chép là Vua chết đột tử vì bạo bệnh.

Thái sử im lặng…

TT rút gươm kề cổ người kia, nói: Nếu không sửa, ta sẽ giết ngươi!

Viên quan chép sử lặng lẽ vươn cổ chờ… TT chặt đầu ông ta rồi hầm hầm quay người định đi ra. Cũng đúng lúc có một người cầm bút đi vào. TT ngạc nhiên hỏi: Ngươi là ai? Vào đây làm gì.

Người kia đáp: Tôi là em thứ hai của quan Thái sử. Xin vào chép thay cho anh. TT cầm thanh gươm còn đang rỏ mắu chỉ thây người anh, bảo: Ngươi chép đi! Phải chép là Vua bị bạo bệnh chết.

Người em im lặng cầm bút, viết!…

TT giằng cuốn sách…đọc… trợn mắt: Phải sửa. Nếu không sẽ chết như anh mày.

Người em nghểnh cổ,  nhắm mắt vẻ chờ đợi. TT lại chém. Đầu người rơi xuống, ông ta thở hồng hộc như trâu đằm vũng nước…

Chưa kịp quay lại, đã thấy sau lưng có tiếng nói to: Ta là em thứ 3 của quan Thái sử đến chép thay hai anh đây.

TT trừng mắt, gằn giọng, hỏi: Ngươi chép đúng như hai thằng anh hay chép theo ý ta?

Người kia dõng dạc: Người chép sử phải trung thực, dù có chết cũng không được chép sai. Ngài giết vua thì phải chép đúng, một chữ cũng không thể thay đổi.

TT vung gươm chém lia lịa vào người kia, vừa chém vừa gầm gừ: Các ngươi đã điên thì ta cũng điên… TT càng lúc càng hăng – bổ gươm xuống đống thịt bầy nhầy, gào to: Thuận ta thì sống, Nghịch ta thì chết… thuận ta thì…

Cũng đúng lúc đằng sau có tiếng quát vang: Tháng 5, mùa hè Thôi Trữ giết vua! Các anh ơi chờ em với!

Thôi Trữ ngẩng đầu nhìn: Một chàng trai còn rất trẻ, khí phách hiên ngang, trước ngực căng giòng chữ: Tháng 5, mùa hè, TT giết vua!

Thôi Trữ người ướt đẫm mắu tươi của 3 anh em quan Ngự sử, cảm thấy không còn hơi sức, hỏi chàng thanh niên giọng đứt quãng:

- Ngươi… là ai? Không sợ chết… à?

- Ta là em thứ tư của quan Thái sử. Ta đến đây là để thay 3 anh chép tiếp đoạn văn – sử này. Ông có thể giết cả nhà ta, nhưng không thể giết được lịch sử của dân tộc Tề.

Vừa lúc… bên ngoài cửa ồn ào…

TT liếc nhìn ra thấy có đông người đứng nhìn y với vẻ chăm chú… TT buông thanh kiếm, giang hai tay đưa lên đầu, miệng thều thào: Ta chịu thua các ngươi rồi. Nói đoạn thất thểu đi  ra.

Người em tiến đến nhặt đầu, xếp thân xác các anh cùng  hàng ngay ngắn. Đám người bên ngoài ùa vào. Người em hỏi: Các vị là ai, sao lại đến đây? Một người lớn tuổi nhất cúi vái lạy anh em nhà quan Thái sử, nói: Chúng tôi nghe tin ngài đến đây, bảo nhau đứng xếp hàng chờ bên ngoài. Nếu TT giết ngài chúng tôi lần lượt vào thay!

Một câu chuyện bi tráng ca ngợi khí phách anh hùng của những người ghi chép lịch sử! Đời sau cũng có nhiều người noi gương gia đình quan Thái sử nước Tề, nhưng chưa có ai, gia tộc nào – làm được như gia đình quan Thái sử kia.

Hơn 2000 năm sau (khoảng – 600 TCN + 1962 SCN) ở nước Việt cũng xẩy ra câu chuyện tương tự, có thể tóm tắt : Nhà văn Phù Thăng viết cuốn tiểu thuyết tựa đề Phá Vây, nói về chiến tranh. Truyện kể về một đơn vị trinh sat trước lúc vào trận đánh (hồi kháng chiến chống Pháp). Người cán bộ lãnh đạo đơn vị vốn thương đám lính trẻ’’đang tuổi ăn tuổi ngủ’’, mà sau đêm nay có thể đa số họ sẽ không còn trên cõi đời. Qua nhân vật chính của tác phẩm, tác gỉa lồng suy nghĩ về sự tàn khốc của chiến tranh… trong giòng suy tư, ông giải bầy lòng mình trên trang viết:

”… Chiến tranh đã gây lên và sẽ gây lên bao nỗi đau khổ, vất vả, tủi nhục, căm giận khác nữa… Chiến tranh không có gì đáng ca ngợi cả, và đời lính chỉ là cuộc đời nhọc nhằn mà thôi.  Nếu như trong chiến đãu có thu được cái vinh quang chân chính của nó, thì cũng đã trả một gía quá đắt. Phải sớm kết thúc cuộc đổ mắu cùng những thảm họa của nó!”.

Câu văn viết ra giữa lúc cuộc chiến tranh’’giải phóng miền Nam’’ đang bắt đầu trở nên khốc liệt. Theo quan điểm của người lãnh đạo tư tưởng lúc đó : Để nguyên câu văn loại này trong cuốn tiêu thuyết sẽ không có lợi cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho chiến sĩ …

Tác giả được cấp trên gọi lên gặp , bắt phải cắt bỏ (đoạn văn). Ông không chịu, công khai từ chối lời yêu cầu kia: ”Thực tâm tôi nghĩ thế nào thì tôi viết ra một cách trung thực thế. Nếu các anh cảm thấy không được thì thôi, không in nữa. Nếu trót in rồi thì không phát hành nữa, chứ bây giờ bảo tôi chữa khác đi, thì thú thực tôi chẳng biết chữa thế nào”(Theo Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, nxb Thanh niên 1997).

Ngay sau đó dù cuốn tiểu thuyết đã phát hành đang đưọc bạn đọc đón nhận nồng nhiệt – triệt để thu hồi ngay… Tác gỉa bị sa thải khỏi quân đội, chuyển về xưởng phim… rồi, ‘’phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí’’ và lại do… văn – nghệ …-‘’sinh nghề tử nghiệp’’ – PT buộc phải đi tiếp : Về quê chăn vịt rồi  chết dần, chết mòn trong vòng vây của sự thù ghét vì’’ trái quan điểm chính trị’’…

Người chiến sĩ – nhà văn – nhà viết sử (bằng văn chương), đã thành công’’Phá Vây’’ trên chiến trận, nhưng trở về tiếp tục’’Phá Vây’’ trên văn đàn VN ở nửa sau của thế kỉ 20 (1961) – tại thời điểm này, ông thất bại bởi đã hành xử như …quan Thái sử của thời Tề Linh Công bên nước Trung Hoa cổ.

Thể xác lẫn tinh thần bị dày vò… nhưng Phù Thăng đã nêu tấm gương sáng ngời cho thế hệ những người viết Sử – những nhà Văn chân chính của nước Việt – hôm nay và đời đời mai sau…

Sau Phù Thăng (1962) còn có nhiều ‘’nhà văn – nhà viết sử’’ -  làm như ông: Hà Minh Tuân (Tiểu thuyết Vào Đời – 1963), Việt Phương (tập thơ Cửa Mở – 1970), Phạm Tiến Duật (bài Vòng Trắng – 1978) v.v…(2). Tuy tất cả họ không bị chém…’’đầu lìa khỏi cổ’’, nhưng tinh thần, tư duy, sự sáng tạo – bị chém…’’ đứt lìa khỏi óc’’!

15.04.2011
© TCN

© Đàn Chim Việt

———————————————–
(1) – Theo Wikipedia:
Sau khi lập vua mới, Thôi Trữ được phong làm Tướng quốc. Ông ta mời Khánh Phong cùng dự triều chính. Hai người chuyên quyền, muốn chèn ép các quan nước Tề, bắt họ thề theo mình. Quan đại phu Án Anh không chịu theo, chỉ thề trung thành với nước Tề và vua Tề. Khánh Phong định giết Án Anh nhưng Thôi Trữ cản lại vì Án Anh rất có uy tín với người trong nước .
Khánh Phong muốn trừ Thôi Trữ để một mình chuyên quyền nên bày kế : Thôi Trữ có 2 con lvới người vợ cả : Lớn là Thôi Thành, bé Thôi Cương . Mẹ của Thành và Cương qua đời, Thôi Trữ lấy Đường cơ, tức là Đông Quách Thị và sinh ra Thôi Minh. Thôi Trữ yêu Thôi Minh, định lập Minh kế vị. Hai người con lớn là Thôi Thành, Thôi Cương bất bình. Theo lời Đông Quách thị, em bà là Đông Quách Yển và con chồng cũ là Đường Vô Cữu đến làm gia nhân cho Thôi Trữ. Nhân lúc Thôi Thành có tội, Đông Quách Yển và Vô Cữu trị tội, phế truất quyền thừa kế và lập Thôi Minh làm người thừa kế .
Thôi Thành và Thôi Cương thấy tình hình bất lợi bèn xin Thôi Trữ được rút đi ở ấp Thôi. Thôi Trữ bằng lòng, nhưng Đông Quách Yển và Vô Cữu không nghe, cho rằng ấp Thôi là ấp tổ tông họ Thôi, chỉ có người thừa kế là Thôi Minh được ở. Vì vậy Thôi Trữ nghe theo lời Yển và Vô Cữu. Thôi Thành và Thôi Cương sợ hãi chạy sang nhà Khánh Phong cầu cứu. Khánh Phong theo lời lực sĩ Lư Bồ Miết, nhân nhà họ Thôi có loạn bèn cấp quân cho Thành và Cương trở về đánh giết Vô Cữu và Yển. Cả nhà họ Thôi chạy tán loạn, Thôi Trữ cùng một người vợ lẽ họ Thôi chạy thoát ra ngoài. Thôi Trữ không biết vụ Thôi Thành và Thôi Cương do Khánh Phong tiếp tay, lại sai một viên hoạn quan đánh xe đến gặp Khánh Phong cầu cứu, trị tội hai người con lớn. Khánh Phong giả cách nhiệt tình giúp đỡ, lại sai lực sĩ Lưu Bồ Miết mang quân sang nhà họ Thôi diệt trừ Thành và Cương.
Lư Bồ Miết theo lệnh Khánh Phong, đi giết Thôi Thành và Thôi Cương, nhân thể diệt toàn bộ gia quyến họ Thôi. Hai vợ chồng Thôi Trữ trở về nhà thấy nhà cửa tan hoang, cả họ bị giết không còn ai, mới nhận ra mưu đồ của Khánh Phong. Ông cùng vợ tự sát. Đến đêm, con nhỏ Thôi Minh đào một hố giữa khu lăng tẩm tổ tiên, vùi xác ông xuống đó rồi bỏ trốn sang nước Lỗ.
Thôi Trữ làm quan nước Tề hơn 50 năm qua 5 đời vua Tề. Sau khi ông qua đời, quyền hành nước Tề lọt vào tay Khánh Phong. Ngay sau đó, tướng quốc Án Anh tập hợp lực lượng cùng Điền Vô Vũ tiêu diệt Khánh Phong…
Trong Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long – Thôi Trữ xuất hiện từ hồi 65 tới hồi 66. Tác giả tập trung mô tả Thôi Trữ trong vụ giết Tề Trang Công và mắc mưu Khánh Phong…

(2) – Hiện tượng này sẩy ra ở nước Việt nhiều lần, đối với nhiều người:
- Hà Minh Tuân viết tiểu thuyết Vào Đời, miêu tả rất chân thực cuộc sống của con người sống dưới chế độ XHCN. Sự chân thực’’qúa mức’’ khiến đám Phê bình gia cho là bôi xấu chế độ . Kết cục : Truất chức giám đốc NXB Văn học, đuổi khỏi văn đàn…
- Nhà thơ Việt Phương Viết tập thơ Cửa Mở. Trong đó có bài, có đoạn thơ suy tư về chiến tranh’’qúa chân thực’’ cuối cùng cũng phải lãnh hậu quả – về hưu non, mặc dù đang là thư kí riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, được ông TT qúy trọng:

’’Ta thắng Mỹ cho ngàn vạn năm đời sắp tới
Cho cả thời con cháu ta sẽ hỏi
Vì đâu ?
Ngày xưa trước năm 2000
Người ta giết nhau,
mạng người như hòn sỏi ?’’…

- Phạm Tiến Duật là nhà thơ Trẻ so với các đàn anh đương thời : Phù Thăng, Hà Minh Tuận, Việt Phương… Có nhiều thơ được giải thưởng, trong đó nổi bật nhất là bài Trường sơn Đông – Trường sơn Tây. Khi kết thúc chiến tranh, trở về văn trường, có bài thơ Vòng Trắng, có câu :
”…Khói bom lên trời thành một vòng đen
Trên mặt đất hiện bao nhiêu vòng trắng

Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang vòng tròn như những số không…”
(Bài thơ bị cấp trên cho là ủy mị, mất lập trường…) - PTD thất sủng trong thời gian dài…

3 Phản hồi cho “Những câu chuyện bên bàn nhậu 6: Thôi Trữ giết Vua!”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    Chuyện Thôi Trữ giết vua và việc thái sử quan Triệu Thuẩn không chịu chép sử khác đi, cho dầu có bị chém đầu, là một gương cổ kim bất tử cho mọi đời, về việc người làm sử. Nhưng đó là việc của đời xưa. Còn ngày nay, con người viết sử lại bất chấp mọi ý nghĩa lịch sử khách quan, thật là điều tệ hại. Đó chính là sự suy thoái của con người về mặt ý thức, về mặt đạo lý xã hội, nhất là đối với những cá nhân nào viết sử, hay có liên quan về các sử liệu, cũng là điều đáng nói nhất. Thật ra, không bất kỳ ai có thể mang được cái chủ quan để thay thế được cho cái khách quan trong lịch sử. Tưởng làm được như vậy đều là sai lầm. Sai lầm về mặt khoa học, lẫn sai lầm về mặt xã hội, tức là về mặt thực tế hay lịch sử. Có nghĩa lịch sử luôn luôn là một bài học thiết thực, là ý nghĩa cho tất cả mọi người rút ra được điều gì từ đó. Cho nên, sử xảy ra như thế nào, diễn tiến cụ thể ra sao, cứ phải thuật nguyên xi, chính xác, khách quan như vậy. Đó mới đúng là tinh thần sử học, mới đúng là ý nghĩa của người làm sử, viết sử. Bởi làm sử, viết sử là nhằm để lại mai sau, cho hậu thế, không phải cốt nhằm cho người hiện có, người đương thời. Làm sử, viết sử chỉ cho người đương thời, quả thật là một quan niệm về sử hết sức ấu trĩ, nông cạn, thậm chí là quái đản. Đó cũng còn là phương pháp luận, ý nghĩa dạy sử trong học đường cho học sinh, sinh viên. Không theo đúng các nguyên lý cơ bản này, cũng có nghĩa là coi thường lịch sử, nghĩ rằng có thể uốn nắn được lịch sử, hay lợi dụng, hoặc lạm dụng được lịch sử cho chỉ các ý đồ riêng biệt, chủ quan, nhất thời nào đó.
    Người làm sử, nhà viết sử không những phải trung thực với việc ghi chép, gọi tên, mà còn cả với việc lý giải khách quan, toàn diện, sâu xa, đầy đủ, chính xác về các sự kiện xảy ra cụ thể trong lịch sử. Không làm được như vậy, đó không còn là nhà làm sử, viết sử chính danh, xác đáng, đúng nghĩa cao cả, mà chỉ còn là những kẻ ngụy sử, gian sử.

    VHT

  2. Minh Đức says:

    Truyện sử gia không sợ chết khi viết Thôi Trữ giết vua được ghi trong Sử Kỹ Tư Mã Thiên mà nhà Nho nào thời xưa đi học cũng đều biết truyện này. Thời xưa tuy là chế độ phong kiến, quân chủ tuy nói phải tôn trọng vua nhưng vẫn giáo dục cho người dân sự trung thực, không bị khuất phục bởi uy vũ. Thử hỏi trong 70 năm tồn tại của chế độ CS tại Liên Xô có câu chuyện nào đề cao người viết sử không nghe lời đảng hay không nghe lời lãnh tụ mà nhất định viết sự thực dù cho bị trừng phạt? Trái lại trong sử của các nước CS thì đầy rẫy những xuyên tạc, bóp méo. Như vậy Trung Hoa thời xưa văn minh hơn Trung Hoa thời cộng sản. Vì cấm người trung thực lên tiếng nên chế độ Liên Xô chóng chết. Chết vì đi theo con đường sai lầm mà không ai được vạch ra để can ngăn.

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Mjạ bố nó, đúng là TRUYỆN TÀU có khác.
    Sạo hết chỗ nói !

    Bởi thế, dân ta mới có thành ngữ QUÂN TỬ TÀU để trỏ những cái ngố và ngớ ngẩn của Tàu !
    [Em Tuyết “Nai” (giả vờ ngơ ngác ngớ ngẩn) dẫn điển tích Tàu mà ca cẩm đức anh chường cao buồi của mình là … “quân tử Tàu” nên nhường ngôi cao cho Thọi ! Đúng là thứ dốt đặc mà hay xài chữ linh tinh)

    Mấy anh Tàu là khoái tưởng tượng và phóng đại lịch sử thành những chuyện không tưởng. Cho nên họ có những bộ sách dã sử nổi tiếng, như Tam Quốc chí, Đông Châu Liệt Quốc, Phong Kiếm Xuân Thu, Tiết Nhân Qúi chính đông, Tiết Nhân Qúi chinh tây, Thuyết Đường, Tàn Đường, Nhị Độ Mai, Võ Tòng đả hổ, Thủy Hử (108 anh hùng Lương Sơn Bạc), Tây Du ký, Phong Thần bla bla bla
    Rồi thêm các truyện trường thiên loại kiếm hiệp mang đậm tính tiểu thuyết éo le kỳ tình bởi các tay bút tài hoa, như Kim Dung … Chẳng hạn Anh Hùng Xạ Điêu, Lộc Đỉnh Ký, Cô Gái Đồ Long …
    Thập niên 50 có loại kiếm hiệp ít hấp dẫn hơn như Lã Mai Nương, Hoả thiêu Hồng Liên tự, Hoả thiêu chùa Thiếu Lâm (với vị sư trưởng chùa này là Chí Thiện thiền sư).

    Nhìn chung của anh Tàu chỉ xem để giải trí, như xiệc và võ Tàu với truyện Tàu, chớ có mà áp dụng vào thực tế mà CHẾT OAN MẠNG !
    Chẳng hạn Tàu kiếm ra được thuốc súng và kim la bàn, nhưng chỉ dùng làm đồ chơi thôi, íu biết áp dụng vào thực tế mang tính khoa học giúp đời như phương Tây !

    Lão Ngoan Đồng

Phản hồi