WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giáo Dục Việt Nam với cái nhìn một nhà giáo

“Thoạt nhìn, rồi nhìn kỹ hơn … các nhà giáo dục nghĩ rằng người dân làm được gì với niềm tin ?”. Trả lời câu hỏi này trước, ắt sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi tiếp theo ** … Xin bắt đầu.

Thoạt nhìn

Nhiều trường học hơn xông vào “thị trường” Giáo Dục khiến có khá nhiều trường phẩm chất đào tạo không đạt tiêu chuẩn; nhiều cửa ngõ hơn để sinh viên hay cán bộ trong nước đi du học nước ngoài; chương trình và sách giáo khoa tiếp tục sửa-sai và sai-sửa nhiều lần hơn; nhiều kế hoạch và chỉ tiêu cũng hoành tráng hơn mặc dù được dự báo là rất khó thực hiện; …

Nói chung về hiện trạng của nền GD-VN rất hiếm thấy lời tán dương, nhiều nhà trí thức hàng đầu trong nước thường dùng đến các tính từ: bất cập hoặc khủng hoảng. Trong đó, bất cập muốn nói sự sút kém về kỹ năng làm việc của người tốt nghiệp so với nhu cầu thị trường nhân dụng hiện đại và khủng hoảng nói đến hành động rối rắm chắp vá của những cải tổ nửa vời!

Rồi nhìn kỹ hơn

vào ít nhất 4 yếu tố của giáo dục, đó là : học trò, thầy cô, nhà trường và xã hội. Các yếu tố này tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy tạo nên dân trí và dân khí của một quốc gia.

Về học trò, chúng ta mừng là truyền thống hiếu học, thông minh của người VN chưa hề bị phai nhạt. Minh hoạ cho điều này, đó là câu chuyện anh Phillip Roesler, từ một đứa trẻ mồ côi sinh ra ở VN trở thành bộ trưởng Y tế của nước Đức; hay là chị Jacqueline Nguyễn theo gia đình tị nạn sang Hoa Kỳ lúc 10 tuổi, đã được chính thức trở thành thẩm phán liên bang Hoa Kỳ trong năm nay. Khi mới định cư, gia đình chị cũng đã vất vả với hai bàn tay trắng, theo mẹ làm những việc lao động chân tay để kiếm sống.

Chuyện của anh Phillip hay chị Jacqueline nêu trên là những tài năng đặc biệt, nhưng không phải là hiếm hoi. Ở các quốc gia tiên tiến khác với một nền giáo dục lành mạnh, người học trò VN luôn đạt được thành quả đáng kính nể. Ngay cả những du học sinh lớn lên tại VN khi tiếp cận môi trường thuận lợi cũng nhanh chóng đạt được thành công vượt bực.

Ông Hà Văn Thịnh giảng viên Đại Học Huế quả quyết rằng anh Phillip nếu lớn lên tại VN thì cũng sẽ rất khó trở thành một trí thức đường hoàng chứ nói gì có thể làm Bộ Trưởng. Vì trách vụ quan trọng như vậy, trong cơ chế bấy lâu nay chỉ dành cho tầng lớp con ông cháu cha mà thôi.

Có thể vì vậy mà đa số du học sinh thường tìm cách ở lại nước ngoài để phát huy khả năng phục vụ của mình. Đây là một phí phạm đau xót của nước ta !

Mặt khác, tại Việt Nam, chạy theo cơn lốc kinh tế thị trường thể hiện qua tình trạng dạy ngoài, dạy thêm, móc ngoặc, mua bán điểm, bằng cấp v.v đang làm xói mòn đạo đức của người thầy và điều nguy hiểm nhất là chúng đang hủy hoại các tố chất tốt đẹp của học sinh ngay từ lúc mới bước vào nhà trường.

Còn tại nhà trường, khoảng 1/4 giáo trình đại học xoáy vào các môn chính trị giáo điều lỗi thời đã chẳng giúp ích gì thêm cho kiến thức nhằm phát huy tư duy độc lập và sáng tạo hay cho lòng tự hào dân tộc, … mà còn khiến cho sinh viên VN giảm năng lực làm việc ở tương lai.

Sự kiện công ty Intel đã thất vọng khi tuyển dụng kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở Saigon là một ví dụ điển hình. Công ty này mở cuộc thi tuyển cho 2000 sinh viên IT Việt Nam thì chỉ có 90 ứng viên, tức chưa tới 5%, đạt tiêu chuẩn.
Đã vậy, để giúp học sinh mình gia tăng kiến thức, cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh đầy tài năng và tâm huyết đã khuyến khích học sinh mình nên gạn lọc và học hỏi thêm từ thông tin trên Mạng.  Kết quả là Cô giáo Bích Hạnh bị buộc thôi việc.

Nhà trường là nơi đầu tiên un đúc tinh thần yêu nước qua các môn lịch sử, đạo đức… Xã hội lẽ ra cũng phải khuyến khích và xiển dương tinh thần này; thế nhưng khi người dân cùng nhau đến sứ quán Trung Quốc để hô to các khẩu hiệu “HS-TS là của VN” thì bị gây khó khăn, bắt giữ, và thậm chí đuổi học.

Khi ông Phạm Gia Khiêm bấm nút khai trương Trang thông tin điện tử về “Biên Giới Lãnh Thổ”; tôi tự hỏi, không hiểu ông ấy có cùng một tội với các sinh viên học sinh bị đuổi học hay không? Có cùng một tội với anh Điếu Cày, chị Phạm Thanh Nghiêm và 9 nhà dân chủ đang ở trong nhà tù vì tuyên truyền cho nhiều người biết “HS & TS là của VN” hay không?

Các nhà giáo dục

có nhiều nỗ lực lên tiếng báo động khéo léo đệ đạt vấn đề với nhà nước; trong số đó có cả nhà văn, nhà báo, nhà khoa học và giới quân đội…  Chẳng hạn như, Gs. Hoàng Tuỵ, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) đã tuyên bố tự giải thể, ngay trước khi Nghị quyết 97 v/v “giới hạn phản biện” bắt đầu có hiệu lực.

Ông viết bài “Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng” đăng trên trang mạng Tia Sáng OnLine ngày 05/10/2009, một cơ quan ngôn luận của Hội Khoa Học Công Nghệ tại VN. Sau đó vài ngày địa chỉ trang Mạng ấy không còn truy cập được nữa.

Ở ngoài nước, Tiến sĩ Ngô Bảo Châu, người mà công trình toán học vừa được Tạp chí Time của Mỹ bình chọn là một trong 10 phát minh tiêu biểu của khoa học thế giới năm 2009. Ông cho biết đã hơn nửa năm, bức thư của ông gửi Quốc hội Việt Nam, kiến nghị về dự án Bauxite vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Thế mà, trong Hội nghị “Người Việt nước ngoài toàn thế giới” từ ngày 21 – 23/11/2009 tại Hà Nội; ông Nguyễn Minh Triết cho rằng hội nghị đầu tiên này có ý nghĩa đặc biệt, ông kêu gọi các đại biểu hãy nói thẳng, nói thật những điều mà họ còn trăn trở, ưu tư, …
Tôi không tin là ông Triết đã nói thật và thẳng thắn với các vị khách được mời.

Nghĩ rằng

một nền Giáo Dục đúng nghĩa sẽ đào tạo con người có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, có chính kiến riêng và hành động theo chính kiến đó. Hơn lúc nào hết, đất nước chúng ta cần tạo những bước nhảy vọt từ những con người như vậy để nhanh chóng thu ngắn khoảng cách tụt hậu quá xa hiện nay đối với các quốc gia trong vùng.

Theo chân Gs Hoàng Tụy, xin “đề nghị thẳng” vài điều căn bản sau đây để cứu vãn nền giáo dục hiện nay:

1- tách rời ý thức hệ ra khỏi giáo dục;

2- xác định quyền thông tin và nhận được thông tin một cách đầy đủ;
3- tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan từ thiện bất vụ lợi mở trường chăm lo về giáo dục và đào tạo;
4- thực thi công bằng trong thi cử và nhân dụng …

Nếu dám làm – vì trước sau gì cũng phải làm, trách nhiệm đầu tiên là của chính quyền do các nhà lãnh đạo đất nước khởi động. Nhưng toàn dân phải có trách nhiệm làm động lực chính … để hỗ trợ những chính sách đúng đắn hoặc thúc đẩy cũng như áp lực những thay đổi cần thiết đối với những cơ chế ù lỳ chỉ muốn bám víu lấy quyền lợi riêng tư.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Á châu Tự Do, Gs Hoàng Tụy nói ông đã già rồi và trách nhiệm là của giới thanh niên. Tôi nghĩ, đây chỉ là một cách nói, nhằm nhấn mạnh trách nhiệm chính là của giới Thanh Niên, người đang thụ hưởng và sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền giáo dục tồi tệ hiện nay.

Người dân làm được gì

khi không có chút quyền lực nào trong tay !? Đây lại là một ngộ nhận to lớn ! Một ngộ nhận mà mọi chế độ độc tài đều dồn nỗ lực dùng Giáo Dục, dùng Truyền Thông, dùng Luật Pháp, và dùng cả Trấn Áp để ép buộc hay dẫn dụ người dân phải tin rằng Quyền Lực là một tảng đá vững chắc nằm trọn trong tay người cầm quyền.

Thực sự, Người Dân mới chính là chủ thể của toàn bộ Quyền Lực trong một quốc gia. Quyền lực ấy được chia nhỏ cho mỗi người dân kể cả những người đang trong bộ máy nhà nước.

Trong một cơ chế dân chủ, quyền lực đó được thể hiện qua lá phiếu, qua sự phán xét độc lập và tự do của mỗi người. Và quyền lực đó chỉ có tác dụng như một “sức mạnh thực sự” khi tập hợp lại thành những đám đông theo từng lãnh vực của xã hội.

Trong cơ chế độc tài, có vẻ như toàn bộ quyền lực nằm trong tay một nhóm thống trị, chính là vì sự ủy nhiệm và tuân phục vô điều kiện của dân chúng. Chúng ta tưởng là nhà nước đã tước đoạt hết quyền lực của mọi người. Nhưng thực ra chính người dân đã không biết cách hoặc không dám tập hợp quyền lực nhỏ nhoi của mình lại để tạo thành sức mạnh vô địch giành lại lẽ phải một cách ôn hoà, kiên trì và cương quyết .

Sự xuất hiện của trang mạng Bauxit VN, giáo dân Tam Toà đòi Công Lý và Sự Thật, tu sĩ Bát Nhã cương quyết tu tập như một giòng sông, sinh viên học sinh mặc áo phông mang hàng chữ “HS-TS của VN”, .. là một vài ví dụ đáng trân quí về nỗ lực thực thi quyền hạn trong tay mình.

Với niềm tin

Học Đường là lò luyện đầu tiên để trui rèn Dân Trí & Dân Khí. Ai cũng biết rằng nếu Dân Trí thấp thì phải làm nô lệ cho ngoại bang dưới nhiều hình thức khác nhau; nếu Dân Khí tàn thì dân tộc tận. Lịch sử đã chứng minh dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu hèn – chưa bao giờ chịu tận. Tôi tin tưởng một cách mãnh liệt là chúng ta sẽ sớm vượt qua cơn đại nạn này bằng một tiếng thét Diên Hồng.

Không phải bằng những giọt máu đổ mà bằng trí tuệ và đức hi sinh.

** Để có sự tiếp nối, có thể câu hỏi kế tiếp sẽ là : Làm thế nào “xây dựng Số Đông – cải tổ Giáo Dục” ? nhằm đào sâu hơn về các đề nghị cải tổ giáo dục VN cũng như giới thiệu một số nguyên tắc căn bản để tạo Số Đông của phong trào đấu tranh Bất Bạo Động trong lãnh vực Giáo Dục.

Tài liệu tham khảo:
-    Nếu Phillip Roesler còn ở Việt Nam… (RFA)

-    GS Ngô Bảo Châu vào “top 10” phát minh khoa học của Time (Ngô Việt Trung)

-    Thượng Viện Mỹ phê chuẩn thẩm phán gốc Việt (BBC)

-    Tố chất Việt và giáo dục Việt đang ở đâu? (Nguyễn Việt)

-    Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng (Hoàng Tụy)

-    Phương hướng 4 – Nâng Cao Dân Trí Việt Nam

© Đàn Chim Việt Online 2009

1 Phản hồi cho “Giáo Dục Việt Nam với cái nhìn một nhà giáo”

  1. ĐẠI HẢI says:

    TỪ ẤY

    Từ ấy là tên bài thơ “nổi tiếng” của Tố Hữu. Tất nhiên, tính cách nổi tiếng này được hiểu theo các tính chất của nhiều nội hàm rất khác nhau. Và cũng kể từ ấy, tức từ khi thành lập nên nhà nước CS hay xã hội CS, thì nền giáo dục VN thực chất, chủ yếu cũng chỉ là một nền giáo dục cốt để nhằm đào tạo, hay để tuân thủ theo mục đích, chủ trương của lý thuyết Mác, có thế thôi. Chỉ tiếc là điều này luôn không mang một ý nghĩa thực chất, thiết thực nào trong đời sống cụ thể, khách quan, thực tế, tự nhiên của đất nước và xã hội. Cho nên, nó cũng chỉ giống như một đôi đũa lệch. Tính hiệu năng của nó tất nhiên không thể có đối với cá nhân con người, với xã hội, và với đất nước nói chung, trong tính cách của các yêu cầu khách quan, cần thiết nhất, bắt buộc phải đặt ra cho chính thực tế của đất nước. Đất nước do đó quả thật từ lâu đã rất khó phát triển và tiến lên theo đúng nghĩa tối ưu chính là như thế. Đó cũng là ý nghĩa “từ ấy” mà Tố Hữu đã từng phán ra trong kiểu cách tuyên truyền chính trị nông nổi nơi chính bài thơ hàm ý rất lêu têu, và xưa lắc của mình. Đó cũng chỉ là một hệ luận tất yếu khi một nền giáo dục bị mất đi tính cách trong sáng, khách quan, hồn nhiên, vô tư, khi nó đã hoàn toàn bị ý thức hệ hóa một cách hết sức giả tạo, khi nó tất yếu bị o ép theo đúng với quan điểm của chủ thuyết mác xít.

    ĐẠI HẢI

Phản hồi