WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà văn Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta đã chậm mất hai thế hệ để hòa giải”

Ông Nguyễn Quí Đức cho rằng muốn hòa giải với người thì trước hết phải hòa giải với chính mình.

Nhà văn Nguyễn Quí Đức. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tóm lược

- Nguyễn Quí Đức sinh tại Đà Lạt, tốt nghiệp đại học ngành truyền thông tại San Francisco.

- Ông là tác giả cuốn hồi ký Where the Ashes Are (Addison-Wesley, 1994), đồng chủ biên hai tuyển tập Vietnam: A Travelers’ Literary Companion (Whereabouts Press) và Once Upon A Dream (Andrew & McMeel).

- Ông là dịch giả cuốn Behind the Red Mist (Hồ Anh Thái) và The Time Tree (Hữu Thỉnh), giải chung kết Dịch thuật năm 2003 của Hiệp hội Phê bình Văn học tiểu bang California.

- Các truyện và thơ ông dịch của nhiều nhà văn, thơ trong và ngoài nước như Phùng Nguyễn, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Nguyễn Bá Trạc, Mai Kim Ngọc, Trịnh Công Sơn… được đăng tải trên nhiều tạp chí và tuyển tập văn nghệ như Zyzzyva, Manoa Journal, Watermark…

- Các sáng tác của ông đã được đăng tải trên Hợp Lưu, Văn, Văn Học, Under Western Eyes, Vestiges of War, Manoa Journal, Salamander…

(Theo: Talawas)

Nhà văn Nguyễn Quí Đức là người đã giúp rất nhiều nhà văn Việt Nam chuyển ngữ và giới thiệu các tác phẩm của mình ra thế giới bên ngoài. Mặc dù đi nhiều, viết nhiều nhưng ông xuất bản rất ít. Ông đã sang Mỹ sinh sống từ sau năm 1975. Trước đó, cha ông, một công chức miền Nam, đã bị bắt trong cuộc tấn công tết Mậu Thân 1968 và bị giam tù 12 năm. Năm 1989, ông trở về Việt Nam lần đầu tiên và tới năm 2006 thì về ở hẳn để mở quán cà phê Tadioto trên phố Triệu Việt Vương, Hà Nội.

Bay Vút: Thưa ông, dưới góc nhìn của một người lưu vong sau khi trở về Việt Nam, ông nhìn vấn đề ‘mâu thuẫn dân tộc’ như thế nào?

Nguyễn Quí Đức: “Còn tùy là nói chuyện với ai và ở thế hệ nào. Mỗi thế hệ có sự khác nhau về tầm nhìn, sự hiểu biết về câu chuyện. Có thế hệ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống thời chiến, bị va chạm với những hình ảnh và âm thanh họ nghe và thấy được nên họ có suy nghĩ khác. Nếu như đang sống trong thời chiến, một người thấy phi cơ ném bom xuống làng mình thì chắc chắn tư duy người này sẽ bị ảnh hưởng”.

“Thế hệ lớn lên sau này không phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh nên họ có cái nhìn bình tĩnh và mềm mỏng hơn. Bây giờ, rất ít người tò mò về quá khứ, về chiến tranh vì người ta cũng mệt khi nghe chuyện này. Hậu chiến, đời sống cơm áo, gạo tiền, là đủ mệt rồi. Thế nhưng những người lưu vong sau 30/4 vẫn cảm thấy vương vấn về chuyện ấy, bởi vì nó vẫn chưa được nói ra một cách thỏa đáng”.

“Thoạt đầu những người sang Úc, Pháp, hay Mỹ cách đây mấy chục năm chưa có một chỗ đứng vững vàng nên họ cần một cái định nghĩa: ‘Tôi là ai’. Lúc đó, để trả lời câu hỏi này thì đấy chính là cái quá khứ của chiến tranh, những mất mát, những tranh đấu mà họ đã từng trải qua. Và họ cho rằng đấy là điều quan trọng nhất trong con người của họ. Vì ra nước ngoài họ là một con người khác, phải sống cuộc sống và tiếp thu một nền văn hóa khác. Họ mất hẳn quá khứ đồng thời họ cũng bị bứng khỏi cái gốc rễ cội nguồn”.

“Sau này, khi họ tạo dựng được cuộc sống, tiếp nhận được nhiều thông tin thì câu chuyện nó cũng có khác đi. Khi những người trực tiếp tham chiến già đi, đến gần cái tuổi gần đất xa trời thì họ suy nghĩ khác. Cái quan trọng đối với họ bây giờ là về lại nơi họ đã sinh ra, lớn lên. Một số muốn trở về để chết trên mảnh đất quê hương”.

“Mâu thuẫn khó khăn nhất của Việt kiều là ở trong nước vẫn không công nhận cái thể chế miền Nam là một chính phủ. Chính quyền hiện nay có thể không còn gọi họ là “ngụy” nữa nhưng đồng thời cũng không gọi là ‘chính phủ miền Nam’. Thật ra, những người này vẫn có những thể chế, những niềm tin và lý tưởng, chứ họ không phải là những người chạy theo Mỹ, để bị gọi là ‘phản quốc’”.

“Có nhiều người miền Bắc nói với tôi rằng người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là những người phản bội tổ quốc. Khi nghe như vậy tôi cũng không biết giải thích gì với họ. Do đó, cũng khó mà nói chuyện. Những người trẻ tuổi hơn thì nói họ mệt chiến tranh lắm rồi, họ muốn ô tô, vật chất và của cải, họ muốn tương lai. Đấy là sự khác biệt rất lớn: những người nước ngoài về thì muốn tìm quá khứ, nguồn gốc, còn người ở trong nước thì muốn hướng tới tương lai giàu có, vinh quang”.

Bay Vút: Hòa bình lập lại, có thể thấy số phận những người lính VNCH rất cơ cực và phải nói là bi đát. Nhưng cho tới tận thời điểm này, tình hình cũng vẫn vậy, nhất là về mặt tinh thần. Mỗi năm vào các dịp kỷ niệm chiến thắng này kia, có lẽ họ sẽ rất buồn khi xem tivi hay đọc những bài báo viết về dịp 30/4?

Nguyễn Quí Đức: “Tôi nhìn nhận chuyện này ở một phạm vi rộng hơn và ở dưới góc độ văn hóa. Nếu tôi là người chiến thắng và nếu tôi là người tự trọng, tôi tự biết tôi là ai thì tôi chẳng cần phải chê bai người khác, hạ bệ người khác để tôi được hay ho hơn. Cái tâm lý miệt thị một người khác chính là cái tâm lý muốn tự đề cao mình lên, trong khi bản chất của sự việc thì chẳng cần phải thế”.

Bay Vút: Có cảm giác phía bên này vẫn coi phía bên kia là những đứa con “hư” của dân tộc nhưng các cụ ta có câu “con hư thì vẫn là con của mẹ”. Có lẽ chúng ta cần có cái nhìn nhân ái và bao dung hơn nữa, ông có thấy vậy không?

Nguyễn Quí Đức: “Tất nhiên là có. Chúng ta cần có thời gian để sự việc tự nó lắng xuống và qua đi, để có sự độ lượng. Bất cứ chính quyền nào cũng vậy, để bảo vệ chỗ đứng của mình, thì phải tự đề cao mình lên và đặt ra cái chỗ đứng thấp kém cho một người khác. Nhưng nếu họ vững tâm hơn, và nếu họ có cái lý chính đáng thì họ sẽ không cần cái đấy nữa”.

“Còn với người dân hằng ngày thì cái nỗi đau của ông bộ đội miền Bắc cũng giống nỗi đau của người mẹ miền Nam mất con. Chúng ta đã quên rằng đấy là nỗi đau chung. Về vấn đề này nói theo tinh thần nhà Phật hay Thiên Chúa Giáo thì bao giờ cũng cần cái sự độ lượng, mà độ lượng thì bây giờ đúng là cái xa xỉ. Tôi nghĩ phải mất thêm một thời gian nữa thì chuyện này mới có thể êm xuôi”.

Bay Vút: Bài học từ Đông Đức và Tây Đức năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ, người dân hai miền đã ôm chầm lấy nhau và họ coi nhau là người Đức chứ không còn Đông hay Tây. Tuy nhiên, một số chính trị gia Tây Đức lại không coi như vậy mà vẫn có những quan ngại và định kiến về phía bên kia. Do vậy, tiến trình hòa giải dân tộc đã bị chậm mất một, hai thế hệ. Việt Nam dường như cũng đã mắc phải sai lầm đó, và chúng ta đã chậm mấy thế hệ và liệu còn phải chậm mấy thế hệ nữa thưa ông?

Nguyễn Quí Đức: “Đấy là điều đáng tiếc. Theo tôi thấy thì Việt Nam đã chậm mất hai thế hệ và có lẽ tình trạng này sẽ còn kéo dài thêm. Có một số dấu hiệu đang thay đổi, và tôi nghĩ đến một lúc nào đó vấn đề hòa giải sẽ tự mất đi. Bây giờ thế hệ trẻ trong nước ít người quan tâm đến chiến tranh hay mâu thuẫn, còn thế hệ người Việt trẻ ở nước ngoài thì vì được sống trong một môi trường giáo dục, văn hóa khác nên họ cũng không quan tâm đến nó. Những người lính già rồi cũng sẽ chết đi. Khi già thì họ sẽ có cái nhìn trầm tĩnh hơn. Những bức xúc đau khổ về những người cần hòa giải sẽ được nhìn nhận bình tĩnh hơn”.

“Tôi chỉ mong nhà nước tự tin hơn, can đảm hơn để chấp nhận mọi thứ. Bây giờ Việt kiều về đây giúp tài chính, kỹ thuật. Nhưng cùng lúc đó ông ấy lại mang về những niềm tin, ý tưởng về dân chủ của cái xã hội khác. Đất nước có đủ niềm tin cho người ta có tiếng nói hay không? Do đó rất dễ hiểu là những người Việt kiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa là những người không được nhà nước tin tưởng nhiều lắm”.

“Như tôi đây, khi trở về nước tôi đâu có xin visa làm báo chí được. Do đó vấn đề ở đây là mình yêu đất nước nhưng đất nước có yêu mình không. Thế nhưng tôi không vì thế mà chống đối. Tôi về tạo dựng công ăn việc làm với quán café này, mang một cái thái độ ứng xử với mọi người khác nhau. Nhưng sau một thời gian sống ở đây thì tôi cảm thấy con người không còn cái tinh thần cộng đồng như trước nữa. Mọi người mệt nhọc quá. Họ chỉ muốn vật chất, giành giật nhau, chạy xe lỡ va quệt là đánh nhau”.

“Tuy nhiên, tôi lại thấy có những mâu thuẫn khác phát sinh. Ví dụ những người trẻ bây giờ được đi ra ngoài du học, tiếp nhận những ý tưởng mới và khi trở lại họ có được áp dụng và chấp nhận hay không? Đó lại là một chuyện khác. Đấy không còn là khác biệt vì chiến tranh, mà đấy là vấn đề liên quan tới tư tưởng của thể chế”.

“Lấy bài học từ chiến tranh, tôi cho rằng với những người như thế thì khi họ về nước họ có làm được gì hay không, có áp dụng được gì hay không. Hay là vì sống trong một môi trường đầy cạm bẫy như ở Việt Nam thì họ có trở nên ‘hư hỏng’ hay không. Tôi gặp những người ở độ tuổi 30 sau khi đi học ở nước ngoài về bị bất đắc chí, họ chán nản. Ở tuổi 30 họ chẳng còn cái lý tưởng nào để sống và làm việc. Một số ít thì lập nghiệp chính bằng sự quen biết, tiền bạc”.

Bay Vút: Quá khứ là một điều không dễ gì quên, đặc biệt với bối cảnh chiến tranh ở Việt Nam giữa hai miền Nam-Bắc. Nhưng khi hòa bình lập lại, điều quan trọng là cách những người còn sống hành xử với nhau thế nào với nhau, đối xử ra sao với những người đã khuất. Theo ông, thế nào là cách hành xử có văn minh và hòa hợp với nhau nhất?

Nguyễn Quí Đức: “Tôi nghĩ cách hành xử văn minh nhất chính là im lặng. Tôi đặt ngược câu hỏi lại là nếu người miền Nam thắng cuộc thì người miền Nam viết sử như thế nào về người miền Bắc? Có tắm máu, có độ lượng, có thù hằn ai không? Tôi nghĩ là sẽ có, tệ hại hơn hay không thì chưa biết”.

“Ngày trước tôi đi làm phóng sự về một lính Mỹ giết một người lính Việt cộng ở Thái Bình. Về sau người này tìm lại được hài cốt và mang trả lại cho gia đình người đã khuất. Trên đường đi làm phóng sự, khi tôi ngồi trên xe thì có ông lính người Bắc nói thao thao bất tuyệt về người lính miền Nam và cho rằng lính miền Nam rất man rợ, độc ác. Tôi ngồi nghe và lặng im chẳng nói gì vì chẳng biết nói gì lúc này cả. Về sau có người về kể lại với cái ông lính người Bắc ấy câu chuyện về gia đình tôi. Sau khi nghe ra, ông ấy gửi lời nhắn mời tôi về nói chuyện với thái độ rất nhã nhặn và hài hòa”.

“Mỗi năm không biết bao nhiêu chương trình trên các đài truyền hình nói về các trận chiến này, trận chiến kia. Các chương trình vẫn đều nói cùng một giọng điệu, vẫn một kiểu nói rằng con người miền Nam là con người xấu xa, tàn ác… Tại sao người trong nước là người thắng cuộc, thường dễ tha thứ cho người ta hơn, tại sao không làm được điều ấy?”.

“Như bố tôi đi tù 12 năm, giờ tôi hận thù thì cũng chẳng đòi được 12 năm ấy. Cái gì qua rồi thì đã qua rồi. Đòi hỏi hòa giải nằm ở chính mình trước, đường hai chiều bắt đầu từ một chiều”.

Nguồn: bayvut

28 Phản hồi cho “Nhà văn Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta đã chậm mất hai thế hệ để hòa giải””

  1. Ko có hoà giải với bố con thằng nào ở ngoài Bắc… Giết được thằng nào là tốt thằng ấy… Thằng nào trái ý… Giết chết không tha…, giết ko cần tra hỏi… Thuyết phục nhiều quá rồi.

    Phải cạo sạch hết lông… Bọn đấy là những “tế báo ung thư” của đất nước…

  2. noileo says:

    “Tôi đặt ngược câu hỏi lại là nếu người miền Nam thắng cuộc thì người miền Nam viết sử như thế nào về người miền Bắc? Có tắm máu, có độ lượng, có thù hằn ai không? Tôi nghĩ là sẽ có, tệ hại hơn hay không thì chưa biết.”

    Ý nghĩ trên hết sức tầm bậy, vô căn cứ. Người ta có toàn quyền nghi ngờ mọi điều, nhưng đặt ra một nghi ngờ về một tương lai chưa xảy ra về một chuyện không thể xảy ra, để kết án, là một hành động đặt điều vu cáo rất đê tiện.

    “Giả định” như trên rõ ràng mang hậu ý bịp bợm đánh đồng “mọi người & 2 bên đều tàn ác như nhau” để chạy tội & bao che cho tội ác của cộng sản hồ chí minh đối với nhân dân đất nứoc Việt nam, đối với nhân dân đất nước miền nam.

    1- Chính quyền VNCH đuọc thành lập theo một cách khác hẳn với nhà cầm quyền cộng sản.

    Hành động “tắm máu & trả thù” như đảng cộng sản miền bắc đã làm, trả thù người dân miền nam, là điều chỉ có thể thực hiện & thúc đẩy, trước hết bởi nhà cầm quyền.

    Nhà cầm quyền cộng sản là cánh tay pháp lý của đảng cộng sản. Nhà cầm quyền cộng sản là công cụ trực tiếp, tuyệt đối tuân theo, tuyệt đối thi hành mọi ý chí & mệnh lệnh & mong muốn của đảng cộng sản.

    Rõ ràng là như thế, mỗi thành viên cấp cao, hay cấp thấp hay cap nào của nhà cầm quyền cộng sản là một đảng viên cộng sản cấp cao, cấp thấp, cap nao do tương ứng.

    Trong khi đó, chính quyền VNCH, dù có thể đứng đầu bởi một nhân vật độc tài nhưng cũng không thể có một hệ thống nha trảo thủ túc từ trung ương đến đia phương làng xã tuyệt đối thi hành mệnh lệnh của chính quyền, như nhà cầm quyền cộng sản thành lập bởi đảng cộng sản ho chí minh và hệ thống chuyên chính vô san của nó.

    Do đó chính quyền VNCH không thể là một khối toàn trị chuyên chính vô sản như nhà cầm quyền cộng sản VNDCCH để co the lam giong nhu cs mien bac, khi mà Hồ chí Minh & Lê Duẩn & đảng cộng sản miền bắc thù ghét người miền nam bao nhiêu thì ngay lập tức toàn bộ hệ thống cầm quyền cộng sản miền bắc thể hiện ngay 101% những căm thù dã man ấy của Hồ chí Minh & cộng sản miền bắc lên người dân miền nam ngay lập tức.

    Nói cách khác, nếu có một vài người nào đó trong chính quyền VNCH có rất thù ghét cộng sản mien bac, thì người ấy hay nhóm người ấy, cũng không thể huy động toàn thể hệ thống chính quyền, như cộng sản miền bắc đã huy động toàn thể hệ thống đảng & nhà cầm quyền & từ trung ương đến địa phương & từ dân sự đến quân sự, từ công an đến viên chức cán bộ… , và thậm chí cả người dân, để trả thù người dân miền nam,

    (mặc dầu trên nguyên tắc, kẻ cầm giữ phải có bổn phận giữ an ninh cho người bị cầm giữ, nhưng Việt cộng miền bắc vẫn cố tình trả thù người dân miền Nam một cách đê hèn tiểu nhân như khi người tù cải tạo, người cựu quân nhân VNCH thất thế, bị di chuyển ra bắc, còn bị cộng sản hồ chí minh miền bắc tổ chức cho “nhân dân ném đá nguyền rủa”!

    lưu ý là sự vụ “nhân dân ném đá” đã chỉ xảy ra khi người “tù cải tạo” – cựu quân nhân VNCH thua trận, đi vào địa phận lãnh thổ miền bắc của cộng sản Hồ chí minh mien bac, nên nhớ là “người dân ném đá” không phải là người “dân ngu khu đen” nào, mà trong đó còn có chính những sinh viên đại học của miền bắc xã hội chủ nghĩa.

    Ở VNCH thì cứ gọi là còn khuya mới có thể bắt người dân đen làm một hành động như vậy, nói gì đến bắt các sinh viên Sài gòn & Huế Đà lạt & Cần thơ, hơn thế nữa, đó là các đại học của một nền đại học tự trị, phải đi ném đá vào người lính thua trận!)

    2- Trong cuộc chiến tranh Hồ chí Minh, chính quyền & người dân miền nam có thù ghét cộng sản thì cái thù ghét ấy cũng chỉ là cái thù ghét giữa 2 đối phương trên chiến trường, hết chiến tranh thì thôi. Đó không phải là cái hận thù phi nhân đê tiện dã man kinh hoàng mà tập đoàn Hồ chí Minh & cộng sản bắc việt, với sự bưng bít thông tin, với mánh khóe thông tin xảo trá bịp bợm de tiện của hồ chí minh, đã dạy dỗ & cấy vào trong đầu óc trí thức công nhân viên chức nam phụ lão ấu nhân dân xã hội chủ nghĩa miền bắc, từ đó cs đã trút xuống người dân miền nam những hành động trả thù dã man kinh hoàng.

    Hận thù của người miền nam dành cho cộng sản miền bắc chỉ bắt đầu từ sau 30-4-1975 sau khi người dân miền nam nhìn thấy bộ mặt thật đê tiện dã man của cộng sản hồ chí minh mien bac, sau khi bị bọn ác thú mặt người này trấn lột & đầy đọa người dân miền nam vô cùng dã man.

    Người ta có thể sẵn sàng & nhẫn nại chịu đựng những đầy đọa dã man nào đó, nếu những đầy đọa dã man ấy chi xảy đến cho mình. Nhưng người ta sẽ vô cùng đau đớn, đau đớn hơn nữa khi phải chứng kiến những đau đớn thể xác & tinh thần của thân nhân.

    Sau khi cộng sản bắc Việt xâm lăng chiếm đóng miền Nam thì hầu như mọi người dân miền nam, bản thân mình cũng như thân nhân mình, đất nước mình, đều chịu những đầy đọa trả thù dã man của cộng sản mien bac. Từ đó mà hận thù ngày càng sâu đậm.

    Nói cách khác trước tháng 4-1975 người miền nam không hề có những hận thù như hiện tại đối với cộng sản mien bac, do đó chắc chắn sẽ không thể có hành động trả thù nếu miền nam thắng cuộc …,

    do đó hoàn toàn là vu cáo bịp bợm cái luận điệu cho rằng nếu người miền nam thắng cuộc chiến tranh tự vệ, thắng cuộc chiến tranh Hồ chí Minh xâm lăng VNCH, khống chế đuọc miền bắc, cũng có thể trả thù cộng sản miền bắc như cộng sản miền bắc đã thực hiện trả thù trên người dân miền Nam.

    3- Các “trại cải tạo” của cộng sản miền bắc thiết lập nhằm giam giữ đầy đọa các cựu quân nhân công chức VNCH đuọc thiết lập & điều hành trong bí mật

    Không một ai ngoài VN đuọc biết đến cac “trai tu cai tao” ay. Ngược lại, vào thời kỳ cuộc chiến tranh tự vệ của miền nam chống lại cuộc chiến tranh Hồ chí Minh, cuộc chiến cộng sản miền bắc xâm lăng VNCH , thì các nhà báo quốc tế hiện diện trên hầu như mọi nẻo đường VNCH.

    Do đó mọi hành động của chính quyền VNCH, mọi cuộc hành quân đánh trả quân xâm lăng cộng sản đều bị/đuọc theo dõi bởi những nhà báo tầm cỡ quốc tế, và như người ta đuọc biết, truyền thông lúc ấy không đuọc khách quan lắm, thường cố moi móc đưa ra những cái sai xấu & thất bại hơn là đưa ra những điều tốt đẹp của VNCH.

    Như vậy giả sử như VNCH chiến thắng và có một vài kẻ nào đó trong chính quyền VNCH có ý định lập những “trại cải tạo”, như những trại cải tạo mà cộng sản miền bắc đã lập, để giam cầm hành hạ đối phương, thì liệu rằng dự định ấy có qua khỏi sự soi mói của truyền thông quốc tế không? thì liệu rằng các “trại cải tạo” ấy, nếu đuọc thiết lập, có đuọc các ký giả báo chí quốc tế để yên cho tiến hành không?

    Trong cuộc chiến tranh chống Việt cộng xâm lăng, các tù binh cộng sản bị quân lực VNCH bắt giữ đều bị giam tại các trại giam tu binh ở đảo Phú quốc, theo quy dinh Gio neo ve giam giu tu binh, có hội hồng thập tự ra vào thăm viếng tặng quà thường xuyên.

    Tác giả của cái giả tưởng bệnh hoạn trên đã gặp, hỏi các tù binh cs đuọc trao trả vào năm 1973 chưa, xem họ trả lời thế nào về sự “trả thù” của miền nam trong cac trai giam tu binh Phu Quoc?

    Do đó hoàn toàn là vu cáo bịp bợm cái luận điệu cho rằng nếu người miền nam thắng cuộc chiến tranh tự vệ, thắng cuộc chiến tranh Hồ chí Minh xâm lăng VNCH, khống chế đuọc miền bắc, cũng có thể lập trại cải tạo, cũng có thể trả thù cộng sản miền bắc như cộng sản miền bắc đã thực hiện trả thù trên người dân miền Nam.

    4- Họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt, như chưa từng biết sợ ai. “Năm đất nước mới thống nhất vào Sài Gòn được gặp gỡ các nhà văn nhà báo, các nghệ sỹ của chế độ cũ mà thèm. Họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt, như chưa từng biết sợ ai. Còn mình thì đủ thứ sợ, sợ gặp người thân vì chưa rõ họ có liên quan gì với Mỹ nguỵ? Nói cũng sợ vì nói thế là đúng hay sai? Đến vẻ mặt của mình cũng phải canh chừng, vui quá sợ mất cảnh giác, khen quá có thể đã ăn phải bả của nền kinh tế tư bản. Người lúc nào cũng căng cứng, nói năng gióng một nên bị bà con trong này chê là quê, nhà văn nhà báo gì mà “quê một cục”. Giải thích chuyện này cũng chả khó, họ là sản phẩm của nền kinh tế công nghiệp tư bản, dẫu là thuộc địa cũng vẫn thuộc hệ thống tư bản, vẫn là những người đã được giải phóng khỏi nhiều ràng buộc từ quá khứ trong cách nghĩ, trong cách làm. Còn mình là sản phẩm của nền kinh tế nông nghiệp phong kiến, đâu đã được làm chủ nhân ông nhưng cũng chưa từng được hưởng cái mùi vị tự do và dân chủ là thế nào! Cái khoảng cách ấy có tính thời đại không thể bỏ qua mà cũng không thể rẽ tắt. Mình cũng đã đi tắt suốt mấy chục năm, rất tiếc là lịch sử không công nhận cái lối đi ấy. Tôi còn sợ rồi sẽ có ngày lịch sử sẽ trừng phạt mình vì cái tội muốn khôn hơn lịch sử, muốn đánh lừa lịch sử!” (Nguyễn Khải _ Đi tìm cái tôi đã mất)

    “Chúng ta đã sống biệt lập với thế giới trong một thời gian dài, mù điếc thông tin. Bởi thế nên mới sinh ra cái thành ngữ mỉa mai “trí thức là ngu lâu”. Tôi nhớ hồi 1975, giải phóng miền Nam, nhiều nhà văn ở miền Bắc vào Sài Gòn “càn quét” sách dịch, những tác phẩm tinh hoa nhân loại mà trước đó họ chưa từng biết đến. Nhiều người nói đây là một cuộc “Khai sáng” mới giúp cho họ mở rộng chân trời tri thức. Cho nên “nhìn ra sự thật và biết mình phải làm gì ở đời này” trong hoàn cảnh Việt Nam quả là không đơn giản chút nào.” (Dương Tường _ Biết mình phải làm gì quả không đơn giản! Nguyễn Vĩnh Nguyên phỏng vấn (2008)

    Qua những nhận xét như trên của Nguyễn Khải & Dương Tường về con người & giáo dục & sách báo & văn hóa VNCH, người ta có thể chắc chắn một đất nước dân tộc với những con người như vậy, sách vở như vậy, không thể có một chính quyền hung bạo như nhà cầm quyền cộng sản bắc việt hung bạo, trả thù dã man người dân miền nam.

    Người ta có thể chắc chắn một đất nước & dân tộc với những con người & sách vở như vậy, không thể cho phép, không thể chấp nhận im tiếng trước những hành động trả thù dã man, truóc những “trại cải tạo”, nếu có, của chính quyền VNCH đối với các quân nhân bộ đội cộng sản.

    5- Nên nhớ, nếu cộng sản miền bắc tiến hành đuọc cuộc chiến tranh tàn ác xâm lăng VNCH thì 100 % đó là nhờ Hồ chí Minh & đảng cộng sản chịu cúi đầu làm tay sai bành trướng chủ nghĩa cộng sản ác quỷ cho Nga Tàu cộng, nhờ đó mà 100% cơm gạo áo tiền vũ khí súng đạn để Hồ chí Minh & Việt cộng dùng vào việc phá hoại bắn giết người dân miền nam đã đuọc Nga tàu cộng cung cấp cho rất đầy đủ. Bên này, VNCH, để chống trả những vũ khí tối tân của Nga tàu cộng cung cấp cho quân cộng sản xâm lăng, VNCH cũng phải cậy nhờ đến vũ khí & viện trợ quốc phòng & quân sự của Mỹ.

    Nói cách khác VNCH chỉ có thể mở cuộc chiến tranh ra miền bắc, chiếm đoạt miền bắc, (để lập “trại cải tạo” trả thù Việt cộng như VC trả thù người dân miền nam, theo cái giả thuyết bệnh hoạn kia), nếu VNCH có vũ khí & yểm trợ từ phía Mỹ.

    Trong khi đó, như người ta được biết, thời ấy, cũng như bây giờ, không hề có một “policy maker” nào của Hoa kỳ nghĩ đến một chính sách & hành động chiếm đoạt VN, yểm trợ VNCH đánh ra Bắc, chiếm đoạt miền bắc, sáp nhập VNDCCH vào VNCH…,

    vậy thì làm sao có thể có cái gọi là “nếu miền nam chiến thắng chiếm miền bắc”, thì “miền nam cũng lập trại cải tạo, cũng trả thù…”

    Đó là yếu tố bên ngoài, còn bản thân VNCH thì từ khi Việt nam bị Hồ chí Minh theo lệnh Mao Trạch Đông, toa rập với thực dân Pháp, ký hiệp định Giơ neo, chia cắt VN, thì VN với quốc hiệu VNCH, đã là một quốc gia có hàng trăm nuớc trên thế giới công nhận & bang giao, từ Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Đức.. của Tây Âu hùng cuóng văn minh, đến Canada của bắc Mỹ, đến Nhật, Hàn quốc của Đông Á, đến Singapore, Thái, Mã… của Đông Nam Á, đến Ấn Độ , Hồi quốc của Đông Á, đến Bresil, Argentina của Nam mỹ , đến Arap của Trung Đông..

    Tại Sài gòn, hòn ngọc Viễn đông, thủ đô VNCH đã có hàng trăm đại sứ& sư thần ra vào trình ủy nhiệm thư với các Tổng thống VNCH. Từ Sài gòn, các đại sứ của VNCH đi tới thủ đô các quốc gia trên thế giới thiết lập bang giao…

    Từ đó VNCH, cộng thêm một dân số hàng triệu người là người dân miền bắc trốn chạy cộng sản Hồ chí Minh, đã chỉ, trong thanh bình, nơi đồng ruộng, nhà máy, cửa hàng buôn bán, trường học…, chăm chút vào việc xây dụng một tương lai xán lạn cho mình, không động chạm đến bất cứ một đảng viên cộng sản miền bắc nào.

    Mặc dầu vậy VNCH không hề quên một nửa đất nước đã đang bị cộng sản chiếm đóng. VNCH vẫn nhớ Việt nam là một đất nước trải dài từ biên giới Hoa Việt đến mũi biển Cà mau.

    Vào thời kỳ Hồ chí Minh ở miền bắc còn cho người dân miền bắc đuọc giao thiệp với thân nhân di cư ở miền nam, không ít người dân VNCH, khi nhận đuọc những tấm bưu thiếp “vo gạo bằng rổ” (*) từ miền bắc gửi vào, đã không nề hà chạy vòng quanh, qua đường bên Pháp, để gửi chút viện trợ cho người ở miền bắc….

    Sách sử của VNCH, sách của tư nhân hay sách của chính quyền cũng vậy, sách giáo khoa hay sách văn học & thi ca & nghiên cứu nói chung cũng vậy, đều nhắc đến Việt nam với Hai Bà Trưng, Quang Trung, Lê Lợi, đều nhắc đến một Việt nam “từ ải Nam quan đến mũi Cà mau”, có sông Hồng, sông Lô, ngọn Fan si pang cao nhất đông dương, trên 3000 mét, ở miền bắc, đều vẽ hình bản đồ Việt nam, nếu có, là bản đồ một nước Việt nam liền một giải, bắc giáp trung hoa, tây giáp Ai lao & Cao miên, đông giáp Thái bình dương, mà vùng biển lân cận Việt nam đuọc VNCH gọi là Đông hải với 2 quần đảo Hoàng Sa & trường sa, mà nơi đây luôn luôn có các đơn vị hành chánh & quân sự & khí tượng của VNCH hiện diện dưới lá cờ vàng.

    VNCH vẫn chủ trương chỉ có một nước Việt nam, chỉ có một chính quyền VN, đó là chính quyền VNCH, đại diện cho một nước Việt nam, quốc gia nào nhìn nhận “VNDCCH” của Hồ chí Minh thì VNCH không thiết lập bang giao (thực ra thì cũng chỉ có Nga & mấy nước Đông Âu chư hầu của Nga & Tàu cộng & Cu ba)

    VNCH vẫn luôn luôn muốn thống nhất đất nước, nhưng VNCH chủ trương xây dụng miền Nam về mọi mặt văn hóa giáo dục kinh tế chính trị giàu mạnh trước đã.

    (Nhung chính vì vậy, chính vì sự tiến bộ về giáo dục văn hóa kinh tế của mình … mà VNCH đã trở nên mối nhục cho Hồ chí Minh và con đuòng “xã hội chủ nghĩa” mà Hồ chí Minh đã áp đặt & lựa chọn cho miền bắc, da chi tao nen mot miền bắc doi kho ve vat chat cung nhu tinh than, khiến Hồ chí Minh phải bán Hoàng sa lấy vũ khí gây cuộc chiến tranh 20 năm người việt ta giết người Việt mình để phá hoại chiếm đoạt miền nam, đẩy người dân miền nam xuống địa ngục cộng sản, sống cuộc sống theo bản năng thú vật như người dân miền bắc xã hội chủ nghĩa)

    VNCH vẫn luôn luôn muốn thống nhất VN nhưng không phải thống nhất bằng chiến tranh, bằng cách như cộng sản Hồ chí Minh mien bac, làm nô lệ cho ngoại bang để lấy vũ khí gây chiến tranh nồi da xáo thịt & huynh đệ tương tàn ô nhục.
    Rốt cuộc, gọi là “thống nhất” đấy, nhưng nào có thấy lòng người thống nhất, mà mặt khác,chir thấy những ô nhục, giáo dục thì u tối, đạo đức xã hội băng hoại, đất nước thì rách nát, thể diện quốc gia bị Tàu cộng khinh mạn, lãnh thổ bị cắt xẻ dâng cho ngoại bang Tàu cộng, quyền lợi biển bị thu hẹp. (Trước 1975, dưới “chế độ Ngụy” có bao giờ dân đánh cá miền Nam lại bị Tàu cộng bắt nạt như vậy, có bao giờ Tàu cộng lại dám hỗn láo với ngư dân miền nam như vậy?)

    Nói tóm lại, xét về mọi khía cạnh đều chỉ thấy cái gọi là “nếu miền nam chiếm đuọc miền bắc, thì miền nam sẽ trả thù như cộng sản miền bắc đã trả thù đê tiện vậy” là cái “nếu”, la cai dieu tuyệt đối không thể xảy ra.

    Mọi người đều có quyền nghi ngờ về mọi điều, nhưng nghi ngờ về một tương lai chưa xảy ra, không thể xảy ra, để kết án, để bịp bợm đánh đồng “mọi người đều tàn ác như nhau”, để bao che cho tội ác của cộng sản hồ chí minh đối với đất nước dân tộc Việt nam & đối với nhân dân miền nam, la hoa giai bim bip, là làm chứng gian, là vu cáo trắng trợn đê tiện lắm lắm!

Leave a Reply to Khách vãng lai