WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tiếp tục các thảo luận giữa Lưu Thiếu Kỳ, Lê Duẩn, Mao và Hoàng Văn Hoan

Lời người dịch: Các tài liệu này, có khi dài 1 trang, cũng có khi dài gần 20 trang. Nhưng các thông tin trong đó đều có liên quan với nhau và liên quan tới vai trò của Liên Xô, Trung Quốc trong cuộc chiến VN, cũng như VN “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”. Tất cả các bài này có liên quan đến âm mưu của TQ thôn tính VN, khi Mao Trạch Đông tuyên bố hồi tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương ĐCS Trung Quốc: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.

Theo ông Ilya Guiduk, nhà sử học người Nga, cho biết, số tài liệu này xuất phát từ cơ quan lưu trữ hồ sơ của Liên Xô. Khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học tiếp xúc các tài liệu này. Trung tâm lưu trữ hồ sơ hiện hành (tên sau khi Liên Xô sụp đổ) đã ký thoả thuận với Trung tâm Wilson (và Viện hàn lâm khoa học Nga), cho phép các cơ quan này tiếp cận các tài liệu. Họ đã phân loại số tài liệu này và dịch ra tiếng Anh.

———————————————————-

CWIHP

Lê Duẩn (1907- 1986)

1- Thảo luận giữa Lưu Thiếu Kỳ và Lê Duẩn

08-04-1965

Mô tả: Trung Quốc cung cấp dịch vụ quân sự cho Việt Nam với điều kiện Việt Nam mời họ trước. Việt Nam chấp nhận.

Lê Duẩn: Chúng tôi muốn có một số phi công tình nguyện, lính tình nguyện… và các tình nguyện viên khác, gồm cả các đơn vị kỹ thuật cầu đường.

Lưu Thiếu Kỳ: Chính sách của chúng tôi là, chúng tôi sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ các ông. Chúng tôi sẽ cung cấp bất cứ điều gì các ông cần và chúng tôi đang ở trong vị thế cung cấp … Nếu các ông không mời chúng tôi, chúng tôi sẽ không đến, và nếu các ông mời một đơn vị quân đội của chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi đơn vị đó tới các ông.  Thế chủ động ​​sẽ hoàn toàn thuộc về các ông.

Lê Duẩn: Chúng tôi muốn các phi công tình nguyện Trung Quốc giữ vai trò ở bốn khía cạnh: (1) hạn chế các vụ đánh bom của Mỹ vào các khu vực phía Nam vĩ tuyến 19 hoặc 20; (2) bảo vệ sự an toàn cho Hà Nội, (3) bảo vệ một số đường giao thông chính, và (4) nâng cao tinh thần nhân dân Việt Nam.
——————————————
Ghi chú:
1. Cùng ngày, Bắc Việt ban hành thể thức bốn điểm hòa bình để đáp lại tuyên bố của Tổng thống Johnson sẵn sàng cho “các cuộc thảo luận vô điều kiện”.

 

Bản tiếng Anh: www.wilsoncenter.org

——————————–

2- Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Hoàng Văn Hoan

16-07-1965

Mô tả: Mao Trạch Đông khuyên Hoàng Văn Hoan leo thang [chiến tranh] mà không cần do dự, khi chiến tranh đã bắt đầu như thế.

Mao Trạch Đông: … Tất cả chúng ta đều tin tưởng vào Hiệp Định Genève, nhưng kẻ thù đã không tôn trọng. Sau khi các ông tập hợp quân đội, họ bắt đầu giết người. Họ giết người ở miền Nam để dạy cho những người này một bài học. Lúc đầu, phương châm của chúng ta chủ yếu là đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự chỉ là thứ yếu. Sau đó, đấu tranh chính trị và quân sự như nhau. Và sau này là đấu tranh quân sự sẽ là chính, đấu tranh chính trị sẽ hỗ trợ cho đấu tranh quân sự. Do vậy, chúng ta cũng leo thang từng bước.

Lúc đầu, chúng ta tiêu diệt một trung đội và sau đó một đại đội. Sau đó chúng ta tiêu diệt một tiểu đoàn và một hoặc hai trung đoàn. Bằng cách đó, chúng ta có thể tiêu diệt 4-5 tiểu đoàn trong mỗi chiến dịch. Chúng ta nên leo thang và chúng ta nên biết leo thang từng bước bằng cách nào.
————————————————-

Ghi chú:
1. Hoàng Văn Hoan đứng đầu đoàn đại biểu Quốc hội Bắc Việt tới Trung Quốc.

Bản Anh ngữ: www.wilsoncenter.org

© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)

4 Phản hồi cho “Tiếp tục các thảo luận giữa Lưu Thiếu Kỳ, Lê Duẩn, Mao và Hoàng Văn Hoan”

  1. Ngo Nhat Nam says:

    LeDuan khong ki hiep uoc 25 nam voi Nga thi VietNam da la mot tinh cua Tau tu nam 1979.

  2. Võ Hưng Thanh says:

    Về bài viết : “Sáu nguyên lý cơ bản của cuộc đời”, xin đính chính vì có nguyên lý thứ 4 quan trọng lại bị in sót là :
    4/ Nguyên lý 4 : nguyên lý trí tuệ. Đây là nguyên tắc thuộc ý nghã tinh thần duy nhất. Trong đấu tranh bằng bản năng, và trong đời sống thực tế như đã nói, thì nguyên lý trí tuệ cũng là một nguyên lý sinh tồn quan trọng, cả nơi loài vật, và đặc biệt là nơi loài người. Con vật bị săn và con vật săn mồi, đều phải buộc phát huy trí tuệ, tức trí thông minh trong mức độ nào đó của nó, theo hướng bị động hoặc chủ động, theo cách tiêu cực hoặc tích cực. Cuối cùng, do điều kiện khách quan, hoặc do trí tuệ con nào đó thắng, thì đạt được kết quả như mong muốn. Trong con người và xã hội loài người, nguyên lý trí tuệ làm nâng cao, phát triển văn hóa, đời sống, phát triển khoa học kỹ thuật, văn chương, nghệ thuật, tư duy, tôn giáo. Mà nói chung, là lãnh vực sinh hoạt thuộc ý thức, tinh thần trong xã hội.

  3. Võ Hưng Thanh says:

    NÓI VỀ SÁU NGUYÊN LÝ NỀN TẢNG CỦA CUỘC ĐỜI

    Hôm nay tôi muốn nói về sáu nguyên lý nền tảng của cuộc đời. Sáu nguyên lý này từ trước đến giờ chưa có ai tổng kết cả. Hoặc người ta chỉ đã nhấn mạnh vào một hay vài nguyên lý nào đó trong số ấy. Hoặc người ta chỉ có thể nói nhiều hơn hoặc ít hơn về chính sáu nguyên lý nền tảng này, và như vậy, cũng coi được là chưa chính xác, tức vẫn là dư hay thiếu, hay có nghĩa đều chưa phải đã hoàn toàn là căn bản. Sáu nguyên lý này, tất nhiên có thể có người đồng ý, hay không đồng ý. Nhưng không sao, chính mọi sự thảo luận lại sẽ chính xác hóa thêm, hoặc càng giúp phát triển vấn đề lên hơn. Sáu nguyên lý này, sở dĩ gọi là cơ bản, bởi vì con người, tức cá nhân và xã hội, đều không thể vượt ra ngoài được chúng. Chúng là cơ bản của cá nhân, tức cũng là cơ bản của xã hội, và có nghĩa cũng là cơ bản của lịch sử nói chung. Chúng quan trọng như vậy, nên không thể xem thường, mà ngược lại rất cần phải đào sâu suy nghĩ, và thảo luận thật sự đầy đủ, nghiêm túc. Cả sáu nguyên lý này cũng cho thấy con người luôn luôn không thể thoát ra khỏi môi trường vốn có của tự nhiên, không thể vượt ra khỏi vòng tay của bà mẹ tự nhiên. Những thái độ cho rằng con người thay trời làm mưa, biến sỏi đá thành cơm, đều là các thái độ ấu trĩ, dốt nát, do sự tuyên truyền mù quáng, vô ý thức, phi trách nhiệm của một số người cuồng tín trong quá khứ.
    1/ Nguyên lý 1 : Nguyên lý giới tính. Đây là nguyên lý hàng đầu, và không bất kỳ cá nhân nào thoát ra khỏi được nguyên lý này. Cũng có thể nói, chính nó là nguyên lý chung của đời sống sinh vật. Có nghĩa mỗi cá nhân đều chỉ có thể sinh ra là nam hay nữ. Chính giới tính, sau đó quyết định luôn cả chức năng cuộc đởi của họ. Giới tính nam, thì tạo nên các đặc điểm sinh học tự nhiên, và công năng xã hội của nam. Giới tính nữ thì tạo nên các đặc điểm sinh học tự nhiên, và công năng xã hội của nữ. Cả hai ý nghĩa này luôn hoàn toàn cần thiết, và gần như cũng là sự phân công khách quan của sinh học và của đời sống xã hội con người. Tất nhiên, cũng có thể có trường hợp không rõ ràng ngay từ đầu. Nhưng đây chỉ là ngoại lệ, tức do sự sai phạm ngoài chủ đích của thiên nhiên, như sự trở ngại kỹ thuật nào đó ngoài ý muốn, nhưng nhất thiết đó không phải là căn cơ hay thiết yếu. Từ nguyên lý cơ bản này, mọi quy luật khác nhau về sinh tâm lý, về dục tính, thật ra cũng chỉ là hệ quả, hay cũng đều đặt nền tảng trên đó, kể cả lý thuyết phân tâm học nổi tiếng của Freud cũng vậy. Nguyên lý này thật ra cũng chỉ là nguyên lý truyền giống nòi cần thiết, phải có mà thiên nhiên đã vạch sẳn.
    2/ Nguyên lý 2 : nguyên lý sinh tồn và phát triển. Đây là nguyên lý thuộc về bản năng, quan trọng nhất. Tức mọi sinh vật, trong đó có mỗi cá nhân con người, đều luôn có bản năng tự vệ, và bản năng phát triển. Bản năng tự vệ thể hiện ở trong mọi sự đấu tranh tự nhiên và đấu tranh xã hội. Trong chiến tranh, hay trong mọi khía cạnh lịch sử khác nhau của đời sống cũng thế. Bản năng thăng tiến là bản năng kết hợp với bản năng bầy đoàn hơn. Bản năng tự vệ thì đứng riêng. Bản năng phát triển hay thăng tiến, thì luôn đi chung với bản năng quần tụ, hay bản năng bầy đoàn trong xã hội. Đây là hai bản năng trước tiên mà mọi cá nhân đều có. Có nghĩa không thể nào vượt qua, hay xem thường chúng được. Cả hai bản năng này lại cùng bổ sung cho nhau, cùng kết hợp với nhau, hay chế ngự nhau, là tùy theo từng hoàn cảnh hoặc trường hợp cụ thể, đòi hỏi phải có sự lựa chọn quyết định nào đó nhất định.
    3/ Nguyên lý 3 : nguyên lý đấu tranh và hợp tác. Cả hai nguyên lý này đều luôn luôn vẫn có trong xã hội sinh học và xã hội loài người. Đấu tranh để sinh tồn và phát triển, đồng thời cũng hợp tác để cùng được sinh tồn và phát triển. Không thể nào chỉ có một trong hai, mà phải có cả hai loại này. Vì không bất kỳ một cá thể nào có thể sống độc lập, mà phải sống với quần thể, cộng đồng, nên cả hai nguyên lý này vẫn luôn như hình với bóng, như hai mặt của cùng một thực tại, của cùng một vấn đề. Nguyên lý đấu tranh và hợp tác là nguyên lý thường xuyên và cơ bản nhất trong thế giới sinh học mà ngày nay mọi người đều biết. Còn riêng trong xã hội loài người, sự đấu tranh giữa điều thiện và điều ác, giữa cái tốt và cái xấu thì gần như thường xuyên vẫn có và không hề phân biệt do các yếu tố không gian và thời gian.
    5/ Nguyên lý thứ 5 : nguyên lý thứ tự về không gian và thời gian. Có nghĩa điều gì tới sau phải dựa vào điều gì có trước, trên nền tảng cái có trước, cả về mặt không gian và về mặt thời gian cũng vậy. Nó không thể chiếm chỗ cái đã có trước nếu cái trước vẫn tồn tại. Trừ trường hợp nó thay thế hẳn cái có trước vì một lý do ngoại lệ nào đó. Nhưng như vậy buộc phải có sự đấu tranh một mất một còn, đấu tranh tiêu diệt, mà không phải là đấu tranh thông thường bằng sự tự vệ và hợp tác như đã nói. Như thấy người khác có tài sản mà ta đến cướp, thay vì chỉ qua một hình thức thương lượng hợp lý, công bằng nào đó.
    6/ Nguyên lý 6 : nguyên lý định mệnh : tức nguyên lý số mệnh, hay cũng có thể gọi được là nguyên lý lịch sử khách quan, hoặc nguyên lý kết quả sau cùng. Chẳng hạn, có người có cuộc đời ngắn ngủi, khó thành công, có người ngược lại có cuộc đời kéo dài, dễ thành công hơn. Tức có người thì bị nhiểu rủi ro, có người lại hay có nhiều may mắn. Nhưng ở đây, cái quan trọng nhất, chính là kết quả sau cùng. Kết quả sau cùng này, thể hiện ra sự khác biệt sau chót nhất giữa các cá nhân hay tập hợp nào đó. Điều này tất yếu vượt ra khỏi mọi nổ lực hay ý chí chủ quan, nên ta cứ gọi đó là định mệnh riêng, không ai chủ động thắng nó được, và đó chính là điều mà ai cũng phải thừa nhận. Về mặt khoa học hay toán học, người ta cũng có thể hiểu đó là nguyên lý may rủi, nguyên lý xác suất đối với mọi biến cố xảy ra trong đời sống thực tế chẳng hạn. Vì nếu có các quy luật về thống kê, xác suất mà khoa học thừa nhận, thì nếu hiểu theo nghĩa vô hình, đó chính là nguyên lý về định mệnh đối với mỗi cá nhân cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định xảy ra nào đó.
    Cả năm nguyên lý trên trong cuộc đời, tất nhiên chúng có thể kết hợp song hành, hoặc cùng nhóm với nhau. Và bài toán cuối cùng, như vậy cũng lại là một bài toán tổ hợp, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là những kinh nghiệm sống thực tiển mà mỗi người đều có thể thừa nhận, và đều có dịp rút ra được từ chính mọi trải nghiệm trong cuộc đời của mình.
    Từ đó, cũng để thấy được rằng, cái được gọi là quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội do Mác đưa ra, là không có cơ sở, thiếu căn cơ, ngụy tạo, hoặc nông cạn. Đó chẳng qua là Mác tin tưởng vào chính quy luật được gọi là quy luật “biện chứng” vốn mang tính chất duy tâm bao quát của Hegel có trước đó. Mác là người đã mang râu ông nói cắm cằm bà kia, giải thích không xác đáng về mặt lịch sử xã hội, khiến gây ra bao khổ đau cho nhân loại. Quy luật xã hội thật sự luôn luôn khách quan theo như năm nguyên lý đã nói. Nhưng Mác đã tưởng tượng một cách quái dị thành ra xã hội đấu tranh giai cấp theo kiểu duy vật máy móc và dựa trên quyền lợi vật chất thô kệch thuần túy. Đó không những là lỗi lầm, mà còn là một quan niệm phản khoa học, nên đã gây vô vàn hậu quả cho lịch sử nhân loại thời cận đại, chỉ do bởi một nhà tư duy nông cạn, bốc đồng, thiếu trách nhiệm, và nhất là phiến diện, hời hợt về mặt khoa học lẫn mặt triết học. Do đó ý hướng về một xã hội không giai cấp, một xã hội đại đồng theo kiểu không tưởng, là hoàn toàn phản khoa học, phi thực tế, phi khách quan, nếu dựa trên chính sáu nguyên tắc này để nhận định. Điều vớ vẩn nhất của Mác chính là sự nhầm lẫn hay sự không phân biệt ra được đâu là ý nghĩa của phương tiện và đâu là ý nghĩa của mục đích nơi các sự vật mà thế giới tồn tại khách quan trong vũ trụ và cuộc đời vẫn có.

    VHT

  4. Phan BA says:


    Gả Lê duẩn này cực kỳ gian xảo, cực kỳ hung ác… – thế mà gả sống tới già, con cháu gả lại giàu có, nhờ vào gả.

    BIẾT BAO NHIÊU OAN HỒN KÊU GÀO VÌ GẢ, BIẾT BAO NẠN NHÂN CÒN SỐNG NGUYỀN RỦA GẢ.

    Ác giả ác báo! gieo gì gặt nấy!

Leave a Reply to Phan BA