WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà văn Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta đã chậm mất hai thế hệ để hòa giải”

Ông Nguyễn Quí Đức cho rằng muốn hòa giải với người thì trước hết phải hòa giải với chính mình.

Nhà văn Nguyễn Quí Đức. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tóm lược

- Nguyễn Quí Đức sinh tại Đà Lạt, tốt nghiệp đại học ngành truyền thông tại San Francisco.

- Ông là tác giả cuốn hồi ký Where the Ashes Are (Addison-Wesley, 1994), đồng chủ biên hai tuyển tập Vietnam: A Travelers’ Literary Companion (Whereabouts Press) và Once Upon A Dream (Andrew & McMeel).

- Ông là dịch giả cuốn Behind the Red Mist (Hồ Anh Thái) và The Time Tree (Hữu Thỉnh), giải chung kết Dịch thuật năm 2003 của Hiệp hội Phê bình Văn học tiểu bang California.

- Các truyện và thơ ông dịch của nhiều nhà văn, thơ trong và ngoài nước như Phùng Nguyễn, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Nguyễn Bá Trạc, Mai Kim Ngọc, Trịnh Công Sơn… được đăng tải trên nhiều tạp chí và tuyển tập văn nghệ như Zyzzyva, Manoa Journal, Watermark…

- Các sáng tác của ông đã được đăng tải trên Hợp Lưu, Văn, Văn Học, Under Western Eyes, Vestiges of War, Manoa Journal, Salamander…

(Theo: Talawas)

Nhà văn Nguyễn Quí Đức là người đã giúp rất nhiều nhà văn Việt Nam chuyển ngữ và giới thiệu các tác phẩm của mình ra thế giới bên ngoài. Mặc dù đi nhiều, viết nhiều nhưng ông xuất bản rất ít. Ông đã sang Mỹ sinh sống từ sau năm 1975. Trước đó, cha ông, một công chức miền Nam, đã bị bắt trong cuộc tấn công tết Mậu Thân 1968 và bị giam tù 12 năm. Năm 1989, ông trở về Việt Nam lần đầu tiên và tới năm 2006 thì về ở hẳn để mở quán cà phê Tadioto trên phố Triệu Việt Vương, Hà Nội.

Bay Vút: Thưa ông, dưới góc nhìn của một người lưu vong sau khi trở về Việt Nam, ông nhìn vấn đề ‘mâu thuẫn dân tộc’ như thế nào?

Nguyễn Quí Đức: “Còn tùy là nói chuyện với ai và ở thế hệ nào. Mỗi thế hệ có sự khác nhau về tầm nhìn, sự hiểu biết về câu chuyện. Có thế hệ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống thời chiến, bị va chạm với những hình ảnh và âm thanh họ nghe và thấy được nên họ có suy nghĩ khác. Nếu như đang sống trong thời chiến, một người thấy phi cơ ném bom xuống làng mình thì chắc chắn tư duy người này sẽ bị ảnh hưởng”.

“Thế hệ lớn lên sau này không phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh nên họ có cái nhìn bình tĩnh và mềm mỏng hơn. Bây giờ, rất ít người tò mò về quá khứ, về chiến tranh vì người ta cũng mệt khi nghe chuyện này. Hậu chiến, đời sống cơm áo, gạo tiền, là đủ mệt rồi. Thế nhưng những người lưu vong sau 30/4 vẫn cảm thấy vương vấn về chuyện ấy, bởi vì nó vẫn chưa được nói ra một cách thỏa đáng”.

“Thoạt đầu những người sang Úc, Pháp, hay Mỹ cách đây mấy chục năm chưa có một chỗ đứng vững vàng nên họ cần một cái định nghĩa: ‘Tôi là ai’. Lúc đó, để trả lời câu hỏi này thì đấy chính là cái quá khứ của chiến tranh, những mất mát, những tranh đấu mà họ đã từng trải qua. Và họ cho rằng đấy là điều quan trọng nhất trong con người của họ. Vì ra nước ngoài họ là một con người khác, phải sống cuộc sống và tiếp thu một nền văn hóa khác. Họ mất hẳn quá khứ đồng thời họ cũng bị bứng khỏi cái gốc rễ cội nguồn”.

“Sau này, khi họ tạo dựng được cuộc sống, tiếp nhận được nhiều thông tin thì câu chuyện nó cũng có khác đi. Khi những người trực tiếp tham chiến già đi, đến gần cái tuổi gần đất xa trời thì họ suy nghĩ khác. Cái quan trọng đối với họ bây giờ là về lại nơi họ đã sinh ra, lớn lên. Một số muốn trở về để chết trên mảnh đất quê hương”.

“Mâu thuẫn khó khăn nhất của Việt kiều là ở trong nước vẫn không công nhận cái thể chế miền Nam là một chính phủ. Chính quyền hiện nay có thể không còn gọi họ là “ngụy” nữa nhưng đồng thời cũng không gọi là ‘chính phủ miền Nam’. Thật ra, những người này vẫn có những thể chế, những niềm tin và lý tưởng, chứ họ không phải là những người chạy theo Mỹ, để bị gọi là ‘phản quốc’”.

“Có nhiều người miền Bắc nói với tôi rằng người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là những người phản bội tổ quốc. Khi nghe như vậy tôi cũng không biết giải thích gì với họ. Do đó, cũng khó mà nói chuyện. Những người trẻ tuổi hơn thì nói họ mệt chiến tranh lắm rồi, họ muốn ô tô, vật chất và của cải, họ muốn tương lai. Đấy là sự khác biệt rất lớn: những người nước ngoài về thì muốn tìm quá khứ, nguồn gốc, còn người ở trong nước thì muốn hướng tới tương lai giàu có, vinh quang”.

Bay Vút: Hòa bình lập lại, có thể thấy số phận những người lính VNCH rất cơ cực và phải nói là bi đát. Nhưng cho tới tận thời điểm này, tình hình cũng vẫn vậy, nhất là về mặt tinh thần. Mỗi năm vào các dịp kỷ niệm chiến thắng này kia, có lẽ họ sẽ rất buồn khi xem tivi hay đọc những bài báo viết về dịp 30/4?

Nguyễn Quí Đức: “Tôi nhìn nhận chuyện này ở một phạm vi rộng hơn và ở dưới góc độ văn hóa. Nếu tôi là người chiến thắng và nếu tôi là người tự trọng, tôi tự biết tôi là ai thì tôi chẳng cần phải chê bai người khác, hạ bệ người khác để tôi được hay ho hơn. Cái tâm lý miệt thị một người khác chính là cái tâm lý muốn tự đề cao mình lên, trong khi bản chất của sự việc thì chẳng cần phải thế”.

Bay Vút: Có cảm giác phía bên này vẫn coi phía bên kia là những đứa con “hư” của dân tộc nhưng các cụ ta có câu “con hư thì vẫn là con của mẹ”. Có lẽ chúng ta cần có cái nhìn nhân ái và bao dung hơn nữa, ông có thấy vậy không?

Nguyễn Quí Đức: “Tất nhiên là có. Chúng ta cần có thời gian để sự việc tự nó lắng xuống và qua đi, để có sự độ lượng. Bất cứ chính quyền nào cũng vậy, để bảo vệ chỗ đứng của mình, thì phải tự đề cao mình lên và đặt ra cái chỗ đứng thấp kém cho một người khác. Nhưng nếu họ vững tâm hơn, và nếu họ có cái lý chính đáng thì họ sẽ không cần cái đấy nữa”.

“Còn với người dân hằng ngày thì cái nỗi đau của ông bộ đội miền Bắc cũng giống nỗi đau của người mẹ miền Nam mất con. Chúng ta đã quên rằng đấy là nỗi đau chung. Về vấn đề này nói theo tinh thần nhà Phật hay Thiên Chúa Giáo thì bao giờ cũng cần cái sự độ lượng, mà độ lượng thì bây giờ đúng là cái xa xỉ. Tôi nghĩ phải mất thêm một thời gian nữa thì chuyện này mới có thể êm xuôi”.

Bay Vút: Bài học từ Đông Đức và Tây Đức năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ, người dân hai miền đã ôm chầm lấy nhau và họ coi nhau là người Đức chứ không còn Đông hay Tây. Tuy nhiên, một số chính trị gia Tây Đức lại không coi như vậy mà vẫn có những quan ngại và định kiến về phía bên kia. Do vậy, tiến trình hòa giải dân tộc đã bị chậm mất một, hai thế hệ. Việt Nam dường như cũng đã mắc phải sai lầm đó, và chúng ta đã chậm mấy thế hệ và liệu còn phải chậm mấy thế hệ nữa thưa ông?

Nguyễn Quí Đức: “Đấy là điều đáng tiếc. Theo tôi thấy thì Việt Nam đã chậm mất hai thế hệ và có lẽ tình trạng này sẽ còn kéo dài thêm. Có một số dấu hiệu đang thay đổi, và tôi nghĩ đến một lúc nào đó vấn đề hòa giải sẽ tự mất đi. Bây giờ thế hệ trẻ trong nước ít người quan tâm đến chiến tranh hay mâu thuẫn, còn thế hệ người Việt trẻ ở nước ngoài thì vì được sống trong một môi trường giáo dục, văn hóa khác nên họ cũng không quan tâm đến nó. Những người lính già rồi cũng sẽ chết đi. Khi già thì họ sẽ có cái nhìn trầm tĩnh hơn. Những bức xúc đau khổ về những người cần hòa giải sẽ được nhìn nhận bình tĩnh hơn”.

“Tôi chỉ mong nhà nước tự tin hơn, can đảm hơn để chấp nhận mọi thứ. Bây giờ Việt kiều về đây giúp tài chính, kỹ thuật. Nhưng cùng lúc đó ông ấy lại mang về những niềm tin, ý tưởng về dân chủ của cái xã hội khác. Đất nước có đủ niềm tin cho người ta có tiếng nói hay không? Do đó rất dễ hiểu là những người Việt kiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa là những người không được nhà nước tin tưởng nhiều lắm”.

“Như tôi đây, khi trở về nước tôi đâu có xin visa làm báo chí được. Do đó vấn đề ở đây là mình yêu đất nước nhưng đất nước có yêu mình không. Thế nhưng tôi không vì thế mà chống đối. Tôi về tạo dựng công ăn việc làm với quán café này, mang một cái thái độ ứng xử với mọi người khác nhau. Nhưng sau một thời gian sống ở đây thì tôi cảm thấy con người không còn cái tinh thần cộng đồng như trước nữa. Mọi người mệt nhọc quá. Họ chỉ muốn vật chất, giành giật nhau, chạy xe lỡ va quệt là đánh nhau”.

“Tuy nhiên, tôi lại thấy có những mâu thuẫn khác phát sinh. Ví dụ những người trẻ bây giờ được đi ra ngoài du học, tiếp nhận những ý tưởng mới và khi trở lại họ có được áp dụng và chấp nhận hay không? Đó lại là một chuyện khác. Đấy không còn là khác biệt vì chiến tranh, mà đấy là vấn đề liên quan tới tư tưởng của thể chế”.

“Lấy bài học từ chiến tranh, tôi cho rằng với những người như thế thì khi họ về nước họ có làm được gì hay không, có áp dụng được gì hay không. Hay là vì sống trong một môi trường đầy cạm bẫy như ở Việt Nam thì họ có trở nên ‘hư hỏng’ hay không. Tôi gặp những người ở độ tuổi 30 sau khi đi học ở nước ngoài về bị bất đắc chí, họ chán nản. Ở tuổi 30 họ chẳng còn cái lý tưởng nào để sống và làm việc. Một số ít thì lập nghiệp chính bằng sự quen biết, tiền bạc”.

Bay Vút: Quá khứ là một điều không dễ gì quên, đặc biệt với bối cảnh chiến tranh ở Việt Nam giữa hai miền Nam-Bắc. Nhưng khi hòa bình lập lại, điều quan trọng là cách những người còn sống hành xử với nhau thế nào với nhau, đối xử ra sao với những người đã khuất. Theo ông, thế nào là cách hành xử có văn minh và hòa hợp với nhau nhất?

Nguyễn Quí Đức: “Tôi nghĩ cách hành xử văn minh nhất chính là im lặng. Tôi đặt ngược câu hỏi lại là nếu người miền Nam thắng cuộc thì người miền Nam viết sử như thế nào về người miền Bắc? Có tắm máu, có độ lượng, có thù hằn ai không? Tôi nghĩ là sẽ có, tệ hại hơn hay không thì chưa biết”.

“Ngày trước tôi đi làm phóng sự về một lính Mỹ giết một người lính Việt cộng ở Thái Bình. Về sau người này tìm lại được hài cốt và mang trả lại cho gia đình người đã khuất. Trên đường đi làm phóng sự, khi tôi ngồi trên xe thì có ông lính người Bắc nói thao thao bất tuyệt về người lính miền Nam và cho rằng lính miền Nam rất man rợ, độc ác. Tôi ngồi nghe và lặng im chẳng nói gì vì chẳng biết nói gì lúc này cả. Về sau có người về kể lại với cái ông lính người Bắc ấy câu chuyện về gia đình tôi. Sau khi nghe ra, ông ấy gửi lời nhắn mời tôi về nói chuyện với thái độ rất nhã nhặn và hài hòa”.

“Mỗi năm không biết bao nhiêu chương trình trên các đài truyền hình nói về các trận chiến này, trận chiến kia. Các chương trình vẫn đều nói cùng một giọng điệu, vẫn một kiểu nói rằng con người miền Nam là con người xấu xa, tàn ác… Tại sao người trong nước là người thắng cuộc, thường dễ tha thứ cho người ta hơn, tại sao không làm được điều ấy?”.

“Như bố tôi đi tù 12 năm, giờ tôi hận thù thì cũng chẳng đòi được 12 năm ấy. Cái gì qua rồi thì đã qua rồi. Đòi hỏi hòa giải nằm ở chính mình trước, đường hai chiều bắt đầu từ một chiều”.

Nguồn: bayvut

28 Phản hồi cho “Nhà văn Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta đã chậm mất hai thế hệ để hòa giải””

  1. BichThuy says:

    Tôi thấy tội nghiệp cho nhà văn Hoàng Liên. Cái bao tử nó rất quan trọng, chẳng thế mà các lãnh tụ Đảng CS Liên Xô, Tầu Cộng đã bóp chặt bao tử của người dân nước họ. Còn một số người thất bại nơi xứ người, phải vể VN sinh sống , nên cũng vì cái bao tử mà phải nói những lời mà họ biết chắc là ai cũng khinh thường.

  2. nvtncs says:

    Theo thiển ý tôi, điều kiện căn bản và đầu tiên cho HGHH là sự tiêu diệt đảng CSVN.

    Tại sao? Vì còn CSVN, dân VN còn bị chia rẽ; CSVN mở miệng ra là nói dối, nghĩa là bịa đặt lịch sử VN ngược hẳn với sự thật, do đó đầu độc dân chúng, gây chia rẽ và gây hận thù giữa người VN.

    Một thí dụ viết lịch sử kiểu ĐCSVN là tuyên bố đánh Mỹ, giải phóng miền Nam. Sự thật ngược hẳn lại là VN nghèo rớt mùng tơi, đói rã họng, nhất là miền Bắc, nên chẳng có cái gì để cho Mỹ, một nước giầu gấp ngàn lần VN, xông vào bóc lột. Sự thật thứ hai là Mỹ không có ý định bóc lột VN; Mỹ vừa trả lại độc lập cho Phi Luật Tân. Sự thật thứ ba là sau thế chiến thứ hai, Mỹ đổ tiền vào Đức qua Marshall Plan và vào Nhật, giúp hai nước này xây đắp lại nền kinh tế của hai nước.

    Thời buổi INTERNET mà hoạt động chính trị dối trá kiểu cụ Hồ, không những sẽ bị lật tẩy tức khắc, mà còn hại dân hại nước.

  3. le chuyen says:

    Nhin cai anh cuoi Nham Nho cua Nguyen qui Duc thi moithay ro chan dung cua mot thang nham nhi, ngu xuan.. Ran ma o voi Vc de xoa bo han thu va xay dung dat nuoc xhcn nghe em,,Dung chay ve My nua nhe,,

  4. xoathantuong says:

    Nói huỵch tẹt ra cho rồi, nói lòng vòng, lý luận lung tung cuối cùng thì ý của HGHH vẫn là:

    - Đối tượng là người Việt đang sống ở nước ngoài.

    - Quên đi hận thù qúa khứ. Thực ra không muốn quên cũng chả làm gì được người ta nữa. Người ta giờ là công dân đúng nghĩa của Mỹ, Canada, Pháp, Úc,…

    - Đửng để bị phản đối khi quý quan cách mạng đi ra nước ngoài, vì xấu mặt, lại không được dịp huyên hoang khi trở về VN.

    - Thêm nhiều cơ hội lửa bịp những người không theo dõi tình hình, không đọc internet.

    Người Việt ở hải ngoại có nhu cầu HGHH với VC? HGHH với độc tài gian ác? Tôi tin là không. Người ta hận thù sự độc tài vì người ta đã là nạn nhân của độc tài CS, do đó những người có lương tâm không muốn người khác bị là nạn nhân mới của bọn CSVN.

    CSVN cứ ma mãnh, tráo trớ, đòi qua mặt người khác hoài làm sao được.

    xtt

  5. tran viet Tien says:

    Lại thêm một trường hợp”Nguyễn quí Dức”,dúng là”trí thức thua cục cư…..t”Mao chủ-tịch dã nói,Ông thầy của Ông Dức dã nói Ông như vậy,tôi không nói Ông như vậy!! Vì dôi lúc,tôi tự nghĩ Ông vẩn có cái gì dó khi nói:”giữ im lặng là thái dộ của người văn-minh”,phải chăng dây là “nhân-sinh-quan”của người VN dang sống trong nước:”Thà nhường chổ cho con chó di,còn hơn dể nó cắn”.Nếu thật vậy thì ông quả thật là nhà “dại-tranh-dấu”.Ông xin nhớ: còn lâu, CS mới tin Ông.Ở nước ngoài, có học,về sinh sống VN,mở quán Cà-fê ngay thủ-dô”trái tim nhân loại”,dúng là “CIA”rồi!!.Một lời khuyên cuối cùng:xin Ông hãy bảo trọng!!

  6. Đến ngày nay đã là 36 năm đằng đẵng mà Quý vị (những người được Đãng VC và CS quốc tế xua quân vào Nam giải phóng, trong số người mang ơn được giải phóng có tôi và gia đình tôi) vẫn còn bàn luận đến HHHG Dân tộc thì Quý vị thật là quá hưỡn (rảnh quá không có việc gì nữa để làm) thì phải!? Cái việc mà gọi là HHHG là do bè lũ CS (đang ở vào thế kẹt) đưa ra và kêu gọi dân VN để mị dân VN hòng tiếp tục gạt gẵm, lừa gạt những người còn nhẹ dạ và ngu dốt, chưa chịu sáng mắt ra đấy chứ. CS muôn năm vẫn còn muốn yên vị cai tri, độc quyền cai trị dân tộc VN để bán nước dần dần. CS không bao giờ có HHHG trừ phi lăng HCM biến mất khỏi giải đất hình chữ S. Xin Quý vi đừng nằm mơ giữa ban ngày nữa. Thật ra người miền Nam bị CS xâm lược có xin VC hoà hợp hoà giải đâu mà chỉ xin VC đền tội thôi trong số này có tôi người đã bao năm nằm gai nếm mật ở chiến trường miền Trung VN và đã nếm mùi tù CS (nhưng không lọt trong diện HO). Chào đoàn kết và hy vọng.

  7. toimuontudo says:

    Dù Việt Nam hải ngoại hay Việt Nam ở nước ngoài… hãy ngồi lại và giữ vững chủ quyền dân tộc một cách khôn khéo và thực tế. Đừng đấu xé nhau nữa. Hãy vì một Việt Nam thân yêu.
    Sinh Viên 20 tuổi

  8. tạ tuyên says:

    Ông Nguyễn Quí Đức viết:
    “Như bố tôi đi tù 12 năm, giờ tôi hận thù thì cũng chẳng đòi được 12 năm ấy. Cái gì qua rồi thì đã qua rồi. Đòi hỏi hòa giải nằm ở chính mình trước, đường hai chiều bắt đầu từ một chiều”.

    Điều này rất chính xác, nhưng không biết ông Nguyễn Quí Đức đã đọc mấy lời nói của những nhà lãnh đạo này chưa?

    *CS là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nảy nở, trên rác rưởi của cuộc đời. ( Dalai Lama)
    * Tôi đã bỏ một nửa cuộc đòi cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá ( Mikhail Gorbachev)
    * Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói, là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản là không có trái tim. ( Vladimir Putin)
    * Cộng Sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó ( Boris Yeltsin)
    * Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối ( TT Đức Angela Merkel)

  9. Huỳnh Thế Phan says:

    Hoà giải? rất vắn tắt:
    1. Quân cướp phải nhận lỗi mình, công nhận Lẽ Phải cùa nạn nhân ,
    đèn bù một cách nào đó theo án toà ( LHQ, Hoa Kỳ, Trung Quốc….).

    2. Hợp thức hoá theo Pháp lỳ về cuộc thống nhưt đất nưốc qua một
    cuôc tổng tuyển cử dưới sự giám sát quốc tế ( như Cambốt),

    3. Bên thắng, lập chánh quyền. bên thua vẫn tồn tại trong thế Lưỡng
    đảng. Có két quả tuyển cử là có dân chủ. Hết cãi cọ. Hoà bình.

    4. Bên CS có chịu chăng? Sớm muộn, CS cũng phải chịu, do những
    ràng buôc về Pháp lý. Chịu, thì vẫn tồn tại trong Lưỡng Đảng; chống
    lại, thì lỡ bị lật dổ, là công dã tràng! Cho nên, CS sẽ OK sau khi đổi
    tên đảng và cương lĩnh mới của đảng mới từ đảng CS cũ.

  10. Tien Pham says:

    “Chúng tôi ở nước ngoài, trở thành công dân nước ngoài, làm ăn, sinh sống dầu cực khổ nhưng được tự do, thoải mái, chẳng cần hòa giải hòa hợp với Cộng Sản Việt Nam.”

    Hình như sự định nghĩa của chữ “hoà hợp hoà giải” còn “hơi bị” khái quát hoá (generalization).. Hoà hợp hoà giải, như theo tôi hiểu, là sự hoà hợp hoà giải giữa người miền Bắc và người miền Nam, chẳng phải là sự hoà hợp hoà giải giữa giai cấp thống trị độc tài và người miền Nam. Tôi thấy rất có nhiều sự kiện trong đó người miền Nam đã “phân biệt đối xử” người miền Bắc, đơn giản chỉ vì họ là người…miền Bắc! Và ngược lại, như bài chủ đã dẫn. Những sự việc này chỉ chờ có dịp là lộ ra. Tình trạng phân biệt Bắc Nam thực sự bắt nguồn từ thời Pháp thuộc, qua sự phân định Nam Kì là xứ thuộc địa, còn Bắc Kì là xứ bảo hộ. Sự “kì thị” Bắc Nam này còn được nhấn mạnh (enhance) thêm bởi cuộc nội chiến Bắc Nam vừa qua (1954-1975).

    Như ông TGP đã nói, nhà cầm quyền VN cần phải HHHG với người dân VN, vì họ đã đi ngược lại quyền lợi của dân tộc quá nhiều rồi.

Leave a Reply to toimuontudo