WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo CAND: ” GS Ngô Bảo Châu ngộ nhận, tùy tiện”

LTS: Sau vụ xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4/2011, giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học trẻ mới đoạt giải Fields năm ngoái tại Ấn Độ đã có một bài viết ngắn chưa đầy 300 chữ đăng trên Blog cá nhân của mình. Bài viết đã làm dấy lên một làn sóng bình luận trên các trang ‘lề trái’ và giới blog với đủ các cung bậc khác nhau.

Báo ‘lề phải’ hoàn toàn im lặng. Nay tờ CAND ‘ra đòn’ đầu tiên. Việc tờ báo này lên án tiến sĩ Hà Vũ là điều dễ hiểu vì họ đã làm như vậy từ vài năm nay nhưng trong bài viết bên dưới họ đã ‘kê’ GS Châu là “quá tùy tiện”, “ngộ nhận” và gọi những người ủng hộ CHHV là “những kẻ ngu dốt và cơ hội”.

——————————————————–

Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu

Giờ đây, hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.

Khoảnh khắc Hector ngã xuống dưới ngọn lao của Achilles dưới chân thành Troy cũng là khoảnh khắc chàng dũng sỹ đi vào tâm thức của nhân loại như biểu tượng về một phẩm giá cá nhân và tài năng mang tính thời đại. Đó là nhân vật hiếm hoi trong thần thoại Hy Lạp chiến đấu không phải cho danh vọng, oán thù hay khát khao quyền lực mà chàng chiến đấu để bảo vệ chính quê hương mình, gia đình mình, nhân dân mình. Hector với trí tuệ và hiểu biết của mình đã phản đối chiến tranh. Nhưng khi chiến tranh xảy ra, chính Hector không do dự khi đối đầu với một Achilles mình đồng da sắt, một việc không khác gì tìm đến cái chết trong khi chàng có thể có những lựa chọn khác. Nhân cách ấy, tài năng ấy và tinh thần ấy đã đưa Hector vào bất tử. Chàng trở thành một trong số Chín Hiệp Sĩ Được Kính Trọng để sánh vai cùng Alexander đại đế, Julius Caesar,  vua Arthur, hoàng đế Charle-magne…

Trong blog cá nhân của mình  (blog Thích học toán – entry ngày 13/4/2011), GS Ngô Bảo Châu đã so sánh: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này”. Phát biểu ấy, dù vô tình hay cố ý, đã đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những người anh hùng trong lịch sử nhân loại.

So sánh ấy thật sự là một điều đáng tiếc cho hình tượng của Hector, hoàng tử thành Troy, vua Turnus của người Rutuli hay tráng sỹ Kinh Kha người nước Vệ. Những con người ấy trong tất cả những điều kiện tương ứng của thời đại đã đạt tới tầm vóc của anh hùng nhờ vượt lên những cám dỗ tầm thường của cuộc sống. Kể cả ham muốn sống với họ cũng trở thành nhỏ bé khi đi đến cùng những giá trị tinh thần của mình.

Cù Huy Hà Vũ sống trong một thời đại khác. Dù sức mạnh bạo lực không còn được tôn vinh nhưng giá trị của nhân cách và trí tuệ vẫn là những yếu tố bất biến để tạo nên một anh hùng. Cù Huy Hà Vũ đã làm gì để đạt tới một tầm vóc như vậy?

Đây là một câu hỏi không khó trả lời. Từ trước đến nay, không ai biết đến Cù Huy Hà Vũ trong các lĩnh vực học thuật hay tư cách cá nhân. Có hai con đường để mọi người biết đến Vũ. Thứ nhất là cái bóng của những thế hệ đi trước. Thứ hai là cách gây ra những sự vụ chẳng giống ai qua những lá đơn kiện. Nó hao hao như cách những ngôi sao đánh bóng tên tuổi bằng những scandal. Khi chạm tới những giá trị cá nhân, Vũ chỉ là một kẻ nhỏ bé với những cư xử tầm thường.

Bỏ qua những mưu đồ chiếm dụng nhà đất, bỏ qua những cách ứng xử đoạn tuyệt tình nghĩa gia đình, bỏ qua quá khứ học hành và làm việc không rõ ràng, chỉ cần vài chi tiết nhỏ cũng đủ nói lên bản chất của Vũ. Đơn cử như năm 2006, Vũ tự ứng cử mình vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Khi trả lời về khả năng để có thể đảm đương chức vụ, Vũ nói: “Bố của tôi là nhà thơ, nhà cách mạng Cù Huy Cận. Tôi học được ở ông rất nhiều điều, nhất là nhiệt huyết. Còn nếu nói về đức và tài, tôi xin tự khẳng định là tôi thừa đủ. Đảng đã nói là cần phải lựa chọn cán bộ có đức có tài cơ mà, vậy tôi có những điều đó tại sao lại không được lựa chọn?”. Với một người có khả năng trả lời một cách kiêu ngạo và tùy tiện như vậy, hẳn cũng không phải nói thêm nhiều. Nhiệt huyết thì do bố truyền lại, đức tài thì tự mình phong cho mình. Hơn nữa với cách trả lời trên thì gần như duy nhất Vũ là người có đức có tài hoặc cái đức cái tài của Vũ hơn hẳn thiên hạ. Ứng cử vào một chức vụ liên quan nhiều đến văn hóa, ngay từ vốn văn hóa ứng xử cơ bản Vũ đã hiểu hết chưa?

GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng. Dù những anh hùng đó thuộc về những thời đại đã qua nhưng mang một sự trân trọng trong tâm thức mỗi người. Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng.

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là mục đích của tất cả những hành động trên của Cù Huy Hà Vũ là gì? Liệu nó có phải vì đất nước, vì dân tộc như một số người vẫn thổi phồng hay không?

Nhìn lại cả quá trình, Vũ chưa bao giờ biết hy sinh cho xã hội. Vũ kiên quyết giữ căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội như một tài sản cá nhân thay vì chấp nhận để Nhà nước xây dựng một phần thành Bảo tàng Xuân Diệu, một công trình mang tính cộng đồng. Những đơn kiện chẳng giống ai chỉ là những scandal nhằm đánh bóng tên tuổi Vũ. Chỉ khác với giới nghệ sỹ đánh bóng mình trên sân khấu, Vũ đánh bóng mình trên vũ đài chính trị. Và chi tiết thể hiện ham muốn quyền lực mang tính chất cá nhân lớn nhất của Vũ chính là việc tự ứng cử chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin năm 2006. Cứ giả sử Vũ muốn cống hiến thật thì đó cũng là một cống hiến có điều kiện, một điều kiện không hề khiêm tốn.

Có những kẻ muốn biến Vũ thành anh hùng. Bằng những tụng ca đầy tính từ, Cù Huy Hà Vũ đã được đẩy lên đến tận mây xanh. Dân chủ đã trở thành những chiêu bài chính được đưa ra trong những ý kiến cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu những cá nhân trên thật sự muốn dân chủ, hẳn họ phải hiểu rằng dân chủ đi đôi với trí tuệ. Một người có trí tuệ không bao giờ chấp nhận một tư cách như Vũ làm anh hùng. Trường hợp còn lại, họ hiểu Vũ không đủ khả năng làm anh hùng nhưng vẫn biến Vũ thành anh hùng thì đây là những hành động đơn thuần nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân. Vũ khoác lên bộ y phục lóng lánh của những mỹ từ, trong khi giá trị thực cũng chỉ là một con bài trong tay kẻ khác mà thôi.

Chỉ có điều đáng tiếc ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội đó. GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân. Có điều chính GS hình như cũng không lường trước được hết những tác động từ những phát biểu của mình.

Hệ quả là chính GS cũng được biến thành một kiểu biểu tượng về trí tuệ uyên bác trên các diễn đàn. Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, GS đã được đám đông mặc định như một trí tuệ ở một ngạch khác bao trùm hơn: hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam.

Trong khi đó hơn một nửa cuộc đời mình GS Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực GS dành nhiều thời gian nghiên cứu nhất là toán học. Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ.

Việc phân tích từng câu nói, mổ xẻ từng ý tứ của Ngô Bảo Châu tưởng như để thể hiện sự tôn vinh, hóa ra lại trở thành một sự lợi dụng. Chân lý không quan tâm đến người phát ngôn. Việc trích dẫn Ngô Bảo Châu xét cho cùng cũng chỉ là mượn gió bẻ măng. Có những kẻ cần sự nổi tiếng, cần niềm tin mà những người Việt Nam đang đặt trên hình tượng Ngô Bảo Châu. Về mặt phương pháp cũng không khác gì việc thổi Cù Huy Hà Vũ lên thành một anh hùng để thực hiện những toan tính cá nhân.

Việt Nam rất cần những anh hùng. Tuy nhiên, những anh hùng của thời hiện đại không thể giống những Hector, Turnus hay Kinh Kha ngày trước. Cả thế giới đang bước vào thời kỳ mà trí thức quyết định phần lớn những tiến bộ trong xã hội. Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới. Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính chất thời đại như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, khủng hoảng văn hóa thì khả năng hành động của những con người như vậy chính là chìa khóa để vươn lên.

Ngược lại, việc tạo nên những anh hùng một cách áp đặt hay thổi phồng những cá nhân không xứng đáng chỉ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực. Nó tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin. Đó chính là những thảm họa của văn hóa và chính trị. Cho nên bất kỳ người trí thức nào trước khi tạo ra những so sánh cần sự cân nhắc kỹ càng.

Ngạn ngữ Hy Lạp nói: “Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần”. Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng. Giờ đây, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.

Quý Thanh (CAND)

 

 

71 Phản hồi cho “Báo CAND: ” GS Ngô Bảo Châu ngộ nhận, tùy tiện””

  1. dung the says:

    quy thanh.may moi la cho nghe

  2. Mac Giao says:

    Theo bai viet ro rang nhu mot su ran de GS NBC , the moi biet nguoi ta muon ong GS nay chi duoc dem trung bay lam kieng cho the gioi ben ngoai xem , nhu loai thuc vat hay dong vat vo cam , cam phat ngon du la noi len suy nghi cua minh .
    Nen nho GS NBC cung la con nguoi biet rung cam , biet suy tu truoc nhung van de xa hoi .
    Dung vi bo thi cho ong ta can nha , roi bat ong ta phai im lang tuan theo lenh bac dang .

  3. Hjhjhaha says:

    Hoan hô tg Quy Thanh đã nói lên bức xúc của gjớj trẻ chúng tôj.thật sự tôj và các bạn của tôj rất ngưỡng mộ tàj năng của gs nbc nhưng tôj k tán thành bàj vjết trên blog của gs.bởj vì gs thật sự đã thổj phồng quá mức đốj vớj ts chhv từ trước tớj jờ tôj k đe ý lắm đến vjệc lm của ông ta (như kjện tt chẳng hạn) nhưng kể từ khj có bàj báo “chjến tranh vn nhìn từ ts chhv … ” Jì jì đó thì tôj thực sự căm ghét ông ta. Vì đã ngang nhjên phỉ báng dẫm đạp lên chjến công hjển hách của cha ông ta (mà theo ông ta chỉ là sự đốj đầu gjữa 2 hệ tt là tb và cs. Vjệc này được một số tờ báo ở hảj ngoạj tung hô ông ta lên đến mây) trong đó có cả cụ cù huy cận cha của chhv một công thần khaj quốc (đây là tội bất hjếu) nên k thể nój chhv sánh ngang vớj những anh hùng đc.HCM MUÔN NĂM VN MUÔN NĂM (K CÓ đcsvn muôn năm vì tôj k fảj là đảng vjên)hj chờ các bác ném gạch

  4. Thanh Tam says:

    Oi, hoa ra day la tran web phan dong. Thay toan dang nhung comment phan dong. Khong tim thay cac y kien khach quan, trai chieu nao o day ca. That phi cho comment vua roi cua minh.

  5. cong san says:

    co ngay ong ngo bao chau cung vao ngoi chung voi o cu huy ha vu

  6. Võ Hưng Thanh says:

    NÓI VỀ MỘT SỐ CÁC TÍNH CÁCH VÀ MỘT SỐ CÁC THÁI ĐỘ TIÊU BIỂU TRONG CUỘC ĐỜI.

    Trong cuộc sống luôn hiện ra các tính các và những thái độ của mỗi cá nhân con người. Các tính cách chung nhất, là tính tốt hay xấu, tính cao thượng hay tầm thường, tính tích cực, chủ động, hay tiêu cực, thụ động. Cuối cùng, là trình độ hiểu biết, năng lực nhận thức cao hay thấp của mỗi người. Từ các tính cách đó, mà cũng biểu hiện ra các thái độ khác nhau. Đó là sự du nịnh hay sự thẳng thắn, tính cơ hội hay tính trung thực, thái độ ích kỷ hay thái độ vị tha, tinh thần vì thiện chí hay chỉ vì ác ý, mục đích vì cộng đồng hay mục đích vì vì điều riêng tư chẳng hạn. Nên trong bất kỳ thời đại nào, xã hội nào, hoàn cảnh nào, từ cổ chí kim, cũng thảy đều có những loại dạng đặc điểm cá nhân, và những loại dạng thái độ biểu hiện ra như trên. Đặc điểm nào lại cũng thường đi đôi với loại dạng biểu hiện đó. Tuy nhiên, vẫn còn có yếu tố thứ ba, đó là yếu tố người khác, yếu tố xã hội, yếu tố hoàn cảnh lịch sử chi phối nó. Có nghĩa, nếu môi trường bên ngoài thuận lợi cho đặc điểm nào, cho sự biểu hiện nào, thì thường chỉ có đặc điểm và thái độ phù hợp đó mới có cơ hội phát huy ra mạnh mẽ, phổ biến nhất. Còn đặc điểm hay thái độ ngược lại, thì hoàn toàn bị ức chế, che giấu đi. Do vậy, mọi cái thiện, cái ác trong con người đều có thể được vun đắp bởi hoàn cảnh, hay bị chế ngự bởi hoàn cảnh. Nhưng ai làm ra hoàn cảnh ? Đó cũng chính là con người này làm ra hoàn cảnh cho con người khác, trong các điều kiện nhất định nào đó. Còn xã hội là cái làm ra hoàn cảnh chung nhất cho tất cả mọi người. Thế thì rõ ràng, nếu có được nhiều con người tốt, sẽ tạo thành được xã hội tốt. Ngược lại, nếu có nhiều con người xấu, sẽ tạo thành xã hội xấu. Cái tốt hay xấu của xã hội nó tương đối như thế. Tức là hoàn toàn do chất lượng và số lượng của cái tốt hay của cái xấu bởi các các nhân trong xã hội đó quyết định ngay từ đầu đến cuối cả. Yêu cầu đổi thay một xã hội do vậy cũng chính là yêu cầu đổi thay về các đặc tính và về các thái độ biểu hiện của một số đông con người trong xã hội đó mà không là gì khác cả. Song đa số lớn luôn có của xã hội vẫn là những con người thầm lặng. Chính số đông lớn nhất này luôn phải cam chịu đối với điều tốt hay điều xấu của một số ít người vốn có hiệu lực tác động lên cho họ, hoặc theo chiều hướng tích cực, hay theo chiều hướng tiêu cực nhất định. Cơ chế của mọi xã hội độc tài chính là một cơ chế tiêu cực theo kiểu đó. Còn cơ chế của mọi xã hội dân chủ thật sự, cũng chính là cơ chế tích cực theo cách đó. Nghĩa là trong cuộc đời, mảng xã hội (tức sự kết cấu của các cá nhân con người) nào mạnh luôn chi phối hay tác động lên mảng xã hội yếu hơn.

    VHT

  7. Nuoc Viet says:

    Bài viết của nhà báo Quý Thanh là một đòn phản công không thể sắc xảo hơn. Một lối hành văn thể hiện sự nghiêm túc, khoa học, văn hóa và logic. Qua bài viết, tôi nhận thấy sự bình tỉnh, tự tin của chúng ta trước các chiêu bài “dân chủ”.

    • NGUYEN THANH says:

      “Còn đảng còn mình” thì chú HỮU ƯỚC và đàn em CONDOM(CÔNG AN(vô)VĂN HÓA) phải gắn sức QUỶ BIỆN để giữ nồi cơm chứ!

      TRÍCH:
      …” Bây giờ thì bà con đã biết nick QUÝ THANH là ai rồi!
      - QUÝ THANH chính là NICK của TRUNG TƯỚNG CÔNG AN HỮU ƯỚC, chủ tịch hội nhà văn VC, cai thầu tất cả báo của CONDOM(công an) TUYÊN TRUYỀN tại VN.
      - Tướng HỮU ƯỚC sử dụng tên của đứa CHÁU NGOẠI là QUÝ THANH làm NICK để viết bài.

      @ Nhưng người sơ khảo bài viết là 1 đại tá công an tên hiệu là HỒNG THANH QUANG (có bằng kỹ sư về vô tuyến điện); trước khi đưa cho HỮU ƯỚC hiệu đính và ký tên vào!
      … “

    • tạ tuyên says:

      Nuoc Viet: chắc đây cũng là đàn em của Hữu Ước, xếp nói mà không vỗ tay thì chết !?

    • Quốc Anh says:

      Tôi không biết ông Nuoc Viet muốn nói bài viết nào của nhà báo Quý Thanh là một đòn phản công không thể sắc xảo hơn?
      Theo tôi thì bài viết này của ông Trần Hồng Tâm mới là sắc xảo, ông Hồng Tâm đã dùng chính luận điểm của Quý Thanh để đập lại đương sự.
      Tôi đồng ý với Ông, qua bài viết, tôi nhận thấy sự bình tỉnh, tự tin của tác giả Hồng Tâm trước luận điệu xuyên tạc của đám nô bút như Qúy Thanh!

  8. Trần Hữu Cách says:

    7) “thổi phồng những cá nhân không xứng đáng chỉ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực”: Ý tác giả rõ ràng là trách Ngô Bảo Châu khen ngợi Cù Huy Hà Vũ quá, sẽ “tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin”.

    Trước hết nên nhìn nhận là Ngô Bảo Châu đã lên tiếng sau khi vụ án đã làm mọi người hoang mang. Cho nên đây là một cách quy trách nhiệm đầy ác ý hoặc ngầm chứa sự răn đe nhắm vào ông Châu.

    Nếu nói về sự hoang mang, thì người dân vốn đã hoang mang không rõ tại sao một vị khoa bảng xuất thân từ một gia đình công thần lại bị kết án. Nhưng điều mà một người có lương tri nên làm không phải là dẹp đi nỗi hoang mang bằng cách phán xét một cách công thức về người bị kết án: hễ bị kết án tất có tội, mà hễ có tội tất chẳng phải anh hùng.

    “Sự sụp đổ của niềm tin” cũng vậy, ở đây người viết vẫn vấp phải một lỗi lầm là đa nghĩa một cách vô ý thức. Niềm tin gì? Sau phiên tòa xử ông Vũ, mọi niềm tin đều sụp đổ. Niềm tin vào sự công minh của lực lượng tóm thâu quyền lực đã sụp đổ, vì lực lượng này không dung thứ con cháu của công thần. Niềm tin vào công lý sụp đổ, vì một luật gia làm rõ chuyện ở nước này có một giai cấp không thể bị kiện rốt cuộc đã bị đưa ra tòa xử một cách phi luật tắc.

    Với những sự sụp đổ như vậy, nỗi niềm hoang mang là cần thiết, nó khiến cho mọi người tìm hiểu lại kỹ hơn chính mình và môi trường mình đang sống, để rồi sẽ có ngày mường tượng được ra một vài khuôn mẫu cho cuộc đời và xã hội mà mình muốn sống ở trong.

  9. Trần Hữu Cách says:

    6) Bài viết có ý nói một số người thổi phồng Ngô Bảo Châu để “thực hiện những toan tính cá nhân”: Tại sao tác giả không nói rõ những toan tính cá nhân này là gì, và ai là người đang có những toan tính đó? Cho tới nay, chỉ có những người ca ngợi Ngô Bảo Châu vì họ thích ông một cách chân thành, tự nhiên; hoặc họ chê bai ông vì những lý do của họ.

  10. Trần Hữu Cách says:

    6) “luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội”: Ở đây “những kẻ cơ hội” là ai? Cơ hội nào đang diễn ra? Ai đang khai thác các cơ hội này? Nghe cứ như tác giả đang nói về Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và vây cánh của ông ta.

    Thế nào là “luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt”? Đọc lên nghe như “làm thế nào để nuôi dạy trẻ biếng ăn”. Tóm lại đây là những từ ngữ trống rỗng, mà tác giả dùng khơi khơi để mong gợi nên sự ác cảm vào các đối tượng được tác giả nhắm tới. Những từ ngữ này thực ra không thích hợp, không minh bạch, và không đầy đủ ý nghĩa. Chúng chỉ gợi nên cảm tính mà không mang lại sự thấu hiểu, trong khi người đọc bây giờ cần hiểu hơn bao giờ hết.

    • Thanh Tam says:

      Tran Huu Cach, nhung cau hoi va binh luan cua ong the hien ong dung la mot con nguoi ngu dot vi bai viet da phan tich rat ro cang. Con neu khong phai ke ngu dot thi do chinh la ke co hoi dang nup duoi su ngu dot do de loi dung, xe le cac y tu, bop meo, xuyen tac noi dung cua bai viet cho muc dich phan dong chinh tri cua minh. Co le ong chi lua duoc nhung ke ngu dot chu khong qua mat noi nhung con nguoi co nhan thuc, tri tue, chan chinh vi nuoc, vi dan.

Leave a Reply to cong san