WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thăm người Hmong ở Wisconsin

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ở Mỹ một cộng đồng người Hmong trên 200 ngàn, được xem là do sự dẫn dắt của tướng Vàng Pao mà hình thành.

Người Hmong đến Mỹ được xem là một nhóm di dân đặc biệt, đa số xuất xứ từ một xã hội mang tính bộ lạc cao ở Đông Nam Á gia nhập vào thế giới văn minh.

Lúc đầu người Hmong đến Mỹ, đa số không thể hội nhập ngay được. Không như người Việt Nam, đã có văn hóa đô thị phát triển, người Hmong còn không có chữ viết và xã hội kinh tế theo chế độ du canh nông nghiệp ở núi rừng.

Do đó, khi các cơ quan từ thiện của Mỹ bảo trợ họ về thành phố, nhiều cuộc sống người Hmong trở thành bi kịch.

Trồng trọt và săn bắn

Người Hmong ở Mỹ tôn thờ tướng Vàng Pao, một lãnh tụ chống Cộng sản ở Lào

Dưới sự lãnh đạo khôn khéo của tướng Vàng Pao, chính phủ Mỹ đã dần dần có chính sáchphù hợp là để người Hmong tập trung về những tiểu bang thưa thớt, có nhiều môi trường hoang dã để họ thích nghi với môi trường trồng trọt và săn bắn.

Do thiếu điều kiện học tập căn bản từ Lào, đa số người Hmong có tuổi đều không thể học được tiếng Anh và hiểu biết luật pháp hiện đại, tướng Vàng Pao đã tổ chức hệ thống 18 bộ lạc người Hmong trên nước Mỹ thành hệ thống trung tâm trợ giúp và kết nối người Hmong như là một điều kiện cần thiết về tổ chức cuộc sống.

Bà Mao Khang ở Wausau, Wisconsin đang làm việc tại trung tâm kiểu này cho biết rằng phần đông các vụ bạo hành trong các gia đình người Hmong là do tập quán văn hóa.

Mỗi khi có chuyện xảy ra, trung tâm này sẽ hướng dẫn nhà chức trách giải quyết vấn đề này theo mức độ vừa phải do kém hiểu biết hơn là đặt nặng yếu tố trừng phạt.

Dần dần, các điều đình giữa cộng đồng đại diện người Hmong và hệ thống luật pháp xã hội Hoa Kỳ đã giúp người Hmong hiểu biết.

Có thể nói, người Hmong ở Mỹ bây giờ cũng là một cộng đồng có những điểm sáng nhất trong số các quốc gia cư trú.

Bà Mao Khang còn cho biết, cộng đồng người Hmong coi như là tổ chức theo thể chế “bộ lạc” như người Da Đỏ với sự gắn kết đặc thù mà Hoa Kỳ mặc nhiên thừa nhận cách tổ chức này. Bà Mao Khang không khỏi xúc động khi nhắc đến tài sáng suốt lãnh đạo của tướng Vàng Pao đã dẫn dắt và đưa một dân tộc từ núi rừng hội nhập nhanh chóng vào quốc gia văn minh bậc nhất.

Thế hệ người Hmong thứ hai tại Hoa Kỳ đã có luật sư, bác sỹ. Đặc biệt, bà Mee Moua là người Hmong đầu tiên đã được bầu vào chức thượng nghị sỹ tiểu của tiểu bang Minnesota lân cận.

Người Hmong có nghề trồng nhân sâm tại vùng Wisconsin

Sự thành công của bà Mee Moua đã tạo tinh thần bình đẳng mới cho người Hmong tại Hoa Kỳ khiến trong năm 2011 này là năm đầu tiên, các hội đồng bộ lạc (tribal council) cho phép phụ nữ lãnh đạo.

Nghị kỵ với Việt Nam vào Lào

Người Hmong ở Mỹ đa số đến từ Lào. Họ vốn là những chiến binh chống cộng mãnh liệt trong chiến tranh Việt Nam với quân đội Bắc Việt gọi là “phỉ”.

Sau chiến tranh, một phần do lương tâm của người Mỹ cùng với sự săn đuổi trên đất Lào khiến người Hmong phải trốn chạy.

Phần lớn những người theo tướng Vàng Pao đều đã rời khỏi Lào đến Mỹ.

Tuy nhiên, trong cộng đồng người Hmong vẫn nghi ngờ với những người Hmong nói được tiếng Việt ở Mỹ.

Họ nghi ngờ những thành phần này là do Việt Nam hay Lào cài sang cho nên cơ cấu “bộ lạc” theo nguồn gốc dòng họ, xuất xứ càng thêm chặt chẽ nhằm vô hiệu hóa các hoạt động chia rẽ cộng đồng.

Trong lúc tôi đến thành phố Wausau, bang Wisconsin để xin phép phong vấn một vị lãnh đạo cộng đồng về sự vụ người Hmong qua sự giới thiệu một người Mỹ uy tín.

Sau nhiều điều giải thích từ phía tôi, họ tỏ ra rất vui mừng và hẹn nếu có điều kiện thì cho gặp các người đứng đầu các hội đồng này để tìm hiểu câu chuyện mà theo họ là “đúng đắn hơn”, không như điều họ nói là “xuyên tạc” trong một số sách báo ở Lào và Việt Nam.

Qua lời ông Bay Lee vừa là cháu của tướng Vàng Pao và là con của một vị nhiếp chính dưới thời nước Lào trong chế độ quân chủ cho biết rằng người Hmong ở Lào, Việt Nam, và Miến Điện nói cùng một giọng nói.

Chỉ có người Hmong (Miêu tộc) ở Trung Quốc là nói giọng khác. Tuy nhiên, các nhóm Hmong tuy ở cách quốc gia mấy trăm năm vẫn hiểu tiếng nói của nhau và cùng chung ngôn ngữ.

Ông Bay Lee cho rằng người Hmong ở Trung Quốc với dân số khoảng 9-10 triệu, ở Việt Nam khoảng dưới 1 triệu nhưng bị chìm hẳn trong dân tộc chủ thể đa số.

Chỉ có ở Lào, người Hmong có tiếng nói như một dân tộc tương đương với dân tộc chủ thể.

Người Hmong ở Mỹ tôn thờ tướng Vàng Pao, một lãnh tụ chống Cộng sản ở Lào

Nhưng đáng tiếc là sau năm 75 thì tình thế thay đổi vì chính sách của Việt Nam giúp Lào truy đuổi những người từng hợp tác với Hoa Kỳ.

Những người Hmong tôi gặp còn lên án Hà Nội đã xóa sổ chế độ tự trị của vua Mèo ở Tây Bắc.

Sự oán hận của người Hmong trong và ngoài nước Lào đến từ chỗ chế độ tự trị ở núi rừng, họ cho là tự do sống với thiên nhiên đã bị đánh mất.

Hiện nay người Hmong ngoài liên kết bằng ngôn ngữ, đạo Cơ Đốc trở thành một động lực thôi thúc họ kết nối.

Người Hmong ở Mỹ đóng vai trò quan trọng về mặt quốc tế vận. Chính họ đã làm cho thế giới biết về người Hmong qua các hoạt động văn hóa Hmong ngay mảnh đất Trung Tây rộng lớn nơi mở đầu những bước chân thám hiểm khi Hoa Kỳ lập quốc.

Người Hmong ở Mỹ tuy không được xem là sắc dân hội nhập nhanh chóng so với các dân tộc đến từ quốc gia chủ thể như Việt Nam. Nhưng so với điểm xuất phát của các nền văn minh thì sự có mặt của họ trên nước Mỹ chính là tinh thần dân tộc hưng khởi mang yếu tố kỳ diệu.

Ngày nay người Hmong ở Mỹ vẫn thường làm kinh tế nông nghiệp.

Đối với tập quán dân tộc Hmong thì công việc này rất phù hợp. Vùng Wausau bang Wisconsin còn có những trang trại nhân sâm Hoa Kỳ, một đặc sản độc đáo của vùng Ngũ Đại Hồ do người Hmong làm chủ.

Nguồn: BBC

4 Phản hồi cho “Thăm người Hmong ở Wisconsin”

  1. Trung Kiên says:

    Cám ơn tác giả Trần Đông Đức đã có bài viết về người Hmong!

    Đối với tôi thì người Hmong cũng là đồng bào ruột thịt của mình, những người đã cùng sống trên mảnh đất chữ S và cùng chia sẻ ngọt bùi và những thăng trầm lịch sử của dân tộc Việt Nam! Nguyên do nào đã gây ra cuộc khủng hoảng ở tỉnh Điện Biên khiến cho 49 người Hmong đã bị sát hại?

    Theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng vào năm 2009 trên báo Lao Động như sau:“Trước thảm trạng hơn 20 năm qua, 310.000 ha rừng đặc dụng Mường Nhé chưa bao giờ được cắm mốc xác định ranh giới, thậm chí đến khi rừng bị phá, cơ quan chức năng ngơ ngác hỏi nhau: Ai sẽ chịu trách nhiệm nhỉ?… Rừng bị tàn sát đến choáng váng kia không còn làm ai ngạc nhiên nữa.
    Đến nay, diện tích chính thức được bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé chỉ còn có 45.000 ha. Cả trăm nghìn hecta rừng đã bị phá, nói đúng hơn vì khu bảo tồn hơn ba trăm nghìn hecta kia bị rỗng ruột từ rất lâu, nay đang tiếp tục bị xẻ thịt trên diện rộng.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hmong-in-vn-who-r-they-vh-05102011174907.html

    Điều này cho thấy nhà nước VN đã bất lực trong việc quản lý và cai trị nhân dân! Thiển nghĩ, chúng ta cần phải tôn trọng cuộc sống của họ và giúp họ sống xứng đáng với nhân phẩm của một con người, giúp họ phát triển và vươn lên với các cộng đồng dân tộc kinh là điều nên làm! Cướp đất và phá vỡ môi trường sống của họ, tức là dồn họ vào con đường cùng phải phản kháng!

    Đúng vậy “DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT” người Hmong cũng là một thành phần của dân tộc VN, là khúc ruột cần phải được yêu thương giúp đỡ!

    Nhà nước VN phải hiểu biết và quan tâm điều này!

  2. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Cám ơn TRẦN ĐÔNG ĐỨC đã viết một bài rất nhiều chi tiết đáng chú ý và cần tiếp tục theo dõi thêm cho tường tận.
    Tôi đã xem một số tài liệu về hiện tượng Mee Moua, nhất là trên YouTube để biết rõ mặt thật của bà ta ra sao. Thật hay, nhưng hay hơn nữa những góp ý của các đồng hương của bà ấy bằng tiếng Anh bên dưới. Sôi nổi nhưng trong vòng biên hạn cho phép của chữ nghiã, không như chúng ta chửi nhau đến hết cả chữ nghiã ông bà để lại giữa hai phe quốc cộng. Đáng buồn !

    Xin phép BBT DCV com cho tôi được repost một số tài liệu thu thập được liên quan đến vụ việc trên.

    Tôi cũng cố tìm hiểu thêm về ông tướng Mèo Vang Pao. Hình ảnh của ông ta bị bóp méo nhiều, nên mình nhìn ông ta không còn chính xác nữa.

    Dù sao thương cho dân Lào đã bị cuốn hút vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần một và lần hai. Và báo giới phương Tây mệnh danh đó là cuộc CHIẾN TRANH BỊ BỎ QUÊN (The Forgotten War in Laos)

    Mong được tiếp tục theo dõi chuyện trên trong những lần điều tra tại chỗ của Trần Đông Đức.
    Thân chúc TĐĐ vui mạnh nhé.

    Lại Mạnh Cường

    ——-

    hmong girls in laos 2
    http://www.youtube.com/watch?v=bTt3EvQgbA8&feature=related

    hmong girls in laos 3
    http://www.youtube.com/watch?v=S_CeUS7E7Xw&feature=related

    hmong girls in laos 4
    http://www.youtube.com/watch?v=J077Vcdcd4E&feature=related

    ===============

    Australian Hmong Girl – Yog kuv hlub koj lawm (full version)
    http://www.youtube.com/watch?v=Btl-t1jaOgo&feature=related

    ===========

    Mee Moua & Yee Chang: Proud to be Democrats
    http://www.youtube.com/watch?v=o5U_ILkwYmc&feature=related

    - Mee Moua, state senator from Minnesota and superdelegate, and her husband, Yee Chang, an alternate delegate from Minnesota, explain why they are proud to be Democrats in 2008.

    Senator Mee Moua
    http://www.youtube.com/watch?v=7Pduf1mf_FQ&feature=related

    - Yeah, go senator mee moua, I support and vote for you, thank for your hard work.  Hmong Pride.
    - you know what they say about that talk their lung out; no action. It’s the quiet guy unnotice by everyone that got the job done. Last I heard, her family file for bankruptcy, ride high, end up low. Anyone know where she’s now?
    - Damn She a tough speakers…she talking about marry ??….I have never heard any hmong lady speak like her, Mee Moua for President 2012……Yo …

    Sen. Mee Moua Surprise Retirement Announcement
    http://www.youtube.com/watch?v=uDHwp7vzMLQ

    Minnesota Senator Mee Moua surprises her colleagues as she announces she will not seek another term in the Senate.News Release from Senator Mee Moua: My life has afforded me the opportunity to see the best of what Minnesota has to offer. Serving in the Minnesota Senate has given me the opportunity to have experiences and break down barriers that I never could have imagined. Over the last nine years I have been blessed to be surrounded by an extraordinary group of staff, supporters and colleagues – all of whom gave me the strength and inspiration to keep fighting for Minnesota’s future. I will always treasure their partnership and I am forever grateful to my supporters for allowing me to stand on their shoulders as I have realized the greatest honor of my life – serving the people of Saint Paul’s East Side and the state of Minnesota. Above all – I am humbled by the sacrifices my family has made in support of my commitment to public service, sacrifices that were amplified by the recent loss of my mother-in-law. Their love, support, and sacrifices made these ten years possible. I want the next decade to be about my family and my children’s future. The time has come to start a new chapter in my life – one that puts my family first. It is with this new focus that I am announcing that I will not seek reelection to the Senate.

    COMMENTS:
    - great speech! :)
    - Wonderful speech. Great role model for the young Hmong ladies. :)
    - Wow, this lady is great. Sooo inspired! Wish we had someone like this in NC. I applaud!
    - to be honest, she is a great role model for young hmong lady but she never did anything for the hmong community. she just keep on getting votes because hmong og’s hope she’ll delivery what she promises.
    - If thats the case, then we can’t really blame the Hmong Community there in MN who kept up with the votes for the past decade since shes been in office. If all she really did was just moved people with words. Still, she is a great spokesperson for the Hmong. I have to say. I give her credit on that.
    - people in political position should view their positions as short term public services and not as a career.
    - kvanga, I agree. She was just the great ‘hmong hype’, having done nothing for the MN Hmong community during her public service. If not for the Hmong, their votes, she would have never been. And it’s tigger not teeger.
    - That was indeed a very beautiful speech. I almost cried during those last few sentences. Great job Sen. Mee Moua!
    - She is retiring because she is a Democrate and she knows this year she will be going out the door one way or another. Not going to be a year for any Democrate. She picked the right year to Retire… Retire when you are on top
    - Wow, I’m very proud of Mee. She has truly given me motivation and hope that anything is possible. I wish you all the best Mee!!!
    - I thought she quit because she wasn’t doing much; politic can become very boring to the point of quiting. I heard her family bought a bunch of property and put all in foreclosure at about the time she quit. Sad, ride high and end up low. Anyone know where she went?

    =========

    WIKIPEDIA
    Mee Moua (born June 30, 1969 in Xieng Khouang, Laos), is a Hmong American politician and a member of the Minnesota Democratic-Farmer-Labor Party. She represented District 67 in the Minnesota Senate, which includes portions of the city of Saint Paul in Ramsey County, which is in the Twin Cities metropolitan area.[1] On May 16, 2010, she announced that she would not run for a third term.[2]
    Moua chaired the Judiciary Committee and held the highest office of any Hmong American politician. She also served on the senate’s Taxes and Transportation committees, and was a member of the Finance subcommittee for the Public Safety Budget Division and the Transportation Budget and Policy Division, of the Judiciary Subcommittee for Data Practices, and of the Taxes Subcommittee for the Property Tax Division.[3]
    Moua was first elected with 60% of the vote in a special election held on January 29, 2002. She succeeded Senator Randy Kelly, who resigned after being elected mayor of Saint Paul. She was re-elected in November 2002 and, again, in November 2006.[1]
    Moua’s father was a medic in the Vietnam War. At the end of the war, her family fled to Thailand when Moua was five years old. In 1978 her family, along with other Hmong refugees, moved to the United States.[4]
    Moua obtained an undergraduate degree from Brown University, a master’s degree from the Lyndon B. Johnson School of Public Affairs at the University of Texas, and a Juris Doctor from the University of Minnesota Law School. In addition to her senate duties, she practices as an attorney.[3] She is a member of the Democratic National Committee and also serves as a board member for the Asian and Pacific Islander American Health Forum.[4]
    She is married to Yee Chang, with whom she has three children.

  3. BichThuy says:

    Cách đây hơn 20 năm, tôi có sống tại Philippines , có 1 số người dân tộc Hmong cũng tị nạn tại đó. Họ có vẻ thích người Lào và không thân thiện với người Việt và họ thường sống cùng khu với người Lào cho dù một số sinh ra tại VN. Khi qua Mỹ, họ thường được cho định cư cùng một nơi như Minnesota hay Fresno(California). Trong lớp Anh Văn của tôi có 1 anh Hmong tên là Y Tam Buông, không thiện cảm với các bạn VN cùng lớp, nhưng sau 6 tháng học, anh Y tam này thấy chúng tôi vui vẻ, hòa đồng nên anh cũng trở nên cởi mở và cùng chúng tôi vui vẻ hát bài hát chia tay, tạm biệt Bataan.

  4. DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT says:

    Chính Mỹ đã giúp đỡ và Huấn luyện Vàng Pao thành tướng của lũ phỉ người Hmông trong chính sách CHIA RẼ ĐỂ TRỊ , rồi lại đưa Vàng Pao ra vành móng ngựa .

    Nay , Phải chăng cũng lại chính Mỹ và bọn gian tà thù hận nào kia , lại kích động người Hmông ở Mường Nhè đòi lập vương quốc riêng – trong chính sách CHIA ĐỂ TRỊ – cũ rích cái trò kia ?

Leave a Reply to Trung Kiên